Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIÊN LIỆU LÊN CẤU TRÚC CỦA HẠT NANO<br />
LaMnO3 CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP KÍCH NỔ VI SÓNG<br />
Nguyễn Thị Diệu Thu1, Nguyễn Việt Tuyên2, Trần Thị Hà1,*<br />
Tóm tắt: Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày các kết quả về việc chế tạo hạt<br />
nano LaMnO3 bằng phương pháp kích nổ vi sóng. Dung dịch muối nitrate của các<br />
kim loại La và Mn sẽ tác dụng với nhiên liệu thích hợp trong phản ứng kích nổ.<br />
Nhiên liệu có vai trò rất quan trọng trong phản ứng là cung cấp nhiệt cần thiết cho<br />
sự hình thành sản phẩm perovskite LaMnO3. Chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
lượng chất đóng vai trò nhiên liệu (analine) trong phản ứng kích nổ lên sản phẩm<br />
thu được. Kết quả cho thấy các amino axit cho sản phẩm tinh khiết và kết tinh tốt.<br />
Các sản phẩm thu được đã được nghiên cứu cấu trúc và hình thái học bằng phép đo<br />
nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử quét và phép phân tích tán xạ năng lượng tia X.<br />
Từ khóa: LaMnO3; Hạt nano; Kích nổ vi sóng; Nhiên liệu.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm gần đây, sự cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và ô nhiễm môi trường là<br />
những vấn đề cấp thiết. Một nhóm giải pháp là tìm các nguồn năng lượng tái tạo sạch như<br />
năng lượng mặt trời, gió, sóng biển… Một hướng đi khác là tìm cách nâng cao hiệu suất<br />
sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch đã có. Cụ thể, các pin nhiên liệu oxit rắn<br />
(SOFCs) đã được nghiên cứu rộng rãi và thu hút nhiều sự chú ý vì nó có nhiều tiềm năng<br />
để sản xuất điện với hiệu suất cao và chi phí thấp. Đối với ứng dụng như vậy, vật liệu<br />
dùng để làm catốt phải đáp ứng một số tiêu chí như: độ dẫn điện tốt, độ xốp cao để cho<br />
phép khuếch tán khí, hệ số giãn nở nhiệt phù hợp với chất điện phân rắn cũng như sự ổn<br />
định hóa học ở nhiệt độ cao [1-4]. Do các yêu cầu như vậy đều được đáp ứng bởi vật liệu<br />
perovskite LaMnO3 nên vật liệu này rất phù hợp để làm catốt trong SOFCs [5-8].<br />
Sự tổng hợp vật liệu có sự hỗ trợ bằng lò vi sóng được đề xuất lần đầu tiên vào năm<br />
1985 và nhanh chóng trở thành một lĩnh vực nghiên cứu phát triển mạnh. Kể từ đó, vi<br />
sóng đã được sử dụng rộng rãi cho lĩnh vực tổng hợp hóa học với mục đích tăng tốc độ<br />
phản ứng hóa học và tạo ra sản phẩm đồng nhất. Phương pháp kích nổ vi sóng rất thích<br />
hợp cho việc chế tạo các vật liệu nano perovskite do những ưu điểm đáng chú ý như: bố<br />
trí thí nghiệm đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm năng lượng và cho sản<br />
phẩm đồng nhất. Những ưu điểm này là kết quả của sự hòa trộn triệt để giữa các thành<br />
phần trong môi trường dung dịch nước dưới sự chiếu xạ vi sóng và phản ứng oxi hoá<br />
giữa nhiên liệu và chất oxy hóa giải phóng ra một lượng nhiệt lớn cần thiết cho sự hình<br />
thành pha perovskite [9-12].<br />
Trong bài báo này, bột nano LaMnO3 được điều chế bằng phương pháp kích nổ vi<br />
sóng, trong đó, analine được sử dụng làm nhiên liệu trong phản ứng và các muối nitrat của<br />
lantan và mangan đóng vai trò là chất oxi hóa. Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
chất nhiên liệu lên tính chất của các sản phẩm nano thu được thông qua nhiễu xạ tia X<br />
(XRD), kính hiển vi quét điện tử (SEM) và phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS).<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
Bột nano LaMnO3 được chế tạo bằng phương pháp kích nổ vi sóng với tiền chất là<br />
La2O3 (99.99%), Mn(NO3)2.4H2O (99%) và analine được sử dụng làm nhiên liệu cho phản<br />
ứng. La2O3 được hòa tan trong axit HNO3 để lấy dung dịch La(NO3)3. Sau đó, các dung<br />
dịch La (NO3)3 1M và Mn (NO3)2 1M trong nước ở tỷ lệ mol 1: 1 được trộn đều trước khi<br />
đưa thêm analine vào dung dịch. Chúng tôi thay đổi tỷ lệ mol của nhiên liệu đối với ion<br />
kim loại để nghiên cứu ảnh hưởng lên sản phẩm nano thu được. Sau khi đun nóng ở 150<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 193<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
°C, dung dịch tiền chất có màu hồng nhạt chuyển thành một chất trong suốt không màu và<br />
sau đó là gel nhớt màu nâu. Gel được chuyển sang một bình chứa bằng thủy tinh được đậy<br />
nắp hở và sau đó chuyển sang lò vi sóng ở công suất 900W. Gel nhớt sau khi sôi sẽ tự<br />
động bốc cháy để tạo ra bột mịn màu nâu. Bốn mẫu với tỉ phần mol F (tỷ lệ analine trên<br />
Lathaninum nitrate) là 2, 3, 3,5 và 4 ... đã được chế tạo để nghiên cứu ảnh hưởng của<br />
nhiên liệu lên sản phẩm. Một mẫu (F = 3 (no)) đã được điều chế bằng phương pháp kích<br />
nổ nhưng không sử dụng chiếu xạ vi sóng để so sánh.<br />
Độ kết tinh của các vật liệu đã chế tạo được khảo sát bằng hệ nhiễu xạ tia X (Siemens<br />
D5005, Bruker, Ger-many) với bức xạ K1= 0.154056 nm của Cu. Hình thái học của sản<br />
phẩm được quan sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM 1010-JEOL). Thành phần của<br />
các mẫu được xác định bằng phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS) (Oxford Isis 300) tích<br />
hợp vào kính hiển vi điện tử quét JEOL-JSM 5410.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Analine là một trong những axit amin có giá thành thấp nhất, có thể tạo phức với nhiều<br />
ion kim loại. Hợp chất này có cấu trúc độc đáo gồm một nhóm axit cacboxylic và một nhóm<br />
amin. Cấu trúc liên kết đặc biệt của analine giúp nó có thể tạo ra phức của ion kim loại một<br />
cách có hiệu quả với các kích cỡ ion khác nhau, đồng thời giúp ngăn ngừa quá trình kết tủa<br />
để duy trì sự đồng nhất về thành phần trong hỗn hợp. Mặt khác, analine đóng vai trò của<br />
nhiên liệu trong phản ứng đốt cháy. Trong phản ứng oxi hóa khử, analine được oxy hóa bởi<br />
các ion nitrat. Đầu tiên, muối nitrat phân hủy một phần dưới ảnh hưởng của quá trình nung<br />
nóng. Các phản ứng của quá trình đốt cháy có thể được trình bày như sau:<br />
La(NO3)3.4H2O + Mn(NO3)2.4H2O → LaMnO3 +5NO2 + O2 + 8H2O (1)<br />
Các phản ứng tỏa nhiệt (2) và (3) tạo ra ngay tức khắc một lượng nhiệt lớn, dẫn tới sự<br />
gia tăng nhiệt độ của hệ và tiếp tục phân hủy nitrates. Phản ứng oxi hóa của quá trình có<br />
thể được biểu hiện như sau:<br />
18La(NO3)3.4H2O(c) + 18Mn(NO3)2.4H2O(c) +<br />
+ 50NH2C2H4COOH(c) + 79,5O2(g) → 18LaMnO3(c) +<br />
+ 70N2(g) + 150CO2(g) + 319H2O(g) (2)<br />
Hay ở dạng tổng quát:<br />
La(NO3)3.4H2O(c) + Mn(NO3)2.4H2O(c) + F.NH2C2H4COOH(c) +<br />
+ (2,25F-1.85)O2(g) → LaMnO3(c) + (0,5F+2,5) N2(g) +<br />
+ 3F.CO2(g) + (2,5F+10,8)H2O(g) (3)<br />
F: Tỷ lệ phân tử alanin-nitrat.<br />
(c): Tinh thể; (g): Khí.<br />
Giá trị tới hạn của F để đạt được pha pervoskite mong muốn đối với nhiên liệu<br />
glycine đã được công bố là 2,78 [12] .<br />
Hình 1 cho thấy giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu bột thu được bằng phương pháp<br />
kích nổ vi sóng với các giá trị khác nhau của F = 2, 3 và 4. Đối với F = 2, mặc dù phản<br />
ứng đốt cháy xảy ra, nhưng không cung cấp đủ nhiệt lượng cần thiết cho sự hình thành pha<br />
tinh thể perovskite, kết quả là, bột thu được vẫn ở trạng thái vô định hình. Khi F = 3, pha<br />
perovskite mong muốn đã được hình thành, thể hiện bằng các đỉnh nhiễu xạ tia X đặc<br />
trưng. Cần lưu ý rằng, mẫu được chế tạo với sự hỗ trợ của lò vi sóng cho thấy chất lượng<br />
tinh thể tốt hơn vì có thể thấy rằng các đỉnh nhiễu xạ sắc nét hơn. Khi F = 3 (no), phản ứng<br />
đốt cháy trực tiếp không sử dụng vi sóng cũng có thể tạo ra sản phẩm perovskite LaMnO3<br />
nhưng đỉnh nhiễu xạ của mẫu này có cường độ thấp hơn và bán độ rộng lớn hơn so với<br />
mẫu chế tạo ở cùng điều kiện và có sử dụng vi sóng. Các kết quả chứng minh rõ ràng các<br />
ưu điểm của phương pháp đốt bằng lò vi sóng. Ta cũng có thể được quan sát ở hình 2 rằng<br />
các đỉnh nhiễu xạ đặc trưng của bột LaMnO3 trở nên hẹp và sắc nét hơn khi F tăng lên.<br />
<br />
<br />
194 N. T. D. Thu, N. V. Tuyên, T. T. Hà, “Ảnh hưởng của nhiên liệu … kích nổ vi sóng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu bột LaMnO3 chế tạo bằng phương pháp kính<br />
nổ kết hợp chiếu xạ vi sóng, giá trị F khác nhau.<br />
Hình 2 cho thấy các đỉnh (104) mở rộng trong giản đồ XRD của các mẫu đã chế tạo.<br />
Các kích thước tinh thể của mẫu đã được ước tính bằng cách sử dụng công thức Debye-<br />
Scherrer:<br />
= 0,9 (4)<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy kích thước tinh thể của các mẫu bột đã chế tạo tăng lên<br />
từ khoảng 13nm đến 25nm cùng với sự gia tăng tỷ lệ phân tử alanin-nitrat (F). Một điều<br />
thú vị là khi tỷ số phân tử của analine nitrate tăng, ta quan sát được một quá trình chuyển<br />
đổi pha từ lục giác sang trực thoi xảy ra khi F lớn hơn 3.5.<br />
Ở giá trị F thấp hơn 3,5, (chỉ hơi cao hơn một chút giá trị tới hạn để hình thành pha<br />
tinh thể perovskite), việc giải phóng nhiệt trong phản ứng này đủ để hỗ trợ sự hình thành<br />
của pha lục giác. Khi sử dụng analine nhiều hơn, nhiệt lượng cung cấp bởi nhiên liệu sẽ<br />
duy trì được nhiệt độ cao được ưu tiên để tạo thành cấu trúc trực thoi của LaMnO3. Bảng 1<br />
chỉ ra các hằng số mạng của LaMnO3 được tạo ra với giá trị F khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phần phóng đại ở gần đỉnh (104) của giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu bột<br />
LaMnO3 chế tạo với các giá trị F khác nhau.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 195<br />
Vật lý & Khoa học vật liệu<br />
Bảng 1. Các hằng số mạng của LaMnO3 được chế tạo với giá trị F khác nhau.<br />
<br />
Mẫu Kiểu mạng a (Å) b (Å) c (Å) d (nm)<br />
F = 3 (no) Lục giác 5,53 5,53 13,42 13<br />
F=3 Lục giác 5,52 5,52 13,36 19<br />
F = 3,5 Lục giác 5,50 5,50 13,41 24<br />
F=4 Trực thoi 5,54 5,76 7,71 25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh SEM (a) và phổ EDS (b) của mẫu LaMnO3 với F = 3<br />
chế tạo bằng phương pháp kích nổ vi sóng.<br />
Hình 3 cho thấy hình ảnh SEM và phổ EDS của mẫu F = 3. Hình ảnh SEM cho thấy<br />
sản phẩm thu được kết thành các đám hạt. Ảnh SEM cũng cho thấy mẫu có độ xốp. Ngoài<br />
ra, phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) của mẫu với F = 3 chỉ cho thấy các đỉnh của La, O,<br />
Mn phản ánh sản phẩm thu được là tinh khiết.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Các mẫu bột perovskite LaMnO3 với kích thước tinh thể trung bình trong khoảng từ<br />
13 đến 25nm có thể được tổng hợp với thời gian ngắn bằng phản ứng kích nổ vi sóng sử<br />
dụng analine và nitrate làm tiền chất với tỷ lệ mol F ≥ 3. Tỷ lệ mol alanine-nitrate cao (F)<br />
thúc đẩy quá trình hình thành pha perovskite với độ kết tinh tốt hơn. Sự chuyển pha từ lục<br />
giác sang trực thoi đã được quan sát thấy khi tỷ lệ phân tử analine/nitrate lớn hơn 3,5. Kết<br />
quả cho thấy kích nổ vi sóng là một phương pháp rất phù hợp để tổng hợp nhanh các tinh<br />
thể nano LaMnO3 nói riêng và các vật liệu perovskite nói chung.<br />
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số<br />
QG.17.11.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Joshua J. Choi and Simon J. L. Billinge, “Perovskites at the nanoscale: from<br />
fundamentals to applications”, Nanoscale, Vol. 8 (2016), pp. 6206-6208.<br />
[2]. Antonio Guerrero, and Juan Bisquert, “Perovskite semiconductors for photo-<br />
electrochemical Water splitting applications”, Current Opinion in electrochemistry<br />
Vol. 2 (2017), pp.144-147.<br />
[3]. Tad J. Armstrong and Anil V. Virkar, “Performance of Solid Oxide Fuel Cells with<br />
LSGM-LSM Composite Cathodes”, J. Electrochem. Soc. Vol. 149 (2002), pp.<br />
A1565-A1571.<br />
<br />
<br />
196 N. T. D. Thu, N. V. Tuyên, T. T. Hà, “Ảnh hưởng của nhiên liệu … kích nổ vi sóng.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
[4]. A.K. Pradhan, R. Bah, R.B. Konda, R. Mundle, H. Mustafa, O. Bamiduro, R.R.<br />
Rakhimov, Xiaohui Weiand D. J. Sellmyer, “Synthesis and magnetic<br />
characterizations of manganite-base composite nanoparticles for biomedical<br />
applications”, J. App. Phys. 07F704. Vol. 103 (2008), pp. 07F704(1-3).<br />
[5]. S.B. Salamon and M. Jaime, “The physics of manganites: Structure and transport”,<br />
Rev. Mod. Phys. Vol. 73 (2001), pp. 583-628.<br />
[6]. N.D. Thorat, R.M. Patil, V.M. Khot, A. B. Salunkhe, A. I. Prasad, K. C. Barick, R.<br />
S. Ningthoujamand S. H. Pawar, “Highly water-dispersible surface-functionalized<br />
LSMO nanoparticles for magnetic fluid hyperthermiaapplication”, New J. Chem.<br />
Vol. 37 (2013), pp. 2733-2742.<br />
[7]. Manoharan S S, Patil K C. “Combustion route to fine particle perovskite oxides” J.<br />
Solid State Chem. Vol. 102 (1993), pp. 267-276.<br />
[8]. Park HB, Kweon H J, Hong Y S, Kim S.J, Kim K. “Preparation of La1-xSrxMnO3<br />
powders by combustion of poly (ethylene glycol)-metal nitrate gel precursors” J.<br />
Mater. Sci., Vol. 32 (1997), pp. 57-65.<br />
[9]. R.B.Nuernberg, M.R. Morelli, “Synthesis of BSCF perovskites using a microwave-<br />
assisted combustion method”, Ceramics International, Vol. 42(3) (2016), pp. 4204-<br />
4211.<br />
[10]. L. Liping, S. Jian, L. Qing, T. Xiaoyao, “Synthesis of nano-crystalline<br />
Sm0.5Sr0.5Co(Fe)O3−δ perovskite oxides by a microwave-assisted sol-gel combustion<br />
process”, Ceramics International, Vol. 40 (1) (2014), pp. 1189-1194.<br />
[11]. Clark D E, Sutton W H . “Microwave processing of materials” Ann. Rev. Mater.<br />
Sci., Vol. 26 (1996), pp. 299-331.<br />
[12]. Chick L A, Pederson L R, Maupin G, “Glycine- nitrate combustion synthesis of<br />
oxide ceramic powders” Mater. Lett, Vol. 10 (1990), pp. 6- 12.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFECT OF FUEL ON STRUCTURE OF LaMnO3 NANOPARTICLES PREPARED BY<br />
SELFCOMBUSTION METHOD ASSISTED WITH MICROWAVE IRRADIATION<br />
In this paper, results on preparation of LaMnO3 nanoparticles by self<br />
combustion method assisted with microwave irradiation are reported. Nitrate<br />
salt solutions of La and Mn react with suitable fuels in the combustion reaction.<br />
The fuel will provide energy in term of heat for the formation of LaMnO3<br />
perovskite. The effect of using analine as fuel for the combustion reaction on the<br />
properties of the nanoproducts is investigated. The results show that amino acid<br />
provides pure LaMnO3 of high crystal quality. The as-produced nanoparticles<br />
were characterized with Xray diffraction measurement, scanning electron<br />
microscope and energy dispersive spectrum.<br />
Keywords: LaMnO3; Nanoparticles; Self combustion; Fuel.<br />
<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 19 tháng 3 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 3 năm 2018<br />
1<br />
Địa chỉ: Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;<br />
2<br />
Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.<br />
*<br />
Email: tranthiha@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 197<br />