Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất giống ngô lai NK7328 tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 3
download
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều triển vọng trong việc gia tăng diện tích trồng ngô lai trên nền đất lúa trong bối cảnh giá lúa lúa bấp bênh, nguồn ngô lai thương phẩm sản xuất trong nước không đủ cung cấp như hiện nay. Bài viết trình bày ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát triển của ngô lai NK7328.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất giống ngô lai NK7328 tại một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT GIỐNG NGÔ LAI NK7328 TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trương Vĩnh Hải1, Mai Bá Nghĩa1, Phan Toàn Nam1, Ngô Hồng Nguyên1, Vũ Quang Đại1 TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều triển vọng trong việc gia tăng diện tích trồng ngô lai trên nền đất lúa trong bối cảnh giá lúa lúa bấp bênh, nguồn ngô lai thương phẩm sản xuất trong nước không đủ cung cấp như hiện nay. Nghiên cứu mật độ gieo trồng phù hợp đối với giống ngô lai NK 7328 tại tỉnh Long An, Trà Vinh được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015. í nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD), 8 nghiệm thức với 3 lần lập lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện vụ Đông Xuân, mật độ trồng ngô lai có thể tăng dần lên đến 111,1 nghìn cây/ha với khoảng cách gieo 60 cm ˟ 30 cm, gieo 2 hạt/hốc vẫn đảm bảo được sinh trưởng, phát triển của cây. Ở các mật độ trồng dày hơn mật độ thông thường, thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn. Từ khóa: Ngô lai NK7328, mật độ, Đồng bằng sông Cửu Long I. ĐẶT VẤN ĐỀ Để khai thác tối đa tiềm năng năng suất của Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ giống, một trong những yếu tố cần quan tâm hàng cốc quan trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và đầu là khoảng cách và mật độ trồng thích hợp để lúa nước; sản lượng đứng thứ hai và năng suất cao thu được năng suất cao nhất. Vì vậy muốn phát huy nhất trong các cây ngũ cốc. Ở Việt Nam, ngô là cây hiệu quả tối đa của giống, cần tiến hành nghiên cứu lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây và đánh giá khả năng thích ứng với các điều kiện màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh trồng cũng như tiềm năng năng suất của giống mới thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ trước khi đưa ra khuyến cáo để người dân có cơ thống canh tác. Cây ngô là nguyên liệu chủ yếu để sở áp dụng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi và là cây trồng nhiều triển vọng trong việc gia tăng diện tích trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế ngô lai trên nền đất lúa trong bối cảnh giá lúa lúa khó khăn. Những năm gần đây, nhờ có các chính bấp bênh, nguồn ngô lai sản xuất trong nước không sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ kỹ đủ cung cấp như hiện nay. Trong khuôn khổ nghiên thuật, đặc biệt là về giống, cây ngô đã có những tăng cứu này, nhiều mật độ trồng với các khoảng cách trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng khác nhau được đưa ra thử nghiệm nhằm tìm ra mật (Cục Trồng trọt, 2013). độ và khoảng cách trồng tối ưu đối với giống ngô lai Cây ngô được canh tác ở một số tiểu vùng sinh NK7328 trong điều kiện của vùng Đồng bằng sông thái vùng bằng sông Cửu Long trên đất lúa, được Cửu Long. nông dân vùng này chấp nhận do hiệu quả mang II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU lại từ ngô lai có nhiều lợi thế cạnh tranh so với lúa và một số cây trồng khác. Tuy nhiên, việc trồng ngô 2.1. Vật liệu nghiên cứu vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất cao, - Giống ngô lai NK7328. giá ngô và năng suất thấp. Một trong những nguyên - Loại đất thí nghiệm: í nghiệm được thực hiện nhân làm cho chi phí sản xuất cao và năng suất thấp trên đất phù sa tại Trà Vinh và đất xám trên phù sa là trình độ canh tác ngô lai và kinh nghiệm sản xuất cổ tại Long An. là những hạn chế. Bên cạnh đó việc cơ giới hóa trong trồng ngô chưa cao, công lao động thủ công chiếm 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu tỉ lệ rất lớn cũng góp phần làm chi phí sản xuất cao. - Địa điểm: í nghiệm được tiến hành tại thị Kinh nghiệm trồng ngô của người dân ở vùng bằng trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và sông Cửu Long còn hạn chế, cây ngô được trồng với xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. mật độ và khoảng cách chưa thích hợp nên dẫn đến - ời gian: Vụ Đông Xuân 2014 - 2015. năng suất chưa cao (Hồ Cao Việt, 2015). 1 Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam 72
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 2.3. Công thức thí nghiệm Rạch hàng dọc theo một bên của hàng ngô, bón phân Bảng 1. Mô tả 08 công thức thí nghiệm sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết hợp xới xáo, về các khoảng cách trồng khác nhau làm cỏ và vun gốc. Bón thúc 2: 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 25-30 ngày sau gieo. Rạch hàng dọc theo Công Khoảng cách Mật độ trồng Ghi chú bên ngược lại so với lần bón thúc 1 của hàng ngô, thức (cm) (cây/ha) bón phân sau đó lấp đất lại. Việc bón phân cần kết 1 70 x 20 71.428 Đối chứng hợp xới xáo, làm cỏ và vun gốc. Bón thúc 3: 1/3 Urea 2 65 x 20 76.923 + 1/3 KCl giai đoạn 40-45 ngày sau gieo. Trộn đều 3 65 x 15 102.564 hai loại phân Urea và KCl và rãi vào giữa, dọc theo 4 65 x 30 102.564 2 hạt/hốc hai hàng ngô. Chú ý tưới đủ ẩm trước khi bón phân. 5 60 x 20 83.333 - Các kỹ thuật khác: 6 60 x 25 66.666 Ruộng ngô thí nghiệm được làm cỏ bằng tay, phòng trừ sâu bệnh và tưới nước định kỳ theo tập 7 60 x 30 111.111 2 hạt/hốc quán canh tác của người dân. Giai đoạn 38 ngày sau 8 60 x 18 92.592 khi gieo, xử lý thuốc trừ nấm Amistatop 1 lần với liệu lượng 1 lít/ha. 2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2.6. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi í nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) với 8 công thức và 3 lần lặp lại, Mỗi lô có 8 hàng, lấy chỉ tiêu trên 4 hàng ở giữa tổng cộng có 24 ô thí nghiệm. Mỗi ô gieo 08 hàng nghiệm thức, loại bỏ mỗi bên 2 hàng bìa. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi tuân thủ theo Quy chuẩn với chiều dài mỗi hàng 10m theo Gomez and Gomez Quốc gia QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT về khảo năm1984. nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô. 2.5. Các kỹ thuật áp dụng 2.7. Phương pháp phân tích thống kê - Phân bón: Xử lý thống kê bằng phân tích phương sai Liều lượng phân bón: 180 kg N - 92 Kg P2O5 - 72 (ANOVA) các số liệu thu thập theo phần mềm kg K2O/ha (tương đương 316 kg Urê - 200 kg DAP - Microso MSTATC. Dùng kiểm định Duncan để 120 kg Kali clorua). đánh giá sự khác biệt giữa các số liệu trung bình. Kỹ thuật bón phân: Bón lót toàn bộ DAP lúc gieo hạt, bón theo hàng, ở giữa hai hốc gieo. Bón thúc 1: III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1/3 Urea + 1/3 KCl giai đoạn 10-15 ngày sau gieo. 3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng phát Chú ý trộn đều hai loại phân Urea và KCl để bón. triển của ngô lai NK7328 Bảng 2. ời gian sinh trưởng và chiều cao cây của giống ngô lai NK 7328 trong vụ Đông Xuân 2014-2015 tại Long An và Trà Vinh ở các mật độ trồng Long An Trà Vinh Mật độ Khoảng Cao đóng Cao (nghìn cách TGST TGPR Cao cây TGST TGPR Cao cây cây/ha) (cm) bắp đóng trái (ngày) (ngày) (cm) (ngày) (ngày) (cm) (cm) (cm) 71,4 (ĐC) 70 x 20 102 55 200,3 b 112,0 b 104 57 206,7 bc 119,0 bc 76,9 65 x 20 101 55 204,0 b 120,3 ab 104 56 212,0 bc 117,0 c 102,6 65 x 15 103 56 215,0 ab 117,0 ab 105 58 223,0 ab 128,3 abc 102,6 65 x 30 103 56 213,7 ab 124,3 ab 104 57 221,0 ab 123,7 bc 83,3 60 x 20 101 55 204,0 b 120,3 ab 104 56 208,0 bc 121,7 bc 66,7 60 x 25 102 56 201,7 b 118,3 ab 105 57 201,0 c 130,3 ab 111,1 60 x 30 103 56 221,3 a 129,0 a 105 58 229,3 a 137,0 a 92,6 60 x 18 102 56 211,3 ab 121,0 ab 103 57 220,0 ab 124,3 bc LSD .05 13,64 12,4 15,15 11,1 CV % 3,73 5,6 4,02 5,28 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột được theo sau bởi cùng một chữ cái thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P< 0,05. 73
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 a) ời gian sinh trưởng và thời gian phun râu trồng 60 ˟ 30 (2 hạt/hốc) và có khác biệt so với các Trong điều kiện của vụ Đông Xuân, thời gian công thức trồng ở mật độ thấp hơn ngoại trừ công sinh trưởng (TGST) của giống ngô lai NK 7328 kéo thức gieo với khoảng cách 65 cm ˟ 30 cm, gieo 2 dài hơn so với các vụ khác trong năm ở tất cả các hạt/hốc, công thức 60 cm ˟ 25cm, gieo 1 hạt/hốc và công thức thí nghiệm. Tại Long An, TGST của giống công thức 60 cm ˟ 18 cm. Trong khi đó, chiều cao ngô lai NK 7328 từ 101-103 ngày, thời gian phun râu cây thấp nhất được ghi nhận ở công thức trồng 71,4 từ 55-56 ngày. Tại Trà Vinh, TGST của giống ngô nghìn cây/ha, với khoảng cách 60 cm ˟ 25 cm, tuy lai NK 7328 từ 103-105 ngày, thời gian phun râu từ nhiên, không khác biệt có ý nghĩa so với công thức 56-58 ngày (Bảng 2). Nhìn chung, TGST và thời gian đối chứng ở mật độ 7,14 nghìn cây/ha với khoảng phun râu của giống ngô lai NK 7328 giữa các mật độ cách trồng 70 cm ˟ 20 cm (1 hạt/hốc) và cũng không trồng xấp xỉ nhau. Ở khía cạnh địa điểm nghiên cứu, khác biệt so với các công thức trồng dày hơn (76,9 TGST và thời gian phun râu của giống ngô lai NK cây/ha; 83,3 nghìn cây/ha và 92,6 nghìn cây/ha). Tại 7328 ở Trà Vinh có xu hướng dài hơn so với điểm Trà Vinh, có sự thay đổi đáng kể về chiều cao cây Long An. Điều này có thể do nhiệt độ trong vụ Đông giữa các công thức. Chiều cao cây của các công thức Xuân ở Trà Vinh thấp hơn so với nhiệt độ tại Long trồng thay đổi từ 201 cm đến 229,3 cm. Công thức An và đặc điểm thổ nhưỡng của hai vùng cũng khác trồng ở mật độ 111,1 nghìn cây/ha, với khoảng cách xa nhau. trồng 60 cm ˟ 30 cm (2 hạt/hốc) có chiều cao cây cao b) Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp là đặc tính thức trồng ở mật độ thấp hơn (các công thức trồng quan trọng được quan tâm trong nghiên cứu về giống ở mật độ 71,4 nghìn cây/ha; 76,9 nghìn cây/ha; 83,3 và kỹ thuật canh tác. Các chỉ tiêu này ảnh hưởng bởi nghìn cây/ha và 66,7 nghìn cây/ha). Tuy nhiên, chiều đặc tính của giống và các yếu tố môi trường. cao cây của các công thức trồng dày không khác biệt Kết quả số liệu ở bảng 2 cho thấy rằng, mật độ có ý nghĩa thống kê. trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều cao cây Kết quả theo dõi chiều cao đóng bắp cũng cho ngô. Tại Long An, chiều cao cây được ghi nhận cao thấy không có biến động nhiều, phụ thuộc chủ yếu nhất ở mật độ 111,1 nghìn cây/ha, với khoảng cách vào chiều cao cây trong từng mật độ trồng. Bảng 3. Tỷ lệ hạt/bắp và năng suất của giống ngô lai NK 7328 trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại Long An và Trà Vinh ở các mật độ trồng Long An Trà Vinh Công thức (ngàn cây/ha) Khoảng cách Tỷ lệ hạt/bắp Năng suất Tỷ lệ hạt/bắp Năng suất (cm) (%) (tấn/ha) (%) (tấn/ha) 71,4 (ĐC) 70 ˟ 20 76,55 7,632 b 77,29 8,326 b 76,9 65 ˟ 20 77,91 7,997 b 76,98 8,354 b 102,6 65 ˟ 15 76,34 8,417 ab 76,78 8,555 b 102,6 65 ˟ 30 76,64 8,966 a 76,63 9,286 ab 83,3 60 ˟ 20 76,50 7,943 b 77,28 8,864 b 66,7 60 ˟ 25 76,71 7,558 b 77,18 8,295 b 111,1 60 ˟ 30 77,02 9,076 a 77,87 9,966 a 92,6 60 ˟ 18 75,86 7,941 b 77,33 8,656 b LSD.05 NS 0,898 NS 0,940 CV % 1,35 6,27 4,04 6,11 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột được theo sau bởi cùng một chữ cái thì không khác biệt có ý nghĩa ở mức P< 0,05; NS: khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hạt/trái của giống ngô lai NK 7328 ở các yếu tố này chủ yếu do đặc tính giống quyết định, mật độ trồng khác nhau hầu như không biến động các tác động bên ngoài như mật độ trồng không ở cả hai điểm thí nghiệm. Điều này cho thấy rằng, làm ảnh hưởng. 74
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 Về năng suất, kết quả ở bảng 3 cho thấy, tại Long thức trồng với mật độ 111,1 nghìn cây/ha ở khoảng An, cả ba công thức trồng dày trên 100 nghìn cây/ha cách 65 cm ˟ 30 cm gieo hai hạt/hốc có năng suất đạt năng suất cao hơn các công thức còn lại (8,417 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các công thức tấn/ha - 9,076 tấn/ha), khác biệt có ý nghĩa thống kê còn lại. Trong điều kiện vụ Đông Xuân trên nền đất với các công thức trồng thưa hơn, bao gồm cả công phù sa vùng đồng bằng sông Cửu Long, khi trồng thức đối chứng. Tuy nhiên, năng suất của công thức với mật độ trên 100 nghìn cây/ha thì khoảng cách trồng ở khoảng cách 65 cm ˟ 15 cm khác biệt không giữa hai hốc có ảnh hưởng đến năng suất. Số liệu có ý nghĩa với công thức đối chứng. Năng suất của ở bảng 3 cũng cho thấy rằng, việc giảm các khoảng các công thức trồng với mật độ dưới 100 nghìn cây/ cách hàng so với công thức đối chứng, năng suất ngô ha không khác biệt có ý nghĩa khi so sánh với nhau. ở các công thức có xu hướng gia tăng. Kết quả này Như vậy, khi trồng với mật độ trên 100 nghìn cây/ tương tự với kết luận trước đây của Phan Xuân Hào ha trong điều kiện vụ Đông Xuân ở vùng Đồng bằng năm 2007; Trương Vĩnh Hải năm 2013. Mặt khác, sông Cửu Long, khoảng cách gieo giữa hai hốc có trong điều kiện vụ Đông Xuân, với khoảng cách ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Cùng mật độ 102,6 hàng là 70 cm không phát huy được lợi thế so với nghìn cây/ha nhưng gieo với khoảng cách 65 ˟ 30 các công thức trồng với khoảng cách hàng hẹp hơn, đồng thời kết quả cũng cho thấy, mật độ 102,6 nghìn (gieo 2 cây/hốc), năng suất có xu hướng tăng hơn so cây/ha với khoảng cách gieo giữa hai hốc quá hẹp với trồng ở khoảng cách 65 ˟ 15 (gieo 1 cây/1 hốc). (15 cm) không phát huy ưu thế về trồng dày để cho Kết quả trên cho thấy rằng, ở khoảng cách hàng khá năng suất cao hơn so với công thức trồng với mật độ hẹp (65 cm), việc giảm khoảng cách giữa hai hốc sẽ 76,9 nghìn cây/ha cũng như đối chứng. ảnh hưởng đến năng suất. Tại Trà Vinh, hai công thức trồng với mật độ 102,6 nghìn cây/ha ở khoảng 3.2. Hiệu quả kinh tế cách 65 cm ˟ 30 cm gieo hai hạt/hốc và 111,1 nghìn Chênh lệch: Chênh lệch về giá trị tổng thu so với cây/ha ở khoảng cách 65 cm ˟ 30 cm gieo hai hạt/ công thức đối chứng (71.428 cây/ha) sau khi đã trừ hốc đạt năng suất cao nhất. Tuy nhiên, chỉ có công chi phí về việc tăng hay giảm lượng giống gieo. Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các mật độ trồng đối với giống ngô lai NK 7328 vụ Đông Xuân 2014-2015 tại tỉnh Long An và Trà Vinh Năng suất Năng suất Mật độ Chi phí giống Ẩm độ Tổng thu Chênh lệch hạt tươi khô 14% (ngàn cây/ha) (đồng) (%) (đồng) (đ/ha) (Kg/ha) (Kg/ha) Long An 71,428 (ĐC) 1.897.500 31,8 9.624 7.632 36.571.200 - 76,923 2.047.000 31,3 10.008 7.997 38.030.400 1.309.700 102,564 2.725.500 31,3 10.534 8.417 40.029.200 2.630.000 102,564 2.725.500 32,1 11.363 8.966 43.179.400 5.780.200 83,333 2.219.500 31,2 9.928 7.943 37.726.400 833.200 66,666 1.771.000 31,3 9.435 7.558 35.853.000 -591.700 111,111 3.300.500 31,4 11.387 9.076 43.270.600 5.296.400 92,592 2.461.000 32,2 10.077 7.941 38.292.600 1.157.900 Trà Vinh 71,428 (ĐC) 1.897.500 30,3 10.279 8.326 39.060.200 - 76,923 2.047.000 32,0 10.561 8.354 40.131.800 922.100 102,564 2.725.500 31,1 10.680 8.555 40.584.000 695.800 102,564 2.725.500 32,3 11.799 9.286 44.836.200 4.948.000 83,333 2.219.500 31,1 11.066 8.864 42.050.800 2.668.600 66,666 1.771.000 31,6 10.433 8.295 39.645.400 711.700 111,111 3.300.500 31,3 12.473 9.966 47.397.400 6.934.200 92,592 2.461.000 31,6 10.888 8.656 41.374.400 1.750.700 Ghi chú: Năng suất hạt tươi là năng suất hạt ở ẩm độ thực tế lúc thu hoạch. Giá hạt bắp giống: 115.000 đồng/kg; Giá bán: 3.800 đồng/kg hạt bắp tươi. 75
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 Hiệu quả kinh tế được tính toán dựa trên cơ sở 4.2. Kiến nghị thay đổi về chi phí hạt giống, các chi phí khác được Áp dụng việc tăng mật độ trồng trong nghiên cứu xem như nhau. Kết quả ở bảng 4 cho thấy, tại Long này cho một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long An, các mật độ trồng dày hơn so với mật độ thông có điều kiện tương tự trong vụ Đông Xuân. thường đều đem lại hiệu quả cao hơn. Trung bình Trong điều kiện vụ Đông Xuân ở vùng Đồng bằng trên mỗi hec ta, khi trồng dày hơn thông thường, sẽ thu tăng thêm từ 833.200 đồng đến 5.780.200 đồng sông Cửu Long, ngô có thể trồng dày với khoảng tùy thuộc vào mật độ. Khi trồng ở mật độ 66,7 nghìn cách giữa hai hàng ngô là 60-65 cm; khoảng cách cây/ha với khoảng cách gieo 60 cm ˟ 25 cm, gieo 1 giữa hai hốc là 25 - 30 cm, gieo 2 hạt/hốc. hạt/hốc, hiệu quả kinh tế sẽ thấp hơn so với mật độ Cần bố trí thí nghiệm này trên những vùng có trồng thông thường. Tại Trà Vinh, tất cả các mật độ điều kiện thổ nhưỡng khác nhau và nhiều mùa vụ trồng với các khoảng cách gieo tương ứng đều có khác trong năm để có kết quả đầy đủ và có cơ sở để hiệu quả kinh tế tăng hơn so với mật độ, khoảng kết luận chính xác hơn về mật độ và khoảng cách cách gieo thông thường, đạt từ 711.700 đồng/ha đến trồng thích hợp đối với giống NK7328. 6.934.200 đồng/ha. TÀI LIỆU THAM KHẢO IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cục trồng trọt, 2013. ực trạng sản xuất và định 4.1. Kết luận hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém Trong điều kiện vụ Đông Xuân ở vùng đồng bằng hiệu quả tại các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo chuyển đổi cơ cấu cây trồng sông Cửu Long, mật độ trồng ngô lai có thể tăng dần trên đất lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đồng lên đến 111,1 nghìn cây/ha với khoảng cách gieo 60 áp, 2013. cm x 30 cm, gieo 2 hạt/hốc vẫn đảm bảo được sinh trưởng, phát triển của cây. Cục Trồng trọt, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống Khi tăng mật độ trồng, chiều cao cây, chiều cao ngô QCVN 01-56:2011/BNNPTNT, 2011. đóng bắp có xu thế tăng theo. Trương Vĩnh Hải, 2013. Nghiên cứu giống ngô lai chịu ời gian sinh trưởng, tỷ lệ hạt/trái và ẩm độ hạt hạn, ngắn ngày và biện pháp canh tác cho một số tỉnh lúc thu hoạch hầu như ít bị ảnh hưởng bởi các mật phía Nam. Luận án tiến sỹ. Viện Khoa học Nông độ trồng khác nhau nghiệp Việt Nam. Trong vụ Đông Xuân, năng suất ngô ở các mật độ Phan Xuân Hào, 2007. Vấn đề mật độ và khoảng cách trồng dày, từ 76.923 cây/ha đến 111.111 cây/ha đều trồng ngô. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số (5), cao hơn so mật độ trồng thông thường, trong đó NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr.7-15 mật độ trồng 111.111 cây/ha, với khoảng cách gieo Gomez and Gomez, 1984. Statistical procedures for 60 cm x 30 cm, gieo 2 hạt/hốc đạt cao nhất. agricultural research. Ở các mật độ trồng dày hơn mật độ thông thường, Hồ Cao Việt, 2015. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: sản thu nhập tăng thêm do tăng năng suất cao hơn chi xuất bắp lai trên đất lúa kém hiệu quả ở đồng bằng phí tăng thêm do tăng lượng giống gieo trong vụ sông cửu long. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, số (8), Đông Xuân. trang 70-77, 2015. E ect of planting density on growth and yield of hybrid maize NK7328 in Mekong delta Truong Vinh Hai, Mai Ba Nghia, Phan Toan Nam, Ngo Hong Nguyen, Vu Quang Dai Abstract Great potential of hybrid maize production could be considered in Mekong Delta, particularly in rice-based cropping system with low economical e ciency under uctuated rice price in market and lack of domestic maize products for current demand. Planting density experiments for hybrid maize NK 7328 were carried out in Winter Spring season of 2014-2015 in Long An, Tra Vinh. Experiment was designed in RCBD with 8 treatments and three replications. e result indicated that hybrid maize planting density in Winter Spring season could increase at 111.1 thousand plants/ha with spacing of 60 cm ˟ 30 cm, two seeds per hole to ensure maize growth and development smoothly. e yield was higher when planting at density of 76,000 - 111,000 plants/ha in comparison with farmer practice density of 71,428 plants/ha. Key words: Hybrid maize NK7328, density, Mekong Delta Ngày nhận bài: 4/12/2016 Ngày phản biện: 18/12/2016 Người phản biện: TS. Vương Huy Minh Ngày duyệt đăng: 23/12/2016 76
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(73)/2016 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG XỬ LÝ PHỐT PHO TRONG NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI SAU BIOGAS Đinh Quang Hiếu1, Lương Hữu ành1, Vũ úy Nga1 TÓM TẮT Từ các mẫu nước thải thu thập được, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được 8 chủng vi sinh vật có khả năng tích lũy phốt pho nội bào. Hai chủng N2 và N3 cho thấy hiệu quả tích lũy phốt pho cao. Kết quả giải trình tự đoạn 16S rDNA của chủng N2 và N3 cho thấy rằng chủng N2 tương đồng 99% (1397/1401 bp) với đoạn 16S rDNA của Pseudomonas aeruginosa và chủng N3 tương đồng 100% (1310/1310) với đoạn 16S rDNA của Bacillus licheniformis. Chủng N2 thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 2 và chủng N3 thuộc nhóm an toàn sinh học cấp 1 đảm bảo an toàn sinh học khi phóng thích ra ngoài môi trường. Từ khóa: Vi sinh vật tích lũy phốt pho, nước thải chăn nuôi sau biogas, Bacillus licheniformis, Pseudomonas aeruginosa I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.2.2. Xác định nồng độ P trong môi trường Công nghệ biogas là giải pháp thích hợp để xử lý Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat phế thải chăn nuôi do có khả năng xử lý phế thải có (TCVN 6202 - 2008) nồng độ các chất gây ô nhiễm cao và tạo năng lượng 2.2.3. Phương pháp phân lập và tuyển chọn vi sạch. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu điều tra thực khuẩn tích lũy P (Bao et al., 2007) tế cho thấy chất lượng nước thải sau biogas chưa Vi sinh vật có khả năng tích lũy phốt pho được đủ tiêu chuẩn để xả thải theo Quy chuẩn Việt Nam phân lập trên môi trường khoáng acetate. Các chủng (QCVN 40/2011-BTNMT), hơn nữa hiệu quả xử lý phân lập được khảo sát khả năng hấp thụ P trên môi phốt pho (P) theo phương pháp xử lý kị khí thường trường tuyển chọn. ông qua sự giảm nồng độ P không cao. Do vậy, hàm lượng P trong nước thải sau trong môi trường xác định khả năng tích lũy P của biogas vẫn cao hơn hàng chục lần cho phép. Mặc dù chủng vi sinh vật. phốt pho không phải là chất độc, nhưng nếu hàm 2.2.4. Xác định khả năng tích lũy P trong sinh khối lượng phốt pho trong nước thải vượt quá giới hạn tế bào cho phép dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái thủy sinh. Trong bài báo này nhóm P cố định trong tế bào (mg/tế bào) = [P trong môi nghiên cứu trình bày những kết quả đạt được trong trường ban đầu (mg/l) – P sau nuôi cấy (mg/l)]/ [mật nghiên cứu và ứng dụng vi sinh vật để xử lý P trong độ tế bào (cfu/ml) ˟ 1000]. nước thải chăn nuôi sau biogas. 2.2.5. Phương pháp định danh, xác định an toàn sinh học của vi sinh vật II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tách DNA vi khuẩn theo phương pháp Sambrook 2.1. Vật liệu nghiên cứu (1989) cải tiến. Khuếch đại vùng 16S của vi khuẩn - Mẫu nước thải chăn nuôi sau biogas được thu bằng phương pháp PCR sử dụng hai mồi 27F và 1492R (Innis và cs., 1990). Sản phẩm PCR được gửi thập tại các hộ chăn nuôi lợn ở Hà Nội, Bắc Ninh, đi giải trình tự tại công ty Macrogen, Hàn Quốc. Vĩnh Phúc. Kết quả giải trình tự gen được phân tích so sánh 2.2. Phương pháp nghiên cứu với trình tự 16S rDNA của các loài có liên quan đã được công bố trên Database Genbank sử dụng phần 2.2.1. Xác định mật độ vi sinh vật (theo phương mềm BLAST. Việc so sánh sự tương đồng với các pháp Koch) trình tự liên quan được thực hiện bằng phần mềm Mật độ vi sinh vật được xác định dựa trên Clustal_X phiên bản 1.8. Cây phân loại được dựng phương pháp nuôi cấy trên môi trường thạch đĩa, theo phương pháp neighbor-joining sử dụng phần tính số lượng vi sinh vật trên mililit hoặc trên gam mềm MEGA 6. Độ an toàn sinh học của chủng vi mẫu thông qua số khuẩn lạc phát triển trong các đĩa sinh vật tuyển chọn được tham chiếu theo các tổ môi trường. chức y tế uy tín như Tổ chức Y tế ế giới, Viện Y tế 1 Bộ môn Sinh học môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp 77
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của mật độ và thời gian thu hoạch đến sinh trưởng và năng suất tinh dầu Bạc Hà (Mentha piperita L.)
0 p | 115 | 13
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại Thanh Trì – Hà Nội
8 p | 107 | 5
-
Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và sinh trưởng keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế
6 p | 16 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa Hương Thanh 8 trồng tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
9 p | 89 | 4
-
Ảnh hưởng của mật độ thả giống đến năng suất sinh khối Artemia franciscana nuôi trong ao đất tại Cam Ranh
5 p | 89 | 4
-
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và số dảnh cấy đến năng suất giống lúa Japonica ĐS3 trong phương thức canh tác hàng rộng - hàng hẹp vụ Xuân 2018 tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
10 p | 76 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017 tại Thái Nguyên
6 p | 91 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các giống tràm (Melaleuca) ở Thạnh Hóa - Long An
11 p | 57 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và liều lượng phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chanh leo Đài Nông 1 tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
8 p | 66 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà gai leo tại huyện Con Cuông
8 p | 55 | 3
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng, cường độ tỉa thưa đến tuổi khai thác nhằm cung cấp gỗ lớn đối với rừng Tràm lá dài tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
10 p | 10 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng hấp thu đạm, lân của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)
9 p | 95 | 2
-
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và số dảnh cấy đến năng suất giống lúa Japonica ĐS3 trong phương thức canh tác hàng rộng - hàng hiệp vụ Xuân 2018 tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
10 p | 51 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của thỏ New Zeala
9 p | 73 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ và thức ăn trong ương cá chành dục (channa gachua hamilton, 1822) giai đoạn cá bột
6 p | 62 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và mức phân bón đến sinh trưởng, năng suất giống khoai tây KT4 tại Thanh Trì, Hà Nội
9 p | 56 | 2
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Keo, Bạch đàn trên bờ bao tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang
14 p | 8 | 1
-
Ảnh hưởng của mật độ trồng và cường độ chăm sóc đến sinh trưởng và năng suất rừng Tràm lá dài trồng trên đất phèn tại Thạnh Hóa - Long An
11 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn