Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 23
download
Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: Nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
- NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI SỬ D NG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thu Huyền, Võ Thị Huỳnh Như, Bùi Châu Nhi, Cao Minh Trí, Trần Thanh Nghĩ Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Internet dần trở thành khái niệm quen thuộc đối với thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện của MXH với những tính năng đa dạng đã kéo theo sự gia tăng ngày càng đ ng đảo của các thành viên, đặc biệt là MXH Facebook ở một khía cạnh nào đó đã thay đổi thói quen, tư duy, lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay vì đây là nguồn nhân lực trẻ dễ tiếp nhận tiến độ khoa học, nhanh nhạy với các phương tiện thông tin truyền thông. Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: ảnh hưởng, Facebook, hành vi, mạng xã hội, sinh viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, xã hội chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của công nghệ thông, đặc biệt là mảng Internet, kéo theo đó sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, YouTube,... Sự phát triển của những trang mạng xã hội này đã tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức có nhiều cơ hội để chia sẻ những thông tin của mình song nó cũng là thách thức đối với cơ quan quản lý an ninh mạng. Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần của đời sống, một thói quen ở một bộ phận công chúng, tiêu biểu là giới trẻ, học sinh, sinh viên. Bất kể ở đâu bạn cũng có thể bắt gặp các bạn sinh viên đang sử dụng Facebook trên chiếc smartphone, laptop, ipad, máy tính bảng,... Mạng xã hội Facebook giúp thế giới “phẳng” hơn, nhỏ hơn, gần hơn vượt qua trở ngại về không gian hay thời gian. Với sự phát triển chóng mặt đó thì liệu họ có nhận thức hay có thái độ như thế nào đối với hành vi sử dụng không gian mạng của mình? Nhận thức được tầm quan trọng này nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM” để xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các Trường Đại học tại TP.HCM; từ đó đề xuất một số hàm ý nhằm có thể giúp tác động tích cực đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM. 1753
- 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm tổng quát về mạng xã hội Facebook Mạng xã hội (Social Network) là dịch vụ nối kết những thành viên sử dụng thông qua hình thức “kết bạn”. Năm 1995, đánh dấu sự xuất hiện lần đầu tiên của mạng xã hội ở Mỹ với sự ra đời của trang web Claxơnet. Mạng xã hội được xem là các dịch vụ dựa trên nền tảng web có thể cho phép cá nhân xây dựng một trang hồ sơ cá nhân công khai hoặc bán công khai trong giới hạn của hệ thống; hoặc thể hiện được danh sách những người dùng khác mà họ kết nối với nhau hoặc xem hoặc ghé thăm các trang hồ sơ cá nhân của những người khác trong hệ thống thông qua việc kết nối. Bản chất và tên gọi của các kết nối này có thể thay đổi tùy theo từng trang mạng xã hội khác nhau (Boyd & Ellison, 2008). Thuật ngữ hành vi (Behavior) xuất hiện từ thời trung cổ dùng miêu tả tính cách của con người. Năm 1843, khi đưa ra khái niệm “tập tính học”, John Stuart Mill đã nói đến “hành vi”. Sự ra đời của thuyết hành vi vào thập ký thứ hai của thế kỷ XX được coi là một bước ngoặc trong lịch sử tâm lý học, hành vi trở thành đối tượng của khoa học tâm lý. Theo Watson, có tất cả 04 loại hành vi: bên ngoài hành vi, bên trong hành vi, hành vi tự động thông minh và mặc định hành vi tự động. Mọi người làm việc đều suy nghĩ đều thuộc về một loại hành vi. Hành vi được xem là tổ hợp các phản hồi của cơ thể trước sự thích hợp của bên ngoài môi trường. Hành vi là biểu hiện bên ngoài của hoạt động được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể. Hành vi con người có tính mục đích và có nghĩa, cùng một lúc chịu tác động của chủ thể lẫn thực tại bao gồm cả các chuẩn mực xã hội được xây dựng từ hệ thống giá trị xã hội do một nên văn hóa lựa chọn để định hướng. Hành vi có cơ sở là tâm thế, nảy sinh khi có nhu cầu và hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu. 2.2 Một số Mô hình lý thuyết về hành vi Mô hình TAM-Chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) Mô hình TAM để nghiên cứu chuyên sâu về MXH bao gồm: tính khích lệ, tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo và biến hành vi thực tế sử dụng. Trong đó các biến tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo được xem như các biến ngoại sinh trong Mô hình TAM. Với Mô hình này Kwon và Wen (2009) vừa tận dụng được điểm mạnh của Mô hình TAM vừa phát triển thêm một số biến thuộc về nhu cầu xã hội của người dùng trong thang cấp độ nhu cầu của Maslow nên được đánh giá là Mô hình điển hình trong nghiên cứu về MXH nói chung. Mô hình TRA-Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action) Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người. Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ. Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi đó Mô hình TPB-Lý thuyết hành vi có kế hoạch hay lý thuyết hành vi hoạch định (The Theory of Planning Behaviour) Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra để khắc phục sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Theo Lý thuyết về hành 1754
- vi hợp lý, nếu một người có thái độ tích cực đối với hành vi và những người quan trọng của họ cũng mong đợi họ thực hiện hành vi (tức là nhân tố tiêu chuẩn chủ quan), thì kết quả là họ có mức độ ý định hành vi cao hơn (có nhiều động lực hơn) và nhiều khả năng sẽ hành động (thực hiện ý định). Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, khẳng định mối liên kết giữa thái độ và tiêu chuẩn chủ quan đối với ý định hành vi, và sau đó là thực hiện hành vi. 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn bằng cách thảo luận trực tiếp với chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Kết quả khám phá các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên được kiểm tra bằng phương pháp thống kê. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng câu hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật: Phân tích mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát mẫu bằng cách phát ra 200 bảng câu hỏi giấy và gửi bảng câu hỏi trên Facebook đến 250 các bạn sinh viên để trả lời qua máy tính trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020- 04/2021. Kết quả thu về được được tổng cộng 195 bảng giấy và 242 bảng trả lời qua Facebook. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu thì có 225 phiếu khảo sát hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về mẫu nghiên cứu. Các yếu tố cũng như bảng hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua. Thang đo trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm từ mức Không đồng ý đến "Hoàn toàn đồng ý". 3.2 Mô hình nghiên cứu Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1 Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Nhóm tác giả nghiên cứu 2021) 1755
- Phương trình hồi quy: HVSD = β × NC + β2 × TQ + β3NT+ β4 × MT + β × CN + ε Trong đó: HVSD: biến phụ thuộc mô tả hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên các trường Đại học tại TP.HCM. NC: nhu cầu, TQ: thói Quen, NT: nhận thức của bản thân, MT: môi trường, CN: chức năng. β , β2, β3, β4, β : là các hệ số hồi quy, ε: sai số ngẫu nhiên. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đ C n ch’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Facebook của sinh viên (Bảng1). Ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều > 0.6, chứng tỏ thang đo lường tốt. Đồng thời, các biến quân sát được giữ lại đo đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 (tiêu chuẩn cho phép). Vì vậy, các thang đo và biến được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan C n ch’s STT Th ng đ sát Alpha 1 Nhu cầu (NC) 4 0.918 2 Thói Quen (TQ) 5 0.933 3 Nhận thức của bản thân (NT) 4 0.853 4 i trường (MT) 4 0.880 5 Chức năng (CN) 3 0.735 6 Hành vi sử dụng MXH Facebook (HVSD) 3 0.908 Nguồn: nhóm tác giả phân tích t ng h p bằng SPSS 20.0 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Đối với biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Barlett (Bảng 2) cho thấy gữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig= 0.00 < 0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.752 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Mặt khác, kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1. Với phương pháp rút trích Principal components với phép quay Varimax, có 5 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 84.593% > 50% là đạt yêu cầu. Đối với biến độc lập Sau khi chạy fixed number of factors cho thấy phương sai trích là 75.062% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố 1756
- được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy 8 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 75.062% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Bảng 2. Hệ số KMO và kiểm định Barlett các biến phụ thuộc Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.752 Giá trị Chi-Square 853.595 Mô hình kiểm tra của Bartlett's Df 3 Sig. (giá trị P – value) .000 Nguồn: nhóm tác giả phân tích t ng h p bằng SPSS 20.0 4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đ biến Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, số liệu khi xét tstat và ta/2 của các biến đo lường tin cậy, thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. Thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.5. Do vậy đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều > 0.5, cho thấy không cố hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0.903 > 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.815, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 81.5%. Nói cách khác, 81.5% sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. Điểm khác biệt này cũng có thể được giải thích do mô hình nghiên cứu không tập trung vào những giá trị và đặc điểm cá nhân của khách hàng như tâm lý, tính cách... Vì vậy, các giá trị biến quan sát trong nghiên cứu chỉ có thể giải thích cho 81.5% sự hài lòng của khách hàng. Phương trình hồi quy: HVSD = 0.283 × CN + 0.282 × NC + 0.239 × MT + 0.223 × TQ + 0.195 × NT Bảng 3. Thông số thống kê mô hình hồi quy Hệ số Hệ số Thống kê chư chu n hóa chu n hóa đ cộng u ến Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chu n Tolerance VIF (Constant) -1.461 .130 -11.262 .000 NC .272 .026 .282 10.370 .000 .725 .452 TQ .248 .029 .223 8.710 .000 .654 .392 1757
- Hệ số Hệ số Thống kê chư chu n hóa chu n hóa đ cộng u ến Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chu n Tolerance VIF NT .202 .026 .195 7.808 .000 .614 .356 MT .280 .030 .239 9.247 .000 .649 .412 CN .394 .035 .283 11.097 .000 .671 .477 Nguồn: nhóm tác giả phân tích t ng h p bằng SPSS 20.0 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến tới hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học TP.HCM, có thể rút ra một số kết luận như sau: Phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy, có 6 nhân tố tác động đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên các trường Đại học TP.HCM gồm: 1. Nhu cầu, 2. Thói quen, 3. Nhận thức của bản thân, 4. Môi trường, 5. Chức năng, 6. Hành vi sử dụng. Trong đó, nhân tố Chức năng có ảnh hưởng lớn nhất, tác động mạnh nhất đến hành vi của sinh viên khi sử dụng MXH Facebook, nhân tố Nhận thức của bản thân có ảnh hưởng ít nhất, tác động yếu nhất đến hành vi của sinh viên khi sử dụng MXH Facebook. 5.2 Kiến nghị Từ các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số các giải pháp nhằm tăng cường nhận thức cho sinh viên về lợi ích cũng như nguy cơ mà MXH Facebook mang lại để hạn chế những hậu quả xấu do MXH gây ra và có khả năng sử dụng MXH Facebook phục vụ mục đích học tập và cuộc sống hữu ích hơn. Đối với Nhà trường Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động lành mạnh phong phú như mở các lớp ngoại khóa, các câu lạc bộ, các hoạt động cộng đồng, các hội thảo, chương trình thể thao, văn nghệ... tạo nên những sân chơi bổ ích cho sinh viên. Giúp cho họ có cơ hội học tập, thể hiện bản thân, giao tiếp mở rộng mối quan hệ thực với bạn bè thầy cô... thu hút sự chú ý của sinh 1758
- viên nhằm giảm bớt tình trạng sinh viên không có sân chơi nên tiêu tốn thời gian vào những trò giải trí vô bổ trên mạng ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên được sử dụng máy tính nối mạng trong trường, giúp sinh viên có cơ hội sử dụng mạng internet miễn phí nhằm hạn chế việc sinh viên lang thang trong các quán cafe internet đang mọc lên như nấm quanh các trường đại học, cao đẳng. Khuyến khích sinh viên sử dụng MXH Facebook, đồng thời thường xuyên nhắc nhở giáo dục ý thức của sinh viên về văn hóa mạng để ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi xấu ảnh hưởng từ mạng xã hội. Đặc biệt, nhà trường, thầy cô giáo cần cung cấp cho sinh viên các kĩ năng sử dụng mạng xã hội Facebook như kỹ năng truy cập thông tin, tài liệu, kĩ năng lọc thông tin, kĩ năng bảo mật thông tin của mình trên mạng xã hội Facebook, kĩ năng phân phối thời gian học tập, sinh hoạt và vào mạng phù hợp, hiệu quả. Đối với các nhà quản lý mạng Tổ chức và thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc kiểm soát tốt các trang web trên mạng, kịp thời ngăn chặn những trang web không lành mạnh, có những nội dung chuyển tải không tốt, phản động làm ảnh hưởng đến đời sống lành mạnh của cư dân mạng. Có biện pháp giúp cho người sử dụng tiếp cận với nguồn thông tin chính xác, an toàn và dễ dàng hơn. Mặt khác, sinh viên hiện nay có nhu cầu rất cao trong vấn đề tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội Facebook, cần có những trang mạng xã hội Facebook cung cấp những thông tin tuyển dụng chính xác tạo sự tin tưởng cho sinh viên và giúp họ tự tin đăng tuyển để có được công việc phù hợp, thuận lợi. Đối với gia đình Kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện, hành vi không lành mạnh do ảnh hưởng từ những nội dung độc hại trên Facebook. Đồng thời, cần chọn lọc kênh thông tin lành mạnh, bổ ích để hướng dẫn cho con em nên học và chơi gì, giải thích rõ tại sao không nên và dẫn chứng những tác hại của các loại thông tin xấu, chứ không đơn thuần là cấm mà không giải thích phân tích cặn kẽ. Các bậc cha m cần có sự quan tâm theo dõi sát sao kiểm soát về thời gian, các trang mạng mà giới trẻ thường xuyên sử dụng, bởi vì nó tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến học tập, lối sông và nhân cách con người. Cần có thời gian hướng dẫn, định hướng con em mình biết cách khai thác thông tin, sử dụng mạng xã hội, điều phối thời gian cho các hoạt động một cách hợp lý. Đối với bản thân sinh viên Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của sinh viên trong vấn đề sử dụng MXH Facebook thông qua tuyên truyền giáo dục từ phía gia đ nh, nhà trường và xã hội, thì mỗi sinh viên cần phải tự ý thức trong việc sử dụng MXH Facebook sao cho có hiệu quả nhất trong việc học tập. Tự ý thức trong việc tham gia các hoạt động giải trí trên mạng, đặc biệt là việc chơi game quá độ ảnh hưởng xấu đến học tập, sức khỏe cũng như lối sống của mình. Sinh viên cần chủ động hơn nữa trong việc lĩnh hội những tác động mang tính tích cực mà MXH Facebook có thể mang lại như việc khai thác thông tin cho việc học tập, sinh hoạt, là công cụ giải trí hữu hiệu giảm căng thẳng cho bản thân... Đồng thời tự rèn luyện bản thân, ý thức cao trong việc khắc phục những hạn chế mà MXH có thể đem lại. Tích cực học tập trau dồi kiến thức khắc phục những khó khăn mang tính chủ quan để có thể sử dụng MXH Facebook đem lại hiệu quả cao hơn. 1759
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Nho (2008) Tâm Lý Học Phát Triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [2] Boyd, D. & Ellison, N.(2008). Social network(ing) site revisiting the story so far, Journal of Computer-Mediated Communication, 13, 516–529 [3] Choi, R.B. (2010), Social Media and Youth Narcissim: Methods of Utilizing Curent Technology in an Instructional Setting. Masters of Arts, University of San Francisco. [4] Pêtơr pxki. V. A và Iarôsepxki. G. M (1990), Từ điển tâm lý học, Nxb Chính trị Quốc gia, atxcơva. [5] Hoàng Thị Hải Yến (2012), “Trao đổi thông tin trên MXH của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1760
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama)
14 p | 164 | 17
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên trẻ Trường Đại học Cần Thơ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học
12 p | 124 | 12
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng dịch vụ xe ôm công nghệ Grab tại Tp Hồ Chí Minh
7 p | 80 | 10
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 25 | 7
-
Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến mức độ hài lòng của thanh niên nông thôn đối với phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”
5 p | 111 | 6
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
8 p | 42 | 6
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn Tp. HCM
9 p | 26 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với Bộ phận một cửa tại Ủy ban nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
9 p | 12 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuyển dụng, việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
14 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị văn hóa truyền thống ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
9 p | 25 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khối ngành Kinh tế - Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
12 p | 31 | 4
-
Sử dụng phân tích nhân tố nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
4 p | 72 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về sinh kế của hộ dân sau thu hồi đất tỉnh Vĩnh Long
11 p | 90 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
5 p | 47 | 2
-
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ ngư dân khai thác hải sản xa bờ thành phố Đồng Hới
9 p | 71 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo của các nông hộ ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
10 p | 76 | 2
-
Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của sinh viên khối ngành Kinh tế trường Đại học Tây Bắc
10 p | 1 | 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hình thức học trực tuyến tại trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc trăng
11 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn