intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của mật độ, cỡ giống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Meretrix Lyrata (Sowerby, 1851) tại Hải Phòng

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình nuôi thương phẩm, sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó mật độ và kích cỡ con giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của nghêu đạt giá trị cao nhất ở mật độ 80 con/m2 , sau đó giảm dần và đạt giá trị thấp nhất ở mật độ 200 con/m2 . Trong cùng mật độ nuôi thì nghêu có kích cỡ lớn (300 con/kg) tăng trưởng chậm hơn so với nghêu có kích cỡ nhỏ 400 con/kg.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của mật độ, cỡ giống lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Meretrix Lyrata (Sowerby, 1851) tại Hải Phòng

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br /> <br /> Số 3/2015<br /> <br /> KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, CỠ GIỐNG LÊN SINH TRƯỞNG<br /> VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)<br /> TẠI HẢI PHÒNG<br /> EFFECT OF DENSITY AND JUVENILES SIZE ON GROWTH, SURVIVAL RATE<br /> OF WHITE CLAM Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) IN HAI PHONG<br /> Ngô Xuân Ba1, Nguyễn Tấn Sỹ2<br /> Ngày nhận bài: 22/4/2015; Ngày phản biện thông qua: 21/5/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong quá trình nuôi thương phẩm, sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó mật<br /> độ và kích cỡ con giống là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng về chiều dài<br /> và khối lượng của nghêu đạt giá trị cao nhất ở mật độ 80 con/m2, sau đó giảm dần và đạt giá trị thấp nhất ở mật độ 200<br /> con/m2. Trong cùng mật độ nuôi thì nghêu có kích cỡ lớn (300 con/kg) tăng trưởng chậm hơn so với nghêu có kích cỡ nhỏ<br /> 400 con/kg.<br /> Tỷ lệ sống của nghêu đạt giá trị cao nhất là 91,9% khi nuôi ở mật độ 80 con/m2 và giảm dần theo sự tăng lên của mật<br /> độ nuôi (thấp nhất là 85,0% ở mật độ 200 con/m2). Từ các kết quả nghiên cứu trên, nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng và tỷ<br /> lệ sống tốt nhất của nghêu khi nuôi thương phẩm thì duy trì mật độ nuôi < 160 con/m2 ở cỡ 400 con/kg…<br /> Từ khóa: mật độ ương, sinh trưởng, tỷ lệ sống, nghêu Bến Tre<br /> <br /> ABSTRACT<br /> Growth rate and survival rate of white clam is affected by many factors, in which density and size were the most of<br /> important factors. The results showed that growth rate in length and weight of these clams reached a maximum value at<br /> density of 80 individuals/m2 and then declined to minimum value at density of 200 individuals/m2. At the same density, the<br /> bigger clams (300 individuals/kg) had lower of growth rate compare to smaller clams (400 individuals/kg).<br /> The survival rate of this species reached a maximum value of 91.9% at lowest density (80 individuals/m2) and then<br /> it gradually decreased to minimum value of 85.0% at highest density (200 individuals/m2). From these results, it could be<br /> suggested that the white clams should be growth-out culture at the density less than 160 individuals/m2 of 400 individuals/<br /> kg in size in order to optimize in growth and survival rate.<br /> Keywords: rearing densities, survival rate, white clam<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Nghêu trắng hay nghêu Bến Tre là loài động vật<br /> thân mềm hai mảnh vỏ có phân bố chính tại vùng<br /> bãi triều của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và<br /> là loài có giá trị dinh dưỡng cao (hàm lượng protein<br /> chiếm 56% khối lượng khô) [4]. Hiện nay, nghêu Bến<br /> Tre đã được di nhập ra nuôi ở các vùng triều cửa<br /> sông của các tỉnh miền Bắc… do kỹ thuật nuôi đơn<br /> giản, chu kỳ nuôi ngắn, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh<br /> tế cao [2]. Dựa vào tiềm năng sẵn có về diện tích<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> bãi triều và điều kiện môi trường thuận lợi, ngành<br /> thủy sản Hải Phòng đã chú trọng phát triển những<br /> vùng chuyên canh nuôi nghêu thương phẩm để<br /> cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Do<br /> đó, diện tích và sản lượng nghêu nuôi thương phẩm<br /> tại Hải Phòng liên tục tăng trong những năm gần<br /> đây, năm 2013 diện tích nuôi nghêu tại Hải Phòng là<br /> 524,5ha với sản lượng đạt hơn 3.200 tấn [6].<br /> Tuy nhiên, hiện nay phần lớn vùng nuôi nghêu<br /> không theo quy hoạch và người dân nuôi nghêu<br /> <br /> Ngô Xuân Ba: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2012 - Trường Đại học Nha Trang<br /> TS. Nguyễn Tấn Sỹ: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 79<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br /> chưa được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học về<br /> kỹ thuật nuôi, đặc biệt do tác động của biến đổi khí<br /> hậu làm cho điều kiện môi trường của các bãi nuôi<br /> thường xuyên biến động mạnh đã ảnh hưởng tiêu<br /> cực đến quá trình nuôi nghêu thương phẩm. Bên<br /> cạnh đó, do kích cỡ giống nhỏ, mật độ thả nuôi cao<br /> đã làm giảm tốc độ sinh trưởng và sức chống chịu<br /> của nghêu giống, dẫn tới hiện tượng nghêu chết<br /> hàng loạt thường xuyên xảy ra trong những năm<br /> gần đây. Do đó, sản lượng nghêu nuôi không ổn<br /> định và năng suất thấp.<br /> Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra mật độ nuôi và cỡ<br /> giống thả phù hợp là rất cần thiết, giúp tăng tốc độ<br /> sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu nuôi, hạn chế<br /> hiện tượng nghêu chết hàng loạt; Từ đó duy trì ổn<br /> định sản lượng và nâng cao hiệu quả nghêu nuôi<br /> thương phẩm, góp phần phát triển nghề nuôi theo<br /> hướng bền vững.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được triển khai tại vùng bãi triều<br /> thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng trong<br /> khoảng thời gian từ tháng 6/2013 đến tháng 1<br /> năm 2014.<br /> 2. Vật liệu nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là nghêu Meretrix lyrata<br /> (Sowerby, 1851) giai đoạn giống, kích cỡ 300 – 400<br /> con/kg được mua từ các trại sản xuất giống tại Nam<br /> Định. Thí nghiệm được tiến hành ngoài bãi triều,<br /> đơn vị thí nghiệm là các ô nuôi có diện tích 5m2,<br /> xung quanh cắm các cọc tre đường kính 4-5cm, vây<br /> bằng lưới cước (kích thước mắt lưới 2a = 2-3mm)<br /> quanh ô nuôi. Chiều cao của lưới 0,6m từ mặt đáy<br /> và được chôn sâu dưới đáy 0,5m.<br /> <br /> Số 3/2015<br /> (80, 120, 160 và 200 con/m2) với 2 cỡ giống (300 và<br /> 400 con/kg). Tương ứng với các nghiệm thức: NT1,<br /> NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8. Các nghiệm<br /> thức được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn và<br /> lặp lại 3 lần.<br /> Trong quá trình nuôi, thường xuyên vệ sinh và<br /> kiểm tra lưới quây để đảm bảo sự lưu thông của<br /> dòng chảy, loại bỏ địch hại và nghêu chết. Do sự lên<br /> xuống của thủy triều nên nghêu thường tập trung ở<br /> các góc của ô thí nghiệm, vì vậy phải thường xuyên<br /> sắp xếp lại để chúng phân bố đều trong bãi nuôi.<br /> 4. Phương pháp thu thập số liệu<br /> Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức thí<br /> nghiệm được xác định hàng ngày (ngày 2 lần: 7h và<br /> 14h) bằng các phương pháp sau: nhiệt độ đo bằng<br /> nhiệt kế bách phân, độ chính xác 0,5oC; độ mặn đo<br /> bằng khúc xạ kế, độ chính xác 0,5‰; hàm lượng<br /> oxy hoà tan (DO) bằng máy HANNA (HI 8314), độ<br /> chính xác 0,2 mg/L; pH đo bằng máy HANNA (HI<br /> 9142), độ chính xác 0,1 đơn vị.<br /> Mẫu nghêu được thu định kỳ 30 ngày/lần, số<br /> lượng 30 con/nghiệm thức để xác định chiều dài<br /> (mm), khối lượng (g), tỷ lệ sống (%) và tốc độ sinh<br /> trưởng theo các công thức sau:<br /> - Chiều dài của nghêu được xác định bằng<br /> thước Panme (Nhật Bản) độ chính xác 0,02mm.<br /> - Xác định khối lượng bằng cân điện tử Shinko<br /> (Nhật Bản) độ chính xác 0,02g.<br /> + Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài<br /> của nghêu (%/ngày)<br /> <br /> SGRL(%) =<br /> <br /> lnL1 - lnL2<br /> t2 - t1<br /> <br /> Trong đó: L2, L1 là chiều dài của nghêu tương<br /> ứng với thời gian t2, t1<br /> t1: là thời gian ban đầu; t2: thời gian sau thí<br /> nghiệm<br /> + Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng<br /> của nghêu (%/ngày)<br /> <br /> SGRW(%) =<br /> <br /> lnW1 - lnW2<br /> t2 - t1<br /> <br /> Trong đó: W2, W1 là khối lượng của nghêu<br /> tương ứng với thời gian t2, t1<br /> + Tỉ lệ sống của nghêu (%)<br /> Số nghêu thu hoạch<br /> Tỷ lệ sống (%) =<br /> Số nghêu giống thả ban đầu<br /> Hình 1. Nghêu Bến Tre (M. lyrata) giai đoạn giống<br /> cỡ 300 – 400 con/kg<br /> <br /> 3. Phương pháp bố trí thí nghiệm<br /> Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống<br /> được thiết kế theo kiểu 2 yếu tố, gồm có 4 mật độ<br /> <br /> 80 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> 5. Phương pháp xử lý số liệu<br /> Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsotf<br /> Excel 2007 và SPSS 16.0. Số liệu được trình bày<br /> dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) và được<br /> phân tích bằng phương pháp phân tích số liệu từ<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br /> <br /> Số 3/2015<br /> <br /> thiết kế đa yếu tố (Factorial design) với phần mềm<br /> SPSS 16.0 ở mức tin cậy p < 0,05.<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> 1. Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm<br /> Nghêu Bến Tre có nguồn gốc từ vùng đồng<br /> bằng sông Cửu Long, là vùng có nhiệt độ<br /> <br /> không khí cao, nền nhiệt ổn định nên khi được<br /> di nhập ra nuôi ở vùng biển Hải Phòng thì nhiệt<br /> độ là yếu tố sinh thái có ảnh hưởng nhất đến<br /> sinh trưởng và tỷ lệ sống của chúng. Kết quả<br /> theo dõi biến động của điều kiện môi trường<br /> trong quá trình thí nghiệm được thể hiện trong<br /> bảng 1.<br /> <br /> Bảng 1. Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm<br /> Tháng<br /> <br /> Nhiệt độ (toC)<br /> <br /> pH<br /> <br /> DO (mg/l)<br /> <br /> Độ mặn (‰)<br /> <br /> 7<br /> <br /> 30,0 - 32,0<br /> 30,8 ± 0,7<br /> <br /> 7,7 - 8,2<br /> 7,8 ± 0,1<br /> <br /> 5,2 - 6,6<br /> 5,8 ± 0,3<br /> <br /> 6,5 - 12,5<br /> 9,4 ± 1,6<br /> <br /> 8<br /> <br /> 30,0 - 34,5<br /> 31,9 ± 0,9<br /> <br /> 7,2 - 8,0<br /> 7,8 ± 0,2<br /> <br /> 5,6 - 6,7<br /> 6,2 ± 0,3<br /> <br /> 6,0 - 9,0<br /> 7,4 ± 0,8<br /> <br /> 9<br /> <br /> 27,0 - 29,5<br /> 28,7 ± 0,6<br /> <br /> 7,2 - 8,1<br /> 7,8 ± 0,2<br /> <br /> 5,7 - 6,5<br /> 6,1 ± 0,2<br /> <br /> 9,0 - 15,0<br /> 11,4 ± 1,4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 25,0 - 28,5<br /> 27,2 ± 0,8<br /> <br /> 7,8 - 8,2<br /> 7,9 ± 0,1<br /> <br /> 5,6 - 6,4<br /> 6,1 ± 0,2<br /> <br /> 11,0 - 17,0<br /> 14,5 ± 1,4<br /> <br /> 11<br /> <br /> 24,0 - 26,5<br /> 25,2 ± 0,5<br /> <br /> 7,8 - 8,3<br /> 7,9 ± 0,1<br /> <br /> 5,7 - 6,4<br /> 6,1 ± 0,2<br /> <br /> 12,5 - 18,5<br /> 15,9 ± 1,6<br /> <br /> 12<br /> <br /> 18,5 - 23,0<br /> 21,1 ± 1,3<br /> <br /> 7,8 - 8,3<br /> 7,9 ± 0,1<br /> <br /> 5,8 - 6,3<br /> 6,1 ± 0,2<br /> <br /> 14,5 - 22,0<br /> 18,2 ± 1,8<br /> <br /> Qua bảng 1 ta thấy, nhiệt độ nước vùng thí<br /> nghiệm dao động từ 18,5 - 34,5oC, đây là giới hạn<br /> nằm trong khoảng nhiệt độ sống của nghêu từ<br /> 13-40oC nhưng không phải là khoảng nhiệt độ tối ưu<br /> cho nghêu sinh trưởng và phát triển [5]. Trong thời<br /> gian nghiên cứu, nhiệt độ nước của các tháng mùa<br /> hè (tháng 7 đến tháng 10) cao hơn nhiều so với các<br /> tháng mùa đông (tháng 11, 12), khoảng chênh lệch<br /> lên đến gần 10oC. Điều này ảnh hưởng đáng kể tới<br /> tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu. Độ pH ở<br /> khu vực nghiên cứu dao động từ 7,19 - 8,26. So với<br /> các vùng cửa sông ven biển khác của Hải Phòng,<br /> khu vực nghiên cứu được đánh giá có độ pH thấp<br /> nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho nghêu<br /> phát triển.<br /> Vùng nghiên cứu là khu vực cửa sông ven<br /> biển nên độ mặn chịu ảnh hưởng rất lớn của nguồn<br /> nước ngọt vào mùa mưa (tháng 7 đến tháng 10) làm<br /> cho độ mặn giảm thấp (6‰), ngược lại trong các<br /> tháng mùa khô (tháng 11-12) độ mặn cao (22‰).<br /> Tuy nhiên, do thời gian ngọt hoá ngắn và nghêu<br /> có khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu để thích<br /> ứng với sự thay đổi độ mặn trong khoảng phù hợp<br /> nên vẫn đảm bảo cho nghêu sinh trưởng, phát triển<br /> bình thường. Hàm lượng ôxy hoà tan trong quá trình<br /> <br /> thí nghiệm dao động từ 5,20 - 6,72 mg/l, đây khoảng<br /> giao động thích hợp cho sinh trưởng và phát triển<br /> của động vật thân mềm nói chung và nghêu nói<br /> riêng [5].<br /> 2. Ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống lên sinh<br /> trưởng của nghêu<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ và cỡ<br /> giống có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng<br /> của nghêu (p0,05),<br /> mặc dù có sự tương đồng ở các nghiệm thức NT1<br /> và NT6 (0,0627 ± 0,0007 và 0,0628 ± 0,0005 mm/<br /> ngày); NT2 và NT7 (0,0599 ± 0,0006 và 0,0601 ±<br /> 0,0004 mm/ngày); NT3 và NT8 (0,0570 ± 0,0006 và<br /> 0,0568 ± 0,0004 mm/ngày).<br /> Tương tự, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối<br /> lượng của nghêu cũng cho thấy có sự sai khác có ý<br /> nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm, đạt<br /> giá trị cao nhất ở NT5 (0,0414 ± 0,0006 g/ngày) và<br /> thấp nhất ở NT4 (0,0314 ± 0,0005 g/ngày) (p0,05).<br /> 3. Ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống lên tỷ lệ<br /> sống của nghêu<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, kích cỡ và mật<br /> độ nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của nghêu thể<br /> hiện qua tỷ lệ sống của nghêu giảm dần khi mật độ<br /> nuôi và cỡ giống tăng (p0,05) giữa<br /> các NT2, NT3, NT4, NT5.<br /> Như vậy, để nghêu nuôi thương phẩm tại Hải<br /> Phòng sinh trưởng và phát triển tốt, có tỷ lệ sống<br /> cao thì nên thả nuôi với mật độ 120 con/m2 đối với<br /> nghêu giống cỡ 400 con/kg.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1. Kết luận<br /> Điều kiện môi trường vùng nuôi tại Hải Phòng<br /> phù hợp cho nghêu sinh trưởng và phát triển:<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản <br /> nhiệt độ nước dao động 21,1 – 31,9oC; pH 7,7 – 8,0;<br /> độ mặn 7,37 – 18,2 ‰ và hàm lượng ôxy hòa tan<br /> 5,8 – 6,2 mg/L.<br /> Tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài, khối lượng<br /> của nghêu giảm dần khi mật độ nuôi tăng và ở<br /> cùng mật độ nuôi thì nghêu có kích cỡ lớn (300<br /> con/kg) tăng trưởng chậm hơn nghêu có kích cỡ<br /> 400 con/kg.<br /> Tỷ lệ sống của nghêu đạt cao nhất là 91,9% khi<br /> nuôi ở mật độ 80 con/m2 và giảm dần (85,0%) ở mật<br /> độ 200 con/m2.<br /> <br /> Số 3/2015<br /> 2. Kiến nghị<br /> Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề nghị Sở<br /> Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến cáo<br /> người dân nuôi nghêu thương phẩm sử dụng nghêu giống cỡ 400 con/kg và mật độ nuôi 120 con/<br /> m2 để đảm bảo nghêu sinh trưởng nhanh và tỷ lệ<br /> sống cao.<br /> Cần nghiên cứu ảnh hưởng một số yếu tố môi<br /> trường như: hàm lượng muối dinh dưỡng, thành<br /> phần, sinh lượng sinh vật phù du và chất đáy lên<br /> sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> Tiếng Việt<br /> <br /> 1. <br /> <br /> Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết và Martin S Kumar (2009), Ảnh hưởng của mật độ nuôi thả đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng<br /> suất của 2 cỡ ngao giống (Meretrix lyrata) nuôi ở các vùng bãi triều và các lưu ý trong việc sản xuất giống ngao Spat, Báo<br /> cáo tham gia hội thảo “Better Aquaculture Practices”, Nha Trang, 7/2009.<br /> <br /> 2. <br /> <br /> Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Quang Hùng, Lê Anh Tuấn, 2014. Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ<br /> sống của nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) ương trong ao tại Thái Bình. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy<br /> sản, số 2/2014, 129-134.<br /> <br /> 3. <br /> <br /> Hồ Bá Nhàn, 2007. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sinh trưởng, năng suất của nghêu M.lyrata (Sowerby, 1851) ở<br /> Quỳnh Lưu, Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Vinh.<br /> <br /> 4. <br /> <br /> Trương Quốc Phú, 1998. Thành phần sinh hóa cùa thịt nghêu Meretrix lyrata (Sowerby,1851) vùng Gò Công Đông-Tiền<br /> Giang, Tập San Khoa học Công nghệ thủy sản, số 2/1998, 25-34.<br /> <br /> 5. <br /> <br /> Chu Chí Thiết, Kuma.S (2008). Tài liệu kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre. Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp<br /> nông thôn (CARD), Dự án 027/05 VIE.<br /> <br /> 6. <br /> <br /> Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, 2013. Báo cáo tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ ngao.<br /> <br /> <br /> <br /> Tiếng Anh<br /> <br /> 7. <br /> <br /> Yan, X., Zhang, G., Yang, F., 2006. Effects of diet, stocking density, and environmental factors on growth, survival, and<br /> metamorphosis of Manila clam Ruditapes philippinarum larvae. Aquaculture 253, 350-358.<br /> <br /> 8. <br /> <br /> Cigarrıa, J., Fernandez, J.M., 2000. Management of Manila clam beds I. Influence of seed size, type of substratum and<br /> protection on initial mortality. Aquaculture 182, 173- 182.<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 83<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2