Ảnh hưởng của khối lượng mỗi lớp và hình dạng viên đến tính chất bề mặt liên kết của viên nén hai lớp
lượt xem 3
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng hai lớp và hình dạng viên đến tính chất bề mặt liên kết viên nén hai lớp. Qua đó, cung cấp các dữ liệu thực nghiệm để các nhà máy trong nước có thể tham khảo trong quá trình bào chế dược phẩm dạng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của khối lượng mỗi lớp và hình dạng viên đến tính chất bề mặt liên kết của viên nén hai lớp
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG MỖI LỚP VÀ HÌNH DẠNG VIÊN ĐẾN TÍNH CHẤT BỀ MẶT LIÊN KẾT CỦA VIÊN NÉN HAI LỚP Lê Minh Quân1, Nguyễn Trần Thúy Vi1, Dương Phước An1, Nguyễn Công Phi1, Trần Phi Hoàng Yến1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viên nén hai lớp được quan tâm phát triển do nhu cầu thuốc phối hợp liều cố định ngày càng cao. Trong bào chế dạng này, cần tạo được sự gắn kết đủ bền, đồng thời hạn chế sự xâm lấn tại bề mặt liên kết hai lớp. Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của tỉ lệ lớp 1/lớp 2 (kl/kl) và hình dạng viên đến độ bền, tính chất mặt liên kết của viên hai lớp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Viên giả dược được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt với tỉ lệ lớp 1 (trắng)/lớp 2 (hồng) từ 50/50 đến 90/10. Viên tròn (mặt phẳng/khum), oval và caplet được nghiên cứu. Viên tạo thành được đánh giá các chỉ tiêu cơ lý theo USP43, sự xâm lấn lớp được đánh giá bằng phân tích hình ảnh với phần mềm Image J. Kết quả: Tỉ lệ lớp 1/lớp 2 ở 70/30 giúp làm giảm nguy cơ về độ bền viên. Ở các tỉ lệ khác, nguy cơ trên độ bền cao hơn nhưng được hạn chế nhờ tăng lực nén chính. Viên tròn mặt phẳng giúp nâng cao độ bền và hạn chế sự xâm lấn lớp. Viên oval và caplet có nguy cơ cao hơn gây xâm lấn tại bề mặt liên kết. Kết luận: Bề mặt liên kết giữa các lớp của viên nén hai lớp chịu ảnh hưởng bởi khối lượng mỗi lớp và hình dạng viên. Dữ liệu thu được có thể là nguồn tham khảo trong phát triển dược phẩm ở các nhà máy tại Việt Nam. Từ khoá: viên nén hai lớp, hình dạng viên, bề mặt liên kết ABSTRACT IMPACT OF THE SHAPE AND THE LAYERS MASS RATIO ON THE INTERFACIAL BONDING PROPERTIES OF THE BILAYER-TABLET Le Minh Quan, Nguyen Tran Thuy Vi, Duong Phuoc An, Nguyen Cong Phi, Tran Phi Hoang Yen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine - Pharmacy * Vol. 27 - No. 1 - 2024: 38 - 44 Introduction: Bilayer-tablets are being researched due to the increasing demand for fixed-dose combination drugs. In this dosage form, it is necessary to create sufficient interfacial bonding while limiting the invasion phenomenon between the two layers at the interface. This study investigated the influence of the mass ratios of the first layer (white) to the second layer and tablet shapes on the friability and interfacial properties of bilayer-tablets. Objectives and methods: Placebo tablets were prepared using the wet granulation method with the ratios (w/w) of the first layer (white) to the second layer (pink) from 50/50 to 90/10. In addition to round tablets (with flat-face or standard concave-faced), oval and caplet tablets were also studied. The resulting tablets were evaluated for physico-mechanical properties according to USP43. The invasion phenomenon between the two layers was evaluated by image analysis with Image-J software. Results: The ratio of the first layer (white) to the second layer at 70/30 reduces the risk of tablet friability. At other ratios, the risk of friability is higher but could be limited by increasing the main compression force. The flat- faced round shape helps improve tablet friability and limit layer invasion. Oval and caplet tablets have a higher risk of causing invasion at the interface. Conclusion: The interfacial properties of bilayer-tablets is influenced by the mass of each layer and the shape of the tablet. The data obtained can be a reference in pharmaceutical development at manufacturing Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 1 Tác giả liên lạc: TS.DS. Lê Minh Quân ĐT: 0938768646 Email: leminhquan@ump.edu.vn Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(1):38-44. DOI: 10.32895/hcjm.p.2024.01.05 38
- Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 Nghiên cứu sites in Vietnam. Keywords: bilayer-tablets, tablet shape, interfacial bonding ĐẶT VẤNĐỀ croscarmellose (JRS Pharma), magnesi stearat, Hiện nay, nhu cầu sản xuất các thuốc phối talc, màu erythrosine lake (FD&C) được sử dụng hợp liều cố định nhằm áp dụng trong điều trị trong công thức bào chế viên nén hai lớp. bệnh mạn tính ngày càng tăng cao. Một tỉ lệ lớn Phương pháp bào chế viên hai lớp thuốc thuộc nhóm này được sản xuất ở dạng Viên hai lớp giả dược được bào chế theo viên nén hai lớp để hạn chế tương kỵ giữa các phương pháp xát hạt ướt (cỡ lô 8,0 kg). Công thành phần dược chất, giảm độc tính, tăng khả thức cơ bản gồm lactose monohydrat (40,5%), năng kiểm soát sự giải phóng dược chất, hướng tinh bột mì (17,0%), cellulose vi tinh thể (31,5%), đến nâng cao hiệu quả điều trị. Do vậy, công povidon K30 (6,0%), natri croscarmellose (3,5%), nghệ dập viên hai lớp hiện vẫn tiếp tục được talc (1,0%) và magnesi stearat (0,5%). Tiến hành quan tâm nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn cân, rây các tá dược qua rây 0,5 mm. Trộn khô sản xuất tại Việt Nam(1,2). các tá dược độn và rã trong 15 phút trên thiết bị Viên hai lớp thường được dập trên thiết bị có trộn cao tốc. Chia hỗn hợp thành hai mẻ (mỗi mẻ thiết kế riêng biệt gồm hai phễu tiếp liệu và hai tương ứng 4 kg). trạm dập tương ứng. Trong giai đoạn nén dập Mẻ 1 tạo cốm màu trắng tạo viên, thử thách quan trọng là làm thế nào để Dung dịch PVP K30 trong nước được thêm viên có thể duy trì được ranh giới rõ ở bề mặt vào hỗn hợp để nhào trộn, tạo hạt trong 5 phút, liên kết lớp, nhưng đồng thời vẫn tạo được liên sửa hạt ướt qua rây 2,0 mm. Hạt ướt được sấy kết đủ chặt chẽ giữa hai lớp để tạo nên tính bền tầng sôi (60 oC, 40 phút) để thu khối hạt có hàm của viên. Những khiếm khuyết phổ biến nhất có ẩm không quá 3,5%. Sửa cốm qua lưới 1,18 mm. thể xảy ra trong giai đoạn này bao gồm: (i) cốm Mẻ 2 tạo cốm màu hồng của một lớp xâm lấn vào lớp còn lại (hầu hết gây hiện tượng loang màu do hai lớp thường có màu Tiến hành tương tự như mẻ 1 với dung dịch khác nhau) hoặc (ii) viên bị tách lớp ngay bề mặt PVP K30 được thêm 0,2% màu erythrosin lake. liên kết. Đến nay đã có một số công bố về ảnh Mỗi mẻ hạt được trộn hoàn tất riêng biệt hưởng của tính chất cốm, lực nén viên đến độ trong thiết bị trộn chữ V với tá dược trơn bóng bền liên kết giữa hai lớp(3,4). Tuy nhiên, ảnh (5 phút) trước khi bảo quản để tiến hành các hưởng của khối lượng mỗi lớp hay hình dạng nghiên cứu tiếp theo. viên đến khả năng liên kết giữa các lớp chưa Bố trí thí nghiệm được công bố đầy đủ. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng giữa Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hai lớp đến tính chất bề mặt liên kết ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng hai lớp và hình Tiến hành 15 thử nghiệm để tạo viên nén dạng viên đến tính chất bề mặt liên kết viên nén hai lớp (lớp 1 màu trắng, lớp 2 màu hồng) với hai lớp. Qua đó, cung cấp các dữ liệu thực nghiệm tỉ lệ khối lượng giữa hai lớp khác nhau bằng để các nhà máy trong nước có thể tham khảo bộ cối chày tròn phẳng đường kính 13 mm. trong quá trình bào chế dược phẩm dạng này. Lực tiền nén được điều chỉnh ở mức trung ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU bình hoặc cao ứng với mức 6 và 8 của bánh Nguyên vật liệu nén. Lực nén chính được điều chỉnh ở mức Các tá dược lactose monohydrat (Meggle), trung bình hoặc cao ứng với độ thâm nhập của tinh bột mì (Roquette), cellulose vi tinh thể chày trên vào cối lần lượt là 10 mm và 11 mm (Develing), povidon K30 (Ashland), natri (Bảng 1). 39
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 Bảng 1. Ký hiệu thử nghiệm dập viên khác nhau về tỉ Tính chịu nén của khối hạt lệ khối lượng ứng với từng mức nén Được thực hiện theo phương pháp của Tỉ lệ khối lượng lớp 1/lớp 2 Kawakita(5). Cân 20 g hạt cho vào ống đong Lực tiền nén/ Lực nén (kl/kl) (%) 50 mL, đọc thể tích ban đầu (V0). Thực hiện gõ chính trên thiết bị Erweka, ghi lại thể tích khối hạt (Vt) 50/50 60/40 70/30 80/20 90/10 lần lượt sau 10, 20, 30… 300 lần gõ. Xác định Trung bình/ Trung bình CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 phương trình Kawakita: Trung bình/ Cao CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 Cao/Cao CT11 CT12 CT13 CT14 CT15 Khảo sát ảnh hưởng của của hình dạng viên Với C là chỉ số nén (mức độ giảm thể tích); V0 là thể tích ban đầu của khối hạt; Vt là thể tích của đến tính chất bề mặt liên kết khối hạt sau khi gõ lần thứ N (mL); a,b là tham Để khảo sát ảnh hưởng của hình dạng số đặc trưng cho tính chất hạt. viên, sử dụng năm bộ chày cối để dập viên Từ phương trình Kawakita, xác định các tròn phẳng, tròn khum, tròn khum có khắc tham số a và b. Giá trị a mô tả mức giảm thể vạch, viên hình thuôn dài và viên caplet. Các tích tối đa và đại diện cho tổng khả năng chịu viên được dập với cùng lực tiền nén trung nén; giá trị 1/b mô tả lực tác dụng cần thiết để bình, tỉ lệ hai lớp 70/30 (kl/kl), lực nén chính đạt được một nửa mức độ giảm thể tích tối đa được điều chỉnh sao cho viên tạo thành có mức và đại diện cho khả năng chịu nén ban đầu của cứng trong các khoảng định trước (Bảng 2). khối bột. Tham số a được chọn để so sánh tính Bảng 2. Ký hiệu thử nghiệm dập viên khác nhau về chịu nén của các công thức thử nghiệm trong hình dạng và độ cứng nghiên cứu. Khoảng độ cứng của viên Độ cứng (thực hiện trên 6 viên, lấy giá trị Dạng viên 60 - 80 N 100 - 120 140 - 160 trung bình), độ mài mòn (thực hiện 3 lần, lấy N N giá trị trung bình) và thời gian rã viên (thực Tròn phẳng CT16 - - hiện trên 6 viên, lấy giá trị trung bình): (đường kính 13 mm) Tròn khum CT17 - - phương pháp thực hiện theo USP43. Độ đồng (đường kính 13 mm) đều khối lượng viên được thực hiện theo Tròn khum vạch (đường kính 13 mm, CT18 - - hướng dẫn của DĐVN V. có vạch bẻ) Phân tích hình ảnh để đánh giá mức độ xâm Oval (15 x 9 mm) CT19 CT20 CT21 lấn lớp Caplet (15 x 7 mm) CT22 CT23 CT24 Hiện nay, phương pháp phân tích hình ảnh Đánh giá tính chất hạt và tính chất viên là phương pháp tương đối dễ thực hiện và trực quan để đánh giá mức độ xâm lấn qua lại tại bề Phân bố kích thước khối hạt mặt liên kết của viên nén hai lớp(6). Nghiên cứu Cân một lượng hạt có khối lượng xác định này đề xuất đánh giá mức độ xâm lấn lớp tương và tiến hành rây hạt qua hệ thống các rây 1,18 đối dựa trên sử dụng phần mềm Image J - là một mm; 1,0 mm, 0,85 mm và 0,5 mm trong thời chương trình xử lý hình ảnh được ứng dụng và gian 3 phút. Cân khối lượng hạt thu được ở chấp nhận rộng rãi trong nghiên cứu y sinh học. mỗi phân đoạn và tính phần trăm (%) khối Một nửa viên nén được chụp theo phương lượng của mỗi phân đoạn. ngang bằng máy chụp ảnh kỹ thuật số độ phân Lưu tính của khối hạt giải cao. Hình ảnh sau khi lọc nhiễu được đưa Được thực hiện theo hướng dẫn của USP43. vào phần mềm Image J để thực hiện xác định 40
- Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 Nghiên cứu ranh giới trắng/hồng nhờ chức năng “Find khối lượng giữa hai lớp có ảnh hưởng đến tính Edges” của phần mềm. Xác định chiều dài chất bề mặt liên kết lớp trong viên (Hình 2). đường kẻ ranh giới trắng/hồng (L). Mức độ xâm Bảng 3. Lưu tính, thuộc tính nén của hai khối cốm lấn tương đối được xác định là L/L0 với L0 là Mẫu Cốm lớp 1 Cốm lớp 2 đường kính lý thuyết của viên (có giá trị 13 mm Màu sắc Màu trắng Màu hồng đối với viên tròn và 15 mm đối với viên thuôn Lưu tính Khá Khá V0 (ml) 77 77 dài và caplet). Vt (ml) 64 65 KẾT QUẢ Chỉ số nén (%) 17 18 Đánh giá tính chất cốm đầu vào cho quá trình Tỉ số Hausner 1,20 1,22 Thuộc tính nén dập viên a 0,18 0,18 Hai mẫu cốm được bào chế để làm đầu vào 1/b 17,29 18,22 cho quá trình dập viên có tính chất cơ lý tương R2 0,9981 9,9983 đồng nhau về lưu tính, thuộc tính nén (Bảng 3) và phân bố kích thước hạt (Hình 1). Hàm ẩm của cốm lớp 1 và lớp 2 cũng đã được xác định lần lượt là 2,62% và 2,80% bằng cân sấy ẩm hồng ngoại. Ảnh hưởng của tỉ lệ khối lượng giữa hai lớp Hai mẫu cốm (trắng và hồng) được nén dập với 5 tỉ lệ về khối lượng, kết hợp cùng ba mức độ tiền nén và nén chính (trung bình/trung bình, trung bình/cao và cao/cao). Kết quả cho thấy tỉ lệ Hình 1. Kết quả phân bố kích thước của hai khối cốm Hình 2. Hình ảnh viên hai lớp sau khi dập (trái) và sau thử nghiệm độ mài mòn (phải) Với cùng một mức nén, khi thay đổi tỉ lệ khối lớp 1/lớp 2 là 70/30 (kl/kl) có độ bền cơ học tốt lượng giữa hai lớp trong viên không làm thay đổi hơn so với các viên tỉ lệ khác. Thử nghiệm CT3 đáng kể độ cứng viên tạo thành; thời gian rã viên thu được viên có độ mài mòn là 0,70%; tương tự đạt xấp xỉ nhau. Trong khi đó, viên có tỉ lệ giữa thử nghiệm CT8 có kết quả là 0,28% (Bảng 4). Bảng 4. Tính chất cơ lý của viên tạo thành từ thử nghiệm 1-11 Thử nghiệm (CT) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Mức tiền nén/nén chính Trung bình/Trung bình Trung bình/Cao Cao/Cao Tỉ lệ khối lượng 50/50 60/40 70/30 80/20 90/10 50/50 60/40 70/30 80/20 90/10 50/50 lớp 1/lớp 2 Khối lượng trung bình (mg) 601,1 599,7 595,4 596,5 593,9 608,5 612,1 607,7 605,1 610,4 603,8 Độ đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Thời gian rã (phút) 3’58 3’07 3’04 3’29 2’59 4’15 4’23 4’08 4’33 4’013’35 100% viên Độ mài mòn (%) 2,78 0,80 0,70 0,88 2,71 0,63 0,44 0,28 0,31 0,40 tách lớp Độ cứng (N) 41 ± 4 42 ± 2 39 ± 3 48 ± 5 44 ± 2 60 ± 5 66 ± 5 61 ± 4 62 ± 2 67± 4 33 ± 5 41
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 Có thể thấy tỉ lệ về khối lượng giữa lớp 1 và Độ bền viên đạt yêu cầu khi tỉ lệ lớp 1/lớp 2 lớp 2 có ảnh hưởng đến độ bền cơ lý của viên trong khoảng từ 60/40 đến 80/20, trong đó phù cũng như khả năng liên kết tại bề mặt liên kết 2 hợp nhất là 70/30. Để giảm thiểu nguy cơ viên lớp. Theo đó, nếu tỉ lệ về khối lượng giữa lớp kém bền hoặc tách lớp ngay bề mặt liên kết, việc 1/lớp 2 ở mức thấp (như 50/50) hoặc quá cao áp dụng tiền nén ở mức trung bình và nén chính (như 90/10), viên sẽ có độ bền cơ học kém hơn. ở mức cao có thể được áp dụng (Hình 3). Hình 3. Hình ảnh hiển vi điện tử quét cho thấy sự thiếu liên kết tại bề mặt liên kết lớp có thể do biến dạng hoàn toàn của các tiểu phân dưới lực tiền nén cao Ảnh hưởng của hình dạng viên hình dạng chày thay đổi, lực nén viên cũng được Từ kết quả thu được, chọn tỉ lệ khối lượng điều chỉnh từ trung bình đến cao nhằm thu được lớp 1/lớp 2 là 70/30 để tiếp tục nghiên cứu. Sử các viên có khoảng độ cứng tương đồng. Viên hai dụng năm bộ chày cối khác nhau về hình lớp sau khi dập xong được đánh giá độ cứng, dạng/đường kính gồm: chày tròn phẳng, chày độ rã, độ đồng đều khối lượng, độ mài mòn và tròn khum, chày tròn khum có khắc vạch, chày mức độ xâm lấn lớp trong cùng điều kiện giữa thuôn dài (oval), chày caplet. Do đường kính và các viên có hình dạng khác nhau (Hình 4). Hình 4. Hình ảnh viên hai lớp tạo thành từ thử nghiệm 16-24 (trái) và kết quả phân tích hình ảnh xâm lấn tại bề mặt liên kết lớp 42
- Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 Nghiên cứu Kết quả đánh giá tính chất cơ lý của viên sánh viên tròn với viên thuôn dài và caplet, để tròn thu được cho thấy ở cùng độ cứng chày mặt đạt độ mài mòn tương tự nhau, viên thuôn dài phẳng không khắc vạch giúp tạo viên có độ bền và caplet cần có mức cứng cao hơn (TN 16 so với cao hơn (độ mài mòn thấp), đồng thời độ xâm TN 21 và TN 24). Khi đó, mức độ xâm lấn lớp lấn lớp chuẩn hóa tương tự với viên tròn mặt được quan sát thấy tăng dần theo thứ tự viên khum (có/không khắc vạch) (Bảng 5). Khi so tròn < viên thuôn dài < viên caplet. Bảng 5. Tính chất cơ lý và mức độ xâm lấn lớp của viên tạo thành từ thử nghiệm 16-24 Thử nghiệm 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Hình dạng/kích thước Tròn, Tròn, khum, Tròn, khum Thuôn dài Caplet chày phẳng khắc vạch Khối lượng trung bình 607,7 602,2 605,7 604,5 606 601,8 607,2 603,7 601,4 (mg) Độ đồng đều khối lượng Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Thời gian rã (phút) 4’08 4’17 3’58 2’48 3’10 4’15 2’32 2’57 3’56 Độ mài mòn (%) 0,28 0,37 0,36 0,74 0,45 0,3 0,85 0,53 0,32 Độ cứng (N) 61 ± 4 68 ± 5 65 ± 3 65 ± 3 108 ± 3 169 ± 2 65 ± 2 108 ± 2 144 ± 3 Độ xâm lấn lớp tương đối 1,02 1,02 1,02 1,02 1,02 1,05 1,04 1,04 1,12 BÀNLUẬN dẫn đến lớp 2 khó liên kết được với lớp 1 Việc đánh giá tính chất của các cốm đầu (Hình 3). vào quá trình dập viên nhằm xác minh cốm Xét ảnh hưởng của hình dạng viên, mức ở hai lớp có tính chất cơ lý tương tự, chỉ khác độ xâm lấn lớp được quan sát thấy tăng dần nhau về màu sắc. Từ đó, kết quả thu được ở theo thứ tự viên tròn < viên thuôn dài < viên các nội dung tiếp theo không bị nhiễu bởi các caplet. Trong số các viên hình tròn, chày mặt yếu tố khác thuộc về tính chất vật liệu đầu phẳng nên được ưu tiên để đạt được tính vào; thể hiện được ảnh hưởng của tỉ lệ khối bền cao hơn. Sự xâm lấn qua lại tại bề mặt lượng, hình dạng viên kết hợp với lực nén liên kết lớp là khiếm khuyết cảm quan không lên tính chất bề mặt liên kết. thể tránh khỏi khi dập viên nén hai lớp. Khiếm khuyết này trong một số trường hợp Tỉ lệ về khối lượng giữa hai lớp thể hiện chỉ ảnh hưởng về mặt cảm quan. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đến khả năng liên kết và độ sự xâm lấn lớp cũng có thể làm tăng nguy cơ bền của viên. Khi lực tiền nén và nén chính tương kỵ, bất ổn định dược chất. Qua kết đều ở mức trung bình, độ bền cơ lý của viên quả đạt được, xét về rủi ro xâm lấn lớp tại bề giảm nếu tỉ lệ lớp 1/lớp 2 quá thấp (50/50) mặt liên kết, viên nén hai lớp hình tròn nên hoặc quá cao (90/10). Nhược điểm này có thể được ưu tiên phát triển. được khắc phục một phần bằng cách tăng mức nén chính (lên mức cao), đồng thời duy KẾT LUẬN trì tiền nén trung bình. Trường hợp nếu tăng Nghiên cứu góp phần xác định thêm đồng thời tiền nén và nén chính đều ở mức những yếu tố trong thiết kế kiểu dáng và cao, viên có xu hướng tách lớp ngay tại bề công thức có thể ảnh hưởng đến độ bền cơ mặt liên kết (thử nghiệm 12-15 viên tách học và tính chất bề mặt liên kết của viên nén ngay khi ra khỏi cối, thử nghiệm 11 viên tách hai lớp. Từ các kết quả đạt được trên viên giả trong quá trình thử độ mài mòn). Các khiếm dược, tỉ lệ khối lượng giữa lớp 1/lớp 2 ở mức khuyết này có thể do sự giảm liên kết cơ lý 70/30 có thể giúp làm giảm nguy cơ trên độ tại bề mặt liên kết lớp(7). Khi các tiểu phân bền viên. Ở các mức tỉ lệ khác, nguy cơ trên lớp 1 đã biến dạng hoàn toàn trong tiền nén, độ bền viên cao hơn và có thể được hạn chế bề mặt liên kết lớp trở nên nhẵn và phẳng thông qua điều chỉnh tăng lực nén chỉ trong 43
- Nghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 1* 2024 giai đoạn nén chính. Kiểu dáng viên tròn mặt 3. Chang SY, Sun CC (2019). Effect of particle size on interfacial bonding strength of bilayer tablets. Powder Technology, 356:97-101. phẳng có thể tạo thuận lợi trong nâng cao độ 4. Blicharski T, Swiader K, Serefko A, Kulczycka-Mamona S, bền viên trong khi vẫn giảm thiểu sự xâm Kolodziejczyk M, Szopa A (2019). Challenges in technology of bilayer and multi-layer tablets: a mini-review. Current Issues in lấn qua lại giữa hai lớp. Viên thuôn dài và Pharmacy and Medical Sciences, 4:229-235. đặc biệt là viên caplet có nguy cơ đối với sự 5. Kawakita K, Lüdde KH (1971). Some considerations on powder xâm lấn tại bề mặt liên kết lớp khi được nén compression equations. Powder Technology, 4(2):61-68. 6. Inman SJ, Briscoe BJ, Pitt KG (2007). Topographic characterization ở mức nén cao. Những dữ kiện trong công of cellulose bilayered tablets interfaces. Chemical Engineering bố này có thể là nguồn tham khảo cho công Research and Design, 85(A7):1005-1012. tác nghiên cứu phát triển tại các nhà máy sản 7. Chang SY, Sun CC (2019). Insights into the effect of compaction pressure and material properties on interfacial bonding strength xuất dược phẩm tại Việt Nam. of bilayer tablets. Powder Technology, 354:867-876. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Simao J, Chaudhary SA, Ribeiro AJ (2023). Implementation of quality by design (QbD) for development of bilayer tablets. European Journal of Pharmaceutical Sciences, 184:106412. Ngày nhận bài báo: 19/04/2024 2. Lê Minh Quân, Ngô Vũ Lan Hương, Lê Quan Nghiệm, Lê Hậu Ngày chấp nhận đăng bài: 14/05/2024 (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước hạt và lực nén viên đến tính chất bề mặt liên kết của viên nén hai lớp. Y Dược Học, Ngày đăng bài online: 28/06/2024 31:19-26. 44
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ dinh dưỡng tốt giúp phòng ngừa rụng tóc
5 p | 201 | 39
-
Những kẻ thù tiềm ẩn của stress
3 p | 85 | 8
-
Yếu tố làm giảm tuổi thọ của con người
3 p | 99 | 6
-
Báo cáo quốc gia: Lượng chì trong sơn dung môi trang trí cho hộ gia đình tại Việt Nam
34 p | 54 | 5
-
Giáo trình phân tích độ nhạy của xạ hình khối ưu gan với các chất keo đánh dấu p6
5 p | 71 | 5
-
Đa hình đơn rs2596542 gen MICA ảnh hưởng đến lượng virus Epstein barr (EBV) trong khối u vòm họng thể không biệt hóa
7 p | 23 | 4
-
Tổng quan bệnh thận mạn trên trẻ sinh non và chậm tăng trưởng trong tử cung
7 p | 11 | 4
-
Nghiện rượu gây loãng xương
4 p | 73 | 4
-
Khói thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản cho trẻ
4 p | 55 | 3
-
Ảnh hưởng của một số tham số lên chất lượng tạo ảnh siêu âm cắt lớp
7 p | 16 | 3
-
Giới thiệu RESTYLANE xóa rãnh nhăn (WRINKLES TREATMENT) (Kỳ 1)
5 p | 71 | 3
-
Mối tương quan giữa tăng đường huyết với hồi phục chức năng và tiên lượng tử vong của bệnh nhân nhồi máu não tuần hoàn trước tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 10/2007 đến 3/2008
7 p | 67 | 3
-
Thuốc ức chế Angiotensin converting enzyme (ACE)
3 p | 95 | 3
-
Nguy hiểm khi trẻ bị hút thuốc thụ động
4 p | 54 | 3
-
Các bệnh bà mẹ mang thai thường gặp
4 p | 81 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tá dược siêu rã đến độ giải phóng của famotidin từ viên nén giải phóng nhanh
8 p | 80 | 1
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của enzyme cellulase và vi sóng đến trích ly fucoidan từ rong Ceratophyllum submersum
5 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn