Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA HỮU CƠ PVK<br />
ĐẾN TÍNH NĂNG CỦA ẮC QUY CHÌ AXIT<br />
Nguyễn Duy Kết1*, Võ Hoàng Phương1, Nguyễn Xuân Thắng2<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng<br />
của phụ gia hữu cơ do chúng tôi chế tạođến quá trình phóng nạp của ác quy chì axit.<br />
Các phương pháp quét thế tuần hoàn, chụp ảnh SEM và thực nghiệm trên mẫu ác<br />
quy để kiểm tra dung lượng phóng và lượng khí H2 thoát ra đã được sử dụng. Các<br />
kết quả đã chỉ ra là phụ gia hữu cơ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình điện cực: làm<br />
thay đổi cấu trúc của điện cực, làm tăng dung lượng, giảm điện trở nội và giảm rõ<br />
rệt lượng H2 thoát ra.<br />
Từ khóa: Ắc quy chì axit, Phụ gia hữu cơ, PVK<br />
<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Ắc quy hệ chì-axit là loại nguồn điện hóa học cổ điển và hiện vẫn đang được<br />
ứng dụng phổ biến nhất trong kỹ thuật và đời sống. Ngoài ưu điểm vượt trội về<br />
dung lượng lớn, giá thành hạ, ắc quy hệ chì -axit vẫn còn có những nhược điểm<br />
chưa được khắc phục đó là vấn đề về tuổi thọ, hiện tượng sulfat hóa bản cực, vấn<br />
đề thoát H2 trong quá trình phóng nạp…. Trong những năm gần đây công nghệ chế<br />
tạo ác quy hệ này đã có nhiều tiến bộ trong khâu chế tạo điện cực, thay đổi chế độ<br />
phóng nạp [4], thêm phụ gia vào dung dịch điện ly [1-3,5]… đã mang lại những<br />
hiệu quả cao. Ở Việt Nam còn chưa có những nghiên cứu ứng dụng những thành<br />
quả trên trong công nghiệp chế tạo ác quy hệ chì-axit.<br />
Nhu cầu về sử dụng ắc quy hệ chì-axit tại Việt Nam đang gia tăng đột biến từ<br />
nhu cầu của trang bị hiện đại hóa quân sự. Vì vậy cần phải cấp thiết có những<br />
nghiên cứu ứng dụng để nâng cao chất lượng, tuổi thọ của ác quy.<br />
Phenyl vinyl keton là một chất hữu cơ thuộc họ hợp chất ức chế có khả năng<br />
bảo vệ chống ăn mòn kim loại trong môi trường axit, đặc biệt là có độ bền nhiệt<br />
cao, trong phân tử có chứa oxy chưa bão hòa α-alkenylphenon. Đây là một loại ức<br />
chế mới đã và đang được khảo sát ở nhiều nước trên thế giới. Khả năng ức chế ăn<br />
mòn của hợp chất này được dự đoán dựa trên cấu trúc phân tử do sự có mặt của<br />
cặp điện tử tự do của Oxy và hệ thống điện tử π của nối đôi trong phân tử làm tăng<br />
khả năng hấp phụ của nó trên bề mặt kim loại. Mặt khác vì trong phân tử có nối<br />
đôi nên có khả năng trùng hợp tạo hợp chất có phân tử lượng lớn hơn, tăng cường<br />
khả năng bao phủ bề mặt kim loại và ngăn cản quá trình ăn mòn.<br />
Bài báo này trình bày một số nghiên cứu bước đầu về sử dụng phụ gia hữu cơ<br />
có chứa Phenyl vinyl keton trong dung dịch điện ly của ácquy. Các kết quả này có<br />
nhiều khả năng ứng dụng vào thực tế mang lại hiệu quả kinh tế cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 113<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu<br />
- Điện cực anot, catot của ác quy chì-axit do Công ty Ác quy Tia sáng chế tạo.<br />
- Phụ gia hữu cơ do chúng tôi tổng hợp trên cơ sở là chất ức chế ăn mòn đa kim<br />
loại là hỗn hợp của một số hợp chất dẫn xuất của benzandehyd (axetophenon, 2-<br />
benzoyl - 1,3 dimetoxy propan, 2-benzoyl-3metoxy-1propen). Được ký hiệu là<br />
phụ gia PVK.<br />
- Ắc quy sử dụng trong quân sự loại 2V-1000Ah.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Các nghiên cứu về quá trình điện cực được thực hiện bằng phương pháp quét<br />
thế vòng (CV) trên thiết bị Autolab, cấu trúc điện cực được xác định bằng phương<br />
pháp chụp ảnh SEM trên kính hiển vi điện tử quét. Các nghiên cứu ứng dụng được<br />
thực hiện trên ác quy 2V-1000Ah bằng thiết bị chuyên dùng đo điện lượng phóng,<br />
nạp tự động điều khiển quá trình phóng nạp, lưu trữ số liệu. Các thiết bị trên đều có<br />
ở Viện Hóa học-Vật liệu.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Ảnh hưởng của phụ gia tới quá trình điện cực<br />
Sử dụng điện cực làm việc là điện cực âm, điện cực đối là điện cực dương đều<br />
do Công ty ác quy Tia Sáng chế tạo có diện tích hình học bằng 1cm2 đo CV 5 chu<br />
kỳ trong 2 dung dịch: dung dịch cho ác quy chì axit tiêu chuẩn (DD1) và dung dịch<br />
có 0,5ml/l phụ gia PVK. Kết quả cho thấy trong hình 3.1.<br />
0.8 Cycle 1 0.8 Cycle 1<br />
Cycle 2 Cycle 2<br />
0.6 0.6<br />
Cycle 3 Cycle 3<br />
0.4 Cycle 4 0.4 Cycle 4<br />
Current density (mA/cm2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cycle 5<br />
Current density (mA/cm )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cycle 5<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.2 0.2<br />
<br />
0.0 0.0<br />
-0.2 -0.2<br />
-0.4 -0.4<br />
-0.6 -0.6<br />
-0.8 -0.8<br />
-1.0 -1.0<br />
-1.2 -1.2<br />
-2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 -2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0<br />
Voltage (V)<br />
Voltage (V)<br />
<br />
<br />
Hình 3.1. Các đường cyclic đo trong dung dịch điện ly.<br />
1. Dung dịch ác quy chì axit 2. DD 1 + phụ gia PVK.<br />
Có thể dễ dàng nhận ra trong hình 3.1 rằng: dung lượng phóng nạp của vật liệu<br />
điện cực âm bị giảm dần theo số chu kỳ quét trong dung dịch không có phụ gia.<br />
Ngược lại, sự có mặt của phụ gia làm tăng dung lượng phóng nạp của vật liệu điện<br />
cực âm theo chu kỳ quét và tiến tới ổn định tại chu kỳ thứ 5. Hình 3.2 thể hiện phổ<br />
CV cho vật liệu điện cực âm trong dung dịch không có và có phụ gia. Các kết quả<br />
thu được từ phổ CV được ghi trong bảng 3.1.<br />
<br />
<br />
114 N.D.Kết, V.H.Phương, N.X.Thắng, “Ảnh hưởng của phụ gia … ắc quy chì axit.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1.0<br />
Không PG<br />
0.8 PVK<br />
0.6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Current density (mA/cm2)<br />
0.4<br />
<br />
0.2<br />
<br />
0.0<br />
<br />
-0.2<br />
<br />
-0.4<br />
<br />
-0.6<br />
<br />
-0.8<br />
<br />
-1.0<br />
-2.0 -1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0<br />
<br />
Voltage (V)<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3.2. Đường cyclic chu kỳ quét thứ 5 trong<br />
các dung dịch điện ly.<br />
Từ hình 3.2 có thể thấy rằng, phổ CV trong dung dịch không có và có phụ gia<br />
có hình dáng tương tự như nhau, có nghĩa là việc thêm phụ gia vào dung dịch điện<br />
ly hầu như không làm thay đổi bản chất các phản ứng trên vật liệu điện cực âm<br />
trong quá trình phóng nạp. Phổ CV gồm 2 peak chính tương ứng là các peak Oxy<br />
hóa và khử của Pb và PbSO4 theo phương trình phản ứng sau:<br />
Pb + H2SO4 + 2e PbSO4 + 2H+<br />
Bảng 3.1. Các thông số điện hóa của vật liệu điện cực âm.<br />
ΔEH Ipa Ipc<br />
Thông số ΔEp (V) 2<br />
(V) (mA/cm ) (mA/cm2)<br />
Dung dịch không phụ gia 1,582 0,161 0,536 -0,431<br />
Dung dịch có phụ gia 1,144 0,224 0,668 -0,47<br />
<br />
Trong bảng 3.1, ΔEp là hiệu giữa điện thế peak anot và điện thế peak catot. ΔEH<br />
là hiệu giữa điện thế peak catot và điện thế thoát hydro. Ipa và Ipc tương ứng là các<br />
dòng peak anot và catot. Nhận thấy, ΔEp trong dung dịch có phụ gia (1,144 V) nhỏ<br />
hơn giá trị tương ứng trong dung dịch không có phụ gia (1,582 V). Từ đó có thể<br />
kết luận rằng sự có mặt của phụ gia cải thiện sự thuận nghịch của phản ứng điện<br />
cực. ΔEH trong dung dịch có phụ gia (0,224 V) lớn hơn ΔEH trong dung dịch<br />
không có phụ gia(0,161V), có nghĩa là sự có mặt của phụ gia làm cho phản ứng<br />
khử của PbSO4 tách biệt hơn với phản ứng thoát hydro. Điều này làm giảm lượng<br />
hydro thoát ra trong quá trình nạp cho điện cực âm. Các giá trị lớn hơn của Ipa và<br />
Ipc trong dung dịch có phụ gia so với dung dịch không có phụ gia cho thấy phụ gia<br />
PVK làm tăng dung lượng phóng nạp và dòng giới hạn của vật liệu điện cực âm –<br />
nghĩa là tăng khả năng phóng nạp với tốc độ cao cho điện cực âm.<br />
Các kết quả trên được dự đoán là do phụ gia là chất hoạt động bề mặt hấp phụ<br />
lên điện cực là tăng phân cực quá trình phóng điện của ion H+, hoạt hóa điện cực<br />
và thay đổi cấu trúc tinh thể của vật liệu điện cực.<br />
3.2. Ảnh hưởng của phụ gia đến cấu trúc điện cực<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 115<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Kết quả chụp ảnh SEM cấu trúc bề mặt điện cực âm sau khi phóng 5 giờ trong<br />
dung dịch có và không có phụ gia trên hình 3.3 cho thấy: Màng chì sulfat trên điện<br />
cực phóng trong dung dịch không có phụ gia có cấu trúc tinh thể thô, lớn hơn so<br />
với khi phóng trong dung dịch có phụ gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 3.3. Ảnh SEM bề mặt điện cực sau khi nạp trong các dung dịch:<br />
(a) Dung dịch ác quy chì axit. (b) DD 1 + phụ gia PVK;<br />
<br />
3.3. Ảnh hưởng của phụ gia đến dung lượng và điện trở nội<br />
Kết quả thử nghiệm trên 03 bộ pin đơn có cặp điện cực có dung lượng 1,8Ah,<br />
mắc nối tiếp và nạp cùng nhau đến khi điện áp lên đến 2,4V, để ổn định 24h sau đó<br />
tiến hành phóng với chế độ C10 (0.18A). Kết quả đường đặc tính điện thế thời gian<br />
của 3 cặp trên hình 3.4 cho thấy sự có mặt của phụ gia làm ác quy phóng ở điện thế<br />
cao hơn so với không có phụ gia (do điện trở nội nhỏ hơn), dung lượng phóng của<br />
cặp có phụ gia cao hơn. Kết quả này phù hợp với kết quả thu được từ phép đo CV.<br />
2.20 K PG<br />
PVK<br />
2.15<br />
<br />
2.10<br />
Voltage (V)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.05<br />
<br />
2.00<br />
<br />
1.95<br />
<br />
1.90<br />
<br />
1.85<br />
<br />
0 2 4 6 8<br />
Time (h)<br />
<br />
Hình 3.4. Đường đặc tính phóng điện của các ác quy trong dung dịch.<br />
<br />
Điện thế cao và ổn định trong suốt quá trình phóng cho thấy ác quy làm việc ổn<br />
định, điện trở trong nhỏ. Muối PbSO4 không dẫn điện, cấu trúc sít đặc của PbSO4<br />
sự giảm điện trở nội ở ác quy có phụ gia là do cấu trúc xốp của lớp PbSO4 làm<br />
dung dịch dễ áp sát bề mặt điện cực hơn, điện trở nhỏ hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
116 N.D.Kết, V.H.Phương, N.X.Thắng, “Ảnh hưởng của phụ gia … ắc quy chì axit.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3.4. Ảnh hưởng của phụ gia tới lượng H2 thoát ra trong khi nạp, phóng<br />
Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của phụ gia PVK trên ắc quy 2V-1000Ah được<br />
phóng nạp theo chế độ tiêu chuẩn C10, tổng lượng khí thoát (bao gồm cả H2 và<br />
O2) được gom thu vào bình thủy tinh và đo thể tích. Kết quả (hình 3.5) cho thấy<br />
phụ gia PVK làm giảm đáng kể so với không sử dụng phụ gia. Khi phóng lượng<br />
khí thoát giảm tới 70%, khi nạp lượng khí thoát giảm 40%.<br />
2000<br />
<br />
Phong<br />
Nap<br />
1600<br />
The tich Hydro thoat ra (ml)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1200 2.045 V Khong PG<br />
<br />
<br />
<br />
800<br />
<br />
<br />
<br />
2.048 V<br />
400 PVK<br />
PGVH<br />
<br />
<br />
<br />
0<br />
2 4 6 8 10 12<br />
Time (h)<br />
<br />
Hình 3.5. Thể tích khí thoát<br />
4. ra trong<br />
KẾT quá trình phóng, nạp.<br />
LUẬN<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Phụ gia PVK khi thêm vào dung dịch điện ly với hàm lượng rất nhỏ (cỡ<br />
0,5mg/l) đã ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình điện cực của ắc quy hệ chì-axit:<br />
- Hoạt hóa bề mặt, tăng khả năng thuận nghịch của các phản ứng điện cực.<br />
- Làm thay đổi cấu trúc của điện cực khi phóng, nạp, hướng đến điện cực có<br />
độ xốp, diện tích bề mặt lớn hơn.<br />
- Làm giảm điện trở nội của ắc quy vì vậy làm tăng điện thế và dung lượng<br />
phóng nạp.<br />
- Làm giảm dòng thoát hydro cả quá trình phóng và nạp<br />
- Cơ chế tác dụng của VHA lên vật liệu điện cực trong quá trình hoạt động sẽ<br />
được làm rõ ràng hơn trong bài báo sau.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. S. Gust, E. Hxmeenoja, J. Ahl, T. Laitinen, A. Savonen and G. Sundholm<br />
(1990), “Effect of organic additives on the lead/acid negative plate”; Journal<br />
of Power Sources, 30; pag.135 – 192.<br />
[2]. K. Sasaki, Y. Arai, K. Wada (1999), “Additive to electrolyte for lead-acid<br />
battery and lead-acid battery and manufacture of lead acid battery and use of<br />
additive to electrolyte for lead-acid battery”; Japanese Patent JP11273710 A.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 117<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
[3]. H. Dietz, G. Hoogestraat, S. Laibach, D. von Borstel, K. Wiesener (1995),<br />
“Influence of substituted benzaldehydes and their derivatives as inhibitors for<br />
hydrogen evolution in lead/acid batteries”; Germany Journal of Power<br />
Sources 53; pag.359-365.<br />
[4]. Ibraheem Idrees, Yassir Mohammad (2013), “Charger for Lead-Acid<br />
Batteries”; International Journal of Emerging Science and Engineering<br />
(IJESE), pag.67-69.<br />
[5]. BorisMonahov, Kurt Kelley, Mohamadkheir Alkhateeb (2011), “Organic<br />
additives for improving performance of lead-acid batteries”; United States<br />
Patent, Patent Number: US2011/0143214 A1.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INFLUENCE OF PVK ORGANIC ADDITIVES ON PROPERTIES<br />
OF LEAD-ACID BATTERIES<br />
<br />
In this paper, the as-produced additive base additive’s effects on<br />
charge/discharge process of lead-acid battery are reported. The cyclic<br />
voltametry and scanning electron microscopy analyses were used to<br />
characterize the charging behavior, microstructure of the electrodes and the<br />
exhaustion hydrogen gas. It is found that these organic additives strongly<br />
affect electrode processes, modify the microstructure. Furthermore, the<br />
organic additive also help to reduce the internal resistance and gas escaped.<br />
<br />
Keywords: Battery, Lead-acid, Organic additives.<br />
<br />
<br />
NhËn bµi ngµy 09 th¸ng 07 n¨m 2015<br />
Hoµn thiÖn ngµy 18 th¸ng 07 n¨m 2015<br />
ChÊp nhËn ®¨ng ngµy 07 th¸ng 09 n¨m 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
§Þa chØ: 1Viện Hóa học – Vật liệu, Viện Khoa học – Công nghệ quân sự;<br />
*Email: ketnguyenduy.vh2@gmail.com;<br />
2<br />
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
118 N.D.Kết, V.H.Phương, N.X.Thắng, “Ảnh hưởng của phụ gia … ắc quy chì axit.”<br />