Lê Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/1): 21 - 26<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,<br />
PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG DƯA CHUỘT LAI GL1- 2 VỤ XUÂN HÈ<br />
NĂM 2017 TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Lê Thị Thu1, Phạm Thị Mỹ Linh2, Trần Thị Minh Hằng3, Đỗ Xuân Trường4<br />
1<br />
<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên , 2Viện nghiên cứu Rau quả Trung ương,<br />
3<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 4Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột lai GL1-2<br />
tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 4 công thức với các mật độ trồng là 4 vạn cây/ha, 3 vạn cây/ha,<br />
2,3 vạn cây/ha và 2 vạn cây/ha, được tiến hành trên nền phân bón chung. Kết quả thí nghiệm cho<br />
thấy mật độ ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng, năng suất giống dưa chuột lai GL1-2. Giống sinh<br />
trưởng và phát triển tốt nhất ở mật độ 3 vạn cây/ha. Công thức được trồng với mật độ 2 vạn cây/ha<br />
cho năng suất 35,74 tấn/ha và hiệu quả kinh tế thấp nhất 72.224 nghìn đồng. Mật độ trồng 3 vạn<br />
cây/ha cho năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất 49,08 tấn/ha và 127.412 nghìn đồng/ha.<br />
Từ khóa: Dưa chuột lai, mật độ trồng, Thái Nguyên, trung du miền núi phía Bắc, GL1-2<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Các giống dưa chuột lai F1 sử dụng trong nước<br />
chủ yếu là các giống của nước ngoài với giá<br />
thành cao và không chủ động được nguồn giống.<br />
Giống dưa chuột lai F1 chọn tạo trong nước<br />
đã thu được những bước tiến đáng kể. Tuy<br />
nhiên, các giống dưa chuột mới đều cần phải<br />
nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh<br />
tác phù hợp với từng vùng sản xuất nhằm<br />
khai thác có hiệu quả tiềm năng sinh học của<br />
giống mới [3], [5]. Nghiên cứu thực hiện<br />
nhằm xác định được mật độ trồng thích hợp<br />
nhất đối với giống dưa chuột lai GL1-2 tại<br />
Thái Nguyên, góp phần nâng cao được năng<br />
suất và hiệu quả kinh tế của trồng dưa chuột.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu<br />
Thí nghiệm được tiến hành trên giống dưa<br />
chuột lai F1 GL1-2 do Viện nghiên cứu Rau<br />
quả chọn tạo.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ xuân hè<br />
năm 2017 tại Thành phố Thái Nguyên.<br />
Thí nghiệm được thiết kế theo khối ngẫu<br />
*<br />
<br />
Tel: 0917 561364; Email: thucdkttn@gmail.com<br />
<br />
nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức<br />
và 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 7,2<br />
m2 [2], [5]. Các công thức thí nghiệm cụ thể<br />
như sau:<br />
Công thức 1: 70 cm x 30 cm (4,0 vạn cây/ha)<br />
Công thức 2: 70 cm x 40 cm (3,0 vạn cây/ha)<br />
Công thức 3: 70 cm x 50 cm (2,4 vạn cây/ha)<br />
Công thức 4: 70 cm x 60 cm (2,0 vạn cây/ha)<br />
Áp dụng biện pháp trồng và chăm sóc cây<br />
dưa chuột của Viện Nghiên cứu Rau quả<br />
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo<br />
dõi và lấy số liệu ở 10 cây/ô, lấy mẫu theo<br />
phương pháp đường chéo.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi gồm: Thời gian qua các<br />
giai đoạn sinh trưởng (ngày); các chỉ tiêu về<br />
sinh trưởng, phát triển: Chiều dài thân chính<br />
(cm), số lá trên thân chính (lá), số hoa đực,<br />
hoa cái trên cây (hoa/cây), tỷ lệ hoa cái/hoa<br />
đực (%), tỷ lệ đậu quả (%) [1], [5];<br />
Các chỉ tiêu về tình hình sâu, bệnh hại được áp<br />
dụng theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia ban<br />
hành số QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT [4].<br />
Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại.<br />
Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại.<br />
Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại.<br />
Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại.<br />
Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.<br />
21<br />
<br />
Lê Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng<br />
cách tính % số cây bị hại:<br />
Số cây bị hại/ô<br />
Tỷ lệ bệnh = ----------------------- x100 (%)<br />
Tổng số cây/ô<br />
Đặc điểm cấu trúc quả dưa chuột lai: Chiều<br />
dài quả (cm), đường kính quả (cm), độ dày<br />
thịt quả (cm); yếu tố cấu thành năng suất và<br />
năng suất dưa chuột: Số quả trung bình trên<br />
cây (quả), khối lượng trung bình quả (gram),<br />
năng suất thực thu (tấn/ha).<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu thí nghiệm được xử lý bằng chương<br />
trình Excel 2010 và CROPSTAT 5.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian<br />
qua các giai đoạn sinh trưởng chính của<br />
giống GL1-2 vụ xuân hè 2017<br />
Qua theo dõi thời gian sinh trưởng của các<br />
giai đoạn sinh trưởng khác nhau của giống<br />
dưa chuột lai GL1-2 vụ xuân hè năm 2017<br />
của các công thức thí nghiệm thu được kết<br />
quả được thể hiện qua bảng 1.<br />
Qua kết quả theo dõi cho thấy, thời gian xuất<br />
hiện hoa cái đầu tiên của các công thức thí<br />
nghiệm đều từ 30 ngày sau gieo đến 31 ngày<br />
sau gieo. Thời gian thu quả đầu tiên từ 6 đến<br />
7 ngày sau khi cây ra hoa cái đầu tiên.<br />
<br />
188(12/1): 21 - 26<br />
<br />
Tổng thời gian sinh trưởng của cây từ 75,33 –<br />
79,67 ngày. Thời gian cho thu quả dao động<br />
từ 38,67 – 42,67 ngày. Trong đó công thức 4<br />
với mật độ trồng 2 vạn cây/ha có thời gian<br />
cho thu quả đạt dài nhất, dài hơn các công<br />
thức còn lại từ 2 đến 4 ngày.<br />
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng<br />
sinh trưởng của cây<br />
Khả năng sinh trưởng của cây là yếu tố chịu<br />
nhiều ảnh hưởng bởi mật độ trồng. Qua theo<br />
dõi ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh<br />
trưởng của giống dưa chuột lai GL1-2, kết<br />
quả thu được ở bảng 2.<br />
Qua số liệu cho thấy, khả năng ra lá của cây<br />
đạt từ 22,77 lá đến 23,75 lá trên cây, đây là<br />
chỉ tiêu sinh trưởng nhưng không bị ảnh<br />
hưởng bởi mật độ trồng. Mật độ trồng khác<br />
nhau đã ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây<br />
và số nhánh trên cây.<br />
Mật độ 4 vạn cây/ha cho cây có chiều cao<br />
thân chính lớn nhất là 209,00 cm. Mật độ<br />
trồng càng thưa chiều cao thân chính càng<br />
giảm, chiều cao đạt thấp nhất là 175,26 cm ở<br />
công thức 4 (2 vạn cây/ha).<br />
Số nhánh cũng chịu ảnh hưởng bởi mật độ<br />
trồng, khoảng cách trồng càng lớn thì khả<br />
năng ra nhánh của cây càng mạnh.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của<br />
giống dưa chuột GL1-2 vụ xuân hè 2017<br />
Công thức<br />
<br />
Mật độ<br />
(vạn<br />
cây)<br />
<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
<br />
4,0<br />
3,0<br />
2,4<br />
2,0<br />
<br />
Thời gian từ gieo đến… (ngày)<br />
Ra lá<br />
Xuất hiện<br />
Thu quả<br />
Kết thúc<br />
thật đầu<br />
hoa cái<br />
đầu<br />
thu quả<br />
tiên<br />
đầu tiên<br />
8,00<br />
30,00<br />
36,67<br />
75,33<br />
8,67<br />
30,33<br />
37,00<br />
77,00<br />
8,33<br />
31,00<br />
36,67<br />
77,33<br />
8,33<br />
30,67<br />
37,00<br />
79,67<br />
<br />
Thời gian<br />
cho thu quả<br />
(ngày)<br />
38,67<br />
40,00<br />
40,67<br />
42,67<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng của giống dưa chuột lai GL1-2<br />
vụ xuân hè 2017<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
CV%<br />
LSD05<br />
<br />
22<br />
<br />
Khả năng ra lá (lá)<br />
23,13<br />
22,77<br />
23,75<br />
23,69<br />
5,30<br />
2,31<br />
<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
209,00<br />
185,08<br />
178,09<br />
175,26<br />
5,60<br />
19,77<br />
<br />
Số nhánh (nhánh)<br />
2,33<br />
3,00<br />
5,33<br />
6,33<br />
11,80<br />
0,94<br />
<br />
Lê Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/1): 21 - 26<br />
<br />
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, số nhánh trên cây dao động từ 2,33 – 6,33 nhánh/cây, trong đó<br />
số nhánh ít nhất ở công thức 1 trồng với mật độ 4 vạn cây/ha (2,33 nhánh/cây) và công thức 2<br />
trồng với mật độ 3 vạn cây/ha (3,00 nhánh/cây). Số nhánh trên cây đạt cao nhất là 6,33 nhánh/cây<br />
ở công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn cây/ha.<br />
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân hóa giới tính của hoa<br />
Khả năng phát triển của cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu ra hoa, đậu quả. Kết quả đánh<br />
giá ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến các chỉ tiêu phát triển của giống dưa GL1-2 được trình<br />
bày ở bảng 3.<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân hóa giới tính<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
CV%<br />
LSD05<br />
<br />
Số hoa<br />
đực/cây (hoa)<br />
40,05<br />
39,28<br />
38,43<br />
38,97<br />
5,00<br />
1,51<br />
<br />
Số hoa<br />
cái/cây (hoa)<br />
18,20<br />
19,92<br />
20,96<br />
21,75<br />
5,60<br />
2,15<br />
<br />
Tỷ lệ hoa<br />
cái/cây (%)<br />
35,33<br />
36,43<br />
37,00<br />
37,20<br />
7,60<br />
7,40<br />
<br />
Số quả/cây<br />
(quả)<br />
11,00<br />
12,50<br />
13,20<br />
14,00<br />
7,10<br />
1,70<br />
<br />
Tỷ lệ đậu<br />
quả (%)<br />
60,44<br />
62,92<br />
63,20<br />
64,57<br />
9,80<br />
11,53<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến cấu trúc quả của giống dưa chuột GL1-2<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
CV%<br />
LSD05<br />
<br />
Chiều dài quả (cm)<br />
14,83<br />
15,62<br />
16,17<br />
16,48<br />
3,50<br />
1,03<br />
<br />
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, số lượng hoa đực<br />
của giống GL1-2 dao động từ 38,43 - 40,05<br />
hoa/cây. Số hoa đực nhiều nhất ở công thức 1<br />
được trồng với mật độ 4 vạn cây/ha.<br />
Các công thức trồng với mật độ càng dày thì<br />
số hoa cái/cây càng thấp. Cụ thể: Công thức 1<br />
(trồng với mật độ 4 vạn cây/ha) cho số hoa<br />
cái/cây thấp nhất (18,20 hoa/cây), công thức 4<br />
(trồng với 2 vạn cây/ha) cho số hoa cái/cây<br />
cao nhất (21,75 hoa/cây).<br />
Tỷ lệ đậu quả của giống dưa GL1-2 là khá<br />
cao, từ 60,44 - 64,57%. Các công thức trồng<br />
với khoảng cách càng dày thì tỷ lệ đậu quả<br />
càng thấp.<br />
Số quả trên cây là chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp<br />
đến năng suất của dưa chuột. Kết quả thí<br />
nghiệm cho thấy, số quả trên cây của các<br />
công thức đạt từ 11,00 – 14,00 quả/cây. Mật<br />
độ trồng càng thưa thì số quả trên cây càng<br />
cao và ngược lại.<br />
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến cấu trúc<br />
quả dưa chuột<br />
<br />
Đường kính quả (cm)<br />
4,15<br />
4,42<br />
4,99<br />
5,37<br />
4,90<br />
0,43<br />
<br />
Độ dày thịt quả (mm)<br />
1,03<br />
1,12<br />
1,25<br />
1,29<br />
3,70<br />
0,08<br />
<br />
Cấu trúc, kích thước quả là chỉ tiêu đánh vào<br />
cảm quan của người tiêu dùng. Kết quả<br />
nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của khoảng<br />
cách trồng đến đặc điểm cấu trúc quả của<br />
giống dưa GL1-2 được trình bày ở bảng 4.<br />
Chiều dài quả: Chiều dài quả của các công<br />
thức thí nghiệm biến động từ 14,83 – 16,48<br />
cm, trong đó công thức 4 trồng với mật độ 2<br />
vạn cây/ha có chiều dài quả lớn nhất (16,48<br />
cm), lớn hơn nhiều so với chiều dài quả của<br />
công thức 1 trồng với mật độ 4 vạn cây/ha<br />
(14,83 cm).<br />
Đường kính quả: Ở các khoảng cách trồng<br />
khác nhau cây dưa chuột giống GL1-2 có<br />
đường kính quả biến động từ 4,15 - 5,37 cm.<br />
Trong đó công thức 4 trồng với mật độ 2 vạn<br />
cây/ha cho đường kính quả lớn nhất, cao hơn<br />
nhiều so với công thức đối chứng trồng với<br />
mật độ 4 vạn cây/ha.<br />
Độ dày thịt quả: Ở các công thức thí nghiệm<br />
khác nhau độ dày thịt quả dưa chuột giống<br />
GL1-2 dao động từ 1,03 – 1,29 cm, trong đó<br />
cao nhất là công thức 4 với 1,29 cm.<br />
23<br />
<br />
Lê Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/1): 21 - 26<br />
<br />
Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất<br />
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất luôn được người sản xuất dưa quan tâm. Kết quả<br />
theo dõi ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được<br />
thể hiện qua bảng 5.<br />
Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
CV%<br />
LSD05<br />
<br />
Số quả /cây<br />
(quả)<br />
11,00<br />
12,50<br />
13,20<br />
14,00<br />
7,10<br />
1,70<br />
<br />
KLTB quả<br />
(gram)<br />
160,00<br />
164,16<br />
168,32<br />
173,29<br />
2,00<br />
6,36<br />
<br />
NSLT<br />
(tấn/ha)<br />
70,36<br />
61,54<br />
53,32<br />
48,52<br />
6,90<br />
7,56<br />
<br />
NSTT<br />
(tấn/ha)<br />
42,44<br />
49,08<br />
42,44<br />
35,74<br />
8,20<br />
6,52<br />
<br />
Bảng 6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng nhiễm sâu bệnh hại<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
<br />
Tỷ lệ cây bị bọ xít (%)<br />
15,7<br />
11,0<br />
6,4<br />
5,0<br />
<br />
Qua kết quả bảng 5 cho thấy, số quả trên cây<br />
giữa các công thức dao động từ 11,00 - 14,00<br />
quả/cây. Công thức 4 cho số lượng quả trên<br />
cây lớn nhất (14,00 quả/cây).<br />
Khối lượng trung bình quả cũng chịu ảnh<br />
hưởng nhiều bởi mật độ trồng. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy, khối lượng trung bình<br />
quả của các công thức biến động từ 160,00 –<br />
173,29 g/quả. Trong đó, công thức có khối<br />
lượng trung bình quả lớn nhất là công thức 4<br />
trồng với mật độ 2 vạn cây/ha (173,29 g/quả),<br />
lớn hơn nhiều so với các công thức trồng với<br />
các mật độ khác trong thí nghiệm. Công thức<br />
có khối lượng trung bình quả nhỏ nhất là công<br />
thức 1 với 160,00 g/quả.<br />
Năng suất lý thuyết của các công thức thí<br />
nghiệm dao động từ 48,52 – 70,36 tấn/ha.<br />
Năng suất lý thuyết đạt lớn nhất ở công thức<br />
trồng với mật độ 4 vạn cây/ha (70,36 tấn/ha).<br />
Năng suất lý thuyết giảm dần khi tăng khoảng<br />
cách trồng, và đạt thấp nhất ở công thức 4<br />
trồng với mật độ 2 vạn cây/ha với 48,52 tấn/ha.<br />
Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng được<br />
người sản xuất mong đợi. Qua theo dõi kết<br />
quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu<br />
của các công thức dao động từ 35,74 – 49,08<br />
tấn/ha. Trong đó, công thức có năng suất thực<br />
thu đạt cao nhất là công thức 2 trồng với mật<br />
độ 3 vạn cây/ha.<br />
24<br />
<br />
Bệnh giả sương mai<br />
(cấp)<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Bệnh phấn trắng<br />
(cấp)<br />
3<br />
3<br />
2<br />
1<br />
<br />
Công thức 4 có số quả/cây và khối lượng<br />
trung bình quả lớn hơn các công thức còn lại,<br />
nhưng do mật độ cây quá thấp dẫn đến năng<br />
suất của hai công thức này đạt thấp nhất trong<br />
các công thức thí nghiệm (35,74 tấn/ha).<br />
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại dưa<br />
chuột GL1-2 vụ xuân hè 2017<br />
Bệnh hại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới<br />
sinh trưởng và hiệu quả của sản xuất dưa<br />
chuột. Qua theo dõi tình hình nhiễm bệnh hại<br />
của các công thức tham gia thí nghiệm cho<br />
thấy, các công thức đều nhiễm bệnh giả<br />
sương mai (Pseudoperonospora cubensis) và<br />
bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoarcearum.<br />
Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy ở hầu hết<br />
các công thức đều có hiện tượng bọ xít gây<br />
hại trong đó công thức trồng với mật độ 4 vạn<br />
cây/ha thì tỷ lệ hại nặng nhất (15,7%) do số<br />
cây trên đơn vị diện tích lớn, tỷ lệ hại cao gấp<br />
3 lần so với trồng 2 vạn cây/ha (5,0%).<br />
Qua theo dõi thấy ở các công thức tỷ lệ nhiễm<br />
bệnh giả sương mai và phấn trắng dao động<br />
từ 1 – 3 cấp. Trong đó ở mật độ 4 vạn cây/ha<br />
thì tỷ lệ cả 2 loại bệnh trên đều gây hại nặng<br />
nhất (cấp 3) và mật độ trồng 2 vạn cây/ha thì<br />
tỷ lệ gây hại nhẹ nhất (cấp 1). Các công thức<br />
còn lại tỷ lệ 2 bệnh hại tương đương nhau.<br />
<br />
Lê Thị Thu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
188(12/1): 21 - 26<br />
<br />
Sơ bộ hoạch toán kinh tế<br />
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề được quan tâm nhất đối với người sản xuất, đặc biệt là sản xuất<br />
trong điều kiện hiện nay. Để đánh giá hiệu quả kinh tế các công thức trong thí nghiệm, chúng tôi<br />
đã tiến hành tính toán dựa trên những số liệu đã theo dõi và có kết quả tại bảng 7 (kết quả mang<br />
tính tổng hợp, chi tiết có tại phần phụ lục).<br />
Bảng 7. Sơ bộ hoạch toán kinh tế<br />
Công thức<br />
CT1 (4 vạn cây/ha) (Đ/C)<br />
CT2 (3 vạn cây/ha)<br />
CT3 (2,4 vạn cây/ha)<br />
CT4 (2 vạn cây/ha)<br />
<br />
Thu (1000 đ/ha)<br />
190.980<br />
220.861<br />
190.988<br />
160.825<br />
<br />
Mật độ trồng ảnh hưởng rất lớn đến thu chi<br />
trong quá trình sản xuất dưa chuột. Ở các mật<br />
độ trồng khác nhau, chi phí cho sản xuất có<br />
thể chênh lệch nhau khoảng 10 triệu đồng.<br />
Qua tính toán chi phí sản xuất dưa chuột trong<br />
thí nghiệm (được quy đổi ra 01 ha), cho thấy<br />
chi phí sản xuất một ha dưa chuột cần tổng chi<br />
phí từ 88.601 – 98.298 nghìn đồng. Chi phí sản<br />
xuất chênh lệch giữa các công thức chủ yếu là<br />
chi phí làm giàn cho dưa chuột.<br />
Thu từ sản xuất dưa chuột dựa vào sản phẩm<br />
quả thu hoạch được. Với năng suất thực thu<br />
của các công thức thí nghiệm từ 35,74 – 49,08<br />
tấn/ha, và với giá bán trên thị trường tại thời<br />
điểm thí nghiệm là 4.500 đ/kg thì mỗi ha dưa<br />
chuột thu về được từ 160.825 – 220.861<br />
nghìn đồng. Trong đó công thức 2 trồng với<br />
mật độ 3 vạn cây/ha có giá trị thu hoạch lớn<br />
nhất, đạt 220.861 nghìn đồng. Công thức<br />
trồng với mật độ 2 vạn cây/ha thu được giá trị<br />
nhỏ nhất là 160.825 nghìn đồng.<br />
Qua hoạch toán sơ bộ thu chi của thí nghiệm<br />
cho thấy, mỗi một ha trồng dưa chuột giống<br />
GL 1-2 tại khu vực tỉnh Thái Nguyên có lãi từ<br />
72.224 - 127.412 nghìn đồng. Giá trị cây dưa<br />
chuột giống GL1-2 đạt cao nhất khi được<br />
trồng với mật độ dày hợp lý (Công thức 2, 3).<br />
Giá trị của sản xuất dưa chuột lai giống GL12 khi trồng ở các mật độ khác nhau có thể<br />
chênh lệch nhau hơn 55 triệu đồng/ha.<br />
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br />
Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy:<br />
<br />
Chi (1000 đ/ha)<br />
98.298<br />
93.449<br />
90.419<br />
88.601<br />
<br />
Lãi (1000 đ/ha)<br />
92.682<br />
127.412<br />
100.569<br />
72.224<br />
<br />
- Giống dưa chuột GL1-2 có khả năng sinh<br />
trưởng tốt trong điều kiện thời tiết vụ xuân hè<br />
tại Thái Nguyên;<br />
- Khả năng phân nhánh của cây phụ thuộc rất<br />
lớn vào mật độ trồng, số nhánh/cây đạt cao<br />
nhất ở công thức 4 (2 vạn cây/ha);<br />
- Số quả/cây và tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất ở<br />
công thức 4 (2 vạn cây/ha);<br />
- Năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức<br />
2 (3 vạn cây/ha) và đạt 49,08 tấn/ha;<br />
- Sâu bệnh hại trên giống dưa chuột GL1-2 có<br />
bọ xít, bệnh giả sương mai và bệnh phấn<br />
trắng và có mức độ gây hại thấp;<br />
- Công thức 2 (3 vạn cây/ha) có lợi nhuận đạt<br />
cao nhất (127.412 nghìn đồng/ha).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình cây rau, Nxb<br />
Nông nghiệp, Hà Nội, 199 trang.<br />
2. Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo<br />
trình phương pháp thí nghiệm, Nxb Nông nghiệp<br />
Hà Nội.<br />
3. Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ<br />
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
Vv Ban hành Quy định quản lý sản xuất rau, quả<br />
và chè an toàn.<br />
4. Quy chuẩn quốc gia số 01-38:2010/BNNPTNT<br />
Ban<br />
hành<br />
kèm<br />
theo<br />
thông<br />
tư<br />
số<br />
71/2010/BNNPTNT ngày 10/12/2010 của Bộ<br />
trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.<br />
5. Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh (2007), Rau<br />
an toàn - cơ khoa học và kỹ thuật canh tác, Nxb<br />
Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
25<br />
<br />