Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
81(05): 109 - 114<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ QUYỂN ĐẾN TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM<br />
Phạm Thị Minh Nguyệt1*, Trần Anh Thắng2, Nguyễn Đăng Quế3<br />
1<br />
<br />
Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, 2Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp- ĐH Thái Nguyên<br />
3<br />
Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sương mù, tuyết... ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng truyền<br />
dẫn vô tuyến. Sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng khí nhà kính nhân tạo gây ra biến đổi khí hậu có<br />
tác động nhất định đến cấu trúc của khí quyển (môi trường truyền dẫn chính của sóng vô tuyến<br />
điện từ). Bài báo này đề cập đến ảnh hưởng của khí hậu lên truyền dẫn vô tuyến, đặc biệt là ảnh<br />
hưởng do mưa – một trong số các yếu tố chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, đồng<br />
thời bước đầu nghiên cứu mô phỏng suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa, từ đó đưa ra một số nhận<br />
xét phục vụ cho việc thiết kế các tuyến truyền dẫn vi ba mặt đất tầm nhìn thẳng (LOS) phù hợp với<br />
điều kiện khí hậu Việt Nam.<br />
Từ khóa: Khí hậu nhiệt đới, Biến đổi khí hậu, Truyền dẫn vô tuyến, Suy hao do mưa, truyền dẫn viba<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Sự tác động của môi trường khí quyển đến tín<br />
hiệu vô tuyến đóng một vai trò quan trọng<br />
trong việc thiết kế các đường truyền dẫn vô<br />
tuyến hoạt động từ các dải tần số trên 10GHz.<br />
Trong đó, sự hấp thụ, phản xạ và tán xạ sóng<br />
vô tuyến từ các giọt mưa dẫn đến suy hao tín<br />
hiệu và làm suy giảm khả năng, độ tin cậy của<br />
hệ thống truyền dẫn vô tuyến. Tần số càng<br />
cao thì mức độ suy hao tín hiệu do mưa càng<br />
tăng mạnh và biến đổi theo khu vực địa lý,<br />
đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới và xích đạo.<br />
Chính vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải<br />
đưa ra được dự đoán chính xác về suy hao tín<br />
hiệu do mưa cho các đường truyền sóng.<br />
Trước đây, việc dự đoán suy hao tín hiệu vô<br />
tuyến do mưa sử dụng phương pháp ngoại suy<br />
kết quả đo theo các địa điểm, tần số và độ cao<br />
khác nhau. Tuy nhiên do tính chất phức tạp và<br />
sự thay đổi của lượng mưa theo từng khu vực<br />
làm cho cách tiếp cận này thường không cho<br />
kết quả chính xác.<br />
Trong thời gian gần đây, nhiều bài viết và<br />
công trình nghiên cứu đã đưa ra các phương<br />
pháp tiếp cận và công cụ khác nhau để giải<br />
quyết vấn đề này. Mục đích của các phương<br />
pháp này là cung cấp các công cụ để dự đoán<br />
lượng mưa và sự suy giảm cường độ mưa ở<br />
dạng bản đồ đường đồng mức cho các nhà<br />
*<br />
<br />
Tel: 0986385855<br />
<br />
thiết kế hệ thống truyền dẫn (như các hệ<br />
thống vệ tinh ở các nước nằm trong khu vực<br />
nhiệt đới và xích đạo – Nigeria, Sudan). Các<br />
công cụ này được sử dụng để thiết kế sơ bộ<br />
các đường truyền dẫn vô tuyến vi ba mặt đất<br />
và vệ tinh [7, 8, 9].<br />
Một vấn đề đặt ra trong thực tế là tại Việt<br />
Nam, không chỉ là một quốc gia nằm trong<br />
khu vực nhiệt đới gió mùa mà còn có địa hình<br />
phức tạp nên đã chia khí hậu Việt Nam ra bảy<br />
vùng có khí hậu khác nhau: Tây Bắc, Đông<br />
Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam<br />
Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ [1].<br />
Vì vậy, bài báo này đã bước đầu đề xuất đến<br />
việc tính toán mô phỏng suy hao tín hiệu vô<br />
tuyến do mưa trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể<br />
là cho truyền dẫn vi ba mặt đất. Để từ những<br />
kết quả thu được trong khuôn khổ bài báo sẽ<br />
làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về<br />
ảnh hưởng của khí hậu đến truyền dẫn vô<br />
tuyến tại Việt Nam, đặc biệt xét cho từng<br />
vùng khí hậu điển hình của Việt Nam.<br />
Bài gồm 4 phần tiếp theo như sau. Phần II<br />
trình bày khái quát về ảnh hưởng của khí hậu<br />
đến truyền dẫn vô tuyến, đặc biệt là suy hao<br />
tín hiệu vô tuyến do mưa. Phần III trình bày<br />
về phương pháp, các bước tính toán mô<br />
phỏng suy hao do mưa trên lãnh thổ Việt<br />
Nam. Phần IV thực hiện phân tích kết quả đạt<br />
được khi thực hiện tính toán mô phỏng suy<br />
hao do mưa trên lãnh thổ Việt Nam và phần V<br />
là kết luận của bài báo.<br />
109<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ<br />
HẬU ĐẾN TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN<br />
Ảnh hưởng của khí quyển đến truyền dẫn vô<br />
tuyến<br />
Khi truyền tải các tín hiệu vô tuyến qua khí<br />
quyển có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh<br />
hưởng tới chất lượng tín hiệu do thường hay<br />
xảy ra các hiện tượng phản xạ, tán xạ từ tầng<br />
điện ly & tầng đối lưu.<br />
Các cơ chế quan trọng nhất của khí quyển là<br />
không bị ion hoá tác động và có thể gây biến<br />
thiên cường độ tín hiệu sóng vô tuyến điện từ<br />
(fading) ở các tần số dưới 30 MHz bao gồm:<br />
bức xạ trong không gian tự do, sự không đồng<br />
nhất của khí quyển, các hiệu ứng khúc xạ,<br />
phản xạ, tán xạ. Các đường thông tin vi ba<br />
không bị fading nghiêm trọng trong hầu hết<br />
các điều kiện khí tượng. Tuy nhiên, sự phân<br />
tầng khí quyển và những điều kiện khí tượng<br />
khác có thể gây ra fading nghiêm trọng.<br />
Cơ chế tác động của khí quyển lên tín hiệu vô<br />
tuyến ở dải tần cao hơn 30MHz bao gồm: bức<br />
xạ vào không gian tự do, khúc xạ, phản xạ từ<br />
các lớp khí quyển tầng cao, tán xạ về phía<br />
trước từ những khu vực không đồng nhất của<br />
các lớp chất khí, tán xạ và hấp thụ do các<br />
thành phần khí quyển. Các điều kiện khí<br />
tượng đóng vai trò quan trọng khi xác định<br />
cường độ và tính chất fading của truyền sóng<br />
thông qua tầng đối lưu. Suy hao truyền dẫn do<br />
nhiễu xạ tăng nhanh theo khoảng cách và<br />
được coi như là fading do tán xạ tầng đối lưu.<br />
Để tính toán khả năng thay đổi các đường tán<br />
xạ về phía trước trong khoảng thời gian dài,<br />
cần sử dụng thông tin về khí hậu để phân biệt<br />
sự thay đổi này giữa các vùng địa lý.<br />
Ở dải tần số cao hơn 7 GHz, ngoài hiệu ứng<br />
nhiễu xạ và đa đường, suy hao và khử phân<br />
cực do các chất khí, bụi, nước trong khí<br />
quyển cũng cần được quan tâm.<br />
Ở dải tần cao hơn 10 GHz, chủ yếu xảy ra các<br />
hiệu ứng tán xạ, hấp thụ do hơi nước, các hạt<br />
ẩm và oxy. Suy hao năng lượng tín hiệu bức<br />
xạ do hấp thụ trong khí quyển xảy ra từ sự<br />
hấp thụ sóng vô tuyến do oxy và hơi nước<br />
trong không khí. Các hạt nước trong khí<br />
quyển, mà chủ yếu là hạt mưa gây ra cả suy<br />
<br />
81(05): 109 - 114<br />
<br />
hao lẫn tán xạ cho sóng vô tuyến. Vì thế việc<br />
nghiên cứu đánh giá độ lớn của trường nhiễu<br />
tiềm tàng do các hạt mưa tán xạ gây ra trong<br />
dải tần số này là rất quan trọng.<br />
Ở dải tần số trung bình và cao, phản xạ ở tầng<br />
điện ly cho phép truyền dẫn vô tuyến trên<br />
khoảng cách lớn. Suy hao đáng kể nhất trong<br />
dải tần này là suy hao do mưa (với các sóng<br />
có bước sóng λ cỡ vài cm hoặc nhỏ hơn) và<br />
do tuyết. Với các sóng có bước sóng λ cỡ vài<br />
mm, suy hao chủ yếu là do sương mù, hơi<br />
nước và các chất khí khác trong khí quyển.<br />
Ảnh hưởng của mây, cát và bụi mặc dù ít rõ<br />
rệt hơn, song tùy thuộc vào tính chất của các<br />
vùng khí hậu đang quan tâm mà cũng cần<br />
phải xem xét đến. Tuyết và mưa đá chứa hỗn<br />
hợp của tinh thể đá và nước cũng gây suy hao<br />
tín hiệu vô tuyến. Suy hao của dải vi sóng<br />
trong tuyết khô nhỏ hơn một bậc so với suy<br />
hao trong mưa cùng tốc độ. Suy hao do tuyết<br />
ướt có thể xấp xỉ suy hao do mưa và thậm chí<br />
có thể cao hơn suy hao ở dải sóng mm [2].<br />
Như vậy, đối với truyền dẫn vô tuyến, cấu<br />
trúc các chất khí trong khí quyển và đặc biệt<br />
là các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa,<br />
sương mù, tuyết... ảnh hưởng rất lớn đến chất<br />
lượng tín hiệu. Với các vùng có chế độ khí<br />
hậu nhiệt đới đặc thù như Việt Nam thì suy<br />
hao do mưa ảnh hưởng rất lớn đến môi trường<br />
truyền dẫn vô tuyến.<br />
Cơ sở lý thuyết tính suy hao tín hiệu do mưa<br />
Suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa ở tần số<br />
khoảng 7 GHz thường cao hơn sự hấp thụ tổ<br />
hợp do ôxy, hơi nước. Suy hao này nảy sinh<br />
từ sự hấp thụ năng lượng của các giọt nước và<br />
từ tán xạ năng lượng của chúng khỏi chùm<br />
anten. Hấp thụ và tán xạ do mưa phụ thuộc<br />
chủ yếu vào hình dạng, kích thước, hằng số<br />
điện môi của các hạt mưa, sự phân cực và<br />
bước sóng điện từ. Việc xác định suy hao do<br />
mưa là rất phức tạp vì trên thực tế trường mưa<br />
thường không đồng nhất và có độ biến động<br />
rất lớn. Mưa thay đổi đáng kể về mật độ, kích<br />
thước và hình dạng của hạt mưa. Trong bất kỳ<br />
dạng mưa nào đều có kích thước hạt không<br />
đồng đều, thay đổi theo thời gian và không<br />
gian. Các giọt mưa nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến<br />
bước sóng milimét, tác động mạnh mẽ đến<br />
mức độ suy hao năng lượng sóng điện từ.<br />
<br />
110<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Suy hao năng lượng sóng điện từ thường<br />
được biểu thị bằng một hàm của lượng mưa R<br />
bao gồm cả lượng nước, tốc độ rơi và kích<br />
thước của các giọt mưa. Tổng độ suy hao Ar<br />
do lượng mưa trên quãng đường dài r0 có thể<br />
xác định được bởi tích phân hệ số hấp thụ do<br />
mưa γr(r) dọc theo đường tầm nhìn thẳng giữa<br />
hai anten [3]:<br />
r0<br />
<br />
Ar = ∫ γ r (r )dr dB<br />
<br />
(1)<br />
<br />
0<br />
<br />
Đối với áp dụng thực tế, quan hệ giữa hệ số<br />
suy hao γr (dB/km) và lượng mưa R (mm/h) ở<br />
dải tần số đã cho có thể được xấp xỉ theo định<br />
luật hàm mũ [6]:<br />
γr = k.Rα (dB/km) (2)<br />
Trong đó, tham số k và α được tính trên dải<br />
tần rộng với dạng mưa có nhiệt độ và phân bố<br />
kích thước giọt khác nhau. Trên thực tế số<br />
liệu lượng mưa trong một vùng, được các cơ<br />
quan khí tượng cung cấp, không có đủ các<br />
đặc trưng thống kê cần thiết cho các phép tính<br />
suy hao. Đối với các tính toán mức độ suy<br />
hao trên đường truyền tín hiệu trong khí<br />
quyển yêu cầu thông tin mưa phức tạp hơn,<br />
đó là cần phải biết độ cao mà mưa bắt đầu rơi.<br />
Các hệ số α và k phụ thuộc tần số được đưa<br />
ra trong bảng 1[6]. Các hệ số này là cho phân<br />
cực tuyến tính (đứng-V và ngang-H) và các<br />
đường truyền ngang.<br />
Đối với phân cực tròn, k và α được tính từ<br />
các giá trị trong bảng 1 sử dụng các phương<br />
trình sau[6]:<br />
k = [ k H + kV ] / 2<br />
<br />
(3)<br />
<br />
α = [kHαH + kVαV ] / 2k<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Bảng 1. Các hệ số phụ thuộc tần số phục vụ tính<br />
suy hao do mưa khi sử dụng phương trình (2), (3)<br />
và (4) [6]<br />
Frequency<br />
(GHz)<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
<br />
kH<br />
<br />
αH<br />
<br />
kV<br />
<br />
αV<br />
<br />
0.01217<br />
0.01772<br />
0.02386<br />
0.03041<br />
0.03738<br />
0.04481<br />
<br />
1.2571<br />
1.2140<br />
1.1825<br />
1.1586<br />
1.1396<br />
1.1233<br />
<br />
0.01129<br />
0.01731<br />
0.02455<br />
0.03266<br />
0.04126<br />
0.05008<br />
<br />
1.2156<br />
1.1617<br />
1.1216<br />
1.0901<br />
1.0646<br />
1.0440<br />
<br />
Frequency<br />
(GHz)<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
<br />
81(05): 109 - 114<br />
<br />
kH<br />
<br />
αH<br />
<br />
kV<br />
<br />
αV<br />
<br />
0.05282<br />
0.06146<br />
0.07078<br />
0.08084<br />
0.09164<br />
<br />
1.1086<br />
1.0949<br />
1.0818<br />
1.0691<br />
1.0568<br />
<br />
0.05899<br />
0.06797<br />
0.07708<br />
0.08642<br />
0.09611<br />
<br />
1.0273<br />
1.0137<br />
1.0025<br />
0.9930<br />
0.9847<br />
<br />
TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG SUY HAO DO<br />
MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM<br />
1. Như chúng ta đã biết lãnh thổ Việt Nam<br />
nằm trong khu vực Đông Nam châu Á có chế<br />
độ khí hậu nhiệt đới gió mùa khá đặc trưng –<br />
nóng, ẩm và mưa nhiều. Lãnh thổ Việt Nam<br />
nằm trọn trong vùng nội chí tuyến bắc, có chế<br />
độ bức xạ mặt trời dồi dào nên nền nhiệt độ<br />
trung bình năm khá cao. Lượng mưa trên hầu<br />
hết các vùng khí hậu đều cao, song phân bố<br />
không đều trong năm. Khoảng 85% lượng<br />
mưa tập trung trong mùa mưa và chỉ có<br />
khoảng 15% trong các tháng mùa khô. Việt<br />
Nam nằm trong khu vực có bão vào loại<br />
nhiều và hoạt động mạnh nhất thế giới [1].<br />
Bão gây ra những đợt mưa với cường độ lớn<br />
và kéo dài trong nhiều ngày gây nên tình<br />
trạng ngập lụt nghiêm trọng làm ảnh hưởng<br />
đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội, trong đó<br />
có ngành truyền thông.<br />
Việc đánh giá tác động của hiện tượng mưa<br />
đến truyền dẫn vô tuyến ở Việt Nam là hết<br />
sức cần thiết đối với công nghệ vô tuyến. Vì<br />
vậy, trong bài này chúng tôi lựa chọn thực<br />
hiện việc tính toán mô phỏng suy hao tín hiệu<br />
vô tuyến do mưa dựa trên số liệu thống kê dài<br />
hạn về lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam.<br />
2. Hiện nay ở Việt Nam, để truyền tải sóng vô<br />
tuyến trong khoảng cách từ 2-10km, hệ thống<br />
vi ba mặt đất đang sử dụng dải tần 14, 15<br />
GHz. Tuy vậy, thực tế cho thấy các dải tần số<br />
này đang trở nên quá tải. Vì lẽ đó, Bộ thông<br />
tin & truyền thông Việt Nam lên quy hoạch<br />
sử dụng dải tần số 17 GHz. Để phục vụ cho<br />
mục đích nêu trên, trong công trình này chúng<br />
tôi lựa chọn tính toán mô phỏng suy hao do<br />
mưa trên dải tần số 17 GHz.<br />
3. Việc tính toán độ suy hao tín hiệu vô tuyến<br />
do mưa theo các đặc trưng thống kê dài hạn<br />
được thực hiện theo các bước:<br />
111<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bước 1: Thu thập cường độ mưa (R0.01) có tỉ<br />
phần thời gian cao hơn 0,01% của năm trung<br />
bình (bước tính bằng một phút). Số liệu về<br />
cường độ mưa trong công trình này được tính<br />
toán, trích xuất từ tập số liệu tái phân tích về<br />
lượng mưa của Trung tâm dự báo thời tiết hạn<br />
vừa Châu Âu (ECMWF) - ERA 40, tương tự<br />
như Khuyến cáo ITU-R P.837-5 [4]. Theo đó<br />
thì vùng lãnh thổ Việt Nam có cường độ mưa<br />
(R0.01) với tỷ phần thời gian cao hơn 0,01%<br />
năm trung bình là 90mm/h.<br />
Bước 2: Xác định các hệ số k và α cho các<br />
kiểu phân cực ngang, đứng và tròn.<br />
Đối với tần số 17 GHz, theo công thức (3),<br />
(4) và bảng 1, các giá trị k và α cho các<br />
trường hợp phân cực ngang, đứng và tròn<br />
được tính và trình bày trong bảng 2 sau:<br />
Bảng 2. Giá trị các hệ số k và α đối với dải 17<br />
GHz cho phân cực ngang, đứng và tròn<br />
Kiểu phân cực<br />
Ngang<br />
Đứng<br />
Tròn<br />
<br />
k<br />
0,06146<br />
0,06797<br />
0,064715<br />
<br />
α<br />
1,0949<br />
1,0137<br />
1,0526<br />
<br />
81(05): 109 - 114<br />
<br />
Đồ thị đầu tiên biểu thị độ suy hao tín hiệu vô<br />
tuyến (dB/km) tương ứng với cường độ mưa<br />
(mm/h). Suy hao được mô phỏng trong khoảng<br />
giá trị cường độ mưa từ 0-150 mm/h. Mưa<br />
phùn có tốc độ 0,25 mm/h, mưa nhẹ là 1mm/h,<br />
mưa nặng hạt là 25 mm/h và mưa to lên đến<br />
150 mm/h. Ba đường khác nhau trên đồ thị đầu<br />
đại diện cho mức độ suy hao khác nhau của ba<br />
kiểu phân cực ngang, đứng và tròn.<br />
Đồ thị thứ hai là tổng suy hao (dB) tương ứng<br />
với khoảng cách đường truyền (km). Đồ thị<br />
thứ hai cũng cho thấy mức độ suy hao khác<br />
nhau của ba kiểu phân cực. Mục đích chính<br />
của đồ thị này là xác định chiều dài quãng<br />
đường tối đa có thể đạt được. Ví dụ, hình 2<br />
cho thấy mức suy hao theo cường độ mưa 90<br />
mm/h đối với từng khoảng cách đường cụ thể.<br />
Từ đồ thị thấy rằng, mức suy hao 15 dB<br />
tương ứng với khoảng cách khoảng 3 km, 20<br />
dB tương ứng với khoảng cách khoảng 4,7<br />
km. Vì vậy, đối với đường cong có suy hao<br />
15 dB (phân cực đứng), độ dài quãng đường<br />
đạt được là 3 km và đạt 4,7 km đối với đường<br />
cong có suy hao 20 dB.<br />
<br />
Bước 3: Tính độ suy hao, γr (dB/km), cho các<br />
dải tần số, kiểu phân cực và cường độ mưa đã<br />
tính ở bước 1 theo công thức (2).<br />
Bước 4: Tính chiều dài đường truyền sóng<br />
hiệu quả, deff, bằng cách nhân chiều dài đường<br />
dẫn thực tế d với hệ số khoảng cách r.<br />
Với:<br />
(5)<br />
1<br />
<br />
r=<br />
<br />
1 + d / d0<br />
<br />
Trong đó:<br />
Khi R0.01 ≤ 100mm/h: d0 = 35e–0.015 R0.01 (6)<br />
Khi R0.01 > 100mm/h: sử dụng giá trị R0.01 =<br />
100mm/h.<br />
Bước 5: Tính tổng suy hao do mưa, Ar, trên<br />
quãng đường với cường độ mưa có tỉ phần<br />
thời gian cao hơn 0,01% của năm trung bình:<br />
A0.01 = γR deff = γR dr (dB) (7)<br />
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ<br />
Việc tính toán mô phỏng suy hao do mưa,<br />
khoảng cách đường hiệu quả (deff) ở tần số<br />
17GHz được thực hiện bằng phần mềm<br />
Matlab. Kết quả tính toán mô phỏng được đưa<br />
ra dưới dạng hai đồ thị:<br />
<br />
Hình 1. Suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa tại tần<br />
số 17GHz<br />
<br />
Hình 2. Suy hao tín hiệu vô tuyến theo khoảng<br />
cách đường với cường độ mưa R0.01 = 90mm/h<br />
<br />
112<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Khi thay lần lượt các giá trị khoảng cách<br />
đường truyền giữa hai trạm vi ba mặt đất tầm<br />
nhìn thẳng (từ 2 đến 10 km) thì chúng tôi thu<br />
được các kết quả như bảng 3 & 4 sau:<br />
Bảng 3. Tổng suy hao (dB) theo khoảng cách<br />
(2-5km) với ba kiểu phân cực<br />
Phân cực 2km<br />
3km<br />
4km<br />
Đứng 13,0126 14.6688 18.0624<br />
Tròn 14,7368 16.6125 20.4557<br />
Ngang 16,956 19.1141 23.5361<br />
<br />
5km<br />
20.9737<br />
23.7527<br />
27.3296<br />
<br />
Bảng 4 Tổng suy hao (dB) theo khoảng cách (610km) với ba kiểu phân cực<br />
Phân<br />
6km<br />
7km<br />
8km<br />
9km 10km<br />
cực<br />
Đứng 23.4987 25.7095 27.6613 29.3972 30.951<br />
Tròn 26.6123 29.1161 31.3265 33.2924 35.0521<br />
Ngang 30.6198 33.5006 36.044 38.3059 40.3306<br />
<br />
Qua phân tích cho thấy phân cực ngang bị suy<br />
hao nhiều nhất (Hình 1), phân cực đứng bị<br />
suy hao ít nhất, trong khi phân cực tròn có<br />
mức suy hao trung bình giữa hai kiểu phân<br />
cực ngang và phân cực đứng.<br />
Ngoài ra, với cường độ mưa R0.01 = 90mm/h,<br />
chúng tôi thực hiện tính thêm trên quãng<br />
đường 10 km với các tần số 10, 12 & 15GHz<br />
và thu được kết quả như bảng 5:<br />
Bảng 5. Tổng suy hao (dB) trên 10km tại các tần<br />
số khác nhau với ba kiểu phân cực<br />
Kiểu<br />
phân cực<br />
Đứng<br />
Tròn<br />
Ngang<br />
<br />
10GHz 12GHz<br />
<br />
15GHz<br />
<br />
17GHz<br />
<br />
12.4574 17.6906 25.5136 30.951<br />
13.7097 19.5163 28.4183 35.0521<br />
14.9719 21.3704 31.4198 40.3306<br />
<br />
Từ bảng 5 cho thấy, cùng khoảng cách đường<br />
truyền và cùng kiểu phân cực, nhưng tần số<br />
càng cao thì tổng suy hao càng lớn.<br />
Đối với khoảng cách đường truyền hiệu quả<br />
(deff), độ dài quãng đường tương ứng với<br />
cường độ mưa 90mm/h tại tần số 17GHz,<br />
chúng tôi thu được kết quả như bảng 6. Từ<br />
bảng 6 cho thấy, deff (km) bị hạn chế khi<br />
khoảng cách đường truyền dài. Phương án<br />
này chỉ thích hợp cho hệ thống tầm nhìn<br />
thẳng khoảng cách ngắn. Điều này đồng nghĩa<br />
với việc hạn chế tính linh hoạt của hệ thống<br />
<br />
81(05): 109 - 114<br />
<br />
LOS khi làm việc ở khoảng cách đường<br />
truyền dài, dải tần cao.<br />
Bảng 6: Khoảng cách đường truyền hiệu quả (deff)<br />
theo độ dài quãng đường<br />
Độ dài quãng đường (km)<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
deff (km)<br />
2,2546<br />
2,7761<br />
3,2236<br />
3,6117<br />
3,9515<br />
4,2515<br />
4,5183<br />
4,7571<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Các điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến<br />
chất lượng truyền dẫn thông tin vô tuyến, đặc<br />
biệt là mưa nên phải nghiên cứu xử lý trên cơ<br />
sở sử dụng số liệu thống kê dài hạn cho từng<br />
vùng khí hậu điển hình của Việt Nam.<br />
Chế độ khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là chế độ<br />
mưa có tính đặc thù rất cao. Mưa phân bố<br />
không đều trong năm và giữa các khu vực<br />
khác nhau trên lãnh thổ. Kết quả tính toán độ<br />
suy hao do mưa ở Việt Nam cho thấy, với<br />
cường độ mưa 90mm/h, hệ thống truyền<br />
thông vi ba mặt đất 17 GHz là thích hợp nhất<br />
với khoảng cách đường truyền ngắn và theo<br />
kiểu phân cực đứng.<br />
Các kết quả nêu trên cho thấy, nếu tài nguyên<br />
tần số ở những dải tần thấp đã hết, khi muốn<br />
mở rộng ra những dải tần lớn hơn trong thiết<br />
kế các tuyến truyền dẫn vi ba trong tương lai<br />
cần phải tham khảo kết quả tính toán tổng<br />
mức suy hao do điều kiện khí hậu, đặc biệt là<br />
do mưa như đã trình bày trên đây đề từ đó đề<br />
ra các biện pháp tăng công suất phát tín hiệu<br />
nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1].Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu,<br />
Nxb Khoa học Kỹ thuật, 2008.<br />
[2].Donald G.Fink-Donald Christiansen, Sổ tay kỹ<br />
sư điện tử, Nxb Khoa học-Kỹ thuật, 2000.<br />
[3].Robert E.Collin, “Antennas and Radiowave<br />
Propagation”, McGraw-Hill Book Company, 1985<br />
[4]. “Characteristic<br />
of<br />
precipitation<br />
for<br />
propagation modelling”, Rec ITU-R p837-5, 2007.<br />
<br />
113<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />