Ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng của cây thuốc Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.)
lượt xem 2
download
Bài viết Ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng của cây thuốc Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.) trình bày đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện mặn và hạn khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây, từ đó xác định mức độ chịu mặn và hạn cũng như nhận dạng các kiểu cơ chế chống chịu của cây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng của cây thuốc Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.)
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0051 ẢNH HƯỞNG CỦA MẶN VÀ HẠN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THUỐC BẠCH CỔ ĐINH (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.) Trần Quang Dần1,*, Phạm Công Anh1, Vũ Đức Hoàng1, Võ Châu Tuấn1 Tóm tắt. Nghiên cứu này lần đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của mặn và hạn ở các mức độ khác nhau đến sinh trưởng của Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.), một loài cây thuốc có nhiều giá trị y học. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của cây có xu hướng giảm dần khi mức độ mặn và hạn tăng lên. Tuy nhiên, cây vẫn duy trì khả năng sinh trưởng ở mức độ mặn với nồng độ 100 mM NaCl, và ở mức độ hạn với độ ẩm của đất ở trên mức (tương ứng với) 20 % FC (Field capacity). Điều này cho thấy Bạch cổ đinh có khả năng chịu mặn và hạn. Ngoài ra, những chỉ số sinh trưởng của chồi và rễ cũng cho thấy mặn và hạn đã có những ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của các cơ quan này. Từ khóa: Bạch cổ đinh, cây chịu mặn, cây chịu hạn, cây thuốc, sinh trưởng thực vật. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được xem là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2011). Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng như nước biển dâng và kéo dài mùa khô hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền sản xuất nông nghiệp vì diện tích đất canh tác và năng suất cây trồng giảm bởi xâm nhập mặn và khô hạn kéo dài (Aydinalp và Cresser, 2008; Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2011). Vì hơn 90 % các cây trồng nông nghiệp khó có thể duy trì trong điều kiện đất nhiễm mặn và khô hạn, do đó việc phát triển các loài thực vật có khả năng chịu mặn và hạn trở thành cây trồng thay thế là một giải pháp hiệu quả để duy trì bền vững sản xuất nông nghiệp (Flowers và Colmer, 2008). Đất nhiễm mặn gây ức chế sự sinh trưởng của cây do ảnh hưởng của thế nước tăng của đất gây ra bởi tích luỹ NaCl ở nồng độ cao và do tính độc của ion đối với các quá trình hấp thu nước, dinh dưỡng và chuyển hóa của tế bào (Parihar và cộng sự, 2015). Hạn gây ra do thiếu nước trong đất hoặc thế nước của đất tăng do nồng độ cao của các thành phần chất tan, điều này dẫn đến việc ức chế sự hấp thụ nước của thực vật, làm ảnh hưởng đến các quá sinh lý của tế bào và giảm năng suất sinh trưởng (Farooq và cộng sự, 2009). Các loài thực vật có ngưỡng chịu hạn và mặn khác nhau, và hình thành những cơ chế phản ứng sinh trưởng, sinh lý, hoá sinh ở các cấp độ để duy trì sự sinh trưởng (Farooq và cộng sự, 2009; Parihar và cộng sự, 2015). Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với nhiều giá trị y học, trong đó, có nhiều loài cây thuốc phân bố ở các vùng đất cát ven biển (Hoàng Xuân Thảo, 2020). Điều này cho thấy khả năng thích nghi của chúng đối với môi trường sống khắc nghiệt và đây là những cây tiềm năng phục vụ cho mục tiêu phát triển cây trồng chịu mặn và hạn. Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam) là một cây thuốc dạng thân thảo, cao 10 - 40 cm, lá nhỏ và dày, ra hoa từ tháng 6 - 10, mọc hoang dại trên các vùng đất cát 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: tqdan@ued.udn.vn
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 469 ven ở nhiều quốc gia (Võ Văn Chi, 2012; Wu et al., 2001). Ở Việt Nam, Bạch cổ đinh hầu như được tìm thấy ở các bãi đất cát ven bờ thuộc các tỉnh miền Trung (Đỗ Tất Lợi, 2012). Toàn cây được sử dụng như một vị cây thuốc quý trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh sỏi tiết niệu, mụn nhọt, sưng viêm, loét, giải độc do rắn và các loài bò sát cắn (Võ Văn Chi, 2012; Modi & Shah, 2017). Ngoài ra, trong lá và rễ cây có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như camelliagenin A, A1-barrigenol, stigmastanol, apoanagallosaponin IV, n- hexadecanoic, 5-hydroxymetyl furfural, cùng với một số phenol và flavanoid (Modi & Shah, 2017). Hợp chất lupeol được cho là có hoạt tính chống viêm, bảo vệ gan, kháng khuẩn và chống oxi hoá mạnh (Sindu et al., 2012). Đặc điểm phân bố của Bạch cổ đinh cho thấy loài cây này có khả năng là cây chịu mặn và hạn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kì một nghiên cứu nào liên quan. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện mặn và hạn khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây, từ đó xác định mức độ chịu mặn và hạn cũng như nhận dạng các kiểu cơ chế chống chịu của cây. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Hạt Bạch cổ đinh được thu thập từ cây mọc ở các vùng đất cát ven biển xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Phương pháp trồng cây con Hạt được gieo và nảy mầm sau 7 ngày trên hỗn hợp giá thể gồm xơ dừa: vermiculite: perlite/cát (tỉ lệ 2: 1: 1). Cây con sau nảy mầm đã được trồng trong các chậu nhựa dẻo đường kính 10 cm, 3 cây/chậu, với cùng loại giá thể nhưng đã qua khử trùng để hạn chế ảnh hưởng của vi sinh vật. Chậu cây đã được duy trì trong buồng sinh trưởng (CMP6010 – Conviron, Canada) với điều kiện thiết lập: 28 oC/14 h chiếu sáng và 25 oC/10 h tối, cường độ chiếu sáng 2.500 lux bởi đèn White-LED và tưới bằng dung dịch dinh dưỡng ½ Hoagland (pH 6,0 - 6,5) (Kulkarni et al., 2007) trong khoảng 2 - 3 tuần. Cây có chiều cao khoảng 2 cm đã được sử dụng trong các thí nghiệm xử lí mặn và hạn. 2.3. Phương pháp xử lí mặn Cây được xử lí mặn ở các mức nồng độ 50, 100, 200 và 400 mM NaCl bằng phương pháp tưới liên tục để duy trì nồng độ muối trong giá thể ở mức xử lí, và phương pháp tưới tăng dần nồng độ ở các nồng độ muối từ 100 đến 400 mM để hạn chế hiện tượng sốc thẩm thấu do nồng độ muối cao ngay từ đầu (Sahin và cộng sự, 2018). Cụ thể, ở ngày thứ nhất toàn bộ cây xử lí muối được tưới với mức nồng độ 50 mM, sau đó tăng dần lên 100 mM ở ngày thứ 2, 200 mM ở ngày thứ 3 và 400 mM ở ngày thứ 4 đối với cây ở nồng độ muối 100 - 400 mM. Tiếp đó, cây được duy trì chế độ tưới với mức nồng độ muối đã thiết kế trong 14 ngày với chế độ tưới 2 ngày/lần. Bên cạnh đó, cây cũng được tưới với dung dịch dinh dưỡng không bổ sung muối để đối chứng. 2.4. Phương pháp xử lý hạn Cây được xử lý hạn bằng phương pháp tưới có kiểm soát độ ẩm đất đã được mô tả bởi Lei và cộng sự (2006). Dung dịch dinh dưỡng ½ Hoagland đã được tưới định kì với
- 470 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM lượng đủ để duy trì trạng độ ẩm của giá thể ở mức 20, 40, 60, 80, 100% mức thủy dung ngoài đồng (Field capacity - Fc, mức hàm lượng vừa đủ cho phần lớn các loài thực vật). Độ ẩm của giá thể được xác định bằng máy đo độ ẩm Moisture Meter TK 100 (OEM, Trung Quốc) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Độ ẩm của đất được theo dõi 2 lần/ngày để duy trì mức độ hạn. 2.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng Các chỉ số sinh trưởng của cây gồm: khối lượng tươi của cây (PFW), chồi (SFW) - toàn bộ phần cây trên mặt đất, rễ (RFW) và khối lượng khô tương ứng của cây (PDW), chồi (SDW), rễ (RDW) đã được xác định bằng phương pháp cân khối lượng mẫu. Để xác định khối lượng khô, mẫu chồi và rễ tươi sẽ được sấy ở 70 oC, 48 h trong tủ sấy trước khi tiến hành cân xác định khối lượng (Sahin và cộng sự, 2018). Số nhánh/cây, chiều cao chồi và chiều dài rễ cũng được xác định bằng thước đo và đếm. 2.6. Bố trí thí nghiệm và xử lí số liệu Các nghiệm thức xử lí muối đã được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 05 lần với 3 cây/chậu. Các chỉ tiêu sinh trưởng đã được thu thập từ 9 cá thể ở mỗi nghiệm thức. Dữ liệu đã được phân tích thống kê mô tả và so sánh sai khác giữa các nghiệm thức bằng Ducan’s test với mức xác suất ý nghĩa p < 0,05 với phần mềm R. Các thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học thực vật của Khoa Sinh – Môi trường, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng của cây Sự có mặt của muối trong đất ở nồng độ cao gây ra ức chế đối với sinh trưởng của nhiều loài cây trồng. Mức độ ức chế tuỳ thuộc vào từng loài thực vật và nó có thể được đánh giá thông qua các chỉ số năng suất và sinh trưởng của cây (Katerji và cộng sự, 2003). Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Bạch cổ đinh có xu hướng giảm khi nồng độ muối tăng lên (Hình 1, Hình 2). Sau 14 ngày xử lí muối ở nồng độ 50 mM, PFW của cây đã giảm không đáng kể (2,61 ± 0,29 g), tỷ lệ giảm khoảng 37,90 % so với cây đối chứng. Tuy nhiên, PFW có xu hướng giảm nhiều hơn, khoảng 62,97 % (1,56 ± 0,67 g) và 80,42 % (0,82 ± 0,24 g) so với cây đối chứng khi nồng độ muối tăng tương ứng ở mức 100 và 200 mM, và cây đã chết ở nồng độ muối 400 mM (Hình 1A). Tương tự, kết quả quan sát PDW của cây cũng cho thấy sự suy giảm của sinh khối khô, tuy nhiên mức độ giảm có xu hướng ít hơn so với sinh khối tươi. PDW của cây đã giảm 49,15 % (0,29 ± 0,01 g) và 72,32 % (0,20 ± 0,10 g) so với cây đối chứng khi trồng ở các mức nồng độ 100 và 200 mM NaCl, tuy nhiên mức độ giảm của PDW ở nồng độ xử lí 50 mM là không đáng kể (Hình 1A). Mặc dù cả PFW và PDW đều giảm đáng kể ở nồng độ 50 - 100 mM NaCl nhưng cây trồng vẫn duy trì sự sống và không cho thấy bất kì dấu hiệu héo hay úa vàng lá, trong khi đó cây được trồng với với 200 mM NaCl có dấu hiệu hoại tử một phần lá (Hình 2). Mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn chuyển hoá và chức năng tế bào do sự có mặt của muối trong đất sẽ gây ức chế sinh trưởng, thậm chí gây chết ở nhiều loài thực vật (Flowers và Colmer, 2008). Khả năng duy trì sự sống ở các điều kiện
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 471 mặn khảo sát cho thấy Bạch cổ đinh có thể chống chịu được với các điều kiện mặn ở mức nồng độ 100 mM NaCl, xấp xỉ với 1/5 lượng NaCl có ở trong nước biển. Mặc dù việc đưa ra ngưỡng chính xác để đánh giá khả năng chịu mặn của cây vẫn còn chưa thống nhất, tuy nhiên phần lớn cây được xem là chịu mặn khi có thể duy trì sự sinh trưởng ở nồng độ tối thiểu 70 mM NaCl (Greenway & Munns, 1980; Katerji et al, 2003); căn cứ vào ngưỡng giá trị này, Bạch cổ đinh có thể được xếp vào nhóm cây chịu mặn. Ngoài ra, khả năng chống chịu của cây có thể cao hơn khi cây tiếp xúc với muối ở những bước phát triển muộn hơn trong chu kì phát triển của cây. Hình 1. Ảnh hưởng của muối ở các nồng độ khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. A, khối lượng tươi và khô của toàn cây; B, khối lượng tươi và khô của chồi; C, khối lượng tươi và khô của rễ; D, kích thước của chồi và rễ. Các chữ cái khác nhau ở mỗi chỉ tiêu thể hiện sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức theo Ducan’s test với p-value < 0,05. Muối gây ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng của các cơ quan thực vật, tuỳ thuộc vào nồng độ muối (Greenway & Munns, 1980). Đối với những cây hình thành cơ chế chống chịu mặn ở mức cơ quan thì muối thường được cây cô lập ở những bộ phận già hoặc rễ để hạn chế ảnh hưởng đến sinh trưởng và chức năng quang hợp của chồi (Munns và cộng sự, 2002). Trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy muối đã làm giảm cả sinh khối tươi và sinh khối khô của chồi và rễ của cây Bạch cổ đinh theo xu hướng tương tự như đối
- 472 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM với sinh khối của toàn cây (Bảng 1). Ở nồng độ muối 50 mM, tất cả các chỉ tiêu sinh khối tươi (SFW và RFW) và sinh khối khô (SDW và RDW) của cả chồi và rễ đều bắt đầu có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên khi nồng độ tăng lên thì sinh khối tươi của chồi và rễ giảm xuống, nhưng sinh khối khô tương ứng thì chỉ giảm khi nồng độ muối ở trên mức 100 mM (Hình 1B và C). Điều này chứng tỏ muối đã làm giảm hàm lượng nước tương đối của chồi và rễ, dẫn đến sự suy giảm sinh khối cây ở nồng độ dưới 100 mM, nhưng không ảnh hưởng đến sinh khối khô khi cây trồng ở những điều kiện này; tuy nhiên ở nồng độ cao hơn thì muối đã ảnh hưởng đến cả hai (Hình 1B và C). Ngoài ra, kết quả quan sát chiều cao của chồi và chiều dài rễ cây cho thấy xu hướng giảm tương tự như khối lượng cây, ngoại trừ chiều cao của chồi đã giảm ở mức nồng độ 50 mM NaCl (Hình 1D). Một trong những cơ chế chống chịu ở mức độ cơ quan của các loài thực vật chịu mặn là hạn chế sự xâm nhập của muối đến các cơ quan quang hợp bằng cách cố định muối ở vùng rễ. Điều này làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Sự suy giảm các chỉ tiêu sinh trưởng của cả chồi và rễ là dấu hiệu cho thấy cây Bạch cổ đinh có khả năng hình thành những phản ứng chống chịu ở mức độ tế bào (Munns và cộng sự, 2002; Flowers và Colmer, 2008). A D B C Hình 2. Cây trồng với các điều kiện muối khác nhau. A, 0 mM; B, 50 mM; C, 100 mM; D, 200 mM NaCl. Các hình quan sát có tỉ lệ kích thước tương đương. 3.2. Ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng của cây Thiếu nước trong đất hoặc thế nước của đất cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của rễ cây, từ đó tác động đến các quá trình chức năng của tế bào ở các mô cơ quan khác nhau do thiếu nước, đặc biệt là quá trình quang hợp. Điều này dẫn đến sự ức chế quá trình sinh trưởng của cây, hoặc gây héo và chết (Lei và cộng sự, 2006; Fathi và Tari, 2016). Trong nghiên cứu này, kết quả quan sát các chỉ tiêu sinh trưởng cho thấy hạn có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Bạch cổ đinh, cả sinh khối tươi và khô của cây đều có xu hướng giảm khi mức độ hạn của đất tăng lên (Hình 3). PFW của cây bắt đầu giảm đáng kể, hơn 2 lần (1,92 ± 0,32 g), khi độ ẩm của đất giảm xuống dưới 60 % FC, trong khi đó PDW chỉ giảm một cách có ý nghĩa khi độ ẩm dưới 40 % FC, với mức giảm khoảng 3 lần (0,07 ± 0,01 g) so với cây đối chứng 100 % FC (Hình 3A). Trong khí đó, mặc dù cả PFW và PDW đều giảm khoảng 5 – 6 lần và một phần lá bị héo, nhưng cây vẫn duy trì sự sinh trưởng khi độ ẩm đất đạt mức 20 % FC (Hình 3 và 4). Mức độ chống chịu hạn của cây có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như: hàm lượng nước tương đối của lá, độ mở khí khổng, năng suất quang hợp, năng suất sinh khối, và độ ẩm đất (Meetam và cộng sự, 2020). Với khả năng duy trì sinh trưởng ở mức độ ẩm đạt 20 % FC cho thấy Bạch cổ đinh có khả năng chịu hạn rất tốt. Kết quả nghiên cứu tương tự cũng đã được quan sát ở cây Beta vulgaris (Kazakov và cộng sự, 1988).
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 473 Hình 3. Ảnh hưởng của hạn ở các mức độ khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. A, khối lượng tươi và khô của toàn cây; B, khối lượng tươi và khô của chồi; C, khối lượng tươi và khô của rễ; D, kích thước của rễ và chồi. Các chữ cái khác nhau ở mỗi chỉ tiêu thể hiện sai khác có ý nghĩa giữa các nghiệm thức theo Ducan’s test với p-value < 0,05. A B C D E Hình 4. Cây trồng với các điều kiện hạn khác nhau. A, 100 % FC; B, 80 % FC; C, 60 % FC; D, 40 % FC; E, 20 % FC. Các hình quan sát có cùng một tỉ lệ kích thước. Xu hướng giảm dần sinh khối khi mức độ hạn tăng lên cũng đã được quan sát đối với sinh trưởng của chồi và rễ; tuy nhiên so với chồi thì các chỉ tiêu sinh trưởng của rễ diễn ra sớm hơn, ở độ ẩm 80 % FC đối với RFW và ở độ ẩm 60 % FC đối với RDW, và cường độ giảm lớn hơn khi độ ẩm đất tiếp tục giảm (Hình 3B và C). Điều này cho thấy hạn đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ nhiều hơn so với chồi. Khi khả năng hấp thụ nước giảm, ngoài việc hạn chế mất nước do thoát nước ở lá thì cây sẽ dành hết nguồn lực để duy trì hoạt động của các cơ quan quang hợp và tăng thế nước nội bào để duy trì sự sống của cây (Fathi & Tari, 2016). Một cơ chế tương tự có thể đã hình thành ở cây Bạch cổ đinh khi cây đối mặt với điều kiện khô hạn. Đáng chú ý, cả chiều cao của chồi và chiều dài của rễ đã không giảm đáng kể khi mức độ hạn tăng lên (Hình 3D), cho
- 474 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM thấy cây vẫn duy trì quá trình phân chia và tăng trưởng kích thước của tế bào và cây có khả năng đã hình thành những cơ chế để sử dụng nước hiệu quả trong điều kiện nước hạn chế trong đất. Tổng hợp các chất ―osmolyte‖ để tăng thế nước nội bào, hạn chế mở khí khổng và mất nước là những cơ chế sử dụng nước hiệu quả mà nhiều loài thực vật phản ứng trong điều khô hạn (Fathi và Tari, 2016). 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy mặn và hạn đã có ảnh hưởng của đến sinh trưởng của cây Bạch cổ đinh. Sinh trưởng của cây có xu hướng giảm không đáng kể ở mức độ mặn và hạn thấp, tuy nhiên khi mức độ tăng lên thì sinh trưởng của cây có xu hướng giảm. Cây có khả năng chịu mặn và duy trì sinh trưởng ở nồng độ muối 100 mM NaCl. Trong khi đó, khả năng chịu hạn cao và vẫn duy trì khả năng sinh trưởng ở điều kiện độ ẩm tương ứng 20 % FC. Đây là những thông tin hữu ích để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát triển Bạch cổ đinh trở thành cây trồng cho các vùng đất nhiễm mặn và khô hạn. Lời cảm ơn: Tác giả chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Đà Nẵng đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện các nghiên cứu thông qua Đề tài cấp Bộ (Mã số: B2021-DNA-10). TÀI LIỆU THAM KHẢO Farooq, M., Wahid, A., Kobayashi, N. S. M. A., Fujita, D. B. S. M. A., and Basra, S. M. A., 2009. Plant drought stress: effects, mechanisms and management: In Sustainable agriculture. Springer, Dordrecht, 919 pp. Fathi, A., and Tari, D. B., 2016. Effect of drought stress and its mechanism in plants. International Journal of Life Sciences, 10(1): 1-6. Flowers, T. J., and Colmer T. D., 2008. Salinity tolerance in halophytes. New Phytologist. 179(4): 945-963. Greenway, H., and Munns, R., 1980. Mechanisms of salt tolerance in nonhalophytes. Annual Review Of Plant Physiology, 31(1): 149-190. Katerji, N., Van Hoorn, J. W., Hamdy, A., and Mastrorilli, M., 2003. Salinity effect on crop development and yield, analysis of salt tolerance according to several classification methods. Agricultural Water Management. 62(1): 37-66. Kazakov E. A., Kazakova S. M., Gulyaev B. I., 1988. The effect of soil humidity on formation and necrosis of sugar beet leaf apparatus. Fiziologiya i Biokhimiya Kulturnykh Rastenii, 20(5): 431-438. Kulkarni M., Street R., and Van Staden J., 2007. Germination and seedling growth requirements for propagation of Dioscorea dregeana (Kunth) Dur. and Schinz—A tuberous medicinal plant. South African Journal of Botany, 73 (1): 131-137. Lei, Y., Yin, C., and Li, C., 2006. Differences in some morphological, physiological, and biochemical responses to drought stress in two contrasting populations of Populus przewalskii. Physiologia Plantarum, 127(2): 182-191.
- PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 475 Meetam, M., Sripintusorn, N., Songnuan, W., Siriwattanakul, U., and Pichakum, A., 2020. Assessment of physiological parameters to determine drought tolerance of plants for extensive green roof architecture in tropical areas. Urban Forestry & Urban Greening, 56: 1-23. Modi, K., and Shah, M., 2017. Phytochemical investigation and pharmacognostic standardization of Polycarpaea corymbosa Lam. Pharmacognosy Journal, 9(6): 895- 899. Munns, R., Husain, S., Rivelli, A. R., James, R. A., Condon, A. G., Lindsay, M. P., and Hare, R. A., 2002. Avenues for increasing salt tolerance of crops, and the role of physiologically based selection traits: In Progress in plant nutrition. Springer, Dordrecht, 188 pp. Parihar, P., Singh, S., Singh, R., Singh, V. P., and Prasad, S. M., 2015. Effect of salinity stress on plants and its tolerance strategies: a review. Environmental Science and Pollution Research, 22(6): 4056-4075. Sahin, U., Ekinci, M., Ors, S., Turan, M., Yildiz, S., and Yildirim, E., 2018. Effects of individual and combined effects of salinity and drought on physiological, nutritional and biochemical properties of cabbage (Brassica oleracea var. capitata). Scientia Horticulturae, 240: 196- 204 Sindhu, S., and Manorama, S., 2012. Antimicrobial activity of Polycarpaea corymbosa Lam. (Caryophyllaceae) against human pathogens. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 4(8): 4014-4019. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1. NXB Y học, Hà Nội, 1674 tr. Wu Z. Y., Raven P. H., and Hong D. Y., 2001. Flora of China. Vol. 6 (Caryophyllaceae through Lardizabalaceae). Science Press, Beijing, 496 pp. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục, Phạm Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lan, Vũ Văn Thăng, 2011. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 259 tr. Aydinalp, C., and Cresser, M. S., 2008. The effects of global climate change on agriculture. American-Eurasian Journal of Agricultural & Environmental Sciences, 3(5): 672-676. Hoàng Xuân Thảo, 2020. Ảnh hưởng của tính chất di động và ngập nước đến đa dạng và thành phần loài của thực vật có hoa ở vùng đất cát tỉnh quảng trị. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học tự nhiên, 17(9): 16-30.
- 476 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM EFFECTS OF SALINITY AND DROUGHT ON THE GROWTH OF A MEDICINAL PLANT, Polycarpaea corymbosa (L.) Lam. Dan Quang Tran1,*, Anh Cong Pham1, Hoang Duc Vu1, Tuan Vo Chau1 Abstract. The present study, for the first time, investigated the effects of NaCl salinity and drought at different levels on the growth of Polycarpaea corymbosa, a valuable medicinal plant used in medicine. Results showed that the growth capacity of plants tended to decrease with increasing salinity and drought levels. However, the plant still remained the growth at salinity levels of 100 mM NaCl, and at drought levels with soil moistures higher than that related to 20 % FC (Field capacity), suggesting that P. corymbosa is a salt and drought-tolerant plant. Moreover, the parameters of shoot and root growth also showed that salinity and drought affected differently on the growth of shoot and root. Keywords: Drought-tolerant plant, medicinal plant, plant growth, Polycarpaea corymbosa, salt-tolerant plant. 1 University of Science and Education, The University of Danang * Email: tqdan@ued.udn.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh ngã nước trâu bò part 1
10 p | 105 | 16
-
Mối tương quan giữa mật độ vi khuẩn Vibrio spp. và độ mặn trong ao nuôi tôm
7 p | 120 | 10
-
Quản lý môi trường nuôi tôm mùa nóng
2 p | 77 | 9
-
Ảnh hưởng của sự ozon hóa lên chất lượng nước trong hệ thống nước biển tuần hoàn
2 p | 109 | 8
-
Hệ sinh thái nông nghiệp và vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang
21 p | 50 | 6
-
Nghiên cứu khả năng chống chịu mặn và ảnh hưởng của natri silicate đến sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua (Momordica charantia L.) và cây rau muống (Ipomoea aquatica)
4 p | 36 | 3
-
Ảnh hưởng của brassinolide trong hạn chế tác hại của mặn trên lúa ở điều kiện ngoài đồng tại tỉnh Bạc Liêu
5 p | 33 | 3
-
Ảnh hưởng của brassinolide trong hạn chế tác hại của mặn trên lúa trồng trong nhà lưới
7 p | 39 | 3
-
Tình hình sản xuất lúa Hè Thu và phản ứng của nông dân (gồm cả nam và nữ) đối với mặn hạn do biến đổi khí hậu tại Sóc Trăng và Trà Vinh
7 p | 10 | 3
-
Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và độ ẩm đến sinh trưởng, năng suất củ dền Bohan F1 (Beta vulgaris L.)
5 p | 5 | 2
-
Khảo sát ảnh hưởng của AIA lên sự sinh trưởng của giống lúa ST25 nuôi cấy in vitro trong môi trường nhiễm mặn
13 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn