intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của thói quen học tập đến kết quả học tập (Nghiên cứu tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của thói quen học tập đến kết quả học tập (Nghiên cứu tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh)" được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thói quen học tập đến kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của thói quen học tập đến kết quả học tập (Nghiên cứu tại Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh)

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 ẢNH HƯỞNG CỦA THÓI QUEN HỌC TẬP ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP (NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) EFFECTS OF STUDY HABITS TO LEARNING OUTCOMES (RESEARCH IN UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY HO CHI MINH CITY) VÕ VĂN VIỆT, HỒ VĂN CÔNG NHÂN, HUỲNH TRUNG CHÁNH(**) (*) Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, vvviet@hcmuaf.edu.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 04/3/2023 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của Ngày nhận lại: 05/3/2023 thói quen học tập đến kết quả học tập của sinh viên tại Trường Đại Duyệt đăng: 23/3/2023 học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế nghiên cứu định Mã số: T09S1-2023-05 lượng đã được áp dụng. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng ISSN: 2354 – 0788 câu hỏi và xử lý thống kê mô tả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan ở mức độ yếu giữa thói quen học tập và kết quả học tập. Từ khóa: ABSTRACT Thói quen học tập, kết quả học This study was conducted to evaluate the correlation between tập, đại học, đánh giá. study habits with learning outcome. Quantitative research Key words: study habit, higher design was applied. Primary data were collected by education, learning result. questionnaire and analyzed using descriptive and inferential statistics with the support of SPSS 22.0 software. The findings show that there is a weak correlation between study habits and learning outcomes. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc đổi mới trong đánh giá kết quả học tập luôn Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu bám sát với nội dung giảng dạy để có thể đánh cầu xã hội là một vấn đề cấp bách đối với giáo giá chính xác năng lực của người học. Beno dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói (2004) cho rằng kết quả học tập là phương tiện riêng. Các trường đại học trong những năm gần chính để đánh giá và đảm bảo chất lượng trong đây đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục. Để đánh giá lại quá trình giáo dục cũng với mong muốn nâng cao thành tích học tập của như quá trình học tập của hệ thống giáo dục và sinh viên. Tại Trường Đại học Nông Lâm Thành mỗi cá nhân, kết quả học tập tái hiện lại rõ nhất phố Hồ Chí Minh, công tác nâng cao chất lượng quá trình học tập và rèn luyện, giúp mỗi cá nhân giảng dạy luôn được thực hiện không ngừng nhìn nhận lại quá trình học tập của bản thân. nhằm nâng cao thành tích học tập của sinh viên. Nghiên cứu của Young MR (2003) đã nhận 75
  2. VÕ VĂN VIỆT – HỒ VĂN CÔNG NHÂN – HUỲNH TRUNG CHÁNH định: Kết quả học tập của sinh viên là những chỉ báo về chương trình giảng dạy thú vị để sinh đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến viên thích các lớp học của họ [4]. thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quá 3.1. Ảnh hưởng của yếu tố thói quen học tập trình học tập các môn học cụ thể tại trường [2, đến kết quả học tập tr.130-142]. Kết quả học tập là biến số phức tạp bị ảnh 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như thói quen Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách học tập. Thói quen học tập là hành vi khác nhau sử dụng thiết kế nghiên cứu tương quan vì mục của cá nhân liên quan đến việc học tập và là sự tiêu chính của nghiên cứu là nhằm tìm hiểu mối kết hợp của phương pháp học tập và kỹ năng. quan hệ giữa thói quen học tập và kết quả học Nói cách khác, thói quen học tập bao gồm các tập. Dữ liệu nghiêu cứu đã được xử lý bằng hành vi và kỹ năng có thể tăng động lực và phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy chuyển đổi quá trình học tập thành một quá trình luận trên cơ sở sử dụng phần mềm thống kê có hiệu suất, hiệu quả cao, điều này cuối cùng SPSS 22.0 để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Các đại làm tăng thành tích học tập [5, tr.637-643]. lượng thống kê mô tả như tần số, trung bình, độ Arora & Singh [6, tr.47-54] cũng cho rằng thói lệch chuẩn và tỷ lệ phần trăm đã được sử dụng quen học tập hiệu quả của sinh viên và động lực để mô tả dữ liệu nghiên cứu. từ gia đình giúp sinh viên đạt thành tích tốt hơn 3. TỔNG QUAN trong học tập. Một số nghiên cứu khác thì tập 3.1. Khái niệm thành tích học tập trung vào ảnh hưởng của việc đi học đầy đủ đến Kết quả học tập hay thành tích học tập là ưu kết quả học tập. Romer [7, tr.167-174] là một tiên hàng đầu của học sinh, các nhà giáo dục, nhà trong số ít tác giả đầu tiên khám phá mối quan nghiên cứu, phụ huynh và các nhà quản lý [3. hệ giữa việc đi học đầy đủ của học sinh và kết tr.102-1028]. Kết quả học tập là một hành vi quả thi. Hầu hết các nghiên cứu đều kết luận phức tạp của học sinh, trong đó học sinh cố gắng rằng sinh viên đi học đầy đủ có điểm cao hơn ghi nhớ các sự kiện và diễn đạt những kiến thức những bạn đi học ít hoặc không đi học [8, tr.78- đã đạt được bằng lời nói hoặc bằng văn bản. 83], [9, tr.89-93]. Dựa trên những kết quả nghiên Thành tích học tập gắn liền với việc đánh giá khả cứu này, các bên liên quan đã kêu gọi việc tham năng quản lý khối lượng học tập của học sinh và gia lớp học bắt buộc. quản lý việc sử dụng tài liệu học tập trong 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU chương trình giảng dạy. Nó cũng cung cấp một 4.1. Thông tin cơ bản của mẫu nghiên cứu Bảng 1. Thông tin nhân khẩu học của mẫu điều tra Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 365 42,7 Giới tính Nữ 490 57,3 Sai 639 74,7 Bạn đang ở ký túc xá Đúng 216 25,3 Sai 390 45,7 Bạn đang ở các khu nhà trọ/nhà người quen Đúng 464 54,3 Sai 673 78,7 Bạn đang ở cùng với ba mẹ và đi đến trường hàng ngày để học Đúng 182 21,3 Nông thôn 549 64,2 Nơi thường trú (hộ khẩu): Thành thị 306 35,8 76
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 Số lượng Tỷ lệ (%) Dưới trung bình 59 6,9 Trung Bình 204 23,9 Trung Bình Khá 80 9,4 Xếp loại kết quả học tập học kỳ gần nhất Khá 353 41,3 Giỏi 136 15,9 Xuất sắc 23 2,7 Tổng số 855 sinh viên đã tham gia vào trình giải trí yêu thích. Và có rất ít sinh viên cho nghiên cứu này, trong đó có 365 nam (42,7%), rằng những hoạt động giải trí này không phải là 490 nữ (57,3%). Kết quả thống kê về nơi ở cho sở thích (5,9%). 314 sinh viên (36,7%) cho rằng thấy rằng có 639 (74,7%) sinh viên đang ở ký hoạt động giải trí này là việc bình thường. túc xá và 549 (64,2%) sinh viên có hộ khẩu ở Các phát biểu còn lại có giá trị trung bình ở nông thôn. Về thành tích học tập, số lượng sinh mức trung bình từ 2,51 tới 3,28. Mức thể hiện viên có học lực đạt loại xuất sắc ở mức thấp, chỉ những thói quen này chỉ có mức ý nghĩa bình có 23 sinh viên (2,7%); tỷ lệ sinh viên có học lực thường và sinh viên cần cải thiện thêm. Trong giỏi là 136 (15,9%); 353 (41,3%) sinh viên có đó, thói quen cần cải thiện nhất là “chỉ học bài, học lực ở mức khá; có 80 sinh viên (9,4%) có làm bài tập khi được giảng viên giao bài” (Điểm học lực ở mức trung bình khá, 204 sinh viên trung bình= 3,28 và độ lệch chuẩn = 0,905). Có (23,9%) có học lực đạt loại trung bình; 59 348 (40,7 %) sinh viên trong nghiên cứu này cho (6,9%) xếp loại dưới trung bình. biết mình chỉ học bài, làm bài khi giảng viên 4.2. Phân tích mô tả thói quen học tập giao, thiếu đi sự chủ động trong học tập (32,5% Dữ liệu mô tả tại bảng 2 cho thấy, giá trị đồng ý và 8,2% rất đồng ý). Con số này vượt hơn trung bình của các phát biểu trong thang đo thói so với số lượng có sự chủ động trong việc làm quen học tập phân bố ở 3 nhóm là cao, trung bình bài tập là 161 sinh viên (17% đồng ý; 1,9% và thấp. Ở mức giá trị trung bình thấp chỉ có 1 không đồng ý). Tiếp đến là, phát biểu “Tôi chỉ phát biểu là “Tôi sao chép các bài tập của bạn bè học bài khi sắp đến kỳ thi” (Điểm trung bình = (Điểm trung bình = 2,29 và độ lệch chuẩn = 3,16 và độ lệch chuẩn = 0,945) cho thấy có sự 0,839). Với thang đo thuận chiều, theo hướng phân bổ khá đồng đều số lượng sinh viên đồng ý tiêu cực thì giá trị trung bình thấp có nghĩa rằng là chỉ học bài khi sắp đến kì thi (34,8%) với sinh hầu hết học sinh không đồng tình với việc chép viên cho là chuyện này bình thường (39,5%). Và bài tập của bạn bè. Có 537 sinh viên (62,4%) số lượng sinh viên có kế hoạch học tập tốt chỉ không đồng ý và rất không đồng ý việc chép bài thấp hơn hai nhóm trên chút ít (25,6%). Với phát của bạn trong quá trình học tập (tương ứng biểu “Tôi thường xuyên cảm thấy buồn chán, 46,6% và 16,1%). Rất ít sinh viên chép bài của mệt mỏi và buồn ngủ khi học” (Mean = 3,11 và bạn trong học tập (51 sinh viên, 6%). Còn lại 270 SD = 0,894) thì có sự cân bằng giữa sinh viên (31,6 %) sinh viên cho rằng việc này là bình thường có cảm xúc tích cực trong việc học (21,8 thường. Ở chiều ngược lại, “Tôi thích nghe đài, %) và sinh viên có cảm xúc không tốt khi học xem tivi, lướt web, đọc báo, xem youtube, (29,4%). Còn lại đa số 401 sinh viên (46,9%) tiktok” là phát biểu có mức trung bình cao nhất cho rằng việc này thỉnh thoảng xảy ra với họ, với (Điểm trung bình = 3,67 và độ lệch chuẩn = nhưng nó không ảnh hưởng nhiều. 0,848). Hơn một nửa sinh viên (57,3%) đồng ý Tiếp đến trong nhóm này có 3 phát biểu có rằng họ dành sự quan tâm rất lớn đến các chương giá trị trung bình xoay quanh mức trung vị và có 77
  4. VÕ VĂN VIỆT – HỒ VĂN CÔNG NHÂN – HUỲNH TRUNG CHÁNH khác biệt rất nhỏ là phát biểu “Tôi cảm thấy lười (49,9%) cho rằng việc học cần diễn ra dù thỉnh học bài” (Mean = 2,98 và SD =0,854), phát biểu thoảng họ cũng siêng năng hoặc không siêng “Tôi khó tập trung khi học bài” (Mean = 3,05 và năng. Có 376 sinh viên (44,0%) thì cho rằng khó SD =0,899), phát biểu “Tôi chỉ học bài khi nào tập trung học bài không phải là điều dễ xảy ra cảm thấy thích” (Mean = 3,09 và SD =0,939). thường xuyên với họ. Trong khi đó, 338 sinh Chi tiết hơn, số liệu cho thấy phần lớn sinh viên viên (39,5%) khẳng định rằng việc có cảm xúc tham gia khảo sát có lựa chọn ở mức bình tích cực mới học tập không phải là điều ưu tiên. thường trong ba phát biểu này. Có 427 sinh viên Bảng 2. Thống kê mô tả giá trị trung bình và độ lệch chuẩn yếu tố thói quen học tập Rất không Không Bình Rất Đồng ý M SD đồng ý đồng ý thường đồng ý Tôi chỉ học bài khi sắp đến Count 17 202 338 226 72 3,16 ,945 kỳ thi Row N % 2,0% 23,6% 39,5% 26,4% 8,4% Tôi chỉ học bài, làm bài tập Count 16 145 346 278 70 3,28 ,905 khi được giảng viên giao bài Row N % 1,9% 17,0% 40,5% 32,5% 8,2% Tôi thường xuyên cảm thấy Count 15 188 401 186 65 3,11 ,894 buồn chán, mệt mỏi và buồn Row N % 1,8% 22,0% 46,9% 21,8% 7,6% ngủ khi học Tôi thích nghe đài, xem tivi, Count 8 43 314 344 146 3,67 ,848 lướt web, đọc báo, xem Row N % 0,9% 5,0% 36,7% 40,2% 17,1% youtube, tiktok Count 21 211 427 152 44 2,98 ,854 Tôi cảm thấy lười học bài Row N % 2,5% 24,7% 49,9% 17,8% 5,1% Count 25 205 376 203 46 3,05 ,899 Tôi khó tập trung khi học bài Row N % 2,9% 24,0% 44,0% 23,7% 5,4% Tôi không có thời gian để học Count 57 344 338 84 32 2,64 ,887 bài ở nhà Row N % 6,7% 40,2% 39,5% 9,8% 3,7% Tôi chỉ học bài khi nào cảm Count 18 226 338 210 63 3,09 ,939 thấy thích Row N % 2,1% 26,4% 39,5% 24,6% 7,4% Tôi không có một không gian Count 39 267 338 149 62 2,92 ,976 thoải mái, yên tĩnh để học bài Row N % 4,6% 31,2% 39,5% 17,4% 7,3% Tôi sao chép các bài tập của Count 138 396 270 39 12 2,29 ,839 bạn bè Row N % 16,1% 46,3% 31,6% 4,6% 1,4% Tôi không bao giờ tự học bài Count 82 365 319 68 21 2,51 ,865 sau giờ học ở trường Row N % 9,6% 42,7% 37,3% 8,0% 2,5% Mặt khác trong nhóm này có những thói viên tham gia khảo sát cho biết họ có thói quen quen mà kết quả cho thấy ở mức độ trung bình, tự học sau giờ học ở trường trong khi chỉ có cần khuyến cáo cải thiện thêm nhưng chỉ chút ít. 10,5% cho biết không tự học sau giờ học. Một Với phát biểu “Tôi không bao giờ tự học bài sau yếu tố khác là về thời gian học tập tại nhà thì đa giờ học ở trường” thì giá trị trung bình tiệm cận số sinh viên cho biết họ có đủ thời gian cho việc với mức thấp (Mean = 2,51 và SD = 0,865). Điều học tại nhà (Mean = 2,64 và SD = 0,887). Ngoài này cho thấy, sinh viên đa phần coi việc tự học ra, 401 sinh viên (46,9%) cho biết họ có đủ thời sau giờ học chính là quan trọng. Có 52,5% sinh gian để học tập tại nhà. Kết quả này tương phản 78
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(37), THÁNG 3 – 2023 với tỉ lệ 13,6 % sinh viên nói rằng không có đủ trước đây khi góp phần khẳng định rằng dù trong thời gian hoặc không có thời cho việc tự học tại các môi trường học tập khác nhau với đa dạng nhà. Đối với phát biểu “Tôi không có một không các yếu tố tác động thì khả năng tự học của sinh gian thoải mái, yên tĩnh để học bài” (Mean = viên có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả học tập 2,92 và SD = 0,976), đa phần sinh viên cho rằng [10]. Ngoài ra, mối tương quan này cũng đã từng không gian học không ảnh hưởng nhiều đến việc được đề cập trong các nghiên cứu của [11], [12, học của họ (39,5%). Và cũng có khá nhiều sinh tr.71-79]. Các tác giả này đều chỉ ra rằng các yếu viên cho biết không gian học tập phù hợp và tố liên quan đến cá nhân, bao gồm cả thói quen thoải mái, yên tĩnh không phải mối quan tâm lớn trong quá trình học tập mang ý nghĩa quyết định của họ khi học tập (35,8%). Có tỷ lệ đáng kể đến thành tích học tập của sinh viên. Trong môi (24,7% sinh viên) cho biết họ không có được trường học tập ở Việt Nam, kết quả trên cũng không gian học tập thoải mái, yên tĩnh. làm sâu sắc thêm kết luận của [13, tr.142-152]. 4.3. Tương quan giữa thói quen học tập và kết Bằng nghiên cứu của mình, đã phát hiện ra quả học tập phương pháp học tập mang lại tác động lớn nhất Kết quả phân tích tương quan giữa hai biến đến kết quả. Xét về góc độ này, chúng ta có thể số thói quen học tập và kết quả học tập ở bảng 3 nhìn thấy sự tương đồng của 2 kết quả, trong đó cho thấy có sự tương quan yếu giữa thói quen phương pháp học tập được rèn luyện lâu dài sẽ học tập và kết quả học tập của sinh viên với mức trở thành thói quen và sẽ tạo ra những thay đổi ý nghĩa Sig. = 0,01. Kết quả này đã củng cố kết tích cực trong kết quả học tập. luận của nhiều tác giả khác trong các nghiên cứu Bảng 3. Tương quan giữa thói quen học tập và kết quả học tập Dịch tiếng viết Điểm trung bình tích lũy (thang điểm 10) Thói quen học tập Tương quan Pearson 1 ,193** Điểm trung bình tích lũy (thang điểm 10) Sig. (2-tailed) ,000 N 745 745 Tương quan Pearson ,193** 1 Thói quen học tập Sig. (2-tailed) ,000 N 745 855 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed) 5. KẾT LUẬN quan giữa thói quen học tập với kết quả học tập Nghiên cứu định lượng này được thực hiện của sinh viên xác định được mối tương quan yếu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của thói quen học giữa thói quen học tập với kết quả học tập của tập đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả sinh viên (với mức ý nghĩa sig = 0,01). nghiên cứu cho thấy rằng thói quen học tập của Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ sinh viên (Mean = 2,97) được xếp mức bình bởi: Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ thường, cần cải thiện thêm. Số liệu cho thấy Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí phần lớn sinh viên tham gia khảo sát có thói Minh, tên đề tài: Xác định các yếu tố ảnh hưởng quen học tập ở mức bình thường, cần có sự cải đến thành tích học tập của sinh viên trường đại thiện thêm (69,1%) và còn một bộ phận nhỏ học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, mã số (13,2%) sinh viên có thói quen học tập chưa tốt, đề tài: CS-CB22-NNSP-02. cần phải cải thiện ngay. Kết quả phân tích tương 79
  6. VÕ VĂN VIỆT – HỒ VĂN CÔNG NHÂN – HUỲNH TRUNG CHÁNH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] B. A. Beno (2004), The role of student learning outcomes in accreditation quality review, New Dir. community Coll. [2] M. R. Young, B. R. Klemz, and J. W. Murphy (2003), Enhancing learning outcomes: The effects of instructional technology, learning styles, instructional methods, and student behavior, J. Mark. Educ., vol. 25, no. 2. [3] M. Sulemana (2014), The Perspective of Students on Factors Affecting Their Academic Performance at the Tertiary Level, Br. J. Educ. Soc. Behav. Sci., vol. 4, no. 8, doi: 10.9734/bjesbs/2014/8802. [4] H. Mohammed El-Awady, A. M. Seada, T. Rashwan, and M. Abd-El Hady (2022), Factors affecting academic performance among nursing students and their relation to academic achievement. [5] H. Jafari, A. Aghaei, and A. Khatony (2019), Relationship between study habits and academic achievement in students of medical sciences in kermanshah-iran, Adv. Med. Educ. Pract., vol. 10, doi: 10.2147/AMEP.S208874. [6] N. Arora and N. Singh (2017), Research Papers Factors Affecting the Academic Performance of, J. Educ. Technol., vol. 14. [7] D. Romer (1993), Do students go to class? Should they?, J. Econ. Perspect., vol. 7, no. 3. [8] M. Landin and J. Pérez (2015), Class attendance and academic achievement of pharmacy students in a European University, Curr. Pharm. Teach. Learn., vol. 7, no. 1. [9] C. Mackintosh-Franklin (2018), An evaluation into the impact of undergraduate nursing students classroom attendance and engagement with online tasks on overall academic achievement, Nurse Educ. Today, vol. 61. [10] E. Kim (2015), Effect of discussion activities and interactions with faculty to mediate self- directed learning capability on learning outcomes of college students, KEDI J. Educ. Policy, vol. 12, no. 2. [11] P. Sharma, P. Singh, S. Kalhan, and S. Garg (2017), Analysis of Factors Affecting Academic Performance of MBBS Students in Pathology, Ann. Int. Med. Dent. Res., vol. 2, no. 5, doi: 10.21276/aimdr.2017.3.5.pt4. [12] K. Mushtaq, M. Hussain, M. Afzal, and S. A. Gilani (2019), Factors Affecting the Academic Performance of Undergraduate Student Nurses, Natl. J. Heal. Sci., vol. 4, no. 2, May 2019, doi: 10.21089/njhs.42.0071. [13] Lê Đình Hải (2016), Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên của khoa kinh tế và quản trị kinh doanh, trường đại học Lâm Nghiệp, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, vol. 2. 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2