Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TESTOSTERONE LÊN GÃY XƯƠNG NGOÀI ĐỐT SỐNG<br />
Ở NAM GIỚI TRÊN 50 TUỔI<br />
Trần Lệ Linh*, Cao Thanh Ngọc**, Đỗ Phước Hùng***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Hiện nay gãy xương là một trong những biến cố phổ biến trên thế giới trong quần thể người cao<br />
tuổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy gãy xương ở nam giới cao tuổi ảnh hưởng còn nặng nề hơn ở nữ giới.<br />
Gãy xương ngoài đốt sống ở nam giới cao tuổi do nguyên nhân loãng xương chỉ chiếm 21%. Do đó cho thấy tầm<br />
quan trọng của các yếu tố nguy cơ khác ngoài loãng xương. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ đã được nghiên cứu<br />
nhiều, thì ngày nay tác động của hormone testosterone trên gãy xương ở nam giới vẫn còn nhiều bàn cãi.Trong<br />
bối cảnh việc ứng dụng điều trị testosterone cho nam giới mắc hội chứng suy sinh dục khởi phát muộn ngày càng<br />
tăng.Một số nghiên cứu cho thấy việc áp dụng điều trị testosterone giúp giảm nguy cơ gãy xương.Tuy nhiên tại<br />
Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về vai trò của testosterone trên gãy xương của nam giới. Do đó chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu này nhằm làm tiền đề cho các nghiên cứu sau cho việc điều trị hormone thay thế cho bệnh<br />
nhân nam.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát liên quan giữa testosterone và gãy xương ngoài đốt sống của nam giới ≥ 50 tuổi.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh chứng, gồm 100 bệnh nhân (50 bệnh, 50 chứng) tại khoa<br />
Chấn Thương Chỉnh Hình và phòng khám Nội Tổng Quát tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 9/2013 đến 5/2014. Tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán gãy xương dựa trên XQ hoặc CT. Đối tượng nghiên cứu sẽ được thu thập các thông tin về yếu<br />
tố nguy cơ gãy xương, tiến hành đo mật độ xương và lấy nồng độ testosterone máu.<br />
Kết quả: Nồng độ testesterone toàn phần thấp (< 200 ng/dL) tăng nguy cơ gãy xương ở nam giới ≥ 50 tuổi 5<br />
lần so với nhóm không có nồng độ testosterone thấp.<br />
Kết luận: Nồng độ testosterone< 200 ng/dL làm tăng nguy cơ gãy xương ở nam giới. Hiện nay khuyến cáo<br />
điều trị testosterone ở những bệnh nhân nam cao tuổi có nồng độ < 200 ng/dL ngày càng được ứng dụng khi mắc<br />
hội chứng suy sinh dục khởi phát muộn. Do đó, nếu ở những bệnh nhân nam giới ≥ 50 tuổi gãy xương khi có<br />
những triệu chứng nghi ngờ có giảm nồng độ testosterone nên tầm soát và điều trị theo chỉ định.<br />
Từ khóa: Gãy xương ngoài đốt sống, testosterone<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE EFFECT OF TESTOSTERONE ON NON-VERTEBRAL FRACTURES<br />
IN MEN OVER THE AGE OF 50<br />
Tran Le Linh , Cao Thanh Ngoc, Đo Phuoc Hung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 198 - 201<br />
Background: Nowadays fracture is a common accident in the elderly population. Recent studies show that<br />
fractures in elderly men are more severely affected in women. Non vertebral fractures in older men due to<br />
osteoporosis only accounts for 21%. Therefore it implies that the importance of the other risk factors except<br />
osteoporosis. Besides the risk factors have been already studied, the impact of testosterone on bone fractures in men<br />
remains controversial. In the context of the application of testosterone therapy for men with late-onset<br />
hypogonadism syndrome increased. Some studies have shown that the application of testosterone therapy reduces<br />
the risk of fractures. In Vietnam, there is still no research on the role of testosterone in male fracture. Therefore we<br />
conducted this study to make a premise for further research for hormone replacement therapy for male patients.<br />
* Bộ môn Lão khoa ĐHYD TPHCM<br />
**Bộ môn Chấn Thương Chỉnh Hình ĐHYD TPHCM<br />
Tác giả liên lạc:BS Trần Lệ Linh<br />
ĐT:0909506930<br />
Email:rt_linh@yahoo.com<br />
<br />
198<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Method: This is a case control study including 100 men (over 50 years old) with 50 case and 50 control who<br />
admitted in Rheumatology Department and Internal Medicine Clinic in Cho Ray Hospital from 09/2013 to<br />
05/2014. The gold standard for making diagnosis is based on X-ray or Computed Tomography. The information<br />
of the risk factors, bone mass density and testosterone serum will be taken.<br />
Result: Low testosterone (below 200 ng/dL) increases the risk of nonvertebral fractures in men 5 times.<br />
Conclusion: Testosterone levels