intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" xem xét ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – trường hợp các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 120 công ty niêm yết trong năm 2018. Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS cho thấy minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng ngược chiều với chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI CHÍNH ĐẾN CHI PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU – TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THE INFLUENCE OF FINANCIAL INFORMATION TO THE OWNERSHIP COSTS OF LISTED COMPANIES ON THE MARKET IN VIETNAM ThS. Dương Tùng Lâm1, PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng2 1 Trường Đại học Tài chính – Kế toán, 2Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu – trường hợp các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 120 công ty niêm yết trong năm 2018. Kết quả ước lượng bằng phương pháp OLS cho thấy minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng ngược chiều với chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty. Ngoài ra, tỷ lệ nợ phải trả, giá trị thị trường của công ty niêm yết cũng ảnh hưởng ngược chiều, trong khi hệ số beta có mối liên hệ cùng chiều với chi phí vốn chủ sở hữu. Chiều ảnh hưởng của các biến này cũng phù hợp với các dự đoán trước đó. Hệ số beta cho thấy những rủi ro chung của thị trường vẫn có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ khóa: minh bạch thông tin tài chính, chi phí vốn chủ sở hữu, công ty niêm yết. ABSTRACT This study examines the effect of financial information transparency on the cost of equity – the case of Vietnamese listed companies. The data are collected from the financial statements of 120 listed companies in 2018. The estimated results using the OLS method show that financial information transparency has a negative effect on costs of equity of companies. In addition, the leverage and the market value of listed companies also negatively affect costs of equity of companies, while the beta coefficient has a positive relationship with costs of equity of companies. The influence directions of these variables are also consistent with the expectation. The beta indicates that overall market risk still have an important influence on the cost of equity of listed Vietnamese companies. Keywords: financial information transparency, cost of equity, listed companies. 1. Giới thiệu Minh bạch của các công ty niêm yết trong những năm gần đây đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thế giới đã có các nghiên cứu về mối quan hệ giữa minh bạch và chi phí vốn chủ sở hữu. Còn tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán đang còn là một thị trường cận biên, sự phát triển của các doanh nghiệp còn chưa thực sự bền vững và trình độ quản lý nhà nước còn nhiều bất cập thì vấn đề ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu vẫn chưa được 1866
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 làm rõ. Tại Việt Nam, đến nay chỉ có nghiên cứu của Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019) trực tiếp đi vào nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019) có những điểm hạn chế nhất định. Nghiên cứu này khác với nghiên cứu Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019) ở những điểm sau: (i) nghiên cứu này tập trung vào minh bạch thông tin tài chính chứ không phải là minh bạch và công bố thông tin nói chung (vốn có phạm vi rộng hơn) của doanh nghiệp; (ii) nghiên cứu này cũng sử dụng cách đo lường minh bạch thông tin tương tự như nghiên cứu trên, nhưng khác với nghiên cứu trên, nghiên cứu này không sử dụng khái niệm chỉ tiêu “có tính chất quan trọng khi có thông tin công bố được cho 2 điểm” (Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc, 2019, trang 67) vì việc phân biệt chỉ tiêu có tính chất quan trọng và không quan trọng sẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan; (iii) nghiên cứu này sử dụng mô hình mô hình Fama-French để đo lường chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng thay cho mô hình định giá tài sản vốn (CAPM); cuối cùng, (iv) mô hình nghiên cứu trong nghiên cứu này kế thừa mô hình của Barth và cộng sự (2013) là mô hình có uy tín đã được kiểm định, trong khi mô hình của nghiên cứu trên chủ yếu bao gồm các nhân tố quản trị công ty và chưa phản ánh đầy đủ các nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu. Đây chính là một khoảng trống nghiên cứu để tác giả có thể tìm tòi nghiên cứu, khám phá. 2. Các lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa minh bạch và chi phí vốn chủ sở hữu 2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) Theo Jensen và Meckling (1976), lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa người chủ (principal) và người đại diện (agent) thông qua các hợp đồng. Do có sự khác biệt về lợi ích và vị trí của mỗi người, trong khi người đại diện (nhà quản lý) nắm bắt được nhiều thông tin thì người sở hữu, nhà đầu tư khó có cơ hội tiếp cận với thông tin hơn người đại diện. Để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, chủ sở hữu phải gia tăng các hoạt động giám sát dẫn đến việc gia tăng chi phí đại diện. Tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin sẽ làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các cổ đông và nhà quản lý, do đó làm giảm chi phí đại diện. Khi chi phí đại diện giảm, chi phí vốn chủ sở hữu yêu cầu từ cổ đông và nhà đầu tư sẽ giảm, và ngược lại. 2.2. Lý thuyết thông tin bất đối xứng (Asymmetric Information Theory) Thông tin bất đối xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác (Akerlof, 1970). Thông tin bất đối xứng là tình trạng mà các bên tham gia giao dịch không có được thông tin như nhau, một bên tham gia giao dịch trên thị trường (ban điều hành công ty, cổ đông lớn) có nhiều thông tin hơn, có thông tin sớm hơn hoặc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn so với các bên còn lại (các nhà đầu tư nhỏ lẻ). Thông tin bất đối xứng chính là tình trạng thông tin không đầy đủ, không kịp thời, không tin cậy, không chính xác và không tạo điều kiện để tiếp cận dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn lại trên thị trường. Đây chính là biểu hiện của sự không minh bạch thông tin trên thị trường. Lý thuyết thông tin bất đối xứng góp phần để giải thích ảnh hưởng của tính minh bạch đến chi phí vốn chủ sở hữu. Lợi dụng sự bất đối xứng thông tin, thiếu thông tin của các bên ngoài doanh nghiệp, nhà quản lý có thể hạn chế tính minh bạch trong công bố thông tin. Khi doanh nghiệp cung cấp thông tin không có vấn đề gì phải che giấu thì khả năng tình trạng thông tin sẽ đạt được sự minh bạch, khi đó sự bất đối xứng thông tin sẽ được hạn chế và sự minh bạch thông tin sẽ được tăng cường. Minh bạch thông tin do vậy có quan hệ ngược chiều với sự bất đối xứng 1867
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thông tin. Khi sự minh bạch thông tin càng thấp, sự bất đối xứng thông tin càng cao thì tạo ra rủi ro cho các bên ngoài doanh nghiệp và do đó, làm cho chi phí vốn huy động của doanh nghiệp tăng lên. Như vậy, minh bạch có thể có quan hệ ngược chiều với chi phí vốn chủ sở hữu thông qua sự bất đối xứng thông tin. 3. Thiết kế nghiên cứu 3.1. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Minh bạch ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu là mối quan hệ giữa mức đánh giá minh bạch hiện tại với chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ dựa vào nghiên cứu của Barth và cộng sự (2013) và các lý thuyết nền tảng có liên quan để phát biểu các giả thuyết chính của mô hình nghiên cứu. Có thể nói rằng Barth và cộng sự (2013) là nghiên cứu có uy tín nhất phản ánh mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng. Mặc dù Barth và cộng sự (2013) đề cập đến minh bạch thông tin lợi nhuận, nhưng cơ sở lý luận trong Barth và cộng sự (2013) là về minh bạch thông tin tài chính. Do vậy, việc lựa chọn mô hình của Barth và cộng sự (2013) là khá phù hợp. Phần trình bày dưới đây, tác giả trình bày các giả thuyết liên quan đến mô hình nghiên cứu. Minh bạch Sự ảnh hưởng của minh bạch đến chi phí vốn chủ sở hữu được thể hiện theo cách thức như đã trình bày ở trên. Khi thông tin được cung cấp bởi doanh nghiệp càng chính xác và chất lượng, điều này làm giảm được rủi ro thông tin của doanh nghiệp, từ đó, có thể giảm được chi phí vốn chủ sở hữu và gia tăng giá trị cho cổ đông. Do đó, khi minh bạch tăng lên, chất lượng thông tin kế toán tăng lên, rủi ro thông tin sẽ giảm xuống, và chi phí vốn chủ sở hữu sẽ giảm (CIFAR, 1995). Điều cốt lõi trong mối quan hệ giữa minh bạch và chi phí vốn chủ sở hữu là sự bất đối xứng thông tin. Khi sự bất đối xứng thông tin càng cao thì mức độ minh bạch thông tin càng giảm xuống, rủi ro đối với nhà đầu tư tăng lên, do đó, làm cho chi phí vốn chủ sở hữu tăng lên, và ngược lại. Theo Barth và cộng sự (2013), chi phí vốn chủ sở hữu là một hàm của mức độ minh bạch bởi vì mặc dù chi phí vốn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến các quyết định chính sách kế toán tương lai và do đó ảnh hưởng đến mức độ minh bạch tương lai, sự hình thành nên chi phí vốn kỳ vọng chịu ảnh hưởng của mức độ minh bạch thông tin hiện tại. Bên cạnh lý thuyết thông tin bất đối xứng, các lý thuyết liên quan ủng hộ mối quan hệ ngược chiều giữa minh bạch thông tin tài chính và chi phí vốn chủ sở hữu. Theo lý thuyết đại diện, chi phí đại diện sẽ giảm khi nhà quản lý tăng cường mức độ công bố và minh bạch thông tin làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các cổ đông và nhà quản lý. Khi chi phí đại diện giảm, chi phí vốn chủ sở hữu yêu cầu từ cổ đông và nhà đầu tư sẽ giảm, và ngược lại. Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, tùy thuộc vào tình trạng thị trường thuộc vào dạng nào – yếu, trung bình hay mạnh, mà mức độ ảnh hưởng của minh bạch thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu là khác nhau. Thị trường càng hiệu quả thì chi phí vốn chủ sở hữu càng có xu hướng giảm nếu doanh nghiệp càng minh bạch trong công bố thông tin. Trong điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam, mức độ phát triển của thị trường nói chung, và các công ty niêm yết nói riêng đang ở giai đoạn bắt đầu. Thực trạng cho thấy mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết là chưa cao, chất lượng thông tin tài chính vẫn đang được từng bước cải thiện. Trong bối cảnh này, các công ty niêm yết có mức độ minh bạch thông tin tài chính càng cao, càng được nhà đầu tư đánh giá cao hơn, ảnh hưởng tích cực đến chi phí vốn 1868
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chủ sở hữu trong quá trình huy động vốn. Trên cơ sở đó, giả thuyết chính của mô hình là như sau: Giả thuyết: Mức độ minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của doanh nghiệp. Bên cạnh giả thuyết chính của mô hình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cần phản ánh không chỉ minh bạch là biến quan tâm mà còn các yếu tố phản ánh các yếu tố kinh tế khác của doanh nghiệp. Cụ thể: Nợ phải trả Barth và cộng sự (2013) khẳng định cần đưa yếu tố nợ phải trả vào mô hình. Nợ phải trả càng cao phản ánh rủi ro của doanh nghiệp càng tăng lên. Nhà đầu tư có thể đòi hỏi mức tỷ suất sinh lời phụ trội thêm để bù đắp cho rủi ro gánh chịu khi đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trở nên lớn hơn. Tuy vậy, sự ảnh hưởng của nợ phải trả đến chi phí vốn chủ sở hữu có thể khó dự đoán vì tùy thuộc vào mức nợ và mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nợ phải trả phản ánh rủi ro phá sản của doanh nghiệp, do đó, sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Barth và cộng sự (2013) không đưa ra dự đoán về chiều hướng ảnh hưởng của nợ phải trả. Beigi và cộng sự (2016) cũng sử dụng đòn bẩy tài chính trong mô hình nghiên cứu của mình. Giá trị thị trường Giá trị thị trường của doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro đối với doanh nghiệp càng giảm. Nhà đầu tư có thể đánh giá một công ty với giá trị thị trường cao thì khả năng gặp vấn đề trong hoạt động là thấp, đồng thời, triển vọng của công ty là khá sáng sủa. Sự tin tưởng của nhà đầu tư và thị trường cho phép công ty được áp dụng chi phí vốn chủ sở hữu thấp. Barth và cộng sự (2013) có cùng nhận định như vậy. Tỷ suất giá trị sổ sách với giá trị thị trường Một tỷ suất giá trị sổ sách với giá trị thị trường càng cao thể hiện thị trường đang đánh giá thấp giá trị công ty. Nghiên cứu của Fama-French (1992) và các nghiên cứu liên quan đều cho thấy các cổ phiếu như vậy (tỷ suất giá trị sổ sách với giá trị thị trường cao) là các cổ phiếu giá trị. Các cổ phiếu này thường cho tỷ suất sinh lời cổ phiếu trong tương lai cao hơn các cổ phiếu có tỷ suất giá trị sổ sách với giá trị thị trường thấp. Do vậy, chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng được cho là có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất này (Barth và cộng sự, 2013). Hệ số rủi ro Beta Hệ số Beta đo lường mức độ biến thiên của một cổ phiếu trong mối liên hệ với thị trường. Hệ số Beta là một thành tố quan trọng của mô hình định giá CAPM. Một công ty có hệ số Beta càng cao thể hiện rủi ro càng cao và do đó, chịu chi phí vốn chủ sở hữu càng cao. Barth và cộng sự (2013) sử dụng hệ số Beta như là một yếu tố trong mô hình quan hệ giữa minh bạch và chi phí vốn chủ sở hữu. Với những giả thuyết nêu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: 𝑅 𝑖 = 𝛼 + 𝛼1 𝑇𝑅𝐴𝑁𝑆 + 𝛼2 𝐿𝐸𝑉 + 𝛼3 𝑀𝐸 + 𝛼4 𝐵𝑀 + 𝛼5 𝛽 𝑚 + 𝜀 Trong đó: 𝑅 𝑖 là chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của công ty i TRANS là mức độ minh bạch thông tin tài chính LEV là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản 1869
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ME là giá trị thị trường BM là tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường 𝛽 𝑚 là hệ số beta của danh mục thị trường Mô hình này dựa trên mô hình của Barth và cộng sự (2013). Tuy vậy, trong điều kiện Việt Nam, mô hình này chưa từng được nghiên cứu vận dụng. 3.2. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 3.2.1. Đo lường chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng Trên cơ sở phân tích, đánh giá các mô hình ước tính chi phí vốn chủ sở hữu, cho đến hiện nay, chỉ có hai mô hình được áp dụng tương đối phổ biến là mô hình CAPM và mô hình Fama- French. Các mô hình này được xem là có độ tin cậy cao hơn các mô hình khác. Trong bối cảnh Việt Nam, tác giả cho rằng việc lựa chọn mô hình Fama-French là phù hợp hơn cả, mặc dù tính hiệu lực của mô hình vẫn cần được kiểm định thêm. Cụ thể, theo mô hình Fama-French, chi phí vốn chủ sở hữu được xác định như sau: 𝐸(𝑅 𝑖 ) = 𝑅 𝑓 + 𝛽 𝑚 (𝑅 𝑚 − 𝑅 𝑓 ) + 𝛽 𝑆𝑀𝐵 ∗ 𝑆𝑀𝐵 + 𝛽 𝐻𝑀𝐿 ∗ 𝐻𝑀𝐿 Trong đó: 𝐸(𝑅 𝑖 ): chi phí chủ sở hữu của cổ phiếu i 𝑅 𝑓 là tỷ suất sinh lời phi rủi ro 𝑅 𝑚 tỷ suất sinh lời của thị trường SMB là chênh lệch giữa bình quân tỷ suất sinh lời của các danh mục cổ phiếu nhỏ và bình quân tỷ suất sinh lời của các danh mục cổ phiếu lớn HML là chênh lệch giữa bình quân tỷ suất sinh lời của các danh mục cổ phiếu có tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao và bình quân tỷ suất sinh lời của các danh mục cổ phiếu có tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp. 𝛽 𝑚 , 𝛽 𝑆𝑀𝐵 , 𝛽 𝐻𝑀𝐿 là các hệ số beta tương ứng của 𝑅 𝑚 − 𝑅 𝑓 , SMB và HML. 3.2.2. Đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính Việc đo lường minh bạch thông tin tài chính thực sự là một thách thức vì đối tượng đo lường là một khái niệm trừu tượng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả không đặt ra mục tiêu xây dựng một khuôn khổ đo lường minh bạch thông tin tài chính toàn diện. Thay vào đó, tác giả sẽ lựa chọn một khuôn khổ đo lường minh bạch thông tin tài chính tương đối tin cậy và có tính khả thi. Dựa trên phần trình bày trước về các khuôn khổ và các cách tiếp cận khác nhau trong đo lường minh bạch và công bố thông tin, cũng như các đánh giá đã nêu, tác giả cho rằng khuôn khổ Minh bạch và công bố thông tin của Standard and Poor’s (S&P) (Transparency and Disclosure) là phù hợp nhất để đo lường minh bạch thông tin tài chính áp dụng cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả tác giả lựa chọn 28 câu hỏi liên quan đến minh bạch thông tin tài chính từ khuôn khổ Minh bạch và công bố thông tin của S&P và các nghiên cứu liên quan để tạo ra danh mục câu hỏi về minh bạch thông tin tài chính áp dụng cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tác giả cũng lựa chọn 2 câu hỏi từ Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) và 2 câu hỏi từ Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh (2016). Đồng thời, tác giả thêm vào 2 câu hỏi của tác giả. Tổng cộng có 34 câu hỏi được phân loại vào các mục nội dung như sau: - Hoạt động kinh doanh: 16 câu hỏi - Chính sách kế toán: 10 câu hỏi 1870
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Các bên liên quan và giao dịch với các bên liên quan: 4 câu hỏi - Thông tin về kiểm toán BCTC: 4 câu hỏi Về phương pháp đo lường minh bạch thông tin tài chính, tác giả đo lường chỉ số minh bạch thông tin tài chính bằng phương pháp tính tỷ lệ các câu trả lời Có/Không trên tổng số câu hỏi, không có trọng số. 𝑛 ∑ 𝑖=1 𝑎 𝑖 𝐼= 𝑁 Trong đó: 𝑎 𝑖 là câu trả lời “Có” nhận các giá trị 1 tương ứng của câu hỏi i N là tổng số các câu hỏi I là chỉ số minh bạch thông tin tài chính của một công ty Việc đo lường chỉ số minh bạch thông tin tài chính theo phương pháp trên là khá phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng, do tính đơn giản và tính khách quan được nhấn mạnh. 3.2.3. Đo lường các biến khác trong mô hình nghiên cứu LEV là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản. Biến LEV được đo lường bằng Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản. ME là giá trị thị trường của công ty niêm yết. Biến ME được đo lường bằng ln(Tổng số cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu tại thời điểm 31/12). BM là tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Biến BM được đo lường bằng Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu / Giá trị thị trường tại thời điểm 31/12. βm là hệ số beta của danh mục thị trường được đo lường bằng mô hình CAPM. 3.3. Chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện để kiểm định mô hình ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của công ty niêm yết năm 2018. Nghiên cứu này thực hiện chọn mẫu với các tiêu chí như sau: - Loại trừ các công ty trong lĩnh vực tài chính và bất động sản bởi vì các công ty thuộc lĩnh vực này là khá đặc thù. - Các công ty phải có đủ số liệu báo cáo tài chính năm 2018. - Phương pháp lấy mẫu là phương pháp ngẫu nhiên. Tổng số lượng công ty thỏa mãn hai điều kiện đầu tiên là 491 trên cả hai sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với các điều kiện trên, tác giả đã tiến hành lấy mẫu được 120 công ty, tương ứng với 24.4% tổng số công ty. Tóm lược số lượng công ty lấy mẫu mỗi ngành là như sau: Bảng 2 – Tóm tắt thành phần các công ty lấy mẫu Số %/tổng Ngành %/mẫu lượng thể Dầu khí 3 3% 1% Hóa chất 9 8% 2% Tài nguyên cơ bản 7 6% 1% Xây dựng và vật liệu xây dựng 10 8% 2% Các sản phẩm và dịch vụ công nghiệp 9 8% 2% 1871
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Số %/tổng Ngành %/mẫu lượng thể Ôtô và linh kiện ôtô 8 7% 2% Thực phẩm và đồ uống 10 8% 2% Hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình 9 8% 2% Y tế 10 8% 2% Bán lẻ 9 8% 2% Truyền thông 10 8% 2% Du lịch và giải trí 8 7% 2% Các dịch vụ hạ tầng 9 8% 2% Công nghệ 9 8% 2% Tổng cộng 120 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 3 mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu. Chi phí vốn chủ sở hữu (Ri) có giá trị trung bình 35%, trung vị 23%. Đây là các giá trị tương đối phù hợp với thực tế. Trong điều kiện các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam vẫn đang còn có quy mô nhỏ, đang phát triển, thì rủi ro của các khoản đầu tư vẫn ở mức tương đối cao. Tuy vậy, với độ lệch chuẩn khá cao, điều này cho thấy chi phí vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp là rất khác nhau. Đây có thể do ảnh hưởng của đặc điểm khác biệt của các ngành. Hơn nữa, giai đoạn 2014-2018 là một giai đoạn mà thị trường chứng khoán Việt Nam biến động không mấy tích cực – điều này có thể làm cho đánh giá rủi ro về các công ty niêm yết tăng lên. Biến TRANS – đo lường mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, cho thấy nhìn chung các công ty niêm yết có mức độ minh bạch thông tin tài chính cao hơn mức trung bình. Mức độ phân tán về mức độ minh bạch thông tin tài chính giữa các công ty niêm yết là không cao. Một bộ phận lớn các công ty niêm yết có chỉ số minh bạch thông tin tài chính thấp hơn mức trung bình. Đa số các thông tin tài chính đề cập ở đây là các chỉ tiêu thông tin tự nguyện. Điều này cho thấy rằng các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam vẫn chưa thực sự minh bạch thông tin tài chính. Bảng 3 – Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu Ri TRANS LEV ME BM 𝛃 𝐦 Valid 120 120 120 120 120 120 N Missing 0 0 0 0 0 0 Mean .3518 .5794 .4513 19.4972 1.3174 .8187 Median .2340 .5833 .4730 19.3456 .9718 .7500 Std. Deviation .4346 .1200 .2273 1.7825 1.0463 1.0394 Skewness 3.3801 -.0671 .0465 .3978 1.8366 2.0515 1872
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Ri TRANS LEV ME BM 𝛃 𝐦 Std. Error of .2209 .2209 .2209 .2209 .2209 .2209 Skewness Kurtosis 16.0398 -1.0508 -.8927 .2258 4.0521 8.6888 Std. Error of Kurtosis .438 .438 .438 .438 .438 .438 Minimum .00 .36 .05 15.97 .03 -.90 Maximum 3.13 .81 .99 25.22 5.87 6.36 Trong đó: 𝑅 𝑖 là chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của công ty i TRANS là mức độ minh bạch thông tin tài chính LEV là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản. Biến LEV được đo lường bằng Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản. ME là giá trị thị trường của công ty niêm yết. Biến ME được đo lường bằng ln(Tổng số cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu tại thời điểm 31/12). BM là tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Biến BM được đo lường bằng Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu / Giá trị thị trường tại thời điểm 31/12. 𝛽 𝑚 là hệ số beta của danh mục thị trường được đo lường bằng mô hình CAPM. Biến LEV – Tỷ lệ nợ phải trả phản ánh đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Trung bình, các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam sử dụng vay nợ đến 45% tổng tài sản. Đây là một tỷ lệ nợ phải trả không cao. Trong khi đó, biến BM – Tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường có giá trị trung bình là 1.3, giá trị trung vị là 0.97. Điều này cho thấy trong năm 2018, ngoại trừ một số các công ty niêm yết có giá trị thị trường của các công ty niêm yết quá thấp so với giá trị sổ sách, nhìn chung nhiều công ty niêm yết có giá trị thị trường lớn hơn giá trị sổ sách. Mặc dù vậy, điều này phản ánh những khó khăn nhất định của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2018. Với hệ số beta có giá trị trung bình < 1, điều này phản ánh khi tỷ suất sinh lời thặng dư thị trường di chuyển lên hoặc xuống, tỷ suất sinh lời thặng dư của cổ phiếu có xu hướng tăng hoặc giảm, nhưng ở mức độ thấp hơn. 4.2. Các kiểm định về các khuyết tật của dữ liệu và mô hình nghiên cứu Nghiên cứu đã thực hiện các kiểm định về các khuyết tật của dữ liệu và mô hình nghiên cứu. Các biến độc lập trong mô hình không có biến nào có quan hệ quá chặt chẽ với các biến khác. Điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Ngoài ra, các vấn đề phương sai thay đổi và đa cộng tuyến cũng đã được kiểm tra. Kết quả cho thấy mô hình không chịu ảnh hưởng bởi vấn đề phương sai thay đổi và không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến của mô hình. Đồng thời, biểu đồ xác suất chuẩn Normal Q-Q cho thấy ngoại trừ một số quan sát, nhìn chung các quan sát trong mẫu nghiên cứu có phân phối tương đối chuẩn. 4.3. Kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS. Các kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5 – Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu Coefficient Standardized Std. Error t-value Pr(>|t|) 1873
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Coefficient (Intercept) 1.6730 0.3649 4.5850 0.0000 *** TRANS -0.5509 -0.1521 0.2505 -2.1990 0.0299 * LEV -0.2726 -0.1426 0.1332 -2.0470 0.0430 * ME -0.0554 -0.2273 0.0175 -3.1660 0.0020 ** BM -0.0099 -0.0238 0.0296 -0.3340 0.7386 βm 0.2622 0.6272 0.0284 9.2480 0.0000 *** Multiple R-squared: 0.4945, Adjusted R-squared: 0.4723 F-statistic: 22.3 on 5 and 114 DF, p-value: 1.553e-15 Trong đó: 𝑅 𝑖 là chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của công ty i TRANS là mức độ minh bạch thông tin tài chính LEV là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản. Biến LEV được đo lường bằng Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản. ME là giá trị thị trường của công ty niêm yết. Biến ME được đo lường bằng ln(Tổng số cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu tại thời điểm 31/12). BM là tỷ suất giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Biến BM được đo lường bằng Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu / Giá trị thị trường tại thời điểm 31/12. 𝛽 𝑚 là hệ số beta của danh mục thị trường được đo lường bằng mô hình CAPM. Với kết quả chỉ tiêu R2 điều chỉnh là 0.47, F-statistic có p-value: 1.553e-15 có thể nói rằng mô hình nghiên cứu là có độ tin cậy khá cao trong giải thích biến nghiên cứu. Kết quả cho thấy biến TRANS – phản ánh mức độ minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này khẳng định được giả thuyết chính của mô hình: Mức độ minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng của doanh nghiệp. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam, các công ty niêm yết càng minh bạch thông tin tài chính thì chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng càng có điều kiện giảm. Kết quả này là phù hợp với tình hình thực tế. Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam và các công ty niêm yết vẫn đang trong quá trình phát triển, nhưng với đặc điểm của các quyết định là phải dựa trên thông tin được các công ty niêm yết cung cấp, minh bạch thông tin nói chung và đặc biệt là minh bạch thông tin tài chính nói riêng là một yêu cầu thiết yếu. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Barth và cộng sự (2013) và các nghiên cứu liên quan. Lý thuyết bất cân xứng thông tin ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của đề tài. Khi thông tin tài chính được các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, hay nói cách khác mức độ minh bạch thông tin tài chính tăng lên, thì nhà đầu tư có điều kiện để hiểu rõ công ty niêm yết hơn, rủi ro trong đánh giá của nhà đầu tư sẽ giảm đi. Mặt khác khi mức độ minh bạch thông tin tài chính tăng lên, điều này cũng giúp làm giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư, từ đó, góp phần làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu yêu cầu đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các biến khác trong mô hình nghiên cứu như LEV- Tỷ lệ nợ phải trả, ME - Giá trị thị trường của công ty niêm yết, hệ số beta cũng có ý nghĩa thống kê. Chiều ảnh hưởng của các biến này cũng phù hợp với các dự đoán trước đó. Hệ số beta có ảnh hưởng đến chi phí vốn chủ sở hữu kỳ vọng lớn hơn so với biến TRANS – phản ánh mức độ minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết. Điều này cho thấy những rủi ro chung của thị trường vẫn có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. 5. Kết luận 1874
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã thực hiện chứng minh ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mô hình của Barth và cộng sự (2013) đã được lựa chọn và áp dụng để chứng minh giả thuyết chính về ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài chính đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả cho thấy minh bạch thông tin tài chính thực sự có ảnh hưởng ngược chiều đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Khi các công ty niêm yết có mức độ minh bạch thông tin tài chính càng cao thì chi phí vốn chủ sở hữu càng giảm. Điều này phản ánh một yêu cầu thực tế của nhà đầu tư về mức độ minh bạch thông tin tài chính đối với các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Lê Thị Mỹ Hạnh (2015), Minh bạch thông tin tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [2] Lê Xuân Thái và Trương Đông Lộc (2019), Ảnh hưởng của mức độ minh bạch và công bố thông tin đến chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết: bằng chứng thực nghiệm từ sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 265 (7/2019), trang 64-72. [3] Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Kim Anh. (2016). Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 22(11/2016), trang 30-35. Tiếng Anh [4] Akerlof, George A., 1970, The Market for “Lemons”: Quality Uncertainty and the Market Mechanism, The Quarterly Journal of Economics, 84 (3), pp. 488-500. [5] Barth, M. E., Konchitchki, Y., Landsman, W. R., 2013, “Cost of capital and earnings transparency”, Journal of Accounting and Economics, 55 pp. 206–224 [6] Beigi, F., Hosseini, M., Qodsi, S., 2016, “The Effect of the Earning Transparency on cost of capital common stock based on The Fama-French and Momentum Factors”, Procedia Economics and Finance, 36 pp. 244 – 255 [7] CIFAR, 1995, CIFAR'S International Accounting And Auditing Trends, CIFAR Publications Inc., 4th ed [8] Fama, E. F., & French, K. R., (1992). The cross-section of expected stock return, The Journal of Finance, 47, pp. 427-465. [9] Jensen, M. C., Meckling W. H., (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3, pp. 305-360. [10] Standard & Poor’s (2002), Transparency and Disclosure: Overview of Methodology and Study Results - United States, Available at: http://people.stern.nyu.edu/adamodar/pdfiles/articles/S&Pdisclosure.pdf 1875
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2