intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nắng nóng tới người bị cao huyết áp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người thường nghĩ rằng, mùa đông, thời tiết lạnh mới nguy hiểm với những người cao huyết áp, nhưng trên thực tế, trời nắng nóng mùa hè, đặc biệt nắng nóng gay gắt kéo dài như hiện nay cũng rất nguy hiểm với những người bị cao huyết áp. Những ngày qua, viện Tim Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân vào khám hoặc nhập viện vì huyết áp tăng cao và tim mạch có vấn đề. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt vào mùa hè, sự bài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nắng nóng tới người bị cao huyết áp

  1. Ảnh hưởng của nắng nóng tới người bị cao huyết áp Nhiều người thường nghĩ rằng, mùa đông, thời tiết lạnh mới nguy hiểm với những người cao huyết áp, nhưng trên thực tế, trời nắng nóng mùa hè, đặc biệt nắng nóng gay gắt kéo dài như hiện nay cũng rất nguy hiểm với những người bị cao huyết áp.
  2. Những ngày qua, viện Tim Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân vào khám hoặc nhập viện vì huyết áp tăng cao và tim mạch có vấn đề. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đặc biệt vào mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não. Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh cao huyết áp trong mùa hè nếu ngủ không ngon giấc, sẽ xuất hiện hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm tổn hại tim mạch. Khi thời tiết nắng nóng, người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp. Người có bệnh cao huyết áp nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống, để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm. Nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng, đây là trở ngại cho những người vốn cao huyết áp sẵn. Người bị cao huyết áp thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, nếu như không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim…
  3. Trong mùa hè nóng nực, người bệnh cao huyết áp nên cố gắng vận động. Quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở đi, người cao huyết áp nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ… Chế độ ăn uống cho người bị cao huyếp áp: Việc sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp phải do bác sĩ chỉ định nhưng một vấn đề khác cũng cần đặt ra, đó là làm giảm yếu tố nguy cơ cao huyết áp do ăn uống. Vì thế, chế độ dinh dưỡng thích hợp là cần thiết. - Thông thường nên ăn 3 bữa/ngày, không nên ăn vặt. - Tránh thức ăn chiên xào, hạn chế mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc. - Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… - Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực vật thay mỡ… và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa…
  4. - Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu. - Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông… Bỏ thói quen xấu: - Ngưng hút thuốc: là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cả bệnh tim mạch lẫn không tim mạch ở người cao huyếp áp. - Bớt uống rượu: có những bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu, huyết áp và tỷ lệ bệnh cao huyết áp trong cộng đồng. Ngoài ra, rượu làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Những người này cần lưu ý, nếu uống nhiều rượu sẽ gia tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não. - Tăng hoạt động thể lực: giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.
  5. Các hoạt động thể dục này hiệu quả hơn chạy hoặc nhảy và có thể làm giảm huyếp áp tâm thu từ 4-8mmHg. Các hình thức tập luyện nặng như cử tạ có tác dụng làm tăng huyết áp, vì vậy nên tránh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2