intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của nhận thức về ứng dụng Blockchain đến ý định gửi tiền vào ngân hàng của cá nhân tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu sức ảnh hưởng của hiểu biết của khách hàng về Blockchain tại ngân hàng đến xu hướng gửi tiền của họ. Đây là nghiên cứu định lượng, với dữ liệu thu thập từ 437 người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại miền Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của nhận thức về ứng dụng Blockchain đến ý định gửi tiền vào ngân hàng của cá nhân tại Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC VỀ ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN ĐẾN Ý ĐỊNH GỬI TIỀN VÀO NGÂN HÀNG CỦA CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM IMPACTS OF BLOCKCHAIN ADOPTION AWARENESS ON INDIVIDUAL SAVINGS DEPOSIT INTENTION IN VIETNAM Nguyễn Bảo Giang, Trần Thu Trang, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Vĩnh Phúc, Nghiêm Thúy Quỳnh – Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt: Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain dần cho thấy sức nóng và tiềm năng trong ngành ngân hàng, song góc nhìn của khách hàng cá nhân về công nghệ này vẫn chưa được khai thác và làm rõ nhiều. Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu sức ảnh hưởng của hiểu biết của khách hàng về Blockchain tại ngân hàng đến xu hướng gửi tiền của họ. Đây là nghiên cứu định lượng, với dữ liệu thu thập từ 437 người sử dụng dịch vụ ngân hàng tại miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy nhận thức của phần lớn khách hàng về ứng dụng của Blockchain ở mức cơ bản và trung bình. Mức độ nhận thức có ảnh hưởng tới ý định hành vi thông qua trung gian là cảm nhận cá nhân về uy tín ngân hàng và niềm tin cá nhân, nhưng không thông qua những lợi ích tới chất lượng dịch vụ mà khách hàng nghĩ Blockchain mang lại. Từ khóa: Blockchain, ngân hàng, Tiền gửi, Ý định gửi tiền của cá nhân vào ngân hàng Abstract In Viet Nam, the new technology Blockchain is starting to show its appeal and potential for development in the banking industry; however, the customer's perspective on Blockchain's prospects remains roughly unexplored by researchers. This paper aims to investigate how customers' awareness of Blockchain applications in banks affects their intention to deposit. This is a quantitative research, with data collected from 437 bank users in Northern Viet Nam. The findings show that a large proportion of users have a basic to medium level of Blockchain awareness. The awareness level does show to affect the behavioral intentions of the bank user, and the relationship is mediated by the bank's reputation and customer's personal trust, but not by perceived benefits on service quality. Keywords: Blockchain, Bank, Deposit, Savings Deposit Intention JEL Classifications: E00, E42, E50 ———————————————— Giới thiệu Một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng là thu hút nguồn vốn tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi cá nhân, có ảnh hưởng đáng kể đến tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Để gia tăng khả năng huy động tiền gửi cá nhân, ngân hàng cần có những chiến lược phát triển về lãi suất, chất lượng, danh tiếng... để thúc đẩy niềm tin khách hàng, từ đó tác động đến ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng. Đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, yếu tố công nghệ được đánh giá có vai trò tiên quyết, tạo vị thế cạnh tranh của các ngân hàng giữa thời đại số. Sự xuất hiện của Blockchain được báo trước là cuộc cách mạng sẽ thay đổi toàn ngành ngân hàng về cả bản chất và quy mô. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu tập trung về những ứng dụng của Blockchain trong việc thu hút tiền gửi từ các cá nhân của ngân hàng vẫn chưa được khai thác nhiều. Bên cạnh đó, nhận thức về Blockchain cũng còn đang có sự phân hóa cao giữa các chuyên gia với đại đa số các khách hàng còn lại. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề
  2. tài: “Ảnh hưởng của nhận thức về ứng dụng Blockchain đến ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân tại Việt Nam”. 1. Bối cảnh Tổng quan nghiên cứu Các nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về ứng dụng của Blockchain trong các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực ngân hàng, những ứng dụng cụ thể của Blockchain đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả để phát triển thành các chủ đề nghiên cứu mới, với những ứng dụng trong sổ cái thanh toán (Benos và cộng sự, 2017; Chang và các cộng sự, 2019), hợp đồng thông minh (Szabo, 1994; Cheng và cộng sự, 2018), giao dịch liên ngân hàng (Guo và Liang, 2016; Osmani và cộng sự, 2020). Đặc biệt trong đó, yếu tố công nghệ cũng đang dần được quan tâm và nhắc đến nhiều hơn trong các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ý định gửi tiền vào ngân hàng của cá nhân (Chukwu và Idoko, 2021; Shunbo và cộng sự, 2016). Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, hiện nay, các nghiên cứu đa phần mới chỉ dừng lại ở ảnh hưởng chung của Blockchain đến nền kinh tế và những triển vọng, thách thức của việc ứng dụng Blockchain mà chưa đi sâu vào phân tích tác động của nó đối với những ngành nghề cụ thể. Thêm vào đó, tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực đi đầu về việc áp dụng công nghệ mới nói chung và Blockchain nói riêng để cung cấp, nâng cao các dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, những nghiên cứu về ứng dụng Blockchain trong các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là đối với ngành ngân hàng cần được tăng cường triển khai. Mặt khác, các nghiên cứu về ý định gửi tiền vào ngân hàng của cá nhân được tìm hiểu tương đối phổ biến nhưng chủ yếu tập trung vào các yếu tố như lãi suất, dịch vụ, chính sách ưu đãi,... mà yếu tố công nghệ, cụ thể là Blockchain, chưa được đề cập tới nhiều (Bùi Nhất Vương và cộng sự, 2020; Hoàng Thị Anh Thư, 2017) Blockchain trong ngân hàng Theo The Economist (2015), Blockchain là “một cơ sở dữ liệu phân cấp, lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch”. Trong Blockchain, mỗi giao dịch đã xảy ra hoặc đang chờ xử lý sẽ được lưu trữ trong một cấu trúc cố định được gọi là khối (block). Thông qua quá trình đồng thuận, khi mỗi khối được xác nhận là đúng và đáng tin cậy, thì khối đó sẽ được liên kết vào chuỗi (chain) và được gửi tới các bản sao (copy) của sổ cái được phân tán. Hệ thống Blockchain sẽ quản lý việc tạo lập mỗi chuỗi khối mới thông qua hai phương thức phổ biến là bằng chứng công việc (proof of work - PoW) và bằng chứng cổ phần (proof of stake - PoS). Do đặc điểm và các tính năng có thể đem tới những ứng dụng sáng tạo, Blockchain đã và đang được ứng dụng trong nhiều hoạt động của ngân hàng, trong đó nghiên cứu này tập trung vào hoạt động thu hút tiền gửi từ các khách hàng cá nhân. Thứ nhất, Blockchain giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong việc quản lý thông tin liên quan đến tiền gửi cá nhân vì nó cho phép các thông tin giao dịch được lưu trữ trên một mạng lưới phân tán và không thể sửa đổi. Theo Wamba và cộng sự (2019), tính minh bạch của Blockchain được dự đoán là mang lại những ảnh hưởng tích cực tới quyết định và hành vi sử dụng của người dùng.
  3. Thứ hai, Blockchain tăng cường khả năng bảo vệ thông tin cá nhân và quyền riêng tư của khách hàng. Lakhani và Lansiti (2017) khẳng định Blockchain cung cấp cho các tổ chức tài chính tính bảo mật cao hơn so với việc tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu trung tâm, ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc đánh cắp và tấn công từ bên ngoài. Thứ ba, Blockchain giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng trong việc gửi tiền tại ngân hàng thông qua việc giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình gửi tiền (Marr, 2017; Hillsberg, 2018) và sự cải thiện, đổi mới trong các sản phẩm dịch vụ truyền thống (Kawasmi và cộng sự, 2020). Nghiên cứu của Goiteom (2011) cho rằng quyết định lựa chọn gửi tiền tại một ngân hàng của khách hàng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như sự thuận tiện, dịch vụ cung cấp. Ý định gửi tiền của cá nhân Hoạt động gửi tiền vào ngân hàng cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư, nhằm sinh lợi từ số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng. Mặc khác, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng nơi an toàn để cất giữ và tích lũy vốn bởi gửi tiền tại ngân hàng được coi là kênh đầu tư với rủi ro khá thấp so với các kênh khác. Việc khách hàng lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố công nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đi cùng quá trình chuyển đổi số đang phát triển hết sức mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ đi sâu vào tìm hiểu tác động của nhận thức về Blockchain đến ý định gửi tiền của các khách hàng cá nhân dựa trên cơ sở những lý thuyết nền tảng và kế thừa các nghiên cứu trước. 2. Phương pháp nghiên cứu Mô hình và giả thuyết nghiên cứu H1: Có mối quan hệ trực tiếp tích cực giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H2: Có mối quan hệ tích cực giữa Nhân thức về ứng dụng của Blockchain và Chất lượng dịch vụ H3: Có mối quan hệ tích cực giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain và Niềm tin khách hàng H4: Có mối quan hệ tích cực giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain và Danh tiếng ngân hàng H5: Có mối quan hệ tích cực giữa Chất lượng dịch vụ và Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân. H6: Có mối quan hệ tích cực giữa Niềm tin khách hàng và Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H7: Có mối quan hệ tích cực giữa Danh tiếng ngân hàng và Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H8: Có mối quan hệ tích cực giữa Chất lượng dịch vụ đến Niềm tin khách hàng H9: Có mối quan hệ tích cực giữa Danh tiếng ngân hàng và Niềm tin khách hàng H10: Giới tính điều tiết mối quan hệ giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain và Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H11: Độ tuổi điều tiết ảnh hưởng của Nhận thức về ứng dụng Blockchain đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H12: Trình độ học vấn điều tiết mối quan hệ giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain tới Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân H13: Có mối quan hệ tác động gián tiếp tích cực giữa Nhận thức về ứng dụng Blockchain và Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân thông quan 3 biến trung gian chất lượng dịch vụ, niềm tin khách hàng và danh tiếng ngân hàng Nghiên cứu sử dụng ba lý thuyết cơ bản: lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết khuếch tán đổi mới (DOI). Trên cơ sở mô hình của Ullah và cộng sự (2022), với ứng dụng và sự phân tích, điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh phát
  4. triển của các ngân hàng Thương mại và ứng dụng Blockchain tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sau đây: HÌNH 1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Nguồn: Đề xuất bởi tác giả Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Phạm vi nghiên cứu: Khu vực miền Bắc tại Việt Nam *Phương pháp hỗn hợp: - Nghiên cứu định tính: tổng hợp cơ sở lý luận bao gồm các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan, tiến hành tổ chức phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu nhằm đánh giá tính khả thi của giả thuyết và hiệu chỉnh thang đo. - Nghiên cứu định lượng: bao gồm bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thu được 43 phiếu hợp lệ, được dùng làm dữ liệu cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức thu về 437 phiếu khảo sát hợp lệ, được sử dụng để kiểm định mô hình và thang đo. *Phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 15 người dùng dịch vụ ngân hàng đa dạng theo các tiêu chí: tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thu nhập. Sau quá trình phỏng vấn, mọi nội dung đều được rà soát lại nhằm giúp dữ liệu đạt được tính đầy đủ, không trùng lặp, không bỏ sót. Dữ liệu thu được sẽ được phân tách và phân tích thêm nhằm xác định sơ bộ mối liên hệ và tính hợp lý của thang đo để đưa ra điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời kiểm tra tính khả thi của giả thiết nghiên cứu. 3. Kết quả nghiên cứu Kết quả đánh giá mô hình đo lường: Biến Nhận thức về ứng dụng Blockchain được phát triển dựa trên nghiên cứu của Davit và cộng sự (2022); Turhan và Akman (2020) bao gồm năm thang đo. Hệ số Cronbach's alpha của biến là 0,908. Biến Lợi ích từ chất lượng dịch vụ được phát triển dựa trên nghiên cứu của Garg và cộng sự (2020) bao gồm bốn thang đo. Cronbach's alpha của biến là 0,903. Biến Niềm tin khách hàng được phát triển dựa trên nghiên cứu của Che-Hui và cộng sự (2018) nêu hiểu biết về bốn thang đo. Cronbach's alpha của biến là 0,885. Biến Danh tiếng ngân hàng được phát triển dựa trên nghiên cứu của Narteh và Braimah (2019) bao gồm bốn thang đo. Cronbach's alpha của biến là 0,843.
  5. Biến Khả năng huy động tiền gửi được phát triển dựa trên nghiên cứu của Suh, B., & Han, I., (2002) bao gồm sáu thang đo. Cronbach's alpha của biến là 0,913. Các biến trong mô hình đo lường sử dụng thang đo Likert 5 điểm từ 1 - rất không đồng ý đến 5 - rất đồng ý. Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi và thực hiện điều tra, phỏng vấn để thu thập dữ liệu sơ cấp và sử dụng kỹ thuật phân tích định lượng dựa trên phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (PLS-SEM) để phân tích dữ liệu. Trước hết, nghiên cứu phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy tổng hợp cần lớn hơn 0,7 (Hulland, 1999), hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,7 (Nunnally và Bernstein, 1994), đồng thời phương sai trích trung bình (AVE) cần lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự, 2014) để nhân tố đạt được độ tin cậy tổng hợp. Bảng 1 chỉ ra rằng, các biến nghiên cứu đều có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,8 đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Giá trị cũng cho thấy phương sai trích đều lớn hơn 0,6,đảm bảo thang đo được sử dụng là rất tốt. BẢNG 1: Bảng độ tin cậy tổng hợp (Construct Reliability & Validity) Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả. Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các hệ số tải (Outer loadings) của thang đo đều lớn hơn 0,7 (Henseler và cộng sự, 2009). Kết quả cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số tải lớn hơn 0,7 đảm bảo cho việc hội tụ giá trị. Như vậy, các thang đo đều đạt được giá trị hội tụ và đảm bảo cho việc tiếp tục thực hiện nghiên cứu. BẢNG 2: Bảng hệ số tải của các nhân tố (Outer Loadings)
  6. Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả. Nghiên cứu sử dụng tiêu chí Heterotrait - Monotrait Ratio (HTMT), khi giá trị HTMT đều nhỏ hơn 0,9 thì hai biến được coi là phân biệt (Hair và cộng sự, 2017). Từ kết quả của bảng 3 cho thấy các giá trị trong bảng đều nhỏ hơn 0,9, giá trị lớn nhất là 0,871, các thang đo bảo đảm độ giá trị phân biệt ổn định. BẢNG 3: Độ giá trị phân biệt (Discriminant Validity-Heterotrait-Monotrait Ratio HTMT) Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả. Dò tìm đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), hệ số VIF nên nhỏ hơn 5 để tránh hiện tượng đa cộng tuyến (Hair và cộng sự, 2019). Kết quả cho thấy, các hệ số VIF đều nhỏ hơn 5 với hệ số lớn nhất là 4,449. Điều này có nghĩa là không có hiện tượng đa cộng biến xảy ra trong mô hình nghiên cứu và thang đo thỏa mãn điều kiện để thực hiện phân tích tiếp theo. Hệ số SRMR của mô hình nghiên cứu là 0.068 (nhỏ hơn 0.08), đảm bảo sự phù hợp của mô hình. (Hair và cộng sự, 2014). Hệ số d_G < 0,95 đảm bảo sự phù hợp và hệ số d_ULS tương đối nhỏ do vậy mô hình thỏa mãn đủ điều kiện để tiếp tục nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2014). Hệ số R-square đo mức độ phù hợp với mô hình của dữ liệu hay khả năng giải thích của mô hình. Các giá trị khoảng 0,67 trở lên sẽ tương ứng là giá trị mạnh, khoảng 0,33 là trung bình và 0,19 là yếu (Hair và cộng sự, 2014). Kết quả ở bảng 4 cho thấy IEI được giải thích 26,8% bởi mô hình là giá trị chưa tốt. Tuy nhiên, biến SEI được giải thích 52,1% bởi các biến trong mô hình là giá trị ở mức ổn định. Do vậy, nghiên cứu vẫn tiếp tục thực hiện các kiểm định để đánh giá mô hình. BẢNG 4: Hệ số R - square Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm tác giả. Kết quả kiểm định mô hình khi có biến trung gian: Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật Bootstrapping trong phần mềm Smart PLS để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả ở hình 2 cho thấy, 8 giả thuyết được đưa ra kiểm định bao gồm giả thuyết H2 – H9 thì có 7 giả thuyết được ủng hộ ở mức ý nghĩa 5% do có giá trị P – value < 0.05. Đồng thời, có một giả thuyết chưa hội tụ đủ căn cứ để kết luận về sự ảnh hưởng của ảnh hưởng của lợi ích từ dịch vụ ngân hàng đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân. Ngoài ra, có thể thấy rằng khi có sự xuất hiện của các biến trung gian thì tác động trực tiếp từ BAA tới SDI vẫn giữ ý nghĩa, tức là thuyết H1 được công nhận. Hơn vậy, hệ số tác động của BAA đến SDI đạt giá trị cao với mức 0.325. Kết quả này cho thấy nhận thức về Blockchain là yếu tố cốt lõi tác động mạnh mẽ đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân. Sau khi kiểm định, kết quả cho thấy hệ số tác động của giả thuyết được ủng hộ mang dấu dương cho biết chiều tác động giữa các nhân tố là tác động tích cực và thuận chiều.
  7. Kết quả kiểm định cho thấy, nhận thức về Blockchain (BAA) có tác động nhiều nhất tới dịch vụ ngân hàng (PBSQ) với hệ số tác động là 0.469. Như vậy, tác động giữa BAA và PBSQ là một tác động rất mạnh, tức là khách hàng nhận thức rất tốt về Blockchain cũng sẽ nhận thức về những dịch vụ ngân hàng mà họ được hưởng. Bên cạnh đó, nhận thức về Blockchain (BAA) có tác động rất mạnh đến lợi ích từ Danh tiếng ngân hàng (BR) với hệ số là 0.398. Việc nhận thức Blockchain của những người sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của ngân hàng. Khác với hai tác động trên, BAA vẫn có tác động tích cực đến CT nhưng hệ số tác động chỉ ở mức trung bình. Như vậy, nhận thức về Blockchain vẫn chưa được cao, khách hàng không nắm rõ về công nghệ này, nghĩa là khách hàng chưa hoàn toàn tin tưởng vào ngân hàng khi ngân hàng tiến hành áp dụng Blockchain vào hệ thống của họ. Các biến trung gian cũng có những tác động qua lại đến nhau: tác động giữa lợi ích từ dịch vụ ngân hàng (PBSQ) và danh tiếng ngân hàng (BR) đến niềm tin khách hàng (CT). Kết quả của hai tác động lần lượt là 0.447 đối với tác động từ PBSQ đến CT và 0.24 đối với tác động từ BR đến CT. Có thể thấy, lợi ích từ dịch vụ ngân hàng tác động đến niềm tin khách hàng mạnh mẽ hơn tác động giữa danh tiếng ngân hàng đến niềm tin khách hàng. Danh tiếng ngân hàng là yếu tố mà ngân hàng đã xây dựng sẵn với khách hàng và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Tuy nhiên một ngân hàng có danh tiếng không đi đôi với chất lượng thì sẽ khó có thể xây dựng niềm tin với khách hàng. Đối với tác động tới Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân (SDI), tác động giữa các biến có tác động rõ rệt. Trong khi biến danh tiếng ngân hàng (BR) và niềm tin khách hàng (CT) có tác động tích cực đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân (SDI) với hệ số lần lượt là 0.188 và 0.217, thì lợi ích từ dịch vụ ngân hàng (PBSQ) lại có tác động tiêu cực đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân (SDI) với hệ số -0.018. Kết quả trên cho thấy người dùng có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng khi ngân hàng đó có danh tiếng tốt và xây dựng một niềm tin tốt cho khách hàng. Hệ số tác động cũng ở mức trung bình cao, điều này cho thấy tầm quan trọng của danh tiếng ngân hàng và niềm tin khách hàng đến với Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân. Trái lại, kết quả tiêu cực từ lợi ích từ dịch vụ ngân hàng đến Ý định gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng cá nhân cho thấy lợi ích từ dịch vụ là cần thiết đối với một khách hàng khi sử dụng dịch vụ nhưng điều đó vẫn còn chưa đủ, khách hàng cần căn cứ vào nhiều yếu tố hơn để xác định và hình thành Ý định gửi tiền từ đó tạo ra nguồn vốn được huy động của ngân hàng. 5. Thảo luận Trên thế giới đã có khá nhiều ngân hàng thực hiện ứng dụng Blockchain để nâng cấp chất lượng dịch vụ của mình. Ngân hàng Santander (Tây Ban Nha) ứng dụng sổ cái phân tán trong tối đa hóa việc thanh toán xuyên biên giới. Ngân hàng Hoàng gia Canada ứng dụng trong quản lý điểm tín dụng, khoản tín dụng của khách hàng. Ngân hàng OCBC (Singapore) cũng được biết đến là ngân hàng đầu tiên thực hiện chuyển tiền nội địa và chuyển tiền quốc tế trên nền tảng Blockchain. Tại Việt Nam, VietinBank, VIB, TPBank đã hợp tác cùng Napas thực hiện thành công giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng bằng Blockchain. Tuy nhiên, trong hội thảo “Cơ hội, thách thức ứng dụng blockchain vào vận hành trong ngành tài chính ngân hàng” ngày 26/10/2022, đại diện TPBank cho biết, ngân hàng cần cơ thế thử nghiệm để ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain, nhưng cơ chế này vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, TPBank kiến nghị cơ quan quản lý tham khảo các ngân hàng trong khu vực và tư vấn quốc tế để xây dựng hành lang pháp lý ổn định trong dài hạn. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm khuyến khích nhận thức về ứng dụng Blockchain nhằm gia tăng ý định gửi tiền vào ngân hàng của cá nhân. Cụ thể:
  8. Đối với Chính phủ và cơ quan Nhà nước: thúc đẩy các hoạt động truyền thông để đổi mới nhận thức của công chúng; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tổ chức chuyên môn tham gia vào các dự án Blockchain để đẩy mạnh sự phát triển của công nghệ này; đẩy nhanh tiến độ thiết lập và thông qua bộ khung pháp lý; tăng cường quản lý và kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến Blockchain; đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Đối với các ngân hàng: xây dựng những chính sách để nâng cao nhận thức về Blockchain cho cả doanh nghiệp và khách hàng; xây dựng chiến lược nghiên cứu, thử nghiệm Blockchain; chuẩn bị nguồn lực cần thiết; tăng cường tính bảo mật và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu; xem xét hợp tác với các công ty công nghệ để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới. Kết luận Tóm lại, kết quả của nghiên cứu đã cho thấy khi nhận thức về ứng dụng Blockchain của khách hàng tăng sẽ tác động tích cực đến ý định gửi tiền của khách hàng, giúp ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn huy động cá nhân nhiều hơn. Từ đó củng cố mối quan hệ giữa tính ứng dụng thực tiễn của công nghệ với mức độ chấp nhận của người dùng. Nghiên cứu được hy vọng sẽ mang lại cơ sở lý luận và bài học thiết thực cho các ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết về khách hàng và gia tăng nguồn vốn tiền gửi cá nhân, giúp duy trì sự ổn định của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu về lưu chuyển dòng vốn, điều hòa và phát triển nền kinh tế quốc dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Albayati, H., Kim, K., & Rho, J.J. (2020). Acceptance of financial transactions using blockchain technology and cryptocurrency: A customer perspective approach. Technology in Society. Bui Nhat Vuong, Dao Duy Tung, Ha Nam Khanh Giao, Ngo Tan Dat & Tran Nhu Quan (2020). Factors Affecting Savings Deposit Decision of Individual Customers: Empirical Evidence from Vietnamese Commercial Banks. The Journal of Asian Finance, Economics and Business Che-Hui, L., Wu, J., Hsu, M. K., & Wang, S. W. (2018). Positive moods and word-of- mouth in the banking industry: A moderated mediation model of perceived value and relational benefits. The International Journal of Bank Marketing, 36(4), 764- 783. Chukwu, M.A. & Idoko, E.C. (2021). Inhibitors of Electronic Banking Platforms’ Usage Intention in Deposit Money Banks: Perspectives of Elderly Customers in Developing Economy. Sch Bull Davit, M., Savvas, P., Omer, F. R. & Rajiv, R. (2022). Blockchain adoption: A study of cognitive factors underpinning decision making. Computers in Human Behavior (Vol.131). Garg, P., Gupta, B., Chauhan, A. K., Sivarajah, U., Gupta, S., & Modgil, S. (2020). Measuring the perceived benefits of implementing blockchain technology in the banking sector. Technological Forecasting and Social Change. Guo, Y., & Liang (2016). Blockchain application and outlook in the banking industry. Financial Innovation Hillsberg, A. (2018). Can Blockchain Technology Impact Banking? We Analyse this Important Trend. Compare the Cloud.
  9. Hoàng Thị Anh Thư (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế. Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ. Kawasmi, Z., Gyasi, E.A., & Dadd, D. (2020). Blockchain adoption model for the global banking industry. Journal of International Technology and Information Management. Keh, H.T. & Xie, Y. (2008). Corporate reputation and customer behavioral intentions: The roles of trust, identification and commitment. Industrial Marketing Management Lansiti, M., & Lakhani, K.R. (2017). The Truth About Blockchain. Harvard Business Review. Marr, B. (2017). Practical Examples Of How Blockchains Are Used In Banking And The Financial Services Sector. Forbes Journal. Narteh, B., & Braimah, M. (2020). Corporate reputation and retail bank selection: The moderating role of brand image. International Journal of Retail & Distribution Management. Osmani, M.; El-Haddadeh, R.; Hindi, N.; Janssen, M.; Weerakkody, V. (2021). Blockchain for next generation services in banking and finance: cost, benefit, risk and opportunity analysis. Journal of Enterprise Information Management Vol. 34, Iss. 3, (2021): 884-899. Turhan, C., & Akman, I. (2022). Exploring sectoral diversity in the timing of organizational blockchain adoption. Information Technology & People, 35(7), 1912-1930. Ullah, N., Al-Rahmi, W.M., Alfarraj, O., Alalwan, N., Alzahrani, A.I., Ramayah, T., & Kumar, V. (2022). Hybridizing cost saving with trust for blockchain technology adoption by financial institutions. Telematics and Informatics.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2