Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 113 - 117<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, SẮC TỐ<br />
QUANG HỢP VÀ HOẠT ĐỘ ENZYM CATALASE Ở CÂY LAN MOKARA<br />
Nguyễn Thị Thu Đông1, Phạm Thị Nụ1, Hà Đăng Chiến1,<br />
La Việt Hồng1, Cao Phi Bằng2, Nguyễn Văn Đính1*<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2Trường Đại học Hùng Vương<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mokara là một trong những loại hoa lan cắt cành quan trọng của nhiều nước như Việt Nam,<br />
Singapo, Indonesia, Thái Lan… Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của 6 loại phân bón qua lá khác<br />
nhau tới sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của cây lan mokara đã được khảo sát. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy phân bón Growmore: 30-10-10 (CT 2) là thích hợp hơn cho hầu hết các chỉ<br />
tiêu sinh trưởng và sinh lý như chiều dài lá, chiều rộng lá và chiều cao cây cũng như hàm lượng<br />
diệp lục, trong khi phân bón Đầu trâu N-P-K:10-30-20 (CT 4) thích hợp hơn cho sự hình thành lá<br />
mới khi so sánh với các loại phân khác. Ngược lại, hàm lượng carotenoit không khác nhau giữa<br />
các công thức phân bón khác nhau. Cây ở các công thức (CT 3: Đầu trâu 30-15-10; CT 4: Đầu trâu<br />
10-30-20; CT 5: Growmore có biến đổi 10-30-30; và CT 6: Growmore G 6-30-30) có hoạt độ<br />
enzym catalase cao hơn, dao động 3,85 - 4,26 UI/g lá tươi so với hoạt độ enzym ở nhóm CT 1<br />
(Growmore: 20-20-20) và CT 2 (Growmore: 30-10-10), dao động 2,91 - 2,93 UI/g lá tươi.<br />
Từ khóa: catalase, diệp lục, mokara, phân bón Growmore, phân bón Đầu trâu, sinh trưởng<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Mokara thường được gọi là “Lan cười - Smile<br />
Orchid”, thuộc nhóm lan Vanda, là thể lai từ<br />
ba loài Arachnis, Ascocentrum và Vanda.<br />
Dạng lan Mokara lai đầu tiên là Mokara Wai<br />
Liang (Arachnis Ishbel x Ascocenda Red<br />
Gem) được sản xuất ở Singapo năm 1969 [5].<br />
Hoa lan Mokara rất đa dạng về hình dạng và<br />
có nhiều màu sắc đẹp như màu hồng, đỏ,<br />
vàng chanh, vàng, cam, tím, trắng… với mỗi<br />
màu sắc lại có sự đa dạng tùy thuộc vào từng<br />
giống [4].<br />
Một trong những đặc điểm của cây hoa lan đó<br />
là sinh trưởng rất chậm, sự hấp thụ dinh<br />
dưỡng qua hệ rễ là không lớn. Theo Ichinose<br />
et al. (2013) [7], việc sử dụng phân bón nhả<br />
chậm có thể sẽ cho hiệu quả tốt. Ngoài ra,<br />
phun phân bón lá cũng là một giải pháp rất<br />
phổ biến trong trồng lan, nhằm cung cấp dinh<br />
dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển, đặc<br />
biệt là ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng một<br />
số dạng phân bón có tỷ lệ N, P, K khác nhau<br />
để phun qua lá cây lan Mokara nhằm đánh giá<br />
hiệu quả thúc đẩy sinh trưởng của lá, thân.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0977 490482, Email: nguyenvandinhsp2@gmail.com<br />
<br />
Cũng như xem xét ảnh hưởng của phân bón<br />
qua lá đến hàm lượng diệp lục, carotenoit và<br />
hoạt độ enzym catalase.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
- Thực vật: Cây giống lan Mokara 3 - 4 tháng<br />
tuổi (giống đỏ quặt) do Trung tâm Công nghệ<br />
Sinh học TP Hồ Chí Minh cung cấp.<br />
- Phân bón qua lá: Phân Growmore (Chi<br />
nhánh Công ty TNHH Grow More, Việt<br />
Nam) gồm các loại 20-20-20, 30-10-10, 6-3030, chế phẩm Growmore có biến đổi: 10-3030 và phân bón Đầu trâu (Công ty cổ phần<br />
phân bón Bình Điền, Việt Nam) gồm 30-1510, 10-30-20.<br />
Bố trí thí nghiệm<br />
Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu hoàn toàn<br />
ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại gồm 6 công<br />
thức tương ứng với 6 loại phân bón lá sau:<br />
Growmore G: 20-20-20 (CT 1), Growmore G:<br />
30-10-10 (CT 2), Đầu trâu ĐT: 30-15-10 (CT<br />
3), Đầu trâu ĐT: 10-30-20 (CT 4), Growmore<br />
G: 6-30-30 (CT 6) và Growmore có biến đổi:<br />
10-30-30 (CT 5). Các loại phân bón lá được<br />
pha với nước theo tỉ lệ 1 g/lít nước, phun<br />
hàng tuần. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu<br />
113<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
được thực hiện sau 3 tháng (90 ngày xử lý).<br />
Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh<br />
- Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng tương đối:<br />
Số lá mới hình thành, chiều dài lá tăng thêm<br />
(cm), chiều rộng lá tăng thêm (cm), chiều cao<br />
cây tăng thêm (cm) sau 90 ngày sau phun<br />
dinh dưỡng qua lá bằng cách lấy hiệu số của<br />
các chỉ tiêu trên ở thời điểm 90 ngày với ở<br />
thời điểm bắt đầu xử lý phân bón lá.<br />
- Xác định hàm lượng diệp lục a, diệp lục b,<br />
diệp lục tổng số, hàm lượng carotenoit sử<br />
dụng axeton tinh khiết làm dung môi theo mô<br />
tả của Nguyễn Văn Mã và cộng sự (2013) [3].<br />
<br />
187(11): 113 - 117<br />
<br />
- Xác định hoạt độ enzym catalase trong lá<br />
bằng phương pháp chuẩn độ theo mô tả của<br />
Nguyễn Văn Mã và cộng sự (2013) [3].<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được xử lý thống kê trên Excel 2010.<br />
Sự khác biệt giữa các giá trị trung bình được<br />
kiểm tra bằng Test Duncan ở α=0,05 [3].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu<br />
sinh trưởng của lá và thân cây lan Mokara<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của 6 loại<br />
phân bón lá đã được xử lý trên cây lan<br />
Mokara được thể hiện ở bảng 1 và hình 1.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả gia tăng các chỉ tiêu sinh trưởng của lá cây Mokara (sau 90 ngày theo dõi)<br />
Công<br />
thức<br />
<br />
Loại phân bón<br />
qua lá<br />
<br />
CT 1<br />
CT 2<br />
CT 3<br />
CT 4<br />
CT 5<br />
CT 6<br />
<br />
G: 20-20-20<br />
G: 30-10-10<br />
ĐT: 30-15-10<br />
ĐT: 10-30-20<br />
G: 10-30-30<br />
G: 6-30-30<br />
<br />
Số lượng lá mới<br />
(số lá trung<br />
bình/cây)<br />
1,00 ± 0,00c<br />
1,50 ± 0,53abc<br />
1,25 ± 0,50bc<br />
2,00 ± 0,00a<br />
1,50 ± 0,58abc<br />
1,75 ± 0,50ab<br />
<br />
Chiều dài lá<br />
tăng thêm (cm)<br />
<br />
Chiều rộng lá<br />
tăng thêm (cm)<br />
<br />
Chiều cao cây<br />
tăng thêm (cm)<br />
<br />
9,80 ± 0,54cd<br />
14,88 ± 1,38a<br />
12,38 ± 2,02b<br />
8,25 ± 1,44d<br />
11,23 ± 0,68bc<br />
10,13 ± 0,65c<br />
<br />
0,33 ± 0,05c<br />
0,50 ± 0,08a<br />
0,48 ± 0,10ab<br />
0,35 ± 0,10bc<br />
0,35 ± 0,07bc<br />
0,33 ± 0,06bc<br />
<br />
18,18 ± 1,26b<br />
21,00 ± 0,91a<br />
15,00 ± 0,87c<br />
14,38 ± 0,25cd<br />
13,28 ± 0,53d<br />
14,20 ± 0,98cd<br />
<br />
Giá trị thể hiện trong bảng là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, ký<br />
tự theo sau khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.<br />
<br />
Hình 1. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng qua lá đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lá và thân cây lan<br />
Mokara. a, b, c, d, e, f: tương ứng với các công thức 1, 2, 3, 4, 5, 6<br />
<br />
114<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Phân tích kết quả cho thấy loại phân bón qua lá<br />
có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu sinh<br />
trưởng của lá lan Mokara, cụ thể: CT 4 có ảnh<br />
hưởng tốt nhất đến chỉ tiêu số lá mới sau 90<br />
ngày xử lý cho số lá mới hình thành đạt 2,00<br />
trong khi đó ở CT 1 cho chỉ tiêu này thấp<br />
nhất, chỉ đạt 1,00 lá mới/cây. Xử lý bằng dinh<br />
dưỡng ở CT 2 cho chỉ tiêu chiều dài và chiều<br />
rộng lá tăng thêm là tốt nhất so với các CT<br />
còn lại, tương ứng là 14,88 (cm) và 0,50 (cm).<br />
Trong khi đó, chiều dài lá thấp nhất ở CT 4,<br />
chỉ đạt 8,25 (cm), còn chiều rộng lá thấp nhất<br />
ở CT 1. Về chiều cao cây tăng thêm cũng chịu<br />
ảnh hưởng của các loại phân bón qua lá, dao<br />
động từ 13,28 (cm) ở CT 5 đến 21,00 (cm) ở<br />
CT 2. Như vậy, phân bón Growmore với tỉ lệ<br />
N-P-K:30-10-10 có thể thích hợp cho sinh<br />
trưởng chiều dài, chiều rộng lá và chiều cao<br />
cây, trong khi phân bón Đầu trâu với tỷ lệ NP-K:10-30-20 có thể thích hợp cho sự hình<br />
thành lá mới. Kết quả nghiên cứu này khẳng<br />
định kết quả nghiên cứu của Wang (1996) [9]<br />
trên đối tượng lan hồ điệp. Wang đã nghiên cứu<br />
ảnh hưởng của 6 loại phân bón qua lá với tỷ lệ<br />
N, P, K khác nhau đã cho thấy nồng độ các loại<br />
phân bón khác nhau ít ảnh hưởng đến sinh<br />
trưởng sinh dưỡng của cây lan hồ điệp, tuy<br />
nhiên có ảnh hưởng nhỏ tới sự mở rộng của lá.<br />
Riêng phân bón với tỷ lệ N-P-K:10-13.1-16.6<br />
hoặc 15-8.7-20.8 (hàm lượng nitơ không quá<br />
cao so với phospho và kali) có ảnh hưởng làm<br />
tăng số lá trên cây. Trong khi đó, nghiên cứu<br />
<br />
187(11): 113 - 117<br />
<br />
khác của Vũ Ngọc Lan và cộng sự (2011) [2]<br />
lại cho thấy phân Growmore với tỷ lệ N-PK:20-20-20 có tác động tăng số lá mạnh hơn so<br />
với phân Đầu trâu có tỷ lệ N-P-K:17-21-21.<br />
Ảnh hưởng của phân bón lá đến hàm lượng<br />
diệp lục và carotenoit trong lá cây lan Mokara<br />
Quang hợp và trao đổi nitơ là các hoạt động<br />
sinh lý chính ở thực vật. Trong đó, diệp lục và<br />
carotenoit là các sắc tố chủ yếu tham gia quá<br />
trình hấp thu ánh sáng trong quang hợp [1].<br />
Ảnh hưởng của hàm lượng sắc tố trong mô lá<br />
lan Mokara dưới ảnh hưởng của các loại phân<br />
bón được trình bày trong bảng 2. Kết quả<br />
nghiên cứu này cho thấy phân bón Growmore<br />
N-P-K: 30-10-10 (CT 2) làm tăng hàm lượng<br />
diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số<br />
(a+b) trong lá cao hơn so với các loại phân<br />
bón khác (tương ứng với CT 1, CT 3, CT 4,<br />
CT 5 và CT 6). Hàm lượng các loại diệp lục<br />
này ở lá cây trong công thức CT2 đạt lần lượt<br />
là 0,411; 0,200 và 0,612 (mg/gam lá tươi).<br />
Ngoài ra, kết quả bảng 2 cũng cho thấy, các<br />
loại phân bón qua lá không ảnh hưởng tới<br />
hàm lượng carotenoit. Kết quả này có thể do<br />
trong giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, cây<br />
lan Mokara cần nhiều dinh dưỡng đặc biệt là<br />
nitơ, là nguyên tố quan trọng liên quan đến<br />
diệp lục trong lá cây. Kết quả này phù hợp<br />
với thí nghiệm trên cây ngô (Zea mays L.) khi<br />
phân bón nitơ có ảnh hưởng đến hàm lượng<br />
diệp lục trong lá [6].<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng tới hàm lượng diệp lục và carotenoit trong lá cây Mokara<br />
(sau 90 ngày theo dõi)<br />
Công<br />
thức<br />
CT 1<br />
CT 2<br />
CT 3<br />
CT 4<br />
CT 5<br />
CT 6<br />
<br />
Loại phân bón<br />
qua lá<br />
G: 20-20-20<br />
G: 30-10-10<br />
ĐT: 30-15-10<br />
ĐT: 10-30-20<br />
Gct 10-30-30<br />
G: 6-30-30<br />
<br />
Dla<br />
(mg/g lá tươi)<br />
0,356 ± 0,018b<br />
0,411 ± 0,004a<br />
0,349 ± 0,032b<br />
0,347 ± 0,019b<br />
0,353 ± 0,023b<br />
0,323 ± 0,016b<br />
<br />
Dlb<br />
(mg/g lá tươi)<br />
0,187 ± 0,009ab<br />
0,200 ± 0,007a<br />
0,168 ± 0,019b<br />
0,172 ± 0,013b<br />
0,167 ± 0,019b<br />
0,160 ± 0,002c<br />
<br />
Dla+b<br />
(mg/g lá tươi)<br />
0,545 ± 0,024b<br />
0,612 ± 0,009a<br />
0,518 ± 0,051bc<br />
0,520 ± 0,032bc<br />
0,521 ± 0,037bc<br />
0,484 ± 0,014c<br />
<br />
Carotenoit<br />
(mg/g lá tươi)<br />
0,089 ± 0,002a<br />
0,088 ± 0,012a<br />
0,092 ± 0,009a<br />
0,092 ± 0,008a<br />
0,093 ± 0,004a<br />
0,085 ± 0,002a<br />
<br />
Giá trị thể hiện trong bảng là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Trong cùng một cột, ký<br />
tự theo sau khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.<br />
<br />
Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến hoạt độ enzym catalase trong lá cây lan Mokara<br />
Trong nghiên cứu này, ở các công thức phân bón (CT 3, CT 4, CT 5 và CT 6), hoạt độ enzym<br />
catalase trong lá cây cao hơn (dao động 3,85 - 4,26 UI/g lá tươi) so với ở nhóm CT 1 và CT 2<br />
115<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
187(11): 113 - 117<br />
<br />
(dao động 2,91 - 2,93 UI/g lá tươi) (hình 2). Trong các loại phân bón Growmore, hàm lượng nitơ<br />
thấp hơn so với hàm lượng phospho và kali tác động làm tăng hoạt độ catatalase trong lá lan<br />
Mokara so với hàm lượng nitơ cao. Tuy nhiên, không quan sát thấy hiệu ứng này đối với phân<br />
bón Đầu trâu. Trong một số nghiên cứu trước đây, hoạt độ catalase ít phụ thuộc vào hàm lượng<br />
nitơ, mà thường chịu ảnh hưởng của kali [8].<br />
<br />
Hình 2. Kết quả ảnh hưởng của dinh dưỡng đến hoạt độ enzym catalase trong lá cây lan Mokara<br />
CT 1 (G: 20-20-20), CT 2 (G: 30-10-10), CT 3 (ĐT: 30-15-10), CT 4 (ĐT: 10-30-20), CT 5 (G:10-30-30),<br />
CT 6 (G: 6-30-30). Giá trị thể hiện trong đồ thị là trung bình của 3 lần nhắc lại và độ lệch chuẩn. Ký tự<br />
trên cột khác nhau thể hiện sự sai khác ở α=0,05.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Bón phân qua lá trong 90 ngày, khoảng cách<br />
bón là 7 ngày cho thấy trong số 6 công thức<br />
phân bón, phân Growmore: 30-10-10 (CT 2)<br />
có hiệu ứng tích cực đối với hầu hết các chỉ<br />
tiêu sinh trưởng và hàm lượng diệp lục so với<br />
các loại phân bón khác. Chiều dài lá, chiều<br />
rộng lá và chiều cao cây lần lượt là 14,88<br />
(cm), 0,50 (cm) và 21,00 (cm), hàm lượng<br />
diệp lục a (0,411 mg/ g lá tươi), hàm lượng<br />
diệp lục b (0,200 mg/ g lá tươi) và diệp lục<br />
tổng số (0,612 mg/ g lá tươi), còn phân bón<br />
Đầu trâu: 10-30-20 (CT 4) có thể thích hợp<br />
cho sự hình thành lá mới (2,00 lá/cây). Các<br />
công thức bón phân không ảnh hưởng đến<br />
hàm lượng carotenoit trong lá của lan<br />
Mokara. Hoạt độ catalase cao hơn ở các công<br />
thức phân bón Growmore có hàm lượng kali<br />
cao (CT 5 - G: 10-30-30 và CT6 - G: 6-30-30)<br />
nhưng không khác nhau ở các công thức phân<br />
bón Đầu trâu.<br />
116<br />
<br />
Lời cảm ơn: Đề tài này được tài trợ kinh phí từ<br />
Quỹ hoạt động khoa học và công nghệ của<br />
Trường ĐHSP Hà Nội 2, Mã số: C.2018-18-07.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng (2013),<br />
Sinh lý học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.<br />
2. Vũ Ngọc Lan, Trần Thế Mai, Nguyễn Thị Sơn,<br />
Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Văn Giang, Nguyễn<br />
Thị Lý Anh (2011), “Ảnh hưởng của dinh dưỡng<br />
qua lá đến quá trình sinh trưởng và phát triển của<br />
lan hoàng thảo thạch hộc (Dendrobium nobile<br />
Lindl)”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 9 (số<br />
6), tr. 903-911.<br />
3. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân<br />
Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu Sinh lý học<br />
thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.<br />
4. Dương Hoa Xô (2011), Kỹ thuật trồng hoa lan<br />
Mokara, Nxb Nông nghiệp<br />
5. Arditti<br />
J.,<br />
Yam<br />
T.<br />
W.<br />
(2009),<br />
Micropropagation of Orchids, 3rd edition, John<br />
Wiley & Sons.<br />
6. Hokmalipour S., Darbandi M. H. (2011).<br />
“Effects of nitrogen fertilizer on chlorophyll<br />
content and other leaf indicate in three cultivars of<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Đông và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
maize (Zea mays L.)”, World Applied Sciences<br />
Journal, 15(12), pp. 1780-1785.<br />
7. Ichinose J. G. S., Pivetta K. F. L., Mazzini R.<br />
B., & Faria R. T. (2013), “Growth and flowering<br />
of Miltonia flavescens Lindl. var. stellate regel<br />
orchid under different doses of a slow release<br />
fertilizer”, Acta Hortic, 1000, pp. 261-267.<br />
8. Marques D. J., Broetto F., Ferreira M. M.,<br />
Lobato A. K. d. S., Ávila F. W. d., & Pereira F. J.<br />
<br />
187(11): 113 - 117<br />
<br />
(2014), “Effect of potassium sources on the<br />
antioxidant activity of eggplant”, Revista<br />
Brasileira de Ciência do Solo, 38(6), pp. 18361842.<br />
9. Wang Y. T. (1996), “Effects of six fertilizers<br />
on vegetative growth and flowering of<br />
phalaenopsis orchids”, Scientia Horticulturae,<br />
65(2), pp. 191-197.<br />
<br />
SUMMARY<br />
EFFECT OF SOME SPRAYING LEAF FERTILIZERS<br />
ON GROWTH, PHOTOSYNTHETIC PIGMENTS<br />
AND CATALASE ENZYME ACTIVITY OF MOKARA<br />
Nguyen Thi Thu Dong1, Pham Thi Nu1, Ha Dang Chien1,<br />
La Viet Hong1, Cao Phi Bang2, Nguyen Van Dinh1*<br />
1<br />
<br />
Hanoi Pedagogical University N02, 2Hung Vuong University<br />
<br />
Mokara is one of important cutting flowers in many countries such as Vietnam, Singapore,<br />
Indonesia, Thailand… In this work, effect of six different ferrtilizers on growth some<br />
physiological index of mokara plants was investigated. The results showed that the Growmore NP-K:30-10-10 (CT 2) was more favorable for most of growth and physiological indices such as<br />
leaf size, length of shoot as well as chlorophyll contents (chlorophyll a, chlorophyllb and total<br />
chlorophyll) while the Dau trau N-P-K: 10-30-20 was more favorable for leaf formation when<br />
copmared to other ferrtilizers. However, the carotenods content was not different among various<br />
ferrtilizers. The catalase activity was higher in four treatments, including CT 3, CT 4, CT 5 and CT<br />
6 (ranging from 3.85 to 4.26 UI/g of fresh leaf), than two other treatments, CT 1 and CT 2 (ranging<br />
from 2.91 to 2.93 UI/g of fresh leaf).<br />
Keywords: catalase, chlorophyll, mokara, Growmore fertilizer, Dau trau ferrtilizer, growth<br />
<br />
Ngày nhận bài: 28/8/2018; Ngày phản biện: 18/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018<br />
*<br />
<br />
Tel: 0977 490482, Email: nguyenvandinhsp2@gmail.com<br />
<br />
117<br />
<br />