intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nền kinh tế số tới hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Ảnh hưởng của nền kinh tế số tới hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán với các thành phần cấu thành trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có những chính sách, chiến lược phù hợp để xây dựng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nền kinh tế số tới hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM PGS.TS.Trần Trung Tuấn (CPA) 1 Tóm tắt Phát triển nền kinh tế số là một những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm của Việt Nam trong bối cảnh mới với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, sự ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 như một cú sốc lớn đối với nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam. Bài viết nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số hiện nay. Nghiên cứu đã khái quát về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp gồm khái niệm hệ thống thông tin kế toán và các thành phần của hệ thống thông tin kế toán. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán với các thành phần cấu thành trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển, từ đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có những chính sách, chiến lược phù hợp để xây dựng hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp theo hướng hiện đại. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 40, Hệ thống thông tin kế toán, kinh tế số 1. Giới thiệu Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với những biến cố và yếu tố khó lường của thế giới đã và đang tác động sâu sắc tới nền kinh tế thế giới, khu vực và các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số đã trở thành xu thế tất yếu đối với mọi quốc gia. Trong nền kinh tế số, công nghệ số được áp dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở mọi lĩnh vực, ngành nghề. Sự phát triển của kinh tế số đã tạo nên những thay đổi mang tính cách mạng, từ sản xuất, phân phối cho đến tiêu dùng. Nền kinh tế số giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tăng năng suất, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và tối ưu hóa nền kinh tế để tăng trưởng và phát triển bền vững, bao trùm. Trước xu hướng của sự phát triển của nền kinh tế số, các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các thách thức trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị rất cần một hệ thống có thể cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc ra quyết định. Một trong những hệ thống thông tin được cho là hữu hiệu hiện nay, có thể giúp ích cho việc ra các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp đó chính là hệ 1 Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Email: trungtuanktqd@gmail.com, Số điện thoại: 0912843355 53
  2. thống thông tin kế toán (AIS). Thông tin do AIS cung cấp sẽ là lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động. 2. Hệ thống và Hệ thống thông tin Hệ thống (Systems) là một tập hợp gồm hai hoặc nhiều bộ phận có thể tương tác với nhau để hoàn thành một mục tiêu. Hầu hết các hệ thống đều bao gồm các hệ thống con (subsystems) và là hệ thống con của hệ thống lớn hơn. (Romney, M., Steinbart P., (2016)) Hệ thống là một nhóm gồm hai hoặc nhiều bộ phận tương tác nhau để hoàn thành một mục tiêu chung. Một hệ thống có thể gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn chứa trong hệ thống lớn (James A. Hall (2007)) Như vậy, hệ thống là một tập hợp gồm hai hay nhiều bộ phận có thể tương tác nhau để hoàn thành một mục tiêu. Một hệ thống bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận thành phần của hệ thống có thể thực hiện một chức năng nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của cả hệ thống. Như vậy, một hệ thống có ba đặc điểm quan trọng:  Là một tập hợp các bộ phận liên quan với nhau tạo nên hệ thống  Các bộ phận của hệ thống tương tác với nhau: Các bộ phận cấu tạo nên hệ thống có thể độc lập với nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung nên chúng liên kết với nhau, tương tác với nhau để cùng hoàn thành mục tiêu  Đạt một mục tiêu chung: Một hệ thống có thể có một hoặc nhiều mục tiêu nhưng các bộ phận của hệ thống đều phải hướng đến một mục tiêu chung. Nếu một thành phần nào đó mà không hướng đến mục tiêu chung sẽ không là một thành phần của hệ thống Hệ thống thường gồm ba thành phần cơ bản: Các yếu tố đầu vào (Inputs), quá trình xử lý (Processing) và các yếu tố đầu ra (Outputs) Đầu Quá Đầu vào trình xử lý ra Hình 1. Các yếu tố của hệ thống Khái niệm hệ thống gắn liền với khái niệm hệ thống cha và hệ thống con. Hệ thống cha là hệ thống “lớn”. Hệ thống con là hệ thống thuộc một hệ thống “lớn” nào đó nhưng hệ thống này lại chứa các hệ thống con khác thực hiện những công việc khác nhau của một hệ thống. Chúng ta có thể mô tả các yếu tố của một hệ thống và hệ thống cha- con theo hình sau: 54
  3. Bán Sản hàng xuất Tài Hàng chính; tồn kho Lãnh Kế toán Đầu ra Đầu vào đạo Marketing Nguồn nhân lực Hình 2. Hệ thống Cha- con 3. Hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp 3.1.Khái niệm và chức năng cơ bản Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống nhận biết, thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin cho người ra quyết định (Romney và Steinbart, 2012). Một hệ thống thông tin kế toán là việc thu thập dữ liệu và các thủ tục xử lý tạo ra thông tin cần thiết cho người sử dụng (Ismail, 2009a). Hệ thống thông tin kế toán xử lý các nghiệp vụ tài chính và nghiệp vụ phi tài chính mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý các nghiệp vụ tài chính (A.Hall, 2008). Dữ liệu AIS Thông tin Người sử Quyết dụng AIS định Sơ đồ 1. Quá trình xử lý thông tin của hệ thống thông tin kế toán (Nguồn: B.Romney & Steinbart, 2012) Nói chung, Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống nhận biết, thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính, phục vụ cho người sử dụng để đưa ra các quyết định. Theo Romney và Steinbart (2012) Hệ thống thông tin kế toán (AIS) trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các chức năng cơ bản sau: - Cung cấp các báo cáo cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp - Hỗ trợ thực hiện và quản lý các hoạt động phát sinh hàng ngày - Hỗ trợ ra các quyết định quản trị 55
  4. - Hoạch định và kiểm soát - Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ 3.2. Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán Hiện nay có hai hướng tiếp cận đối với hệ thống thông tin kế toán là hướng tiếp cận theo nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán và hướng tiếp cận theo công nghệ thông tin. Theo hướng tiếp cận của nội dung tổ chức AIS, thì hệ thống thông tin kế toán gồm những bộ phận cấu thành tạo nên nội dung của một hệ thống thông tin kế toán nói chung. Theo hướng này, hệ thống thông tin kế toán sẽ gồm có: - Dữ liệu về tổ chức và các hoạt động của tổ chức - Quy trình thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu - Con người sử dụng hệ thống: Những người tham gia hoặc hỗ trợ vào việc thu thập xử lý, cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính - Phần cứng: Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin - Phần mềm để xử lý dữ liệu - Kiểm soát nội bộ và biện pháp an ninh để bảo vệ dữ liệu AIS Các thành phần trên sẽ giúp cho hệ thống thông tin kế toán thực hiện 3 chức năng quan trọng của AIS là thu thập và lưu trữ dữ liệu, Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin, Cung cấp thủ tục kiểm soát thích hợp để bảo vệ an toàn tài sản và dữ liệu Sơ đồ 2: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán theo nội dung tổ chức (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Hướng tiếp cận thứ hai của AIS là hướng tiếp cận theo các quá trình xử lý của công nghệ thông tin. Theo hướng tiếp cận này thì Hệ thống thông tin kế toán có các thành phần như: Dữ liệu, hệ thống xử lý, thông tin kết xuất, lưu trữ, thủ tục kiểm soát 56
  5. 4.Lưu trữ 1.Dữ liệu 2.Hệ 3.Thông đầu vào thống xử lý tin kết xuất 5.Thủ tục kiểm soát Sơ đồ 3: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán theo các tiếp cận của công nghệ thông tin (Nguồn : Tác giả tổng hợp) - Dữ liệu đầu vào: Tất cả nội dung được đưa vào hệ thống kế toán như: Hệ thống chứng từ và nội dung chứng từ, Các đối tượng kế toán mà các nghiệp vụ phát sinh cần phải được tập hợp theo dõi thông qua hệ thống tài khoản kế toán, Hệ thống các đối tượng quản lý cần được tập hợp theo dõi phù hợp với yêu cầu thông tin và quản lý của doanh nghiệp - Hệ thống xử lý bao gồm tất cả những yếu tố tham gia vào quá trình xử lý dữ liệu để có thông tin kế toán hữu ích như: Quy trình luân chuyển chứng từ và thực hiện các quá trình kinh doanh, Hình thức ghi sổ hay cách thức nhập liệu, khai báo, cập nhật dữ liệu, Quy định về phân tích, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, Phương thức xử lý bằng máy, phần mềm hay ghi chép thủ công và Bộ máy xử lý gồm các mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban trong việc thu thập và luân chuyển thông tin về bộ phận kế toán, tổ chức công việc trong bộ máy kế toán - Lưu trữ: Dữ liệu thu thập và xử lý có thể được lưu trữ để phục vụ cho các quá trình xử lý cung cấp thông tin lần sau thông qua các phương thức: Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán trong hệ thống kế toán thủ công hay các tập tin, bảng tính lưu trữ dữ liệu trong môi trường máy tính - Thông tin kết xuất: Thông tin của hệ thống thông tin kế toán thể hiện trên nội dung của các báo cáo kế toán (báo cáo tài chính và báo cáo quản trị), hệ thống sổ sách kế toán - Thủ tục kiểm soát bao gồm những quy trình, thủ tục, chính sách được thiết lập trong hệ thống kế toán nhằm kiểm soát quá trình thu thập, xử lý, cung cấp thông tin của hệ thống kế toán, đảm bảo các thông tin cung cấp là trung thực và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin 4. Tác động của nền kinh tế số tới hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Cuộc cách mạng công nghệ số có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tất cả doanh nghiệp trên toàn bộ nền kinh tế. Dưới tác động của cách mạng công nghệ, nền kinh tế truyền thống sẽ chuyển thành nền kinh tế số. Đối với doanh nghiệp, nền kinh tế số sẽ tác động trên tất cả các thành phần của hệ thống thông tin kế 57
  6. toán bao gồm cả yếu tố người sử dụng hệ thống, dữ liệu, quy trình thu thập, xử lý dữ liệu, công nghệ thống tin (Phần cứng và phần mềm) và kiểm soát nội bộ. Trước hết, nền kinh tế số tác động mạnh mẽ lên yếu tố người sử dụng hệ thống. Trong nền kinh tế số, các công nghệ số được áp dụng vào toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống thông tin kế toán nói riêng. Công nghệ số sẽ giúp hệ thống thông tin kế toán tiếp nhận nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Nhà quản trị trong doanh nghiệp liên tục đưa ra các quyết định phản ứng với sự thay đổi của thị trường và phải đối mặt với sự cạnh tranh không những về sản phẩm mà còn cả những ứng dụng công nghệ cao. Trong nền kinh tế số, các thiết bị thông minh có thể trao đổi dữ liệu với nhau trên công nghệ robotic và AI, không cần sự có mặt của người điều khiển. Nền kinh tế số sẽ khiến vai trò của các kế toán viên trong hệ thống thông tin kế toán thay đổi. Các kế toán viên sẽ có một vai trò mới là nhà tư vấn hay chuyên gia thiết kế hệ thống thay vì thực hiện các công việc kế toán thủ công vì các thiết bị thông minh sẽ thay họ làm việc đó. Khi đó sự ứng dụng của công nghệ thông tin đòi hỏi kế toán viên phải có kiến thức, kỹ năng phần mềm hệ thống, phần cứng, kỹ thuật mạng, tích hợp hệ thống và phát triển hệ thống thông tin kế toán. Tiếp đó nền kinh tế số sẽ tác động lên yếu tố dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán. Dưới tác động của kinh tế số, các dữ liệu của Hệ thống thông tin kế toán không tách biệt với các hệ thống khác trong doanh nghiệp mà sẽ được tích hợp với dữ liệu của các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Dữ liệu sẽ được lưu trữ tập trung và tất cả các phòng, ban, chi nhánh của doanh nghiệp đều có thể truy cập để lấy dữ liệu phục vụ cho việc phân tích. Việc lưu trữ dữ liệu chủ yếu trên tập tin hay trên điện toán đám mây trên cơ sở có hệ quản trị dữ liệu tiên tiến. Điều này sẽ tránh tình trạng sai lệch giữa các báo cáo trong doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và thời gian thu thập và hệ thống hóa dữ liệu. Nền kinh tế số sẽ tạo ra một lượng lớn dữ liệu, dữ liệu sẽ tăng theo cấp số mũ. Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh. Các phương pháp phân tích dữ liệu mới cũng được phát triển để phù hợp để có thể xử lý dữ liệu lớn (big data). Nền kinh tế số còn tác động lên quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu của hệ thống thông tin kế toán. Quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu gồm trình tự và kỹ thuật để nhận diện, thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp báo cáo kế toán sẽ được thực hiện nhanh chóng do được thực hiện tự động trên các thiết bị hiện đại và thông minh. Các kỹ thuật nhận diện và thu thập dữ liệu kế toán truyền thống được thay thế bởi các kỹ thuật hiện đại để đáp ứng môi trường kinh doanh thay đổi mạnh mẽ. Nền kinh tế số cũng tác động mạnh mẽ tới phần cứng và phần mềm. Trong nền kinh tế số phần cứng, phần mềm sẽ trở thành những thiết bị thông minh. Các siêu máy tính được lập trình để tự động việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu và cung cấp những thông tin người dùng yêu cầu. Hệ thống máy tính sẽ sử dụng công nghệ robot, công nghệ trí tuệ nhân tạo cho phép hệ thống 58
  7. máy tính có khả năng tương tác với người sử dụng một cách thân thiện. Các hệ thống phần cứng, phần mềm cũng sẽ được tích hợp nhờ sự kết nối mạng. Hệ thống mạng dựa trên các giải pháp đám mây để lưu trữ và sử dụng hiệu quả các dữ liệu lớn được tạo ra bởi nền kinh tế số. Ngoài ra, nền kinh tế số cũng tác động tới yếu tố kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ trong bối cảnh nền kinh tế số chính là việc kết hợp cả kiểm soát các hoạt động kinh doanh và kiểm soát công nghệ thông tin. Trong nền kinh tế số, công nghệ trí tuệ nhân tạo, sẽ giúp cho các sai sót về nhập liệu sẽ không còn do công việc thực hành kế toán được thực hiện bởi con người sẽ dần được thay thế bằng các thiết bị thông minh. Ngược lại, công việc kiểm soát an toàn thông tin lại trở nên đặc biệt quan trọng. Các mạng không dây sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm tới thông tin và bí quyết công nghệ trong các doanh nghiệp. Các vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin ngày càng trở thành vấn đề sống còn để đảm bảo tính an toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các cuộc tấn công mạng có thể làm tê liệt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Do vậy, yếu tố kiểm soát nội bộ trong hệ thống thông tin kế toán lại có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Như vậy, nền kinh tế số có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ở khía cạnh hệ thống thông tin kế toán, nền kinh tế số trên tất cả các thành phần của hệ thống thông tin kế toán bao gồm cả Dữ liệu về tổ chức và các hoạt động của tổ chức, Quy trình thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu, Con người sử dụng hệ thống: Những người tham gia hoặc hỗ trợ vào việc thu thập xử lý, cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính, phần cứng, Phần mềm để xử lý dữ liệu, Kiểm soát nội bộ và biện pháp an ninh để bảo vệ dữ liệu hệ thống thông tin kế toán. Trong nền kinh tế số, các thiết bị tưởng chừng như vật vô tri, vô giác giờ trở nên thông minh khi được gắn các cảm biến và có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người. Điều này có nghĩa là cuộc cách mạng lần này hướng tới tăng năng suất và giảm lao động. Chúng làm thay đổi môi trường cá nhân và chuyên môn của người lao động và những nhà quản trị doanh nghiệp khi mà trước đây những cá nhân giỏi, có chuyên môn cao sẽ là yếu tố quyết định tạo nên sự giàu có và thành công cho doanh nghiệp. Nền kinh tế số cũng làm thay đổi vai trò chủ yếu của các nhân viên kế toán trong Hệ thống thông tin kế toán. Các thiết bị thông minh sẽ làm giảm sự cần thiết đối với các nhân viên kế toán và nhà quản lý doanh nghiệp. Điều này cho thấy, vai trò của các nhân viên kế toán và các cấp quản lý đã dần dần thay đổi. Do vậy, để tận dụng những cơ hội của nền kinh tế số, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu lực của hệ thống thông tin kế toán. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần phải nâng cao hiểu biết cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp về kế toán, kiến thức về hệ thống thông tin kế toán. 5. Kết luận và khuyến nghị Sự phát triển của nền kinh tế số mang lại nhiều cơ hội nhưng sẽ có những thách thức cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Đối với hệ thống thông tin kế toán trong doanh 59
  8. nghiệp, nền kinh tế số tác động lên tất cả các thành phần của hệ thống gồm con người, dữ liệu, thủ tục, công nghệ thông tin và kiểm soát nội bộ. Để biến các tác động này trở thành động lực cho sự phát triển thành công của doanh nghiệp, bản thân các doanh nghiệp phải từng bước học hỏi, hợp tác để ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại trên thế giới một cách mạnh mẽ và rộng rãi. Đồng thời, các kiến thức về kế toán, hiểu biết về hệ thống thông tin kế toán, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của người lao động nói chung và các cấp quản lý doanh nghiệp nói riêng cũng cần được nâng cao ở hầu hết mọi vị trí. Các doanh nghiệp cũng cần tạo dựng một môi trường làm việc khuyến khích nhân viên tự trao dồi kiến thức, liên tục cải thiện bản thân và nâng cao khả năng thích nghi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp, văn hóa digital (văn hóa kỹ thuật số). Việc nhận thức rõ tác động của công nghiệp 4.0 sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đón nhận các cơ hội và thách thức để tạo ra các đột phá trong kinh doanh. Để làm được như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam và các trường đại học cần phải thực hiện các giải pháp như sau: Thứ nhất, các cấp lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Đây là một hệ thống thông tin cốt lõi trong doanh nghiệp. Vì vậy, rất cần các nhà quản trị ở các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp có kiến thức về kế toán, hệ thống thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ rõ kiến thức về hệ thống thông tin kế toán các tác động cùng chiều với hiệu lực của hệ thống thông tin kế toán, nên để xây dựng một hệ thống thông tin kế toán có hiệu lực cao, cần phải nâng cao kiến thức của các nhà quản lý về Hệ thống thông tin kế toán. Thứ hai, các doanh nghiệp xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cần mở các lớp học nhằm trang bị kiến thức về kế toán, Hệ thống thông tin kế toán nhằm giúp cho các nhà quản lý vận hành Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp có hiệu lực cao. Thứ ba, các trường đại học cần tăng thời lượng giảng dạy môn hệ thống thông tin cho các sinh viên (những nhà quản lý doanh nghiệp tương lai) ở tất cả các hệ đào tạo, mở chuyên ngành đào tạo về Hệ thống thông tin kế toán nhằm tiệm cận với chương trình đào tạo về Hệ thống thông tin kế toán chuẩn quốc tế tại các nước tiên tiến trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.Hall, J. (2008). Accounting Information Systems. United states of America. 2. B.Romney, M., & Steinbart, P. J. (2012). Accounting Information Systems. USA. 3. CụcThôngtinKH&CNQuốcgia. (2018). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 4. Ismail, N. A. (2009a). Factors influencing AIS Effectiveness among manufacturing SMEs: Envidence from malaysia, Electronic Journal of Information Systems in Developing Countries, (2009) 38, 10, 1-19. 5. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p_4.0, truy cập 30/8/2018 60
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2