Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÂN RÃ HỮU CƠ SINH HỌC<br />
Ở CỬA BÉ - KHÁNH HÒA<br />
ASSESSMENT OF BIODEGRADATION OF ORGANIC MATTER<br />
IN BE MOUTH - KHANH HOA<br />
Phan Minh Thụ1, Tôn Nữ Mỹ Nga2, Nguyễn Thị Miền3<br />
Ngày nhận bài: 03/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 06/11/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tốc độ phân rã sinh học chất hữu cơ thể hiện mức độ tự làm sạch của thủy vực. Hằng số tốc độ phân rã sinh học<br />
chất hữu cơ cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quản lý chất lượng môi trường của thủy vực. Dựa vào kết<br />
quả thực nghiệm của 10 đợt thu mẫu nước tại Cửa Bé (Khánh Hòa), cũng như giải phương trình Streeter & Phelps (1925)<br />
cho trường hợp BOD, hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ dao động 0,0643 - 0,3202 ngày-1. Giá trị này chịu sự chi phối<br />
bởi hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực, loại chất hữu cơ, chế độ thủy triều và khả năng trao đổi nước của thủy vực. Do<br />
đó, quản lý nguồn thải chất hữu cơ trực tiếp vào thủy vực phù hợp là việc làm cần thiết nhằm để nâng cao khả năng hồi<br />
phục của thủy vực.<br />
Từ khóa: phân rã sinh học, chất hữu cơ, tự làm sạch, BOD, vùng ven bờ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Rate of biodegradation of organic matter presented the capacity of self-purification in waters. The changes of the<br />
decay rate constants of organic matter would be able to impact significantly on approaches of water quality control. Based<br />
on laboratory experiment results of ten water samples collected at Be Mouth (Khanh Hoa) and solved the Streeter &<br />
Phelps’ function (1925) in the case of BOD, the decay rate constant of organic matter ranked in 0.0643 – 0.3202 day-1. This<br />
constant was contributed by concentration of organic matter in water bodies, kind of organic matters, tidal systems and<br />
water exchanges. Thus, the suitable management of organic matter waste, which discharged directly in the waters, would<br />
help to improve the capacity of recovering waters.<br />
Keywords: biodegradation, organic matter, self-purification, BOD, coastal waters<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở vùng cửa sông và ven bờ biển, chất hữu cơ<br />
có nguồn gốc từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng có<br />
thể được sản sinh ra từ quá trình quang tổng hợp<br />
chất hữu cơ của thực vật nổi; từ các quá trình trao<br />
đổi chất của các bậc dinh dưỡng khác nhau và là<br />
chất thải từ các sinh vật này, hoặc được vật chuyển<br />
từ biển vào, từ thượng nguồn xuống, và từ quá trình<br />
xáo trộn của chất hữu cơ trong nền đáy. Trong đó,<br />
hơn 60% chất hữu cơ ở vùng cửa sông và ven bờ<br />
có nguồn gốc từ chất thải do các hoạt động kinh tế<br />
xã hội. Tuy nhiên, các chất hữu cơ này luôn vận<br />
động, chúng bị chuyển hóa bởi các quá trình lý học,<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
hóa học và sinh học. Chỉ có khoảng 1% chất hữu<br />
cơ trầm lắng xuống, 30% chất hữu cơ được vận<br />
chuyển ra khỏi hệ, còn lại phần lớn chất hữu cơ<br />
phân rã trong cột nước [5], [7], [ 9]. Chính nhờ điều<br />
này mà môi trường nước ven bờ ổn định và hồi<br />
phục lại trạng thái ban đầu.<br />
Chất lượng môi trường nước vịnh Nha Trang<br />
không chỉ chịu ảnh hưởng từ các hoạt động kinh<br />
tế, du lịch và nuôi trồng thủy sản nội tại trong vịnh<br />
mà còn chịu sự chi phối của vật chất có nguồn gốc<br />
lục nguyên từ lưu vực sông Cái và sông Bé. Trong<br />
đó, đáng chú ý hơn là lưu vực sông Bé, nơi sẽ<br />
tiếp nhận nguồn thải do hệ thống thoát nước của<br />
<br />
ThS. Phan Minh Thụ: Viện Hải dương học Nha Trang<br />
ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga, 3 Nguyễn Thị Miền: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
toàn thành phố Nha Trang vận chuyển về đây. Trong<br />
tương lai gần, khi nhà máy nước xử lý nước thải<br />
sinh hoạt được xây dựng, nơi đây lại tiếp nhận<br />
nguồn nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên,<br />
khi đó, chất lượng môi trường nước trong khu vực<br />
này cũng ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, việc đánh giá<br />
khả năng phân rã sinh học của chất hữu cơ ở Cửa<br />
Bé góp phần quản lý chất lượng môi trường nước<br />
trong khu vực nói riêng, vịnh Nha Trang nói chung,<br />
phục vụ phát triển kinh tế bền vững.<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Quá trình đánh giá khả năng phân rã sinh học<br />
chất hữu cơ ở Cửa Bé được thực hiện từ kết quả thí<br />
nghiệm trong phòng của 10 mẫu nước thu tại Cửa<br />
Bé (hình 1) vào thời điểm nước chân triều và đỉnh<br />
triều của chu kỳ triều cường (bảng 1). Quá trình này<br />
được xác định dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu<br />
oxy sinh hóa (BOD) theo thời gian.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ trạm vị nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 1. Thời gian thu mẫu tại cầu Bình Tân<br />
Đợt<br />
<br />
Ngày thu mẫu<br />
<br />
TT<br />
<br />
1<br />
<br />
13/3/2012<br />
13/3/2012<br />
27/3/2012<br />
27/3/2012<br />
10/4/2012<br />
10/4/2012<br />
24/4/2012<br />
25/4/2012<br />
8/5/2012<br />
9/5/2012<br />
<br />
21h35’<br />
<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
TC<br />
<br />
13h23’<br />
21h01’<br />
12h29’<br />
20h22’<br />
12h00’<br />
19h54’<br />
11h25’<br />
19h26’<br />
11h17’<br />
<br />
Mẫu nước được xác định các giá trị BOD trong<br />
1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 6 ngày, 10 ngày, 15 ngày và<br />
20 ngày ở nhiệt độ 270C. BODi là sự suy giảm giá<br />
trị oxy hòa tan (DO) sau ngày thứ i so với ngày đầu<br />
trong điều kiện che tối. DO được định lượng bằng<br />
phương pháp Winkler [3]. Thêm vào đó, các yếu<br />
tố chất lượng nước cũng được kiểm tra. Độ mặn<br />
và pH đo bằng máy đa yếu tố YSI tại hiện trường<br />
với độ chính xác tương ứng 0,1 và 0,01. NH4+<br />
được xác định bằng phương pháp lên màu xanh<br />
Indophenol (phương pháp 4500-NH3), NO2- được<br />
xác định bằng phương pháp được lên màu với<br />
Acid sunlfanilamide và Naphthylamin (phương<br />
pháp 4500-NO2), NO3- được khử trên cột Cu-Cd và<br />
định lượng theo phương pháp NO2- và PO43- được<br />
xác định bằng phương pháp lên màu màu xanh<br />
Molypdenum (phương pháp 4500-P) [3]. Tất cả các<br />
yếu tố NH4+, NO2-, NO3- và PO43- định lượng bằng<br />
máy quang phổ khả kiến U2900.<br />
<br />
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Độ cao triều (m)<br />
<br />
Thời gian thu<br />
<br />
Thời tiết<br />
<br />
0,9<br />
1,8<br />
0,9<br />
1,8<br />
0,8<br />
1,8<br />
0,8<br />
1,7<br />
0,6<br />
1,9<br />
<br />
21h40’<br />
13h26’<br />
21h00’<br />
12h25’<br />
20h15’<br />
12h00’<br />
19h50’<br />
11h25’<br />
19h23’<br />
11h15’<br />
<br />
Trời nhiều mây<br />
Trời nắng<br />
Trời nhiều mây<br />
Trời nắng<br />
Trời mưa<br />
Trời nắng<br />
Trời mưa<br />
Trời nắng<br />
Trời nắng<br />
<br />
Đánh giá hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ<br />
được thực hiện dựa vào phương trình Streeter &<br />
Phelps [4], [8]. Phương trình tổng quát có dạng sau:<br />
dS<br />
- = - kS<br />
(1)<br />
dt<br />
Trong đó: dS là giá trị BOD theo thời gian dt; S<br />
là giá trị BOD; K là hằng số phân rã chất hữu cơ.<br />
Giải phương trình này bằng cách kết hợp giữa<br />
giá trị thực nghiệm BOD theo thời gian và áp dụng<br />
phương pháp bình phương tối thiểu. Thêm vào<br />
đó, các số liệu so sánh giữa triều cao và triều thấp<br />
bằng phương pháp thống kê ANOVA one-tailed<br />
trên Excel.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Đặc điểm môi trường vùng nghiên cứu<br />
Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ được<br />
thực hiện nhờ hoạt động của vi sinh vật dị dưỡng.<br />
Tốc độ của quá trình khoáng hóa (thông qua<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
BOD5, BOD10) và cường độ hoạt động của vi khuẩn<br />
dị dưỡng (thông qua biến động mật độ của chúng)<br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường, đặc biệt<br />
là: độ mặn, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, DO… Kết<br />
quả khảo sát các thông số môi trường tại Cửa Bé<br />
trong thời gian nghiên cứu biến động mạnh<br />
theo thời gian (bảng 2). Tại thời điểm chân triều,<br />
<br />
độ mặn và pH thấp hơn có ý nghĩa thống kê so<br />
với thời điểm đỉnh triều (p < 0,05), ngược lại,<br />
muối dinh dưỡng PO43- và NO2- tại thời điểm chân<br />
triều cao hơn có ý nghĩa so với đỉnh triều (p < 0,05),<br />
trong khi đó, các yếu tố hóa môi trường khác như<br />
DO, muối dinh dưỡng NH4+ và NO3- không có sự<br />
khác nhau.<br />
<br />
Bảng 2. Các thông số môi trường tại Cửa Bé (từ 3 - 5/2012)<br />
Yếu tố<br />
<br />
Đơn vị tính<br />
<br />
Độ mặn<br />
<br />
‰<br />
<br />
pH<br />
<br />
Triều thấp<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
Triều cao<br />
Trung bình<br />
<br />
Min<br />
<br />
Max<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
16,6<br />
<br />
24,6<br />
<br />
21,3 ± 3,0a<br />
<br />
20,4<br />
<br />
32,3<br />
<br />
28,5 ± 4,7b<br />
<br />
7,86<br />
<br />
8,01<br />
<br />
7,94 ± 0,06a<br />
<br />
7,99<br />
<br />
8,14<br />
<br />
8,03 ± 0,06b<br />
<br />
DO<br />
<br />
mgO2/L<br />
<br />
5,16<br />
<br />
5,84<br />
<br />
5,56 ± 0,28 a<br />
<br />
5,63<br />
<br />
6,62<br />
<br />
6,08 ± 0,44 a<br />
<br />
NO2-<br />
<br />
mgN/m3<br />
<br />
47,95<br />
<br />
67,34<br />
<br />
56,35 ± 8,08a<br />
<br />
25,40<br />
<br />
33,55<br />
<br />
28,41 ± 3,20b<br />
<br />
NO3-<br />
<br />
mgN/m3<br />
<br />
0<br />
<br />
686,03<br />
<br />
360,15 ± 333,03 a<br />
<br />
0,00<br />
<br />
198,27<br />
<br />
94,18 ± 93,18 a<br />
<br />
NH4+<br />
<br />
mgN/m3<br />
<br />
37,77<br />
<br />
252,44<br />
<br />
92,03 ± 92,34 a<br />
<br />
25,82<br />
<br />
100,40<br />
<br />
46,78 ± 30,32 a<br />
<br />
PO43-<br />
<br />
mgP/m3<br />
<br />
59,00<br />
<br />
114,79<br />
<br />
82,09 ± 26,87a<br />
<br />
37,84<br />
<br />
68,62<br />
<br />
56,56 ± 11,61b<br />
<br />
a và b chỉ sự khác nhau (p < 0,05), a và a chỉ sự giống nhau<br />
<br />
2. Đánh giá khả năng chuyển hóa chất hữu cơ<br />
Biến động BOD5, BOD10 trong pha triều cao diễn<br />
ra mạnh hơn so pha triều thấp (hình 2). BOD5 lúc<br />
đỉnh triều dao động 0,74 - 4,74 mgO2/L, trung bình<br />
đạt 2,23 ± 1,54 mgO2/L; lúc chân triều dao động 1,72<br />
- 2,85 mgO2/L, trung bình đạt 2,17 ± 0,44 mgO2/L.<br />
BOD10 lúc đỉnh triều dao động 1,16 - 5,59 mgO2/l,<br />
<br />
trung bình đạt 2,67 ± 1,74 mgO2/L; lúc chân triều dao<br />
động 2,79 - 4,82 mgO2/L, trung bình đạt 3,77 ± 0,84<br />
mgO2/L. Các giá trị cực trị của BOD5 và BOD10 được<br />
xác định khi có sự thay đổi mạnh của thời tiết, đặc<br />
biệt là khi mưa lớn, nước mưa chảy tràn ở lưu vực<br />
đã rửa trôi chất hữu cơ và đổ ra biển. Đó là lý do tại<br />
sao BOD5 và BOD10 tăng cao vào đợt thu mẫu thứ 4.<br />
<br />
Hình 2. Biến động hàm lượng BOD5 và BOD10 trong nước ở Cửa Bé theo thủy triều<br />
<br />
3. Khả năng phân rã sinh học chất hữu cơ<br />
Kết quả thực nghiệm khả năng phân rã sinh học<br />
chất hữu cơ với mẫu nước thu được ở vùng Cửa Bé<br />
được trình bày ở hình 3. Mối quan hệ phi tuyến cao<br />
giữa giá trị BOD với thời gian, tức là quá trình phân<br />
rã tích lũy, tương tự quá trình phản ứng tự xúc tác.<br />
<br />
Điều này tương tự những nghiên cứu trước đây của<br />
Nguyễn Tác An và cs [1] và Nguyễn Hữu Huân và<br />
cs [2], quá trình phân rã chất hữu cơ của vịnh Nha<br />
Trang là quá trình tự xúc tác. Do đó, có thể áp dụng<br />
phương trình Streeter & Phelps [4], [8] để đánh giá<br />
tốc độ phân rã sinh học chất hữu cơ ở khu vực này.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Hình 3. Quan hệ giữa BOD với thời gian phân rã sinh học chất hữu cơ lúc triều thấp (TT - trên) và triều cao (TC - dưới)<br />
<br />
Kết quả tính toán dựa vào công thức (1) và giá<br />
trị thực nghiệm (bảng 3) cho thấy tại thời điểm triều<br />
cao, hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ dao động<br />
trong khoảng 0,0643 - 0,3082 ngày-1, trung bình là<br />
0,1214 ± 0,1052 ngày-1; và triều thấp có dao động<br />
trung bình trong khoảng 0,0883 - 0,3202 ngày-1,<br />
trung bình 0,1722 ± 0,1143 ngày-1. Trong thời gian<br />
đầu (tháng 3 và đầu tháng 4), quá trình phân rã chất<br />
hữu cơ diễn ra nhanh (hệ số k nhỏ), do lượng hữu<br />
cơ trong môi trường thấp (BOD5 và BOD10 thấp hình 2), trong khi đó khi mà lượng chất hữu cơ trong<br />
môi trường tăng cao ở thời gian sau (tháng 4 và<br />
5), hệ số k tăng lên đáng kể (gấp 3 - 4 lần) làm<br />
giảm khả năng tự làm sạch. Điều đó có nghĩa là khi<br />
hàm lượng chất hữu cơ tăng cao, chất lượng môi<br />
trường suy giảm có nghĩa là khả năng phân rã chất<br />
hữu cơ cũng suy giảm theo. Hằng số tốc độ giai<br />
đoạn đầu của quá trình sinh hóa tiêu thụ oxy của<br />
nước thải sinh hoạt (trước khi đạt đến giai đoạn có<br />
dạng đường thẳng), thường dao động trong khoảng<br />
0,1 - 0,3 ngày-1 [4], [6] .<br />
<br />
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Bảng 3. Hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ (K)<br />
ở Cửa Bé (đơn vị: ngày-1)<br />
Đợt<br />
<br />
K triều cao<br />
<br />
K triều thấp<br />
<br />
1<br />
<br />
0,0643<br />
<br />
0,0883<br />
<br />
2<br />
<br />
0,0720<br />
<br />
0,0855<br />
<br />
3<br />
<br />
0,0660<br />
<br />
0,0952<br />
<br />
4<br />
<br />
0,3082<br />
<br />
0,3202<br />
<br />
5<br />
<br />
0,0965<br />
<br />
0,2716<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
0,1214 ± 0,1052<br />
<br />
0,1722 ± 0,1143<br />
<br />
Thêm vào đó, khi so sánh hằng số tốc độ phân<br />
rã của mẫu nước ở Cửa Bé với các thành phần hữu<br />
cơ khác cho thấy các hợp chất hữu cơ trong nước<br />
vùng Cửa Bé phần lớn là những hợp chất hữu cơ<br />
dễ phân rã. Glucose là một trong những hợp chất<br />
hữu cơ dễ phân hủy sinh hóa nhất trong thành phần<br />
nước thải sinh hoạt. Ngoài các hợp chất dễ phân<br />
hủy, còn có rất nhiều hợp chất khó phân hủy hơn<br />
như: cellulose, sáp, linhin,… Hằng số tốc độ phân<br />
hủy ở mẫu nước thí nghiệm vẫn lớn hơn phenol và<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
một số hợp chất bền vững khác như: chlorobenzen, parathion,… Chúng có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt là<br />
chủ yếu.<br />
Sự khác nhau giữa hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ triều cao và triều thấp chứng tỏ khả năng tự làm<br />
sạch của Cửa Bé khi triều cao lớn hơn triều thấp. Điều này đồng nghĩa khả năng tự làm sạch Cửa Bé bị ảnh<br />
hưởng bởi thủy triều, tức là ảnh hưởng của khả năng trao đổi nước. Sự gia tăng khả năng trao đổi nước (pha<br />
loãng) giúp cho quá trình tự làm sạch của thủy vực tăng mạnh.<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
Tốc độ phân rã sinh học chất hữu cơ thể hiện mức độ tự làm sạch của thủy vực. Giá trị trung bình của BOD5<br />
lúc đỉnh triều đạt 2,23 ± 1,54 mgO2/L và lúc chân triều đạt 2,17 ± 0,44 mgO2/L, trong khi đó, BOD10 lúc đỉnh triều<br />
đạt 2,67 ± 1,74 mgO2/L và lúc chân triều đạt 3,77 ± 0,84 mgO2/L. Hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ (K) trung<br />
bình lúc triều cao là 0,1214 ± 0,1052 ngày-1 và triều thấp là 0,1722 ± 0,1143 ngày-1. Các giá trị BOD5, BOD10 và<br />
hằng số tốc độ phân rã chất hữu cơ biến động mạnh, phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ, loại chất hữu cơ,<br />
khả năng trao đổi nước của vùng và chế độ thủy triều.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Tác An, Lê Lan Hương, Phan Minh Thụ, 1999. Sơ bộ đánh giá khả năng tự làm sạch ở vực nước ven bờ Nha Trang.<br />
Tuyển tập nghiên cứu biển. Tập. IX. 123 – 136.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nguyễn Hữu Huân, Hồ Hải Sâm, Phan Minh Thụ, 2001. Động học quá trình sinh hoá tiêu thụ oxy trong nước vùng cửa sông<br />
Cái (Nha Trang). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học “Biển Đông 2000”, 19 - 22/9/2000. Nha Trang: 287-294.<br />
<br />
3.<br />
<br />
APHA, 2005. Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 21st Edition. American Public Health<br />
Association.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Gotovtsev, A.V., Danilov-Danilyan, V.I. & Nikanorov, A.M., 2012. BOD monitoring problems. Water Resources 39: 546-555.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Hedges, J. I. and Keil, R. G., 1995. Sedimentary organic matter preservation: an assessment and speculative synthesis. Mar.<br />
Chem., 49: 81-115.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Leonov, A.B, 1974. Generalization, typification and kinetic analysis of the biochemical consumption of oxygen curves based<br />
on BOD-experiments. Oceanologia (Oceanology), XIV: 82-87.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Middelburg, J. J. and Meysman, F. J. R., 2007. Burial at sea. Science, 316: 1294-1295.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Streeter, H. W. and Phelps, E. B., 1925. A Study of the pollution and natural purification of the Ohio river. III. Factors<br />
concerned in the phenomena of oxidation and reaeration. Public Health Bulletin No. 146, Reprinted by U.S. Department of<br />
Health, Education and Welfare. Public Health Service, 1958, 75.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Suess, E., 1980. Particulate organic carbon flux in the oceans - surface productivity and oxygen utilization. Nature,<br />
288: 260-263.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61<br />
<br />