YOMEDIA
ADSENSE
Ảnh hưởng của sự chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến kết quả phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc hình chóp
54
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến kết quả phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc (GM) hình chóp. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của sự chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến kết quả phẫu thuật ghép giác mạc xuyên điều trị bệnh giác mạc hình chóp
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHÊNH LỆCH ĐƯỜNG KÍNH<br />
MẢNH GHÉP - NỀN GHÉP ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT<br />
GHÉP GIÁC MẠC XUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÁC MẠC HÌNH CHÓP<br />
Lê Xuân Cung*; Dương Mai Nga*; Phạm Ngọc Đông*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá ảnh hưởng của sự chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến kết<br />
quả phẫu thuật ghép giác mạc xuyện điều trị bệnh giác mạc (GM) hình chóp. Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 31 mắt bị bệnh GM hình chóp đã được ghép GM<br />
xuyên tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 1 - 2005 đến 12 - 2014. Kết quả: 14 mắt sử dụng<br />
mảnh ghép cùng đường kính với nền ghép (nhóm I), 17 mắt sử dụng mảnh ghép có đường kính<br />
lớn hơn nền ghép 0,5 mm (nhóm II). Thị lực chỉnh kính tối ưu ở nhóm I và II lần lượt là 0,06 ±<br />
0,09 logMAR và 0,14 ± 0,13 logMAR (p = 0,049). Độ cầu tương đương của những mắt đã cắt<br />
hết chỉ và còn chỉ khâu trong nhóm I là -3,1D và -3,7D (p = 0,976); nhóm II +1,2 và -5,6D (p =<br />
0,031). Trong số những mắt đã cắt hết chỉ, công suất khúc xạ giác mạc (CSKXGM) trung bình<br />
của nhóm I và II lần lượt là 43,4 ± 3,2D, 47,1 ± 3D (p = 0,046). Kết luận: việc sử dụng mảnh<br />
ghép cùng đường kính với nền ghép giúp giảm tình trạng cận thị sau mổ, BN có thị lực tốt hơn<br />
và CSKXGM sau cắt chỉ ổn định.<br />
* Từ khóa: Bệnh giác mạc hình chóp; Ghép giác mạc xuyên; Đường kính mảnh ghép - nền ghép.<br />
<br />
The Effect of Donor - Host Trephine Size Disparity on Penetrating<br />
Keratoplasty in Patients with Keratoconus<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effect of recipient - donor trephine size disparity on penetrating<br />
keratoplasty (PK) in patients with keratoconus. Subjects and methods: A descriptive crosssectional study of 31 eyes with keratoconus who underwent PK in National Institute of<br />
Ophthalmology from January, 2005 to December, 2014. Results: There were 14 eyes with same<br />
size grafts (group I) and 17 eyes with 0.5 mm oversized grafts (group II). The uncorrected visual<br />
acuity of group I and II was 0.06 ± 0.09 logMAR and 0.14 ± 0.13 logMAR (p = 0.049). Spherical<br />
equivalent of eyes with all sutures removed and eyes without suture removal was -3.1D and<br />
-3.7D (p = 0.976) in group I; +1.2D and -5.6D (p = 0.031) in group II. Mean corneal power of eyes<br />
with all sutures removed in group I and group II was 43.4 ± 3.2D and 47.1 ± 3.0D (p = 0.036),<br />
respectively. Conclusion: This study demonstrates that the use of same size grafts helps to<br />
reduce myopia after PK in patients with keratoconus. No disparity donor - host trephine size may<br />
provide better visual outcomes and stable corneal power after all sutures removal.<br />
* Key words: Keratoconus; Penetrating keratoplasty; Donor - host trephine.<br />
* Bệnh viện Mắt TW<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lê Xuân Cung (cunghienminh@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 29/06/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 19/09/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 28/09/2016<br />
<br />
177<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh GM hình chóp là bệnh lý ít gặp,<br />
có đặc điểm là nhu mô GM ở vùng trung<br />
tâm hoặc cạnh trung tâm mỏng đi, làm<br />
cho GM lồi ra gây cận, loạn thị nặng mà<br />
không kèm viêm nhiễm. Cho đến nay,<br />
ghép GM xuyên vẫn là phương pháp<br />
được sử dụng phổ biến đối với những<br />
trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, nhằm<br />
mục đích kiến tạo bề mặt nhãn cầu và cải<br />
thiện thị lực cho BN.<br />
Trên thế giới, rất nhiều báo cáo đã<br />
khẳng định hiệu quả của phương pháp<br />
này với tỷ lệ sống của mảnh ghép sau 5 12 năm đạt > 90% [1]. Tuy nhiên, việc lựa<br />
chọn mảnh ghép có cùng đường kính hay<br />
lớn hơn đường kính nền ghép trong ghép<br />
GM xuyên điều trị bệnh GM hình chóp<br />
vẫn là một vấn đề được bàn luận nhiều.<br />
Việc sử dụng mảnh ghép có đường kính<br />
lớn hơn nền ghép trong các nghiên cứu<br />
cho thấy độ cong của GM tăng lên sau<br />
phẫu thuật, dẫn đến độ cận thị sau mổ<br />
cao hơn so với những trường hợp sử<br />
dụng mảnh ghép có cùng đường kính với<br />
nền ghép [2, 3].<br />
Ở nước ta, bệnh GM hình chóp là một<br />
bệnh mắt ít gặp. Phẫu thuật ghép GM<br />
xuyên đã được áp dụng để điều trị những<br />
trường hợp bệnh GM hình chóp giai đoạn<br />
nặng. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu<br />
nhằm: Đánh ảnh hưởng của chênh lệch<br />
đường kính mảnh ghép - nền ghép đến<br />
kết quả của phẫu thuật ghép GM xuyên<br />
điều trị bệnh lý này.<br />
178<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Bệnh nhân bị bệnh GM hình chóp,<br />
được phẫu thuật ghép GM xuyên tại Khoa<br />
Kết - Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung<br />
ương từ tháng 1 - 2005 đến 12 - 2014.<br />
BN và gia đình đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
* Quy trình nghiên cứu:<br />
- Thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án<br />
của những BN bị bệnh GM hình chóp đã<br />
được phẫu thuật.<br />
- Gửi thư mời BN đến khám lại.<br />
- Tiến hành khám và ghi nhận kết quả<br />
theo mẫu bệnh án nghiên cứu:<br />
+ Khám lâm sàng: đo thị lực không<br />
kính, thị lực tối ưu với kính gọng bằng<br />
bảng thị lực Snellen, sau đó quy đổi sang<br />
thị lực logMAR. Với những mắt đã cắt chỉ<br />
hoàn toàn hoặc chưa cắt hết chỉ, nhưng<br />
độ cong GM tương đối đều, không có sẹo<br />
GM, BN sẽ được thử kính tiếp xúc cứng.<br />
Khám trên sinh hiển vi đánh giá tình trạng<br />
mảnh ghép và các thành phần khác của<br />
nhãn cầu.<br />
+ Cận lâm sàng: chụp bản đồ GM để<br />
đo CSKXGM và độ loạn thị GM.<br />
* Đạo đức trong nghiên cứu: các đối<br />
tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu,<br />
thông tin được đảm bảo bí mật. Đối<br />
tượng nghiên cứu có quyền kết thúc<br />
nghiên cứu bất cứ lúc nào.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
Từ tháng 1 - 2005 đến 12 - 2014 có 31 mắt của 28 BN bị bệnh GM hình chóp được<br />
ghép GM xuyên. 14 mắt sử dụng mảnh ghép cùng kích thước với nền ghép và 17 mắt<br />
sử dụng mảnh ghép lớn hơn đường kính nền ghép 0,5 mm. Trong số 14 mắt sử dụng<br />
mảnh ghép cùng kích thước với nền ghép, 11/14 mắt có đường kính mảnh ghép - nền<br />
ghép là 7 mm, 3/14 mắt có đường kính mảnh ghép - nền ghép 7,5 mm.<br />
Bảng 1: Kết quả phẫu thuật.<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Chênh lệch đường kính<br />
mảnh ghép - nền ghép<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
0 mm<br />
<br />
13<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5 mm<br />
<br />
14<br />
<br />
2<br />
<br />
1<br />
<br />
27/31 mắt đạt kết quả phẫu thuật tốt (GM ghép trong, thị lực tăng sau mổ), 3/31 mắt<br />
đạt kết quả trung bình (mảnh ghép mờ hoặc nhược thị), 1/31 mắt có kết quả xấu, do<br />
có sẹo trung tâm trên mảnh ghép sau loét GM.<br />
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật.<br />
Bảng 2: Ảnh hưởng của chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến thị lực.<br />
Chênh lệch đường kính<br />
<br />
Đường kính<br />
<br />
mảnh ghép - nền ghép<br />
<br />
nền ghép (mm)<br />
<br />
0 mm<br />
<br />
0,5 mm<br />
<br />
n<br />
<br />
Thị lực không kính<br />
(logMAR)<br />
<br />
Thị lực chỉnh kính<br />
tối ưu (logMAR)<br />
<br />
7<br />
<br />
10<br />
<br />
0,68 ± 0,28<br />
<br />
0,06 ± 0,09<br />
<br />
7,5<br />
<br />
3<br />
<br />
0,95 ± 0,12<br />
<br />
0,06 ± 0,06<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
13<br />
<br />
0,74 ± 0,28<br />
<br />
0,06 ± 0,09<br />
<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
1,01 ± 0,49<br />
<br />
0,20 ± 0,16<br />
<br />
7.5<br />
<br />
6<br />
<br />
0,81 ± 0,32<br />
<br />
0,11 ± 0,09<br />
<br />
8<br />
<br />
3<br />
<br />
1,09 ± 0,65<br />
<br />
0,10 ± 0,17<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
14<br />
<br />
1,01 ± 0,63<br />
<br />
0,14 ± 0,13<br />
<br />
Thị lực không kính của nhóm có cùng đường kính mảnh ghép - nền ghép và nhóm<br />
có đường kính mảnh ghép lớn hơn nền ghép 0,5 mm như nhau (p = 0,079). Tuy nhiên,<br />
thị lực chỉnh kính tối ưu của nhóm có cùng đường kính mảnh ghép - nền ghép tốt hơn<br />
nhóm có đường kính mảnh ghép lớn hơn nền ghép. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p = 0,049).<br />
179<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Bảng 3: Ảnh hưởng của chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép đến kết quả<br />
khúc xạ*.<br />
Chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép<br />
Kết quả<br />
khúc xạ (D)<br />
<br />
0 mm<br />
<br />
0,5 mm<br />
<br />
Còn chỉ khâu<br />
(n = 7)<br />
<br />
Cắt hết chỉ<br />
(n = 6)<br />
<br />
Tổng<br />
(n = 13/14)<br />
<br />
Còn chỉ khâu Cắt hết chỉ<br />
(n = 9)<br />
(n = 7)<br />
<br />
Tổng<br />
(n = 6/17)<br />
<br />
CSKXGM<br />
<br />
43,3 ± 4,8<br />
<br />
43,4 ± 3,2<br />
<br />
43,4 ± 4,0<br />
<br />
42 ± 5,1<br />
<br />
47,1 ± 3,0<br />
<br />
44,2 ± 5,0<br />
<br />
Độ loạn thị GM<br />
<br />
5,6 ± 2,7<br />
<br />
5,1 ± 3,4<br />
<br />
5,4 ± 6,7<br />
<br />
6,7 ± 3,1<br />
<br />
5,8 ± 1,6<br />
<br />
6,3 ± 2,6<br />
<br />
Độ cầu tương<br />
đương<br />
<br />
-3,1 ± 6,9<br />
<br />
-3,7 ± 4,1<br />
<br />
-3,4 ± 5,6<br />
<br />
1,2 ± 7,0<br />
<br />
-5,6 ± 6,5<br />
<br />
-1,8 ± 7,4<br />
<br />
(*Có 29/31 mắt chụp được bản đồ GM).<br />
Công suất khúc xạ GM trung bình của<br />
nhóm sử dụng mảnh ghép cùng đường<br />
kính nền ghép là 43,4 ± 4,0D, khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê so với kết quả<br />
của nhóm sử dụng mảnh ghép lớn hơn<br />
đường kính nền ghép 0,5 mm (44,2 ±<br />
5,0D) (p = 0,621).<br />
Ở nhóm sử dụng mảnh ghép cùng<br />
đường kính với nền ghép, CSKXGM<br />
trung bình và độ cầu tương đương của<br />
khúc xạ nhãn cầu như nhau ở nhóm đã<br />
cắt hết chỉ và nhóm còn chỉ khâu GM<br />
(p = 0,976 và p = 0,862). Trong khi đó, ở<br />
nhóm sử dụng mảnh ghép có đường kính<br />
lớn hơn nền ghép, CSKXGM ở mắt đã<br />
cắt hết chỉ và những mắt còn chỉ khâu<br />
GM là 42 ± 5,1D và 47,1 ± 3,0D, khác biệt<br />
có ý nghĩa thống kê (p = 0,046). Độ cầu<br />
tương đương của khúc xạ nhãn cầu ở<br />
những mắt đã cắt hết chỉ và còn chỉ khâu<br />
trong nhóm này lần lượt là +1,2D và -5,6D,<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,031).<br />
180<br />
<br />
CSKXGM trung bình của mắt đã cắt<br />
hết chỉ có chênh lệch đường kính mảnh<br />
ghép - nền ghép 47,1 ± 3,0D, cao hơn kết<br />
quả tương ứng của nhóm không có chênh<br />
lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép<br />
(43,4 ± 3,2D) (p = 0,036).<br />
Độ loạn thị GM ở nhóm sử dụng mảnh<br />
ghép cùng đường kính với nền ghép và<br />
nhóm sử dụng mảnh ghép lớn hơn đường<br />
kính nền ghép 0,5 mm lần lượt là 5,4 ± 6,7D<br />
và 6,3 ± 2,6D. Sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p = 0,384), chứng tỏ chênh<br />
lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép<br />
không ảnh hưởng đến độ loạn thị GM.<br />
Nghiên cứu này, ghi nhận 4 mắt<br />
(12,9%) xảy ra phản ứng thải ghép.<br />
Đường kính mảnh ghép trung bình ở<br />
nhóm có phản ứng thải ghép là 8,0 ± 0,4<br />
mm, lớn hơn so với đường kính mảnh<br />
ghép trung bình ở nhóm không có phản<br />
ứng thải ghép (7,5 ± 0,5 mm), sự khác<br />
biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,039).<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2016<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa chênh lệch đường kính mảnh ghép - nền ghép và phản<br />
ứng thải ghép.<br />
Thải ghép<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
0 mm<br />
<br />
0 (0%)<br />
<br />
14 (100%)<br />
<br />
14 (100%)<br />
<br />
0,5 mm<br />
<br />
4 (23,5%)<br />
<br />
13 (76,5%)<br />
<br />
17 (100%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
4 (12,9%)<br />
<br />
27 (87,1%)<br />
<br />
31 (100%)<br />
<br />
Chênh lệch đường kính<br />
<br />
p*<br />
<br />
mảnh ghép - nền ghép<br />
<br />
0,076<br />
<br />
(*Fisher’s exact test )<br />
Không có mắt nào trong nhóm có cùng đường kính mảnh ghép - nền ghép xảy ra<br />
phản ứng thải ghép. Tỷ lệ thải ghép của nhóm sử dụng mảnh ghép lớn hơn nền ghép<br />
0,5 mm là 23,5%, cao hơn so với nhóm có cùng đường kính mảnh ghép - nền ghép.<br />
Tuy nhiên, sự khác biệt này chưa thật sự có ý nghĩa thống kê (p = 0,076).<br />
BÀN LUẬN<br />
Giác mạc hình chóp là một bệnh lý<br />
thoái hoá GM ít gặp, gây mỏng GM vùng<br />
trung tâm hoặc cạnh trung tâm, làm cho<br />
GM bị giãn lồi, gây cận loạn thị GM rất<br />
nặng, làm cho BN bị giảm thị lực trầm<br />
trọng. Chỉ định phẫu thuật với mục đích<br />
kiến tạo lại bề mặt nhãn cầu và cải thiện<br />
thị lực khi BN có sẹo GM trung tâm làm<br />
thị lực dưới 20/200, phù GM, BN không<br />
hài lòng với thị lực chỉnh kính hoặc khó<br />
chịu khi đeo kính tiếp xúc.<br />
Việc sử dụng mảnh ghép cùng đường<br />
kính nền ghép hay lớn hơn đường kính<br />
nền ghép trong phẫu thuật ghép GM<br />
xuyên để điều trị bệnh GM hình chóp vẫn<br />
luôn là vấn đề khoa học được bàn luận<br />
nhiều. Khi sử dụng mảnh ghép có đường<br />
kính lớn hơn nền ghép sẽ hạn chế được<br />
biến chứng rò mép mổ và glôcôm sau<br />
phẫu thuật. Nhược điểm khi sử dụng<br />
mảnh ghép cùng đường kính với nền<br />
ghép là khi khâu mảnh ghép vào nền<br />
ghép sẽ gặp khó khăn hơn, tỷ lệ rò mép<br />
mổ cao hơn. Jaycock và CS thấy tỷ lệ rò<br />
<br />
mép mổ ở nhóm sử dụng mảnh ghép<br />
cùng đường kính với nền ghép cao hơn<br />
so với mắt sử dụng mảnh ghép có đường<br />
kính lớn hơn nền ghép [4]. Tuy nhiên,<br />
biến chứng này có thể hạn chế được<br />
bằng cách nhuộm fluorescein ngay sau<br />
khi kết thúc phẫu thuật. Trong nghiên cứu<br />
này, không có mắt nào có biến chứng rò<br />
mép mổ sau phẫu thuật.<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy sự chênh lệch<br />
đường kính giữa mảnh ghép với nền<br />
ghép có ảnh hưởng đến thị lực. Do có<br />
chênh lệch giữa đường kính mảnh ghép nền ghép nên độ cong của GM và chiều<br />
dài trục nhãn cầu tăng lên, dẫn đến cận<br />
thị sau mổ. Ở BN GM hình chóp, GM giãn<br />
mỏng và lồi ra phía trước gây tình trạng<br />
cận loạn thị. Việc sử dụng mảnh ghép<br />
cùng đường kính với nền ghép có lợi<br />
hơn, vì nó giúp làm giảm cận thị sau mổ.<br />
Do đó, thị lực ở nhóm BN này là 0,06<br />
logMAR, tốt hơn thị lực của nhóm sử<br />
dụng mảnh ghép có đường kính lớn hơn<br />
nền ghép là 0,14 logMAR. Kết quả nghiên<br />
cứu của Choi cũng cho thấy thị lực chỉnh<br />
181<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn