intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của paclobutrazol đến sinh trưởng, độ cứng cây và năng suất giống lúa OM4218

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Hè Thu ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 6 nghiệm thức (0, 25, 50, 75, 100, 125 mg/L), 4 lần lập lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy xử lý 50 mg/L PBZ trên lúa OM4218 giúp gia tăng số chồi/m2, độ cứng cây, số bông/m2, tỷ lệ hạt chắc, và năng suất lúa (5.85 tấn/ha, năng suất lúa tăng 8,13% so.với đối chứng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của paclobutrazol đến sinh trưởng, độ cứng cây và năng suất giống lúa OM4218

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> ẢNH HƯỞNG CỦA PACLOBUTRAZOL ĐẾN SINH TRƯỞNG, ĐỘ CỨNG<br /> CÂY VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM4218<br /> Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thành Hối, Mai Vũ Duy, Châu Tính, Bùi Văn Tùng<br /> 1<br /> Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ<br /> mvduy@ctu.edu.vn<br /> TÓM TẮT<br /> Đổ ngã là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm năng suất và phẩm chất hạt. Đổ ngã<br /> làm quá trình vận chuyển chất khô để tạo hạt bị trở ngại, bông lúa bị dìm trong nước, bị thối hư và gây<br /> khó khăn cho thu hoạch. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định nồng độ Paclobutrazol<br /> (PBZ) thích hợp đến sinh trưởng, độ cứng cây giúp hạn chế đổ ngã, gia tăng năng suất lúa. Thí<br /> nghiệm được thực hiện trong vụ Hè Thu ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thí nghiệm được bố trí<br /> theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) với 6 nghiệm thức (0, 25, 50, 75, 100, 125 mg/L), 4<br /> lần lập lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy xử lý 50 mg/L PBZ trên lúa OM4218 giúp gia tăng số chồi/m2,<br /> độ cứng cây, số bông/m2, tỷ lệ hạt chắc, và năng suất lúa (5.85 tấn/ha, năng suất lúa tăng 8,13% so<br /> với đối chứng).<br /> Từ khóa: Paclobutrazol, sinh trưởng, độ cứng cây, năng suất, giống lúa OM4218.<br /> <br /> I. GIỚI THIỆU<br /> <br /> Liang, 1990).<br /> <br /> Trong quá trình sản xuất lúa cho thấy<br /> cây lúa bị đổ ngã là một trong những nguyên<br /> nhân gây ra thất thoát lớn về cả năng suất lẫn<br /> chất lượng hạt. Cây bị đổ ngã, quá trình tạo hạt<br /> bị đình trệ do quá trình vận chuyển các chất bị<br /> trở ngại (Yoshida, 1981). Ngoài ra, đổ ngã còn<br /> gây không ít khó khăn cho thu hoạch. Để khắc<br /> phục được tình trạng đổ ngã trên lúa, một số<br /> biện pháp được nông dân sử dụng phổ biến<br /> như: sử dụng giống kháng đổ ngã, tháo nước<br /> giữa vụ, bón phân đúng cách,… Bên cạnh đó,<br /> sử dụng chất điều hòa sinh trưởng được cho là<br /> một trong những kỹ thuật canh tác quan trọng<br /> để tăng năng suất lúa mà còn hạn chế đổ ngã.<br /> <br /> Tuy nhiên, nghiên cứu về chất điều hòa<br /> sinh trưởng PBZ trên các giống lúa nói chung<br /> và giống lúa OM4218 hiện nay vẫn còn hạn<br /> chế. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm tìm ra<br /> nồng độ PBZ thích hợp đến sinh trưởng, độ<br /> cứng và năng suất giống lúa OM4218.<br /> <br /> Trên thế giới, việc sử dụng các chất điều<br /> hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh như: PBZ<br /> để nâng cao độ cứng cây giúp tăng năng suất<br /> cho cây lúa trong mỗi mùa vụ đã trở nên hết<br /> sức cần thiết. Việc sử dụng PBZ trên đồng<br /> ruộng cũng được xem là biện pháp làm hạn chế<br /> đổ ngã và gia tăng năng suất lúa khi phun PBZ<br /> ở cuối giai đoạn tăng trưởng của lúa làm tăng<br /> tỷ lệ hạt chắc do quá trình lão hóa lá bị trì hoãn<br /> (Zhang và ctv., 2007). PBZ là chất ức chế sinh<br /> trưởng làm hạn chế sự phát triển chiều cao cây<br /> vì vậy sẽ làm giảm sự đổ ngã trên nhiều giống<br /> lúa (Ueno và ctv., 1987). Trong những năm<br /> gần đây có nhiều nghiên cứu sử dụng PBZ trên<br /> lúa để hạn chế đổ ngã, tăng năng suất lúa được<br /> công bố (Bridgemohan và Bridgemohan, 2014;<br /> Sinniah và ctv., 2012; Peng và ctv., 2011;<br /> <br /> 966<br /> <br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Phương tiện<br /> Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành<br /> tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thời gian<br /> thực hiện: Vụ Hè thu, năm 2015. Chất điều hoà<br /> sinh trưởng thực vật: Paclobutrazol (PBZ),<br /> giống lúa OM4218 có thời gian sinh trưởng từ<br /> 90-95 ngày. Phân đạm (urea) 46% N; DAP 1846-0, NPK 20-20-15, thuốc bảo vệ thực vật,<br /> giá đỡ đo độ cứng và một số dụng cụ khác như:<br /> bình xịt, lưỡi liềm, thước đo, tủ sấy, cân điện<br /> tử, máy đo độ ẩm.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng<br /> theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với<br /> thừa số một nhân tố gồm sáu nghiệm thức: Đối<br /> chứng, 25, 50, 100 và 125 mg/L PBZ và bốn<br /> lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với một<br /> khối, mỗi khối chứa tất cả các nghiệm thức và<br /> mỗi nghiệm thức là một lô đất với diện tích<br /> 25m2, mỗi lô đặt 2 khung lấy chỉ tiêu có kích<br /> thước 0,5 x 0,5 m = 0,25 m2. Tất cả các nghiệm<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br /> <br /> thức được xử lý phun PBZ một lần vào giai<br /> đoạn 55 ngày sau sạ (NSS).<br /> Các chỉ tiêu theo dõi<br /> <br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Chỉ tiêu nông học<br /> 3.1.1. Chiều cao cây và số chồi/m2<br /> <br /> Tính toán thống kê các số liệu bằng phần<br /> mềm SPSS và dùng phép thử Duncan để so<br /> sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức.<br /> <br /> Chiều cao cây vào các thời điểm thu<br /> hoạch giữa các nghiệm thức không có khác biệt<br /> ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây dao động từ<br /> 79,8-80,2 cm. Số chồi/m2 giữa các nghiệm thức<br /> có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.<br /> Nghiệm thức 50 mg/L cho số chồi/m2 cao nhất<br /> khác biệt ý nghĩa thống kê so với các nghiệm<br /> thức còn lại, số chồi/m2, thấp nhất ở nghiệm<br /> thức đối chứng (hình 1).<br /> <br /> Chiều cao (cm)<br /> <br /> Chiều cao (cm)<br /> <br /> 90<br /> 80<br /> 70<br /> <br /> c<br /> <br /> bc<br /> <br /> a<br /> <br /> Số chồi/m2<br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> bc<br /> <br /> 700<br /> 600<br /> 500<br /> <br /> 60<br /> 50<br /> <br /> 400<br /> <br /> 40<br /> 30<br /> <br /> 300<br /> <br /> 20<br /> 10<br /> <br /> 100<br /> <br /> Số chồi/m2<br /> <br /> Các chỉ tiêu theo dõi gồm: chiều cao cây<br /> (cm), số chồi/m2, chiều dài lóng thân, độ cứng<br /> lóng thân, cấp đỗ ngã, chiều dài bông, số<br /> bông/m2, tỷ lệ hạt chắc/bông (%), khối lượng<br /> 1000 hạt (w14%, g), năng suất lý thuyết, năng<br /> suất thực tế (tấn/ha), hệ số kinh tế, hiệu quả<br /> kinh tế. Độ cứng của cây lúa được áp dụng đo<br /> theo phương pháp Nguyễn Minh Chơn (2007).<br /> <br /> 200<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> Đối chứng<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100<br /> <br /> 125<br /> <br /> Nghiệm thức<br /> <br /> Hình 1. Chiều cao (cm) và số chồi/m2 của giống lúa OM4218 ở thời điểm thu hoạch. Cột giống<br /> nhau có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê.<br /> 3.1.2. Chiều dài lóng thân<br /> Chiều dài lóng thân giữa các nghiệm<br /> thức ở lóng 1, 2 và 3 không có khác biệt ý<br /> nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chiều lóng thứ 4<br /> giữa các nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa<br /> <br /> thống kê ở mức 1%, khi xử lý PBZ với nồng<br /> độ 50 mg/L cho chiều dài lóng thấp nhất (3,70<br /> cm), khác biệt so với các nghiệm thức còn lại<br /> và cao nhất ở nghiệm thức đối chứng (4,28 cm)<br /> (bảng 1).<br /> <br /> Bảng 1. Chiều dài (cm) lóng thân của giống lúa OM4218 ở thời điểm thu hoạch<br /> Chiều dài 4 lóng (cm)<br /> Lóng 1<br /> Lóng 2<br /> Lóng 3<br /> Lóng 4<br /> Đốichứng<br /> 31,3<br /> 13,8<br /> 9,25<br /> 4,28a<br /> 25<br /> 31,3<br /> 13,7<br /> 9,18<br /> 4,08ab<br /> 50<br /> 31,1<br /> 13,1<br /> 9,10<br /> 3,70c<br /> 75<br /> 31,2<br /> 13,2<br /> 9,03<br /> 3,95b<br /> 100<br /> 31,2<br /> 13,6<br /> 9,15<br /> 4,00b<br /> 125<br /> 31,4<br /> 13,5<br /> 9,15<br /> 3,98b<br /> F<br /> ns<br /> ns<br /> ns<br /> **<br /> CV (%)<br /> 1,25<br /> 2,58<br /> 2,59<br /> 3,63<br /> Ghi chú: Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống<br /> kê; ns: khác biệt không ý nghĩa; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.<br /> PBZ (mg/L)<br /> <br /> 967<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> 3.1.3. Độ cứng lóng thân<br /> Độ cứng lóng thứ nhất và thứ hai giữa<br /> các nghiệm thức có khác biệt ý nghĩa thống kê<br /> ở mức 1%. Độ cứng cao nhất ở nghiệm thức 50<br /> mg/L khác biệt so với nghiệm thức 25 mg/L<br /> PBZ và đối chứng, trừ các nghiệm thức còn lại.<br /> Lóng thứ 3 và lóng thứ 4 là lóng dễ bị gãy, nứt<br /> gãy lóng thân. Việc tăng độ cứng trên những<br /> lóng này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn<br /> chế đổ ngã trên lúa qua đó nâng cao năng suất<br /> <br /> và chất lượng hạt gạo khi thu hoạch (Nguyễn<br /> Minh Chơn, 2007). Tương tự, độ cứng lóng thứ<br /> 3,4 cao nhất ở nghiệm thức 50 mg/L (lần lượt<br /> là 2,63N; 3,28N), thấp nhất vẫn là nghiệm thức<br /> đối chứng (lần lượt là 1,76N; 2,42 N). Tương<br /> tự với thí nghiệm của Zheng và ctv, (2011), độ<br /> cứng của thân lúa sẽ tăng lên khi xử lý với PBZ<br /> với nồng độ 50 mg/L đồng thời làm tăng số<br /> bông, nâng cao năng suất và duy trì áp suất<br /> trương cao trong tế bào (bảng 2).<br /> <br /> Bảng 2: Độ cứng (Newton/N) các lóng của cây lúa ở thời điểm thu hoạch<br /> Nghiệm thức<br /> (mg/L)<br /> Đối chứng<br /> 25<br /> 50<br /> 75<br /> 100<br /> 125<br /> F<br /> CV (%)<br /> <br /> Độ cứng lóng (N)<br /> Lóng 2<br /> Lóng 3<br /> 0,89c<br /> 1,76c<br /> b<br /> 1,18<br /> 2,39b<br /> 1,24a<br /> 2,63a<br /> ab<br /> 1,22<br /> 2,43b<br /> 1,19ab<br /> 2,44b<br /> ab<br /> 1,19<br /> 2,45b<br /> **<br /> **<br /> 2,75<br /> 2,33<br /> <br /> Lóng 1<br /> 0,80c<br /> 1,05b<br /> 1,10a<br /> 1,08ab<br /> 1,07ab<br /> 1,06ab<br /> **<br /> 3,08<br /> <br /> Lóng 4<br /> 2,42c<br /> 3,23b<br /> 3,28a<br /> 3,18b<br /> 3,20b<br /> 3,20b<br /> **<br /> 1,03<br /> <br /> Ghi chú:Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê;<br /> **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3.2.1. Số bông/m và tỷ lệ hạt chắc/bông<br /> <br /> Tỷ lệ hạt chắc (%)<br /> <br /> Số bông/m2 giữa các nghiệm thức khác<br /> biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức<br /> 1%. Số bông/m2 cao nhất ở nghiệm thức 50<br /> mg/L (629 bông/m2) khác biệt so với các<br /> nghiệm thức còn lại. PBZ là nhóm nội tiết tố<br /> kích thích đẻ nhánh và phân hóa mầm hoa, do<br /> PBZ ức chế sự phát triển của chồi ngọn nên<br /> chúng sẽ thúc đẩy sự phát triển chồi nhánh<br /> 100<br /> 90<br /> 80<br /> 70<br /> 60<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> b<br /> <br /> c<br /> <br /> b<br /> <br /> đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất<br /> dinh dưỡng lên phía trên để tạo bông nuôi hạt ở<br /> thời kỳ trổ bông và nuôi hạt (Burondkar and<br /> Gunjate., 1993). Theo nghiên cứu của Pan et<br /> al. (2013), cũng cho biết khi xử lý với PBZ<br /> tăng khả năng đẻ nhánh ức chế tăng trưởng<br /> mầm lá đẩy nhanh quá trình phân hóa mầm hoa<br /> làm tăng số bông trên đơn vị diện tích trên hai<br /> giống lúa Peizataifeng và Huayou 86 tăng từ<br /> 258-266 bông/m2 (hình 2).<br /> <br /> Tỷ lệ hạt chắc/bông<br /> a a<br /> b<br /> bc<br /> <br /> Số bông/m2<br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> bc<br /> <br /> 700<br /> 600<br /> 500<br /> 400<br /> 300<br /> <br /> Số bông/m2<br /> <br /> 3.2. Các thành phần năng suất<br /> <br /> 200<br /> 100<br /> 0<br /> Đối chứng<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100<br /> <br /> 125<br /> <br /> Nghiệm thức<br /> <br /> Hình 2. Số bông/m2 và tỷ lệ hạt chắc/bông của giống lúa OM4218 ở thời điểm thu hoạch.<br /> Trong cùng một cột các giá trị có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> 968<br /> <br /> Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Tỷ lệ hạt chắc/bông giữa các nghiệm<br /> thức có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.<br /> Tỷ lệ hạt chắc/bông cao nhất ở nghiệm thức 50<br /> mg/L (91,7%) khác biệt so với các nghiệm thức<br /> còn lại và tăng 3,01% so với nghiệm thức đối<br /> chứng (89,0%). Điều này tương tự với nghiên<br /> cứu của Zhang và ctv (2007) khi phun PBZ<br /> trên lá ở giai đoạn tăng trưởng cuối của cây lúa<br /> có thể làm tăng tỷ lệ thiết lập hạt và năng suất<br /> hạt bằng cách trì hoãn quá trình lão hóa lá.<br /> Theo Pan và ctv, (2013) đã nghiên cứu khi xử<br /> b<br /> <br /> Số hạt chắc/bông<br /> a a<br /> b bc<br /> <br /> c<br /> <br /> 3.2.2. Số hạt/bông và khối lượng 1000 hạt<br /> Số hạt trên bông giữa các nghiệm thức<br /> khác biệt không có ý nghĩa thống kê, số<br /> hạt/bông dao động từ 41,4 - 42,1 hạt/bông.<br /> Như vậy, khi xử lý bằng chất điều hòa sinh<br /> trưởng thực vật PBZ không ảnh hưởng đến số<br /> hạt/bông (hình 3).<br /> Khối lượng 1000 hạt (g)<br /> b b<br /> b b<br /> <br /> b bc<br /> <br /> S ố hạt<br /> ch ắc/bông<br /> <br /> 40<br /> 35<br /> <br /> 30<br /> 25<br /> 20<br /> <br /> 30<br /> 25<br /> <br /> 15<br /> <br /> 20<br /> 15<br /> <br /> 10<br /> <br /> 10<br /> 5<br /> <br /> 5<br /> <br /> Kh ố i lượn g 1 0 0 0 h ạt (g<br /> <br /> 45<br /> <br /> lý chất điều hòa sinh trưởng PBZ giúp tăng tỷ<br /> lệ hạt chắc từ 86,6% lên 88,9% trên giống lúa<br /> Huayou 86 (hình 2).<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> Đối chứng<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100<br /> <br /> 125<br /> <br /> Nghiệm thức<br /> <br /> Hình 3. Số hạt/bông và khối lượng 1.000 hạt của giống lúa OM4218 ở thời điểm thu hoạch.<br /> Cột giống nhau có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê.<br /> Khối lượng 1000 hạt giữa các nghiệm<br /> thức không có khác biệt ý nghĩa thống kê. Khối<br /> lượng 1000 hạt giữa các nghiệm thức dao động<br /> từ 27,1-27,7 g. Kết quả này tương tự với nhận<br /> định của Yoshida (1981) cho rằng khối lượng<br /> hạt là đặc tính của giống và kích thước hạt bị<br /> kiểm sát chặc chẽ bởi vỏ trấu hạt, kích thước<br /> vỏ trấu thay đổi chút ít do bức xạ mặt trời trong<br /> hai tuần trước trổ gié (hình 3).<br /> <br /> 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế<br /> 3.3.1. Năng suất lý thuyết<br /> Năng suất lý thuyết giữa các nghiệm<br /> thức có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.<br /> Năng suất cao nhất ở nghiệm thức 50 mg/L<br /> (6,63 tấn/ha) khác biệt so với các nghiệm thức<br /> còn lại và tăng 14,5% so với nghiệm thức đối<br /> chứng (5,79 tấn/ha) (hình 4).<br /> <br /> Năng suất thực tế (tấn/ha)<br /> 7<br /> 6<br /> <br /> Năng suất lý thuyết (tấn/ha)<br /> <br /> a<br /> c<br /> <br /> c<br /> <br /> bc<br /> <br /> bc<br /> <br /> a<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> b<br /> <br /> Tấn/ha<br /> <br /> 5<br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 0<br /> Đối chứng<br /> <br /> 25<br /> <br /> 50<br /> <br /> 75<br /> <br /> 100<br /> <br /> 125<br /> <br /> Nghiệm thức<br /> <br /> Hình 4. Năng suất thực tế và lý thuyết của giống lúa OM4218 ở thời điểm thu hoạch.<br /> Cột giống nhau có cùng chữ giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> 969<br /> <br /> 969<br /> <br /> VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> DOI:10.5897/JCO14.0128.<br /> <br /> 3.3.2. Năng suất thựctế<br /> Năng suất thực tế giữa các nghiệm thức<br /> có khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%.<br /> Nghiệm thức 50 mg/L cho năng suất cao nhất<br /> (5,85 tấn/ha) khác biệt so với các nghiệm thức<br /> còn lại và tăng 8,13% so với đối chứng (5,41<br /> tấn/ha). Ở trong nước, kết quả này tương tự với<br /> nghiên cứu ở trên chậu của Mai Vũ Duy (2015),<br /> khi xử lí PBZ ở nồngđộ 50 mg/L giúp gia tăng<br /> năng suất lúa so với đối chứng không phun.<br /> Tương tự trên thế giới, nghiên cứu của Peng và<br /> ctv, (2011) cho thấy khi phun PBZ giúp các yếu<br /> tố về năng suất và sản lượng tăng lên 11,9% so<br /> với đối chứng, do cải thiện khả năng quang hợp<br /> và tăng số bông trên đơn vị diện tích, cùng với<br /> khả năng giúp cây lúa chống đỗ ngã.<br /> IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> 4.1. Kết luận<br /> Khi xử lý Paclobutrazol (PBZ) với nồng<br /> độ 50 mg/L trên giống lúa OM4218 ở thời điểm<br /> 55 ngày sau sạ, giúp cây lúa gia tăng số nhánh<br /> hữu hiệu, độ cứng cây, tỷ lệ hạt chắc và năng<br /> suất thực tế tăng 8,13% so với đối chứng.<br /> 4.2. Đề nghị<br /> Nên thực hiện thí nghiệm xử lý PBZ<br /> với nồng độ 50 mg/L trên nhiều giống lúa khác<br /> nhau ở những vùng đất khác nhau, để có cơ sở<br /> khuyến cáo và áp dụng rộng rãi vào sản xuất.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Minh Chơn, 2007. Hạn chế đổ ngã cho<br /> cây lúa. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Hội thảo<br /> phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu<br /> Long sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức<br /> thương mại quốc tế (WTO), 342-350.<br /> 2. Bridgemohan, P. and R.S.H. Bridgemohan,<br /> 2014. Evaluation of anti-lodging plant<br /> growth regulators on the growth and<br /> development of rice (Oryza sativa). Journal<br /> of Cereals and oilseeds 5(3):12-16.<br /> <br /> 970<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Burondkar, M.M. and R.T. Gunjate,<br /> 1993. Control of vegetative growth and<br /> inductive of regular and early cropping in<br /> Alphonso mango with paclobutrazol.<br /> ActaHortic., 341: 206-215.<br /> <br /> 4. Liang, G.L., 1990. Effects of paclobutrazol and<br /> KH2PO4 on rice seedlings and grain yield.<br /> International<br /> Rice<br /> Research<br /> Newsletter 15(5):17.<br /> 5. Pan, S., F.Rasul, Li, W., H. Tian, Z. Mo,<br /> M.Duan and X. Tang, 2013. Roles of plant<br /> growth regulators on yield, grain qualities<br /> and antioxidant enzyme activities in super<br /> hybrid rice (Oryza sativa L.). Rice Journal<br /> 6(9) 1-10.<br /> 6. Peng, Z.P., J.C. Huang, J.H. Yu, S.H. Yang<br /> and W.Y. Li, 2011. Effects of PP333 and<br /> nutrient elements applied on yields and root<br /> growth of rice. Chin AgricSci Bull, 27(05),<br /> 234–237.<br /> 7. Sinniah, U.R., Wahyuni, S., Syahputra, B.S.A.<br /> and Gantait, S., 2012. A potential retardant<br /> for lodging resistance in direct seeded rice<br /> (Oryza sativa L.). Canadian Journal of<br /> Plant Science 92(1):13-18.<br /> 8. Ueno, H., French, P.N., Kohli, A. and<br /> Matsuyuki, H., 1987.Paclobutrazol: Control<br /> of rice lodging in Japan, Proceeding 11th<br /> International Congress of Plant Protection.<br /> Manila.<br /> 9. Yoshida, S., 1981. Cơ sở khoa học cây lúa.<br /> IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines (bản<br /> dịch của Trần Minh Thành 1– Trường Đại<br /> học Cần Thơ).<br /> 10. Zhang, W.X., C.R Peng, G. Sun, F.Q. Zhang<br /> and S.X. Hu, 2007. Effect of different<br /> external<br /> phytohormones<br /> on<br /> leaves<br /> senescence in late growth period of<br /> lateseason rice. Acta Agric Jiangxi, 19 (2),<br /> 11– 13.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1