Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
lượt xem 10
download
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm Y tế tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được áp dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG, TỈNH LONG AN Analysis of factors affecting the intention of participating in voluntary Health Insurance in Kien Tuong commune, Long An province Nguyễn Thị Tiên 1 1 Học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam Tienbhxhkientuong83@gmail.com Tóm tắt — Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm Y tế tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đồng thời được áp dụng. Các nhân tố này được kiểm định với 300 người dân đã tham gia và chưa tham gia Bảo hiểm Y tế tự nguyện trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Kết quả nghiên cứu xác định có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm Y tế tự nguyện của người dân sắp xếp theo mức độ giảm dần: (1) Kiến thức về bảo hiểm y tế; (2) Ảnh hưởng xã hội; (3) Rủi ro; (4) Thái độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động trực tiếp và cùng chiều đến ý định tham gia Bảo hiểm Y tế tự nguyện của người dân. Abstract — This study is conducted to analyze the factors affecting people's intention to participate in voluntary Health Insurance in Kien Tuong commune, Long An province. The qualitative and quantitative research methods are simultaneously applied. These factors are tested with 300 people who have participated and have not participated in the voluntary Health Insurance in Kien Tuong commune, Long An province. Research results have identified four factors affecting people's intention to participate in private health insurance, sorted by degree of decrease: (1) Knowledge of health insurance; (2) Social impacts; (3) Risks; (4) Attitude. The results of the study are showed that factors directly and positively affect people's intention to participate in voluntary Health Insurance. Từ khóa: Bảo hiểm Y tế tự nguyện, ý định tham gia, voluntary Health Insurance, intention to join. 1. Đặt vấn đề Tất cả mọi người trong chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Trong cuộc sống không ai có thể lường hết được mọi rủi ro có thể xảy ra với bản thân hay gia đình như ốm đau, bệnh tật,… Các chi phí khám chữa bệnh gây khó khăn cho gia đình đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp. Điều quan trọng hơn là những rủi ro này có thể làm suy giảm sức khỏe, khả năng lao động làm cho cuộc sống khó khăn hơn. Để có thể khắc phục khó khăn trên và chủ động về tài chính khi có rủi ro về sức khỏe, bảo hiểm y tế ra đời nhằm hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ góp phần ổn định cuộc sống. Ngày 13-6-2014, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT (Quốc Hội, 2014). Bảo hiểm Y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không vì mục đích lợi nhuận. BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do Nhà nước tổ chức thực hiện. BHYT là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. BHYT thể hiện sự quan tâm của Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân. Đến hết năm 2019, cả nước có 85,95 triệu người tham gia BHYT đạt 100,7% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng 2,41 triệu người so năm 2018. Riêng thị xã Kiến Tường đạt 85% dân số, còn 15% chưa tham gia BHYT. Phần lớn là đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, nhóm đối ttượng này phải tự bỏ tiền mua BHYT nên còn ở mức hạn chế và việc duy trì ở đối tượng này chưa 91
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 thật sự bền vững vì nhiều nguyên nhân khác nhau (Bảo hiểm Xã hội, 2019). Để xác định các yếu tố tác động đến sự tham gia BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An và đề xuất khuyến nghị cho cơ quan quản lý nên tác giả thực hiện nghiên cứu này. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Cơ sở lý thuyết Thuyết hành vi dự định TPB (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó. Xu hướng hành vi là một hàm của ba nhân tố: - Các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. - Chuẩn chủ quan (ảnh hưởng xã hội ) đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. - Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajzen (1991) xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận vào mô hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi nhận thức phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi. Hình 1. Lý thuyết hành vi NIỀM TIN → THÁI ĐỘ NIỀM TIN → CHUẨN HV DỰ HÀNH VI CHỦ QUAN CHỦ QUAN ĐỊNH KIỂM SOÁT HÀNH VI NHẬN Điều khiển hành THỨC vi thực tế 2.2. Mô hình nghiên cứu Tham khảo các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHYT tự nguyện của người dân ở trong và ngoài nước, tác giả đã đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường. Các giả thuyết như sau: H1: Nhân tố Thái độ đối với việc tham gia BHYT có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHYT. H2: Nhân tố Cảm nhận rủi ro (nghèo khó vì bệnh tật) có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHYT. H3: Nhân tố Ảnh hưởng xã hội (tuyên truyền) có ảnh hưởng tích cực chung đến ý định tham gia BHYT. H4: Nhân tố Trách nhiệm đạo lý (chia sẻ rủi ro) có ảnh hưởng tích cực làm gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT. 92
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 H5: Nhân tố Kiến thức BHYT có ảnh hưởng tích cực đến ý định tham gia BHYT. Hình 2. Mô hình nghiên cứu H1 Thái độ với BHYT H2 H2 Cảm nhận rủi ro H3 Ý định tham gia BHYT Ảnh hưởng xã hội tự nguyện H4 Trách nhiệm đạo lý Tuổi Giới tính Nghề nghiệp Kiến thức về BHYT H5 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh mô hình, thang đo, nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định mô hình lý thuyết. Trong nghiên cứu dùng kỹ thuật thu thập mẫu thuận tiện, số phiếu phát ra là 300 trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Số phiếu đạt yêu cầu và đưa vào phân tích chính thức là 297 phiếu, thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2020. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thảo luận nhóm Kết quả nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo vẫn giữ nguyên không thay đổi quan sát, chỉ điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu. 4.2. Phân tích Cronbach’s Alpha Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha bảng 1: (1) Thái độ; (2) Cảm nhận rủi ro; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Trách nhiệm đạo lý; (5) Kiến thức, tất cả được đo lường bằng 23 biến quan sát cho 5 thành phần. Hệ số Cronbach’s Alpha đều trong ngưỡng được chấp nhận từ 0.6 - 0.95 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Hệ số tương quan biến tổng là >= 0.3 và các thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết. Biến phụ thuộc Y được đo lường bằng 4 biến quan sát. Hệ số tương quan biến tổng là >= 0.3 thang đo đạt độ tin cậy cần thiết so với ban đầu. Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha thang đo các thành phần Tên biến HỆ SỐ SỐ BIẾN LOẠI BIẾN STT CRONBACH’S ALPHA QUAN SÁT 1 TD .849 4 2 RR .894 5 3 AH .796 3 Độc lập 4 DL .870 4 5 KT .729 4 Phụ thuộc 6 YD .812 4 Nguồn: tác giả ước lượng bằng SPSS 20 93
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 4.3. Phân tích EFA Kết quả phân tích EFA với các biến độc lập tại mức giá trị Eigenvalue = 1.501 với phương pháp trích Principal Component, phép quay Varimax cho phép trích được 5 nhân tố từ biến quan sát và phương sai trích được là 65.952% (>50%) theo Nguyễn Đình Thọ (2013), phương sai trích đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trọng số nhân tố của DL5 = 0.476 < 0.5 sẽ không thỏa giá trị hội tụ, do vậy quan sát này bị loại. Kết quả phân tích EFA với các biến phụ thuộc Tại mức giá trị Eigenvalue = 2.56 với phương pháp trích Principal Component, phép quay Varimax cho phép trích được 1 nhân tố từ biến quan sát và phương sai trích được là 63.993% (>50%), vậy phương sai trích đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2013). 4.4. Phân tích hồi quy Phân tích mô hình hồi quy bội với 5 biến độc lập, có 1 biến là DL không có ý nghĩa thống kê. Phân tích lại với 4 biến độc lập sau khi loại 1 biến bị vi phạm cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ( xem bảng 2). Phương trình hồi quy chuẩn hóa là: YDINH= 0.120*TD + 0.126*RR + 0.233* AH + 0.266*KT (1) Qua phương trình hồi quy (1) tác giả nhận thấy nhân tố “Kiến thức” (KT) có hệ số tác động mạnh nhất (β chuẩn hóa = 0,266), chứng tỏ đây là nhân tố tác động rất mạnh đến ý định mua BHYT tự nguyện của người dân tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Bảng 2. Kết quả mô hình hồi quy bội Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearit Coefficients Coefficients y Statistics B Std. Error Beta Tolerance (Constant) .517 .284 1.816 .070 THAIDO .134 .060 .120 2.238 .026 .911 1 RUIRO .131 .057 .126 2.301 .022 .861 ANHHUONG .228 .053 .233 4.305 .000 .885 KIENTHUC .295 .059 .266 4.983 .000 .916 Nguồn: tác giả ước lượng bằng SPSS 20 5. Kết luận và hàm ý quản trị Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHYT tự nguyện của người dân ở thị xã Kiến Tường, kết quả cho thấy người dân rất quan tâm đến việc tham gia BHYT tự nguyện. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp cho từng thang đo tương ứng. 5.1. Nhóm giải pháp thái độ tham gia BHYT tự nguyện của người dân Về phía cơ quan an sinh xã hội phải chứng minh được rằng tham gia BHYT tự nguyện có lợi trước tiên cho người tham gia. Việc tuyên truyền về những lợi ích xã hội có tác động sâu sắc tới thái độ tham gia của người dân. Phân tích việc tham gia BHYT tự nguyện ngoài lợi ích bản thân ra còn có lợi ích xã hội, có tính nhân văn, dịch vụ KCB - BHYT nên được mở rộng. Tóm lại, để thái độ người tham gia BHYT tự nguyện tốt hơn thì cần đảm bảo cho họ lợi ích bản thân và lợi ích xã hội. 5.2. Nhóm giải pháp cảm nhận rủi ro – nghèo khó vì bệnh tật Nhân tố này đa phần bị thụ động bởi sự tự nhiên, sự không may mắn. Không đề cập vấn đề ngoài phạm vi an sinh xã hội. Chính sách BHYT tự nguyện nên tính toán để đưa ra giá dịch vụ y tế dễ tiếp cận hơn hiện nay hoặc có những chính sách hỗ trợ khi mua BHYT tự nguyện hoặc chính sách được hưởng dịch vụ BHYT 100% quyền lợi cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 94
- TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 – Tháng 04/2021 5.3. Nhóm giải pháp ảnh hưởng xã hội Người dân hiện nay cảm nhận được nhiều người cùng hoàn cảnh với mình cùng tham gia BHYT tự nguyện và họ cũng cảm nhận được rằng tham gia BHYT tự nguyện là cần thiết. Đa số chắc rằng họ đã biết tầm quan trọng của nó nhưng chưa tham gia được, hoặc loại hình này chưa làm họ thỏa mãn. Đứng về góc độ nhận diện của tác giả, cần tuyên truyền chính sách rộng rãi hơn, chi phí KCB BHYT phải giảm xuống, chất lượng dịch vụ phải tốt hơn, thủ tục phải nhanh gọn hơn. 5.4 Nhóm giải pháp kiến thức về BHYT tự nguyện Hiểu biết về chính sách BHYT tự nguyện, quyền lợi khi tham gia được xem là một nhân tố quan trọng trong việc giải thích việc lựa chọn tham gia hay không tham gia. Kiến thức là một nguồn lực bên trong có thể được liên kết với một số khía cạnh, từ việc đánh giá chất lượng của sản phẩm, thủ tục thưc hiện giản đơn hay phức tạp. Nếu như một người hiểu biết về BHYT tự nguyện thì quan điểm của họ sẽ thay đổi cách nhìn nhận. Vì vậy cần tăng cường công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, gặp trực tiếp đối thoại với người dân, lấy phương châm “ đi từng ngõ, gõ từng nhà” làm thế nào để người dân hiểu được hết các quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (2019). Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2017-2019. [2]. Hoàng Trọng và Chu nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. [3]. Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. TPHCM: Nhà xuất bản Tài Chính. [4]. Quốc Hội (2014). Luật số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. [6]. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Process. 50: pp.179-211. [7]. Ajzen, I. and Fishbein, M. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior. Addison-Wesley Publishing Company Inc. Ngày nhận: 27/02/2021 Ngày duyệt đăng: 26/03/2021 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam Phần 2
59 p | 1479 | 482
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam
5 p | 308 | 34
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
7 p | 175 | 15
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 p | 80 | 12
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
9 p | 151 | 10
-
Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
6 p | 148 | 10
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên trị trường chứng khoán Việt Nam
7 p | 31 | 6
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán qua mã QR của sinh viên Hà Nội
12 p | 27 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
10 p | 8 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3 p | 17 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp nhỏ tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
16 p | 108 | 4
-
Ứng dụng mô hình phương trình cấu trúc trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thành công giải pháp quản trị quan hệ khách hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
9 p | 36 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ internet-banking của khách hàng cá nhân
14 p | 75 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Tây Nam Bộ
3 p | 48 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách ở các nước Đông Nam Á
7 p | 12 | 2
-
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (FAHP) để xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tại các ngân hàng Việt Nam
12 p | 12 | 1
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế ở tỉnh Bắc Ninh
6 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn