intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ từ rác thải đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa hướng dương (Helianthus annuus) trồng tại Làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ từ rác thải đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa hướng dương (Helianthus annuus) trồng tại Làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ" đánh giá liều lượng phân bón hữu cơ từ rác thải đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây hoa hướng dương nhằm xác định công thức bón phân thích hợp để nâng cao năng suất cây trồng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ từ rác thải đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất hoa hướng dương (Helianthus annuus) trồng tại Làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, thành phố Tam Kỳ

  1. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ TỪ RÁC THẢI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT HOA HƯỚNG DƯƠNG (HELIANTHUS ANNUUS) TRỒNG TẠI LÀNG SINH THÁI HƯƠNG TRÀ, PHƯỜNG HÒA HƯƠNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ Triệu Thy Hòa1, Hoàng Xuân Thảo2, Trương Văn Thành1, Nguyễn Thị Thùy Vân1 Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ từ rác thải (PHCRT) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa hướng dương (Helianthus annuus). Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên của 4 mức bón phân (0, 6, 8, và 10 tấn PHCRT/ha) với 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón bổ sung PHCRT có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất hoa hướng dương. Ở công thức 4 (10 tấn phân hữu cơ từ rác thải + 60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha) có thời gian phân hóa mầm hoa, thời gian ra hoa dài nhất; chiều cao cây, đường kính thân và số lá xanh /cây cao nhất ở giai đoạn từ ngày thứ 30 đến 60; đường kính đài hoa, đường kính hoa, độ bền hoa, số hạt chắc/bông, khối lượng của 1000 hạt, năng suất lí thuyết, năng suất thực thu (tạ/ha) cao nhất. Tuy vậy, PHCRT không ảnh hưởng đến tỉ lệ và thời gian hạt nảy mầm; chiều cao cây, đường kính thân và số lá xanh/cây ở giai đoạn 20 ngày; tỉ lệ bệnh thối gốc héo rũ ở giai đoạn 20 ngày. Từ khóa: Phân hữu cơ, rác thải, hướng dương, sinh trưởng. 1. Mở đầu Trong giai đoạn gần đây, việc sản xuất hoa được chú trọng do mang lại giá trị kinh tế và góp phần phát triển du lịch. Những giống hoa mới đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng ngày càng được chú trọng phát triển và một trong số đó là hoa hướng dương (Helianthus annuus). Những cánh đồng hoa hướng dương rực rỡ sắc vàng, hương thơm nồng nàn quyến rũ thu hút khách du lịch tham quan, khám phá, thưởng thức [3]. Do đó, trồng hoa hướng dương để tạo cảnh quan đẹp là một hướng đi hợp lí trong ngành du lịch. Du lịch ở Tam Kỳ nói riêng và Quảng Nam nói chung đang ngày càng phát triển. Lượng khách tham quan hiện nay có bước tăng trưởng khá, bình quân năm 2018-2019 tăng 22% so với các năm trước [2]. Các hoạt động du lịch ngày càng đa dạng như Festival biển Tam Thanh, Lễ hội Tam Kỳ - Mùa hoa Sưa, Quảng Nam điểm đến du lịch xanh, Bãi Sậy sông Đầm… đã góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách biết đến địa danh, vùng đất, con người Quảng Nam. Xây dựng làng du lịch sinh 1. Thạc sĩ, Trường Đại học Quảng Nam 2. Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 57
  2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ... thái Hương Trà, Phường Hòa Hương, Thành phố Tam Kỳ là một trong những nội dung quan trọng trong Quyết định số 2502/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ ngày 13 tháng 6 năm 2022 và Nghị quyết số 89/NQ-HĐND về phát triển du lịch thành phố Tam Kỳ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với làng du lịch sinh thái, các hoạt động du lịch, nông nghiệp cũng gắn với sinh thái và bảo vệ môi trường. Vì thế, việc tuần hoàn rác thải, sử dụng phân hữu cơ từ rác thải (PHCRT) để trồng hoa tại khu vực Làng sinh thái Hương Trà là hướng đi cần thiết để hướng tới nền du lịch sinh thái, xanh và bền vững. Việc sử dụng rác thải như các phụ phẩm nông nghiệp, rác hữu cơ từ rau củ, quả làm phân bón hữu cơ là cần thiết để bảo vệ môi trường và giảm chi phí trồng hoa. PHCRT không những giúp giảm lượng phân hóa học mà còn cải thiện tính chất đất và hạn chế nguồn sâu bệnh [1]. Bài báo đánh giá liều lượng PHCRT đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây hoa hướng dương nhằm xác định công thức bón phân thích hợp để nâng cao năng suất cây trồng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu Giống hoa hướng dương Yenisey nhập từ Cộng hòa Liên bang Nga. Các loại phân bón N, P, K Đầu trâu và PHCRT tự ủ (bằng cách ủ rác thải nông nghiệp tro trấu, rác hữu cơ hữu cơ với chế phẩm Emic và chế phẩm Trichoderma trong thời gian 45-60 ngày). Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2023, tại Làng Sinh thái Hương Trà, Phường Hòa Hương, TP. Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 công thức (CT) với 3 lần lặp lại. Diện tích thí nghiệm 1.000 m2. Mật độ trồng 40 cm x 40 cm ­ (khoảng 62.500 cây/ha). Lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm gồm 4 công thức (CT) như sau: CT1 (đối chứng): 100% phân vô cơ (60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha) CT2: 6 tấn PHCRT + 60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha CT3: 8 tấn PHCRT + 60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha CT4: 10 tấn PHCRT + 60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha Phương pháp bón phân Bón phân chia làm 3 lần. Lần thứ nhất, bón lót toàn bộ phân hữu cơ từ rác thải và 100% phân lân, 1/3 lượng phân đạm, 1/3 phân kali. Lần thứ hai, giai đoạn cây 4-6 lá, bón 1/3 lượng đạm. Lần thứ ba, giai đoạn cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, bón hết lượng đạm 58
  3. TRIỆU THY HÒA - HOÀNG XUÂN THẢO - TRƯƠNG VĂN THÀNH - NGUYỄN THỊ THÙY VÂN và kali còn lại. Bón phân quanh gốc cây, theo đường kính tán cây, rải đều phân kết hợp với làm cỏ, xới xáo, phá váng, vun gốc cây [4]. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi gồm thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng (ngày), tỉ lệ nảy mầm hạt (%), các chỉ tiêu về thân, lá, hoa, và các yếu tố cấu thành năng suất. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng: Số ngày từ khi gieo hạt đến khi cây đạt các giai đoạn sinh trưởng là mọc mầm, phân hóa mầm hoa và hoa nở. Tỉ lệ nảy mầm (%): Số hạt nảy mầm trên tổng số hạt đem gieo sau 7 – 14 ngày. Chiều cao cây (cm): Sau trồng 20 ngày tiến hành đo chiều cao thân chính, đo những cây đã đánh dấu, 10 ngày tiến hành đo 1 lần, với mỗi lần lặp lại tiến hành đo 10 cây/lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cành cao nhất. Số lá trên cây: Tiến hành cùng lúc với đo chiều cao thân chính và đếm số lá trên thân. Đường kính hoa (cm): Được đođo vào thời điểm hoa nở rộ. Đường kính hoa (cm): Được vào thời điểm hoa nở rộ. Đường kính hoa (cm): Được đo vào thời điểm hoa nở rộ. Độ bền hoa (ngày): Được tính từ từ lúc hoa nở đến khi hoa tàn. Độ bền hoa (ngày): Được tính lúc hoa nở đến khi hoa tàn. Độ bền hoa (ngày): Được tính từ lúc hoa nở đến khi hoa tàn. Chỉ tiêu vềvề các yếu tố cấu thành năngsuất được tính theo Trần Thị Lệ và Nguyễn Đình Chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất được tính theo Trần Thị Lệvà Nguyễn Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất được tính theo Trần Thị Lệ và Nguyễn Đình tạ Số bông/𝑚𝑚� × số hạt chắc/bông × P1000 hạt Thi Đình Thi (2018) [6]: (2018) [6]: Năng suất �� thuy�t � tạ = Số bông/𝑚𝑚� × số hạt chắc/bông × P1000 hạt � Thi (2018) [6]: Năng suất �� thuy�t � � = ha 10.000 ha 10.000 tạ Năng suất trung bình 1 𝑚𝑚� (kg/𝑚𝑚� ) × 10.000 Năng suất th�c thu � tạ = Năng suất trung bình 1 𝑚𝑚� (kg/𝑚𝑚� ) × 10.000 � Năng suất th�c thu � � = ha 100 ha 100 Thời gian thu hoạch ở ở ngày thứ 85 sau khi trồng (LêTrung Hiếu và cộng sự, 2021). Thời gian thu hoạch ngày thứ 85 sau khi trồng (Lê Trung Hiếu và cộng sự, 2021). Thời gian thu hoạch ở ngày thứ 85 sau khi trồng (Lê Trung Hiếu và cộng sự, 2021). Chỉ tiêu vềvề tình hình bệnh thối gốc héo rũ của cây hoa hướng dương: Tỉ lệ bệnh Chỉ tiêu tình hình bệnh thối gốc héo rũ của cây hoa hướng dương: Tỉ lệ bệnh (TLB) (TLB) được về theo Chỉ tiêutính tình hình bệnh thối gốc héo rũ của cây hoa hướng dương: Tỉ lệ bệnh (TLB) Tổng số cây bị bệnh được tính theo công thức: công thức: TLB (%) = � Tổng số cây bị bệnh 𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥 � được tính theo công thức: TLB (%) = � Tổng số cây điều tra � 𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥𝑥 Tổng số cây điều tra Phương pháp xửxử sốsố liệu Phương pháp lí lí liệu Phương pháp xử lí số liệu SoSo sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tíchphương sai một nhân tố (One- sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố So sánh các giá trị trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One- Way ANOVA), post-hocpost-hoc test LSDsignificance difference - sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) (One-Way ANOVA), test LSD (Least significance difference - sai khác khác nhỏ nhất Way ANOVA), post-hoc test LSD (Least (Least significance difference - sai nhỏ nhất có ý nghĩa) được sử nghĩa)để so sánh giữa các sánhgiá trịcác cặpbình.trị trung bình. Các công thức cókhác về có sửdụng để so sánh giữa so cặp giá trịtrung giá Các công thức có ý nghĩa sai khác về được ý dụng được sử dụng để các cặp giữa trung bình. Các công thức có ý nghĩa sai ý mặt thống kê khi chênh lệnh giữa các công thức lớn hơn giá trị của LSD (Williams & Abdi , mặt thống kê khivề mặt thống kê khi chênh lệnh giữa các công thức của hơn giá trị của LSD Abdi , nghĩa sai khác chênh lệnh giữa các công thức lớn hơn giá trị lớn LSD (Williams & 2010). Xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học Statistic 10.0. 2010). Xử lí số Abdi , 2010). Xử lí số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học Statistic 10.0. (Williams & liệu bằng phần mềm thống kê sinh học Statistic 10.0. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển59 cây của 3.1. Ảnh hưởng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa hướng dương hoa hướng dương Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa hướng dương
  4. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ... 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa hướng dương Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến tỉ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng, phát triển của cây hoa hướng dương Thời gian Tỉ lệ nảy Thời gian phân hóa Thời gian hoa Công thức mầm bắt đầu mọc mầm hoa nở (ngày) (%) mầm (ngày) (ngày) CT1 93,3a 5 40c 54,7c CT2 94,26a 5 41bc 57,6b CT3 94,03a 5 42,33b 59,43b CT4 93,8a 5 44,3a 65,5a LSD 0,05 1,46 1,91 3,16 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P
  5. TRIỆU THY HÒA - HOÀNG XUÂN THẢO - TRƯƠNG VĂN THÀNH - NGUYỄN THỊ THÙY VÂN 3.2. Ảnh hưởng PHCRT đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và đường kính thân cây hướng dương Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến chiều cao cây ở các thời kỳ theo dõi của cây hoa hướng dương Chiều cao cây (cm) ở thời điểm sau trồng Công thức 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày CT1 16,77a 40,6c 72,6c 97,6d 147,87d CT2 17,4a 42,3c 75,3bc 108,13c 154c CT3 17,73a 45,6b 79b 120,43b 164,8b CT4 18,03a 52,7a 85a 135,5a 171,33a LSD 0,05 1,46 2,23 5,92 9,59 5,51 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P
  6. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ... CT2 4,13a 5,63bc 7,4bc 8,5c 9,53c CT3 4,3a 6,36ab 7,7b 9,47b 10,37b CT4 4,37a 6,76a 8,73a 10,8a 11,7a LSD 0,05 0,52 0,91 0,79 0,77 0,68 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P
  7. TRIỆU THY HÒA - HOÀNG XUÂN THẢO - TRƯƠNG VĂN THÀNH - NGUYỄN THỊ THÙY VÂN Bảng 5. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến đường kính đài hoa, đường kính hoa và độ bền hoa của cây hoa hướng dương Công thức Đường kính đài hoa Đường kính hoa Độ bền hoa (cm) (cm) (ngày) CT1 9,73d 17,9d 7,5b CT2 11,1c 19,7c 7,83ab CT3 13,43b 21,47b 8,1aab CT4 14,88a 24,3a 8,9a LSD 0,05 0,81 1,52 1,16 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P
  8. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ... Kết quả nghiên cứu cho thấy số hạt chắc/bông giữa các CT khác nhau có ý nghĩa thống kê (Bảng 6). Số hạt chắc/bông cao nhất ở CT4 (691,3 hạt/bông) và CT3 (658,6 hạt/bông), tuy nhiên sự khác nhau giữa hai CT không rõ ràng; tiếp đến là CT2 (559 hạt/ bông) và CT1 (433,3 hạt/bông). Khối lượng của 1.000 hạt có sự khác nhau rõ ràng giữa các CT. Khối lượng của 1000 hạt cao nhất ở CT4 (60 g) tiếp đến CT3 (56,2 g), CT2 (50,4 g), và CT1 (46,6 g) có khối lượng thấp nhất. Năng suất lí thuyết của cây hướng dương dao động từ 12,61 - 25,92 tạ/ha, trong đó thấp nhất là CT1 (12,61 tạ/ha), tiếp theo CT2 (17,6 tạ/ha), CT3 (23,1 tạ/ha), và cao nhất ở CT4 (25,92 tạ/ha). Sai khác về năng suất giữa các CT có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu của cây hướng dương cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các CT, năng suất thực thu thấp nhất ở CT1 (9,7 tạ/ha), tiếp đến là CT2 (12,37 tạ/ ha), CT3 (15,83 tạ/ha) và cao nhất là ở CT1 (17,45 tạ/ha). Kết quả trên cho thấy, năng suất của cây hướng dương ở các CT thí nghiệm có bón PHCRT đều cao hơn so với CT đối chứng (CT1). Trong đó CT4 ảnh hưởng tích cực nhất đối với năng suất cây hướng dương. Nguyên nhân là do PHCRT đã làm tăng độ tơi xốp của đất, giúp chuyển hóa các chất khó tiêu thành dễ tiêu, làm tăng khả năng sử dụng dinh dưỡng của cây. Chính vì vậy, cây hướng dương sinh trưởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn. 3.6. Ảnh hưởng liều lượng PHCRT đến tỉ lệ bệnh thối gốc héo rũ của cây hoa hướng dương Bảng 7. Ảnh hưởng của liều lượng PHCRT đến tỉ lệ bệnh thối gốc héo rũ của cây hoa hướng dương Công thức 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày CT1 0,0 0,73a 1,2a 2,53a CT2 0,0 0,0b 0,33b 0,4b CT3 0,0 0,0b 0,23b 0,33b CT4 0,0 0,0b 0,21b 0,26b LSD 0,05 0,25 0,39 0,52 Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P
  9. TRIỆU THY HÒA - HOÀNG XUÂN THẢO - TRƯƠNG VĂN THÀNH - NGUYỄN THỊ THÙY VÂN 4. Kết luận Bón bổ sung PHCRT đã ảnh hưởng tốt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và làm tăng năng suất cây hướng dương. Liều lượng PBHCRT khác nhau cũng tác động khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây hướng dương. Ở CT4 (10 tấn PHCRT + 60 kg N - 90 kg P2O5 - 80 kg K2O/ha) có thời gian phân hóa mầm hoa, thời gian ra hoa dài nhất; chiều cao cây, đường kính thân và số lá xanh cao nhất ở giai đoạn từ ngày thứ 30 đến 60; đường kính đài hoa, đường kính hoa, độ bền hoa, số hạt chắc/bông, khối lượng của 1000 hạt, năng suất lí thuyết, năng suất thực thu (tạ/ha) cao nhất. Tuy vậy, PHCRT không ảnh hưởng đến tỉ lệ và thời gian hạt nảy mầm; chiều cao cây, đường kính thân và số lá xanh/cây ở giai đoạn 20 ngày; tỉ lệ bệnh thối gốc, héo rủ ở giai đoạn 20 ngày. Vì vậy, bón bổ sung 10 tấn PHCRT/ha bước đầu phù hợp với cây hoa hướng dương trồng tại Làng sinh thái Hương Trà, Phường Hòa Hương, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Hồng Duyên, Nguyễn Xuân Thành (2010), “Phân lập tuyển chọn vi sinh vật để xử lí phế thải trên đồng ruộng”, Tạp chí Khoa học Đất, 34, 68-73. [2] Hội đồng dân dân TP. Tam Kỳ (2022), Nghị quyết 89 về phát triển du lịch thành phố Tam Kỳ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. [3] Lê Trung Hiếu, Trần Đăng Hoà, Phan Thị Duy Thuận, Phạm Văn Thân, Nguyễn Văn Đức (2021), “Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa hướng dương tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp trường Đại học Nông lâm Huế, 5 (2), 2508 - 2515. [4] Nguyễn Văn Đức (2020), Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa hướng dương, Trường Đại học Nông Lâm Huế. [5] Williams LJ, Abdi H (2010), Fisher’s Least significance difference (LSD ) Test, In Neil Salkind (Ed.), Encyclopedia of Research Design, Thousand Oaks, CA: Sage. 2010 [6] Trần Thị Lệ, Nguyễn Đình Thi (Đồng chủ biên) (2018), Giáo trình thực hành Hoá sinh và Sinh lí thực vật, NXB Đại học Huế. [7] Vũ Thanh Hải, Phạm Văn Cường (2021), “Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ thay thế vô cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng cam sành tại Bắc Quang, Hà Giang và Cao Phong, Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(2), 151-160. 65
  10. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN HỮU CƠ... EFFECTS OF ORGANIC FERTILIZER DOSAGE FROM WASTE ON THE GROWTH, DEVELOPMENT, AND YIELD OF SUNFLOWER PLANTS (HELIANTHUS ANNUUS) IN HUONG TRA ECO-VILLAGE, HOA HUONG WARD, TAM KY CITY TRIEU THY HOA, TRUONG VAN THANH, NGUYEN THI THUY VAN Quang Nam University HOANG XUAN THAO University of Education, Hue University Abstract: The study was carried out to evaluate the effects of the dose of organic fertilizer from waste (PHCRT) on the growth, development, and yield of sunflower plants. The experiment was designed in a completely randomized block design of 4 levels of fertilizer application (0, 6, 8, and 10 tons of PHCRT/ha) with 3 replicates. The research results showed that applying PHCRT has a good effect on the growth, development, and increasing yield of sunflowers. Formula 4 (10 tons of organic fertilizer from waste + 60 kg N - 90 kg P2O5 – 80 kg K2O/ha) resulted in the longest time to differentiate flower sprouts, and flowering time; the highest stem height, stem diameter, and the number of green leaves in the 30- 60 day period; the highest calyx diameter, flower diameter, flower endurance, the number of solid seeds/flower, mass of 1000 seeds, theoretical yield, actual yield (quintal/ha). However, PHCRT did not affect the rate and time of seed germination, height, stem diameter, and the number of green leaves in the 20-day period; nor rate of root rot and wilt disease in the 20-day period. Keywords: Organic fertilizer, waste, sunflower, growth. 66
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2