TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009<br />
<br />
<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN KHẢ NĂNG<br />
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HÀM LƯỢNG TINH BỘT<br />
CỦA GIỐNG SẮN KM94 TRÊN ĐẤT CÁT<br />
Lê Văn Luận, Trần Văn Minh<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Sắn (Manihot esculenta Crantz), giống KM94 là một giống sắn công nghiệp. Sắn là một<br />
loại cây trồng ít được chú trọng trong việc bón phân, nhất là phân kali. Lượng phân kali bón<br />
phụ thuộc vào yếu tố đất đai, giống, khí hậu thời tiết, chế độ canh tác. Lượng phân kali bón hợp<br />
lý sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cây sắn sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm về liều lượng kali<br />
bón với 6 công thức 0, 40, 60, 80, 100, 120 kgK2O/ha đã được bố trí nhằm xác định liều lượng<br />
kali bón phù hợp nhất. Thí nghiệm đuợc bố trí trên vùng đất cát trắng ven biển nghèo dinh<br />
dưỡng huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả của thí nghiệm chỉ ra rằng với các liều<br />
lượng kali bón khác nhau, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất cũng khác nhau. Lượng kali<br />
bón cao thì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. Mức kali bón từ 60-120kgK2O/ha<br />
có tác dụng thúc đ!y quá trình sinh trưởng. Lượng tinh bột tăng cao khi bón kali ở mức trên<br />
80kg/ha. Công thức bón từ 80 đến 120kg P2O5/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao<br />
nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức kali bón 100kg K2O/ha.<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lấy củ được trồng phổ biến trên toàn thế<br />
giới (Flach, 1982). Nó là một cây giàu tinh bột nhưng nghèo về hàm lượng protein<br />
(JICA, 1977). Đối với nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, những<br />
vùng đất tốt thường được dùng để canh tác các loại cây trồng quan trọng như lúa, ngô<br />
hoặc rau; còn đối với sắn thì thường được trồng trên các chân đất kém màu mỡ. Sắn là<br />
cây dễ tính nên việc đầu tư thâm canh thấp và thiếu sự bền vững, ít sử dụng các loại<br />
phân hữu cơ cũng như vô cơ. Vì vậy, đối với đất trồng sắn, nguy cơ đất trở nên bị xói<br />
mòn ngày càng hiện rõ, ảnh hưởng rất lớn không những đến năng suất cũng như chất<br />
lượng của sắn mà còn biến đất thành những vùng không thể canh tác được.<br />
Hiện nay, Thừa Thiên Huế là vùng trồng sắn lớn của miền Trung. Diện tích sắn<br />
năm 2007 là gần 6.628 ha với năng suất đạt 15,5 tấn/ ha, sản lượng gần 102.600 tấn.<br />
Diện tích đất cát được sử dụng cho trồng sắn chỉ chiếm chưa đến 40% diện tích đất cát<br />
hiện có. Những nghiên cứu canh tác sắn trên đất cát ven biển là rất có ý nghĩa trong việc<br />
nâng cao hệ số sử dụng đất cũng như làm tăng hiệu quả kinh tế của vùng đất thường để<br />
hoang này.<br />
<br />
79<br />
Phân kali là yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây có củ nói chung, cây sắn nói<br />
riêng. Liều lượng kali bón ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của<br />
sắn. Hiệu quả của phân kali đến năng suất và phNm chất cây trồng nói chung, cây sắn<br />
nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Amstrong (1998; Trần Văn Lài (1993,<br />
1995); Abd-El-Hardi và cộng sự (1990), Trần Văn Minh (2003), Den Doop (1937),<br />
CIAT (1981, 1982), Chan (1980). Các nghiên cứu về phân kali bón cho sắn chủ yếu là<br />
áp dụng trên đất thịt, rất ít các nghiên cứu bón kali cho sắn trên đất cát ven biển.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng<br />
phân kali đến khả năng sinh trưởng, khả năng cho năng suất và hàm lượng tinh bột của<br />
giống sắn KM94 trên đất cát.<br />
II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Loại đất<br />
Đất được tiến hành nghiên cứu là đất cát (Arenosols) ven biển thuộc xã Phú Đa,<br />
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
2.2. Giống sắn<br />
Giống KM94 là giống sắn công nghiệp chủ lực phổ biến nhất hiện nay của Việt<br />
Nam. Giống có tên gốc là Kasetsart 50 (KU50) nguồn gốc Thái Lan, là con lai chọn lọc<br />
của tổ hợp lai Rayong 1 x Rayong 3 (R1 x R3).<br />
2.3. Quy trình kỹ thuật<br />
Quy trình thí nghiệm, chỉ tiêu đánh giá thực hiện theo tiêu chuNn ngành và các<br />
phương pháp chuNn thích hợp với cây sắn.<br />
Quy trình kỹ thuật canh tác: Áp dụng theo quy trình chuNn của ngành đối với<br />
mỗi loại cây trồng có sự điều chỉnh phù hợp căn cứ vào điều kiện sinh thái - kinh tế - xã<br />
hội cụ thể của địa phương.<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, năng suất và hàm<br />
lượng tinh bột sắn có 6 công thức, bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc<br />
lại. Diện tích ô là 20m2 (4 hàng x 5 cây).<br />
Nền: 10 tấn phân chuồng + 40 kgP 2 O5 + 80 kgN<br />
- Công thức 1: Nền (Đối chứng)<br />
- Công thức 2: Nền + 40 kgK2 O<br />
- Công thức 3: Nền + 60 kgK2 O<br />
- Công thức 4: Nền + 80 kgK2 O<br />
- Công thức 5: Nền + 100 kgK2 O<br />
- Công thức 6: Nền + 120 kgK2 O<br />
<br />
80<br />
Các chỉ tiêu theo dõi<br />
Các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, chiều cao phân cành, tỷ lệ phân cành,<br />
độ dài lóng, tổng số lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bamusco. Hàm<br />
lượng tinh bột theo phương pháp xác định nhanh bằng cân Reiman.<br />
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
Bảng 1: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến một số<br />
chỉ tiêu sinh trưởng của giống sắn KM94<br />
Công thức<br />
I II III IV V VI<br />
Chỉ tiêu<br />
CCC (cm) 164c 188b 191,4b 194b 196,6ab 205,3a<br />
CCPC (cm) 63b 68ab 68,8ab 72,4ab 73a 75a<br />
TLPC (%) 56,0b 60,0ab 61,0ab 64,0ab 64,0ab 66,0a<br />
ĐKT (cm) 1,7c 2,0bc 2,3ab 2,3ab 2,5a 2,5a<br />
ĐKG (cm) 2,0c 2,3bc 2,5ab 2,6ab 2,6ab 2,7a<br />
TSL (lá) 165,0e 169,0de 178,0cd 179,0bc 188,0ab 194,0a<br />
SL khi thu hoạch (lá) 4,0b 7,0a 6,0a 6,0a 7,0a 7,0a<br />
CSDTL 4,31c 4,5bc 4,8ab 5a 5,1a 5a<br />
ĐKTL (cm) 51a 52a 54,5a 58a 58,8a 57,8a<br />
CDCL (cm) 13a 13,3a 13,4a 14a 13,7a 14a<br />
(Trung bình có các chữ khác nhau thể hiện sự sai khác ở mức ý nghĩa α=0,05)<br />
CCC: Chiều cao cây, CCPC: Chiều cao phân cành, TLPC: Tỷ lệ phân cành,<br />
ĐKT: đường kính thân, ĐKG: Đường kính gốc, TSL: Tổng số lá, SL: Số lá, CSDTL: Chỉ<br />
số diện tích lá, ĐKTL: Đường kính tán lá, CDCL: Chiều dài cuống lá.<br />
Qua bảng 1 chúng tôi có những nhận xét sau:<br />
Liều lượng kali bón có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của thân và lá sắn.<br />
Công thức không bón phân kali có chiều cao cây thấp nhất và bón ở mức 120kg/ha có<br />
chiều cao cây cao nhất. Không có sự sai khác giữa các công thức bón kali với liều lượng<br />
khác nhau từ 60 - 100 kg/ha. Kết quả này cũng được thể hiện tương tự đối với chỉ tiêu<br />
chiều cao phân cành, nhưng sự sai khác không rõ ràng giữa các công thức. Không có sự<br />
sai khác về chỉ tiêu đường kính thân và đường kính gốc khi thay đổi lượng kali bón.<br />
Bón kali đã làm tăng hiệu quả của việc sử dụng lân và đạm. Vì vậy, liều lượng<br />
kali bón khác nhau có ảnh hưởng khác nhau về quá trình sinh trưởng của cây nói chung,<br />
sự tăng trưởng về các chỉ tiêu về lá nói riêng.<br />
Lượng phân kali bón càng tăng thì tổng số lá càng cao, cao nhất là ở công thức<br />
bón 120 kg/ha với tổng số lá là 194 lá, tuy nhiên, sự sai khác giữa các công thức không<br />
thực sự rõ ràng. Tổng số lá giảm dần cùng với sự giảm về liều lượng kali bón. Tuy<br />
<br />
81<br />
nhiên, số lá còn lại trên cây khi được bón kali cao hơn so với không được bón. Điều này<br />
có nghĩa khi bón kali, cây trồng có khả năng duy trì sự tồn tại của lá trên cây lâu hơn so<br />
với không bón kali.<br />
Không có sự sai khác giữa các công thức bón phân về chỉ số diện tích lá mặc<br />
dầu chỉ số diện tích lá ở các công thức bón kali cao trên 80kg/ha cao hơn so với các<br />
công thức khác. Xu hướng này cũng đúng đối với chỉ tiêu đường kính tán lá và chiều<br />
dài cuống lá.<br />
Sự tăng trưởng chiều cao cây, chỉ số diện tích lá và tổng số lá qua các thời kỳ thể<br />
hiện qua các đồ thị 1, 2 và 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 1: Ảnh hưởng của liều lượng kali đối với sắn KM94<br />
trên đất cát đến chiều cao cây qua các thời kỳ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 2: Ảnh hưởng của liều lượng kali đối với sắn KM94 trên đất cát<br />
đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ<br />
<br />
<br />
82<br />
Đồ thị 3: Ảnh hưởng của liều lượng kali đạm đối với sắn KM94<br />
trên đất cát đến tổng số lá qua các thời kỳ<br />
Từ đồ thị 1, 2 và 3 cho thấy:<br />
Chiều cao cây và tổng số lá tăng dần từ đầu cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng của<br />
cây sắn nhưng không đều nhau qua các thời kỳ trong khi đó chỉ số diện tích lá tăng<br />
trong giai đoạn từ sau trồng cho đến 180 ngày.<br />
Trong các công thức, công thức không bón kali có sự tăng trưởng các chỉ tiêu<br />
thấp hơn nhiều so với các công thức khác. Công thức bón từ 120kgK2O/ha có tốc độ<br />
tăng trưởng nhanh và mạnh hơn so với các công thức khác.<br />
Kali là một yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tích lũy tinh bột tạo năng<br />
suất cho sắn. Bón kali nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến tinh bột và chất lượng tinh bột.<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi thu được các kết quả thể hiện qua bảng 2.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của liều lượng kali đối với sắn KM94<br />
trên đất cát đến một số chỉ tiêu năng suất<br />
Công thức<br />
I II III IV V VI<br />
Chỉ tiêu<br />
CD củ (cm) 28a 29,5a 30,5a 31a 31,4a 31,8a<br />
ĐK củ (cm) 3d 3,3cd 3,8bc 4,4ab 4,6a 4,6a<br />
TL củ (kg/khóm) 2,8d 3cd 3,2bcd 3,6abc 3,84ab 3,8a<br />
NSLT (tấn/ha) 34c 46,5b 51ab 52ab 53,4ab 54a<br />
NSTT (tấn/ha) 21d 29c 29,33c 33b 36ab 36,6a<br />
CSTH (%) 54b 58ab 62ab 62ab 66a 65a<br />
HLTB (%) 17,5d 20,2c 25b 28a 29a 29,3a<br />
Lãi (triệu/ha) 7,3 9,7 11,2 12,6 13,7 13,5<br />
CD: Chiều dài, ĐK: Đường kính, KL: Khối lượng, NSLT: Năng suất lý thuyết,<br />
NSTT: Năng suất thực thu, HLTB: Hàm lượng tinh bột<br />
83<br />
Qua bảng 2 có thể thấy rằng mặc dầu có sự chênh lệch nhưng giữa các công thức<br />
hoàn toàn không có sự sai khác về chỉ tiêu chiều dài củ, đường kính củ cũng như trọng<br />
lượng củ.<br />
Bón kali với liều lượng trên 80kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao<br />
nhất. Mức bón dưới 60kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột thấp hơn. Tuy nhiên,<br />
khi so sánh hiệu quả của việc bón phân kali, công thức bón 100kg/ha lợi nhuận cao nhất<br />
so với các công thức khác. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dầu sắn được trồng trên vùng<br />
đất cát nhưng việc bón phân kali là rất quan trọng. Bón kali với liều lượng phù hợp sẽ<br />
cho năng suất củ và hàm lượng tinh bột cao từ đó giúp cho việc nâng cao thu nhập.<br />
Mối quan hệ giữa hàm lượng kali bón với các chỉ tiêu năng suất được thể hiện rõ<br />
nét hơn qua các đồ thị biểu diễn phương trình hồi quy 4, 5 và 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 4: Phương trình hồi quy giữa liều lượng kali với năng suất thực thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đồ thị 5: Phương trình hồi quy giữa liều lượng kali với chỉ số thu hoạch<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
84<br />
Đồ thị 6: Phương trình hồi quy giữa liều lượng kali với hàm lượng tinh bột<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng lượng kali bón càng cao thì khả<br />
năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao. Điều này có thể lý giải rằng kali là một<br />
nguyên tố rất quan trọng trong việc trao đổi và tích lũy gluxit. Ở một số mức bón kali<br />
thấp làm cho sinh trưởng rất kém và từ đó dẫn đến năng suất cũng như hàm lượng tinh<br />
bột trong cây sắn thấp. Mức kali bón từ 60 – 120 kg/ha có tác dụng thúc đNy quá trình<br />
sinh trưởng. Công thức bón từ 80 đến 120 kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột<br />
cao nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức kali bón 100 kg/ha. Kết<br />
quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của CIAT (1981) khi lượng kali bón 168kg<br />
K2O/ha cho năng suất cao nhất (giống M Ven 77). Theo Gomes và Ezeta (1982), những<br />
chân đất có hàm lượng kali hòa tan trên 77ppm thì không có phản ứng gì với việc bón<br />
kali nhưng nếu ở đất có lượng kali hòa tan ở mức 43ppm thì việc bón 80kg K2O/ha làm<br />
tăng năng suất từ 10,9 – 21,5 tấn/ha. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả<br />
nghiên cứu trên đất cát. Trong một thí nghiệm trên đất nghèo dinh dưỡng: các chỉ tiêu<br />
như chiều cao cây, đường kính thân, hàm lượng tinh bột chịu sự tác động của hàm lượng<br />
kali bón khác nhau. Với lượng bón 150kg K2O/ha thì làm cho năng suất củ tươi tăng từ<br />
9 - 27,5 tấn/ha (Igbokwe và cộng sự, 1982). Hàm lượng tinh bột tăng cao khi bón kali ở<br />
mức trên 80 kg/ha trong thí nghiệm này hoàn toàn phù hợp với công bố của CIAT<br />
(1981) khi cho rằng ở mức bón 84 kg K2O/ha làm tăng hàm lượng tinh bột.<br />
IV. Kết luận và đề nghị<br />
4.1. Kết luận<br />
Trên cơ sở so sánh, đánh giá, tổng hợp kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng<br />
phát triển, khả năng cho năng suất và hàm lượng tinh bột của các liều lượng kali bón<br />
khác nhau của giống sắn KM94 trên đất cát, chúng tôi có các kết luận như sau:<br />
- Liều lượng kali bón trong phạm vi nghiên cứu từ 40 - 120kgP2O5/ha càng cao<br />
thì khả năng sinh trưởng và cho năng suất càng cao.<br />
- Mức kali bón từ 60 – 120 kg/ha có tác dụng thúc đNy quá trình sinh trưởng.<br />
- Hàm lượng tinh bột tăng cao khi bón kali ở mức trên 80 kg/ha.<br />
85<br />
- Công thức bón từ 80 đến 120 kg/ha cho năng suất và hàm lượng tinh bột cao<br />
nhưng để đạt hiệu quả kinh tế cao thì chỉ nên duy trì mức kali bón 100 kg/ha.<br />
4.2. Đề nghị<br />
Cần có các thí nghiệm về chế độ phân bón và canh tác để có thể xây dựng biện<br />
pháp canh tác hợp lý cho cây sắn của vùng đất cát ven biển.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Abd - El – Hardi, A.H. Y.H. Mohamed, S.A., Shalaby and M. A.M. Hassan, Effect of<br />
potassium and phosphorus fertilization on the production of some leguminous crops<br />
under the intensive cropping system in Eyptian Soil, The International Society of soil<br />
science Publication, Commision IV, (1990), 677 - 678.<br />
2. Amstrong J, Potassium and crop yield, In Better Crop Interbational, Vol.11, Issue 2,<br />
PPI/PPIC Publisher, 1998.<br />
3. Chan, S.K., Long-term fertility considerations in cassava production, In: E.J. Weber,<br />
J.C. Toro and M. Graham (Editors), Cassava Cultural practices, Proceeedings of a<br />
Workshop held in salvador, Bahia, Brazil, IDRC, Ottawa, Ont., (1980), 82-92.<br />
4. C.I.A.T., Centro International de Agricultura Tropical, Cassava Program 1980 Report,<br />
Cali, Colombia, 1981.<br />
5. C.I.A.T., Centro internacional de Agricultura Tropical, Cassava Progam Annual<br />
Report for 1981, Cali, Colombia, 1982.<br />
<br />
6. Den Doop J.E.A., Groene bamasting, kunstmest en andere factoren in sisal en cassava<br />
productie V, Green manure, fertilizers and other factors in sisal and cassava V,<br />
Bergcultures, 9 (1937), 264-278.<br />
<br />
7. Flach M., Ecological competition among the main moisture rich starchy staples in the<br />
tropical and subtropical, Proceedings Fifth International Tropical Root Crops<br />
Symposium, held in Manila, The Philippines, September 1979, (1982), 345-375.<br />
<br />
8. Gomes J. De C., F.N. Ezeta, Potassium nutrition and fertilization of cassava in Brazil,<br />
In Yamada T., K. Igue, O. Muzilli, N.R. Ushewood, (Eds), Simposio sobre Potassio na<br />
Agricutura Brasileira, Londrina-PR, Brasil, (1982), 487-506.<br />
<br />
9. Igbokwe M.C, L.S.O., Ene, G.I. Nzewi, Fertility trials, 1947-1981, Fertility trials on<br />
root crops: Cassava, In: A review of soil fertility investigations in the Eastern States of<br />
Nigieria 1923-1981, Umudike, Nigieria, Federal Ministry of Agriculture, Federal<br />
Department of Agriculture Land Resources, Technical Report No.5, (1982), 32-38.<br />
10. JICA, Japan International Cooperation Agency, An outline of bibliographical studies<br />
on cassava – A Guide to Cultivation of Cassava, 1977.<br />
<br />
86<br />
11. Trần Văn Lài, Giáo trình Sinh lý thực vật, NXBGD, Hà Nội, 1995.<br />
12. Trần Văn Minh, Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003.<br />
<br />
<br />
THE EFFECTS OF THE AMOUNT OF POTASSIUM ON GROWTH, YIELD<br />
AND STARCH CONTENT IN CASSAVA (MANIHOT ESCULENTA CRANTZ)<br />
VAR. KM94 ON SANDY LAND<br />
Le Van Luan, Tran Van Minh<br />
College of Agriculture and Forestry, Hue University<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
Cassava (Manihot esculenta Crantz) var. KM94 is an industrial variety. Cassava is a<br />
kind of crop which is not of great concern in the fertility application, especially potassium. The<br />
dose of potassium required depends on the land condition, variety, climate, weather and<br />
methods of cultivation. A suitable dose of potassium definitely results in better growth and<br />
development in this crop. An experiment on the dose of potassium application with six<br />
treatments: 0, 40, 60, 80, 100, and 120 kgK2O/hectare was carried out in order to determine the<br />
most suitable treatment. The experiment was conducted on an area of white sandy soil lacking<br />
in nutrients at Phu Vang district, Thua Thien Hue province. The results showed that with<br />
different doses of potassium during each period, the growth and yield of cassava significantly<br />
differed. High doses of potassium resulted in improved growth and development ability. A level<br />
of potassium application from 60-120kgK2O/hectar sped up the growing process of cassava. The<br />
starch content in cassava increased when the dose of potassium was over 80kg/hectare. Treated<br />
with 80 to 120kg K2O/hectare, the growth ability, yield and starch accumulation of cassava were<br />
high; however, if we want to achieve the highest economic effect, the dose of potassium should<br />
be at 100kg K2O/hectare.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
87<br />