Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈ LỆ PHA LOÃNG, CHẤT BẢO QUẢN<br />
VÀ NHIỆT ĐỘ ĐẾN CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG CÁ MÚ CỌP<br />
BẢO QUẢN TRONG TỦ LẠNH<br />
EFFECTS OF DILUTION RATIO, EXTENDER AND TEMPERATURE<br />
ON SPERM QUALITY OF TIGER GOUPER SPERM STORED IN REFRIGERATOR<br />
Lê Minh Hoàng1, Phạm Quốc Hùng1<br />
Ngày nhận bài: 21/10/2015; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là tìm ra tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ thích hợp cho chất<br />
lượng tinh trùng cá mú cọp tối ưu bảo quản trong tủ lạnh. Tinh trùng cá mú cọp được pha loãng trong các<br />
chất bảo quản BSA, 0,3 M Glucose, MPRS và ASP, với các tỷ lệ 1:1, 1:3, 1:5, 1:10 (tinh dịch:chất bảo quản)<br />
và bảo quản ở các thang nhiệt độ 0oC, 2oC, 4oC. Kết quả thu được từ các thí nghiệm cho thấy: Tinh trùng cá<br />
mú cọp bảo quản trong tủ lạnh bằng chất bảo quản ASP với tỷ lệ 1:3 ở nhiệt độ 4oC cho chất lượng tốt nhất và<br />
hoạt lực có thể duy trì đến ngày thứ 24. Kết quả này cho thấy rằng tinh trùng cá mú cọp có thể bảo quản được<br />
ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh.<br />
Từ khóa: Cá mú cọp, tinh trùng, bảo quản trong tủ lạnh, chất bảo quản<br />
ABSTRACT<br />
The objectives of this study were to find the optimal dilution ratio, extender and temperature for sperm<br />
quality of tiger grouper stored in refrigerator. Sperm of tiger grouper was diluted in different extender (BSA,<br />
0,3 M Glucose, MPRS or ASP), at dilution ratios of 1:1, 1: 3, 1: 5, or 1:10 (sperm:extender) and stored at 0oC,<br />
2oC, 4oC. The results from these experiments showed that sperm quality of tiger grouper was the best if they<br />
stored in ASP at ratio of 1:3 at a temperature of 4oC and sperm maintained motility for 24 days. These results<br />
demonstrate that sperm of tiger grouper can be chilled-stored in refrigerator.<br />
Keywords: Tiger grouper, sperm, chilled storage in refrigerator, extender<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bảo quản lạnh tinh trùng của động vật thủy<br />
sản ở nhiệt độ cận 0oC được yêu cầu đối với<br />
một số tình huống. Việc làm này có thể giúp<br />
chúng ta không phải nuôi giữ động vật thủy<br />
sản đực trong thụ tinh nhân tạo. Trong quá<br />
trình sản xuất giống nhân tạo, việc bảo quản<br />
lạnh tinh giúp cho quá trình thụ tinh được chủ<br />
động hơn, đơn giản trong việc vận chuyển cá<br />
bố mẹ từ nơi này đến nơi khác, phục vụ lai tạo<br />
1<br />
<br />
giống mới, khắc phục khó khăn trong sản xuất<br />
nhân tạo một số loài cá do sự lệch pha giữa<br />
cá đực và cá cái đồng thời bảo vệ được nguồn<br />
gen. Ngoài ra, bảo quản lạnh tinh trùng còn có<br />
vai trò quan trọng trong việc hạn chế tối đa việc<br />
lưu giữ cá đực, bảo tồn dòng thuần, hạn chế<br />
suy giảm do cận huyết trong quần đàn [3].<br />
Cá mú cọp là loài cá biển có giá trị kinh<br />
tế, đã và đang nuôi rộng rãi trên thế giới [1].<br />
Là đối tượng được liệt kê vào danh mục<br />
<br />
Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 65<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
cá loài cá biển có giá trị kinh tế [6, 7]. Đặc biệt,<br />
<br />
tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ lên<br />
<br />
cá mú cọp là loài có đặc tính biến đổi giới tính<br />
<br />
chất lượng tinh trùng cá mú cọp Epinephelus<br />
<br />
từ lúc nhỏ cho đến lúc thành thục là con cái<br />
<br />
fuscoguttatus bảo quản trong tủ lạnh” là việc<br />
<br />
sau đó thì chuyển thành con đực. Ngoài ra, loài<br />
<br />
làm hết sức có ý nghĩa nhằm xác định được tỉ<br />
<br />
cá này không đồng pha trong sinh sản nhân<br />
<br />
lệ pha loãng, chất bảo quản và nhiệt độ tối ưu<br />
<br />
tạo như thu được tinh trùng trong khi đó trứng<br />
<br />
cho chất lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản<br />
<br />
lại chưa đạt mức độ thành thục. Đây là một<br />
<br />
trong tủ lạnh đạt chất lượng tốt.<br />
<br />
trở ngại lớn trong công tác sinh sản nhân tạo<br />
khi không chủ động được sự đồng pha giữa<br />
con đực và con cái. Chính vì vậy, việc nghiên<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Quản lý cá đực và vuốt tinh<br />
<br />
cứu bảo quản và lưu trữ tế bào sinh dục thành<br />
<br />
Mỗi đợt thí nghiệm chúng tôi chọn cá đực<br />
<br />
thục nói chung và tinh trùng cá nói riêng trong<br />
<br />
từ 10 - 15 con. Cá được chọn ở tình trạng khỏe<br />
<br />
tủ lạnh là giải pháp tốt cho việc chủ động sinh<br />
<br />
mạnh, không tổn thương, không dị tật,… Nguồn<br />
<br />
sản nhân tạo.<br />
<br />
cá bố mẹ từ dự án do Quỹ phát triển khoa học<br />
<br />
Trên thế giới cũng như Việt Nam, có rất<br />
<br />
Quốc tế (IFS) của Thụy Điển tài trợ từ 3/2012<br />
<br />
nhiều công trình nghiên cứu bảo quản lạnh<br />
<br />
đến tháng 3/2014 với mã số A/5165-1. Cá sau<br />
<br />
tinh trùng của một số loài cá đã được công<br />
<br />
khi chọn đưa vào tiến hành vuốt tinh. Lưu ý cá<br />
<br />
bố như tinh trùng cá hồi bảo quản trong điều<br />
<br />
đực và cá cái nhốt riêng. Các con cá này được<br />
<br />
kiện có kháng sinh ở 0oC duy trì thời gian sống<br />
<br />
nuôi vỗ tại lồng nuôi - Vạn Ninh - Khánh Hòa. Cá<br />
<br />
lên tới 34 ngày [18], tinh trùng cá tra có thể<br />
<br />
bố mẹ được cho ăn bằng thức ăn cá tạp, lượng<br />
<br />
duy trì hoạt lực lên đến 21 ngày khi được bảo<br />
<br />
thức ăn bằng 5% khối lượng cá bố mẹ. Những<br />
<br />
quản ở 4oC tương tự hoạt lực tinh trùng cá tầm<br />
<br />
con cá mú cọp đực trưởng thành có màu sắc<br />
<br />
kéo dài đến 28 ngày [12, 17], tinh trùng cá đù<br />
<br />
tươi sáng, hoạt động tốt, không xây sát dị tật và<br />
<br />
vàng bảo quản trong dịch tương nhân tạo có<br />
<br />
không bị bệnh được sử dụng để tiến hành vuốt<br />
<br />
bổ sung kháng sinh duy trì hoạt lực lên tới 26<br />
<br />
lấy tinh dịch. Trước khi tiến hành vuốt tinh, cá đực<br />
<br />
ngày [15], tinh trùng cá chẽm mõm nhọn bảo<br />
<br />
được gây mê bằng 200 ppm Methyleneglycol<br />
<br />
quản trong dịch tương nhân tạo có thể duy trì<br />
<br />
monophenylether (Merck, Đức). Sau đó cá đực<br />
<br />
hoạt lực đến ngày thứ 24 ở nhiệt độ 2 C [4]...<br />
<br />
được xác định chiều dài và khối lượng bằng<br />
<br />
Đa phần các công trình nghiên cứu này cho<br />
<br />
thước và cân. Trước khi vuốt tinh dùng khăn<br />
<br />
rằng chất lượng tinh trùng bảo quản trong tủ<br />
<br />
sạch lau xung quanh lỗ sinh dục tránh việc lẫn<br />
<br />
lạnh chịu sự ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng,<br />
<br />
tạp chất nhằm thu được mẫu đạt chất lượng tốt.<br />
<br />
chất bảo quản và nhiệt độ [3]. Một vài nghiên<br />
<br />
Sau đó, dùng tay vuốt nhẹ bụng cá cho tinh dịch<br />
<br />
cứu đã được công bố trên cá mú cọp như<br />
<br />
chảy vào eppendorf tube 15 mL. Khi vuốt chú ý<br />
<br />
nghiên cứu đặc tính tinh dịch và ảnh hưởng của<br />
<br />
không để nước, máu, nước tiểu và phân cá lẫn<br />
<br />
cation lên hoạt lực tinh trùng [2] và nghiên cứu<br />
<br />
vào làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.<br />
<br />
ảnh hưởng của tỉ lệ pha loãng, nhiệt độ, pH và<br />
<br />
Tinh trùng được lấy vào buổi sáng và ở chỗ mát<br />
<br />
áp suất thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng [5].<br />
<br />
để giúp tinh không bị biến chất. Mẫu tinh thu<br />
<br />
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về<br />
<br />
xong được lưu giữ trên đá lạnh và tiến hành các<br />
<br />
lĩnh vực này lên bảo quản tinh trùng cá mú<br />
<br />
quan sát và phân tích ngay sau khi đưa mẫu về<br />
<br />
cọp. Chính vì thế, nghiên cứu “Ảnh hưởng của<br />
<br />
phòng thí nghiệm.<br />
<br />
o<br />
<br />
66 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
2. Đánh giá chất lượng tinh<br />
Tinh dịch được pha loãng trong nước biển<br />
nhân tạo với tỷ lệ 1:100 (1 µL tinh dịch và 99 µL<br />
nước biển nhân tạo), sau dó dùng micropipette<br />
hút 1µL hổn hợp trên đặt trên lam kính và quan<br />
sát dưới kính hiển vi (Olympus BX41, Japan) có<br />
kết nối với camera (Olympus C-7070, Japan).<br />
Những mẫu có trên 85% tinh trùng vận động<br />
được đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
ta tiến hành bảo quản tinh trùng trong 4 chất<br />
<br />
3. Ảnh hưởng của chất bảo quản, tỉ lệ pha<br />
loãng và nhiệt độ đến chất lượng tinh trùng<br />
bảo quản trong tủ lạnh<br />
Để xác định chất bảo quản, tỉ lệ pha loãng<br />
và nhiệt độ tốt nhất cho bảo quản tinh trùng cá,<br />
<br />
Việt Nam) khác nhau và nhiệt độ được đặt lần<br />
<br />
bảo quản sau: BSA, 0,3 M Glucose, MPRS,<br />
ASP ở tỷ lệ pha loãng 1:1, 1:3, 1:5, 1:10 (tinh<br />
dịch: chất bảo quản). Thành phần của các chất<br />
bảo quản sử dụng để bảo quản tinh trùng trong<br />
tủ lạnh được thể hiện ở Bảng 1. Tinh trùng sau<br />
khi pha loãng trong các chất bảo quản được<br />
cho vào các eppendorf tube 1,5 mL và bảo<br />
quản trong ở 03 tủ lạnh (Sanyo SR-125RN,<br />
lượt ở 0oC, 2oC, 4oC. Hoạt lực tinh trùng được<br />
tiến hành đánh giá sau 3 ngày một lần, chẳng<br />
hạn như: ngày 3, 6, 9… cho đến khi tinh trùng<br />
ngừng hoạt động.<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần của các chất bảo quản trong 100ml nước cất<br />
Thành phần<br />
<br />
Chất bảo quản<br />
BSA<br />
<br />
0,3 M Glucose<br />
<br />
MPRS<br />
<br />
ASP<br />
<br />
NaCl (mg)<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,675<br />
<br />
0,353<br />
<br />
0,5<br />
<br />
NaH2PO4 (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0216<br />
<br />
0,02<br />
<br />
NaHCO3 (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0432<br />
<br />
0,01<br />
<br />
KCl (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0298<br />
<br />
0,04<br />
<br />
CaCl2.2H2O (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0166<br />
<br />
0,01<br />
<br />
BSA (mg)<br />
<br />
1,0<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Glucose (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
5,945<br />
<br />
0,98<br />
<br />
-<br />
<br />
MgCl2.6H2O (mg)<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,0229<br />
<br />
0,02<br />
<br />
pH<br />
<br />
7,8<br />
<br />
7,5<br />
<br />
7,7<br />
<br />
8,1<br />
<br />
ASTT (mOsm/kg)<br />
<br />
342<br />
<br />
335<br />
<br />
327<br />
<br />
320<br />
<br />
ASTT: áp suất thẩm thấu, BSA: bovine serum albumin, ASP: artificial seminal plasma (dịch tương nhân tạo), MPRS:<br />
modified plaice ringer solution<br />
<br />
4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung<br />
bình ± sai số chuẩn. Số liệu được xử lý bằng phần<br />
mềm Microsoft Excel. Tác động của chất bảo<br />
quản, tỷ lệ pha loãng và kháng sinh đến hoạt lực<br />
của tinh trùng được phân tích phương sai một yếu<br />
tố (One-way ANOVA) bằng phần mềm SPSS 18.0.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Ảnh hưởng chất bảo quản lên chất lượng<br />
tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong tủ lạnh<br />
Hoạt lực (%) của tinh trùng cá mú cọp bảo<br />
quản trong BSA, 0,3 M Glucose, MPRS, ASP<br />
được thể hiện thông qua Hình 1.<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 67<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 4/2016<br />
<br />
Hình 1. Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (mm/s) cá mú cọp bảo quản trong BSA, 0,3 M Glucose,<br />
MPRS, ASP ở tỉ lệ 1:3 trong tủ lạnh 4oC<br />
AS: Sau khi pha loãng. Control: Không pha loãng. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Đồ<br />
thị cột biểu thị hoạt lực tinh trùng, đồ thị đường biểu thị vận tốc tinh trùng<br />
<br />
Tinh trùng được bảo quản trong ASP có<br />
hoạt lực tốt nhất so với MPRS, BSA và 0,3 M<br />
Glucose. Tinh trùng bảo quản trong ASP có hoạt<br />
lực 4,00%, với vận tốc đạt 33,00mm/s sống đến<br />
ngày thứ 24, trong khi đó khi bảo quản trong<br />
0,3 M Glucose, MPRS, BSA có hoạt lực và vận<br />
tốc lần lượt là 9,00% và 41,00mm/s sống đến<br />
21 ngày; 8% và 27,00mm/s có thể sống đến<br />
15 ngày; và 4,00% và 28,00mm/s sống đến 15<br />
ngày. Qua Hình 1, ta thấy hoạt lực của tinh trùng<br />
có sự sai khác không đáng kể giữa các chất bảo<br />
quản sau ngày thứ nhất, cụ thể: trong 3 chất<br />
bảo quản ASP, MPRS và BSA hoạt lực không<br />
có sự sai khác nhưng lại sai khác vận tốc so<br />
với lô tinh trùng bảo quản trong 0,3 M Glucose<br />
nhóm này cũng có sai khác so với lô đối chứng.<br />
Sau 3 ngày bảo quản, hoạt lực và vận tốc của<br />
tinh trùng trong các chất bảo quản gần như đã<br />
có sự sai khác rõ rệt chỉ có nhóm ASP và lô<br />
đối chứng là không có sự sai khác nhưng đến<br />
ngày thứ 6 thì đã có sự sai khác hoàn toàn giữa<br />
4 chất bảo quản và so với lô đối chứng. Tuy<br />
nhiên, tinh trùng được bảo quản trong chất bảo<br />
quản ASP có hoạt lực, vận tốc và thời gian sống<br />
lớn nhất, kéo dài đến 24 ngày.<br />
Muchlisin [16] cho rằng chất bảo quản là<br />
môi trường đệm giúp pha loãng tinh dịch và<br />
<br />
68 • NHA TRANG UNIVERSITY<br />
<br />
để có được lượng tinh trùng pha loãng lớn<br />
trong sinh sản nhân tạo. Do đó, việc sử dụng<br />
chất bảo quản trong quá trình bảo quản lạnh<br />
tinh trùng là rất cần thiết. BSA là một trong<br />
chất bảo quản tối ưu cho một số loài cá biển<br />
như cá bơn (Scophthalmus maximus) [11],<br />
cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus labrax) [16].<br />
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này thì kết quả<br />
cho thấy không tốt hơn cho với ASP. Ngoài ra,<br />
MPRS là chất bảo quản tốt nhất cho cá chẽm<br />
châu Á (Lates calcarifer). Khi áp dụng chất này<br />
cho bảo quản tinh cá mú cọp cũng mang lại<br />
kết quả kém hơn so với ASP. Bên cạnh đó, 0,3<br />
M Glucose là chất bảo quản tốt nhất cho một<br />
số loài cá mú như cá mú đen (Epinephelus<br />
malabaricus) [10, 14] nhưng áp dụng vào<br />
nghiên cứu này thì không mang lại hiệu quả<br />
so với ASP. Việc lựa chọn chất bảo quản thích<br />
hợp rất quan trọng, thành phần của chất bảo<br />
quản là một trong những yếu tố quyết định lên<br />
kết quả bảo quản. Việc áp dụng kết quả của<br />
một số nghiên cứu trước cho cá mú cọp không<br />
mang lại kết quả tốt. Một trong những nghiên<br />
cứu gần đây người ta đã phân tích thành phần<br />
trong tinh dịch cá và tạo ra một môi trường<br />
bảo quản dựa vào các thành phần này. Trong<br />
nghiên cứu này dịch tương nhân tạo (ASP)<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chính là dựa trên thành phần có trong tinh dịch<br />
cá mú cọp. Đối với tinh trùng của cá đù vàng<br />
(Larimichthys polyactis) khi bảo quản trong<br />
ASP (Artificial Seminal Plasma) có thể sống<br />
được 14 ngày và trong marine fish Ringer’s<br />
solution được 10 ngày [15]. Tinh trùng cá bơn<br />
(Scophthalmus maximus) bảo quản trong<br />
Ringer 200 và artificial seminal liquid cho thời<br />
gian hoạt lực kéo dài tới 6-7 ngày [11]. Tinh<br />
trùng cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca<br />
waigiensis) bảo quản trong ASP cho thời gian<br />
hoạt lực kéo dài đến ngày thứ 24 [4]. Dựa trên<br />
<br />
Số 4/2016<br />
kết quả nghiên cứu này thì việc bảo quản tinh<br />
trùng cá mú cọp trong ASP mang lại hiệu quả<br />
tốt hơn so với bảo quản trong các chất bảo<br />
quản khác. Như vậy, ở các loài cá khác nhau<br />
thì chất bảo quản cũng khác nhau.<br />
2. Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng đến chất<br />
lượng tinh trùng cá mú cọp bảo quản trong<br />
tủ lạnh<br />
Hoạt lực (%) của tinh trùng cá mú cọp<br />
bảo quản trong ASP khi ở các tỷ lệ pha loãng<br />
1:1,1:3, 1:5, 1:10 được thể hiện thông qua<br />
Hình 2.<br />
<br />
Hình 2. Hoạt lực (%) và vận tốc của tinh trùng (mm/s) với các tỷ lệ pha loãng khác nhau<br />
bằng chất bảo quản ASP trong tủ lạnh ở 4oC<br />
AS: Sau khi pha loãng. Control: không pha loãng. Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Đồ<br />
thị cột biểu thị hoạt lực tinh trùng, đồ thị đường biểu thị vận tốc tinh trùng<br />
<br />
Qua đồ thị ta thấy tinh trùng bảo quản ở<br />
tỷ lệ 1:3 cho hoạt lực tốt nhất 4,56%, vận tốc<br />
12,33mm/s kéo dài thời gian sống đến 21 ngày<br />
và ngắn nhất là ở tỷ lệ 1:10 hoạt lực 25,22%,<br />
với vận tốc 71,11mm/s chỉ có thể sống đến<br />
được 6 ngày.<br />
Như vậy, có thể thấy rằng: sau 1 ngày bảo<br />
quản hoạt lực của tinh trùng trong ASP tỷ lệ<br />
1:1, 1:3 và lô đối chứng không có sự sai khác,<br />
trong khi đó lại sai khác vận tốc so với tỷ lệ<br />
1:10. Đến ngày thứ 3 thì hoạt lực và vận tốc<br />
của tinh trong ASP ở các tỷ lệ đều có sự sai<br />
khác hoàn toàn với nhau và so với lô đối chứng.<br />
Tuy nhiên, hoạt lực của tinh trùng bảo quản<br />
<br />
ở tỷ lệ 1:3 có hoạt lực, vận tốc và thời gian<br />
sống tốt nhất, kéo dài đến ngày thứ 21.<br />
Theo nghiên cứu của Le và ctv [15] thì tinh<br />
trùng cá đù vàng (Larimichthys polyactis) bảo<br />
quản ở tỷ lệ 1:3 cho thời gian sống lâu nhất<br />
(14 ngày), trong khi đó ở tỷ lệ 1:1 (10 ngày) và<br />
tỷ lệ 1:5 (12 ngày). Đối với tinh trùng cá tuyết<br />
Đại Tây Dương (Gadus morhua), cá tuyết chấm<br />
đen (Melanogrammus aeglefinus) và cá mướp<br />
vân (Osmerus mordax) tỷ lệ pha loãng 1:3 tốt<br />
hơn so với các tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:5 và 1:10 [13].<br />
Ở tinh trùng cá trê Phi (Clarias gariepinus)<br />
tỷ lệ 1:5 thì tốt hơn so với tỷ lệ 1:3 hay<br />
1:10 [3]. Ở tinh trùng cá chẽm mõm nhọn<br />
NHA TRANG UNIVERSITY • 69<br />
<br />