intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến sinh trưởng của giống chè trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định tuổi cây giống thích hợp trong trồng mới đối với giống chè Trung Du. Thí nghiệm bao gồm 3 công thức (công thức 1: Trồng cây giống sau giâm hom 8 tháng; công thức 2: Trồng cây giống sau giâm hom 9 tháng; công thức 3: Trồng cây giống sau giâm hom 10 tháng) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến sinh trưởng của giống chè trung du (Camellia sinensis var. Macrophylla)

  1. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 THE EFFECTS OF THE CUTTING SEEDLINGS’ AGE ON THE GROWTH OF CAMELLIA SINENSIS VAR. MACROPHYLLA Nguyen The Hung1, Le Sy Loi1, Nguyen Van Binh1, Nguyen Viet Hung2, Nguyen Thi Mai Thao1, Pham Thi Thu Huyen1, Pham Quoc Toan1, Ha Thi Hòa1, Ha Duy Truong1, Nguyen Thi Lan1* 1TNU - University of Agriculture and Forestry, 2Vietnam Academy for Ethnic Minorities ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 07/11/2024 The study was carried out in Phuc Xuan commune, Thai Nguyen city, Thai Nguyen province to determine the appropriate age for the cutting Revised: 03/01/2025 seedlings of Camellia sinensis var. macrophylla before planted in the Published: 06/01/2025 soil. There were 03 examined treatments. Treatment 01 (CT1) was the Camellia sinensis cuttings being grown after 08 months of cutting KEYWORDS propagation; Treatment 02 (CT2) was the cutting seedlings grown after 09 months of cutting propagation, and treatment 03 (CT3) was Camellia sinensis var. the cutting seedlings grown after 10 months. All the tests were macrophylla designed randomly in triplicate. Results indicated that the survival Cutting propagation rate, growth, density of buds per plant and the productivity of the Plant growth Camellia sinensis var. macrophylla breed increased proportionally to the age of the cutting seedlings. CT3 offered the best indexes in the Plant development survival rate, the growth, density of buds per plant and and the Seedling age productivity. Particularly, the survival rate of the 10-month cutting seedlingss were 89.63%. The plants had an average height of 75.49 cm, a bottom stem diameter of 0.98 cm, and a foliage width of 49.4 cm, whereas the number of level-1 branches was 13.6 and the number of level-2 branches was 29.2. The bud weight of the first 3 picked batches reached 59.83 g/100 buds, the bud density reached 25.31 buds/tree/harvest, and the yield reached 274.689 kg/ha/harvest. ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI CÂY GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG CHÈ TRUNG DU (Camellia sinensis var. macrophylla) Nguyễn Thế Hùng1, Lê Sỹ Lợi1, Nguyễn Văn Bình1, Nguyễn Viết Hưng2, Nguyễn Thị Mai Thảo1, Phạm Thị Thu Huyền1, Phạm Quốc Toán1, Hà Thị Hòa1, Hà Duy Trường1, Nguyễn Thị Lân1* 1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Học viện Dân tộc THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 07/11/2024 Nghiên cứu được thực hiện tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm xác định tuổi cây giống thích hợp Ngày hoàn thiện: 03/01/2025 trong trồng mới đối với giống chè Trung Du. Thí nghiệm bao gồm 3 Ngày đăng: 06/01/2025 công thức (công thức 1: Trồng cây giống sau giâm hom 8 tháng; công thức 2: Trồng cây giống sau giâm hom 9 tháng; công thức 3: Trồng TỪ KHÓA cây giống sau giâm hom 10 tháng) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ Chè Trung Du sống, sinh trưởng, mật độ búp và năng suất của giống chè Trung Du Giâm hom tăng tỷ lệ thuận với tuổi cây giống. Công thức trồng cây 10 tháng tuổi Phát triển có tỷ lệ sống, sinh trưởng, mật độ búp và năng suất cao nhất. Sau trồng 10 tháng tỷ lệ sống đạt 89,63%, chiều cao cây đạt 75,49 cm, Sinh trưởng đường kính gốc đạt 0,98 cm, độ rộng tán đạt 49,4 cm, số cành cấp 1 Tuổi cây giống đạt 13,6 cành và số cành cấp 2 đạt 29,2 cành. Khối lượng búp của 3 lứa hái đầu tiên đạt 59,83 g/100 búp, mật độ búp đạt 25,31 búp/cây/lứa, năng suất đạt 274,689 kg/ha/lứa. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.11495 * Corresponding author. Email: nguyenthilan@tuaf.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 107 Email: jst@tnu.edu.vn
  2. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 1. Đặt vấn đề Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài phương pháp trồng chè bằng hạt truyền thống, còn có phương pháp trồng chè bằng cây giống được nhân vô tính (giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô tế bào…). Hiện nay giâm cành chè là phương pháp phổ biến trong nhân giống chè trên thế giới [1]- [3], có ưu đểm là dễ làm, cho cây giống chất lượng tốt, tỷ lệ sống cao [1], [2]. Giâm cành chè được nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900, Ấn Độ năm 1911, Grudia năm 1928, Srilanca 1938. Việt Nam năm 1938 bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất [4], [5]. Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một đoạn thân lá (hom chè) để tái sinh ra cây chè mới. Hom chè là một đoạn cành chè dài 3 – 4 cm, có 1 lá thật và 1 chồi nách. Trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và ẩm độ thích hợp, các vết cắt của hom hình thành mô sẹo, từ các mô sẹo ở gốc hom mọc ra các rễ, còn từ mầm nách phát triển thành thân, cành và lá cây chè con [5], [6]. Sau khi giâm hom 8 – 12 tháng cây chè con có chiều cao trên 20 cm, có trên 6 lá, đường kính sát gốc từ 3 – 5 mm, tỷ lệ hóa nâu trên 50% thì đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Tùy vào đặc điểm của giống, điều kiện khí hậu và kỹ thuật chăm sóc mà thời gian để cây chè con đủ tiêu chuẩn xuất vườn khác nhau [6], [7]. Vũ Đức Hải và cs. [7] cho rằng, cây chè được nhân giống bằng phương pháp giâm cành non quá, trồng ra nương dễ bị chết khô, ngược lại nếu cây già quá sẽ bị đứt nhiều rễ khi đánh cây ra trồng cũng bị chết. Tuổi cây con phụ thuộc vào giống [8], giống 1A và giống Shan Chất Tiền khi tăng tuổi cây giống thì tỷ lệ sống và mức sinh trưởng của cây tăng, giống Kim Tuyên thay đổi ít hơn. Để có hiệu quả, giống Shan Chất Tiền và giống 1A nên trồng cây có 12 tháng tuổi, giống chè Kim Tuyên dùng cây 9 tháng tuổi. Giống chè Việt Nam rất đa dạng, từ giống chè địa phương (Shan tuyết, chè hoa vàng, chè Trung Du) đến cây giống chè đã được thương mại (PH1, 1A, LDP2...) [9], vì vậy mỗi giống chè cần xác định tuổi cây giống thích hợp. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây giống đến sinh trưởng của giống chè Trung Du tại Thái Nguyên. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên giống chè Trung Du (búp xanh) được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, gồm 3 công thức (CT1: Trồng cây giống sau giâm hom 8 tháng; CT2: Trồng cây giống sau giâm hom 9 tháng; CT3: Trồng cây giống sau giâm hom 10 tháng) được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), nhắc lại 3 lần. Thời gian và địa điểm thực hiện: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 2/2022 đến tháng 9/2023 tại xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, đường kính thân, độ rộng tán, độ cao phân cành, số cành cấp 1 và số cành cấp 2) được theo dõi sau trồng10 tháng. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (mật độ búp, khối lượng búp, năng suất búp tươi) được theo dõi 3 lứa đầu tiên, lứa 1 thu hoạch ngày 10/6/2023. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính (rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bệnh phồng lá) được theo dõi từ tháng tháng 4 – 12/2022. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Ảnh hưởng tuổi cây giống đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của giống chè Trung Du 3.1.1. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến tỷ lệ sống sau trồng Tỷ lệ sống của chè sau trồng là chỉ tiêu quan trọng, tỷ lệ sống cao tiết kiệm được chi phí về giống, công lao động, tạo nương chè sinh trưởng đồng đều, nhanh bước vào chu kì kinh doanh. Tỷ lệ sống của cây chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật trồng, tưới nước… và đặc biệt là tuổi cây giống. Nghiên cứu của Vũ Đức Hải và cs. [7] cho rằng, tuổi cây chè con được nhân giống bằng phương pháp giâm cành khi trồng ra nương cần đạt từ 8 – 12 tháng tuổi. http://jst.tnu.edu.vn 108 Email: jst@tnu.edu.vn
  3. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 Bảng 1. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến tỷ lệ sống của giống chè Trung Du Tỷ lệ sống ở tháng thứ… sau trồng (%) Công thức 2 4 6 8 10 1 95,74 89,26 83,70 79,63 78,33 2 96,85 92,78 88,33 85,37 84,81 3 98,33 94,81 91,85 89,81 89,63 (CT1: Trồng cây giống sau giâm hom 8 tháng; CT2: Trồng cây giống sau giâm hom 9 tháng; CT3: Trồng cây giống sau giâm hom 10 tháng) Bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ sống của giống chè Trung Du được nhân giống bằng phương pháp giâm hom giảm tỷ lệ nghịch với thời gian trồng. Sau trồng 2 tháng tỷ lệ sống đạt từ 95,74 – 98,33%, sau trồng 6 tháng là 83,70 – 91,85% và sau trồng 10 tháng là 78,33 – 89,63%. Thời kỳ sau trồng 2 tháng: Tỷ lệ sống dao động từ 95,74 – 98,33%. Công thức 1 có tỷ lệ sống sau trồng thấp nhất là 95,74%, thấp hơn các công thức khác từ 1,11 – 2,59%. Công thức 3 có tỷ lệ sống cao nhất là 98,33%, cao hơn công thức 1 và 2 tương ứng là 2,59% và 1,48% Thời kỳ sau trồng 6 tháng, tỷ lệ sống dao động từ 83,70 – 91,85%. Công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất là 83,70%, thấp hơn công thức 2 và công thức 3 từ 4,63 – 8,15%. Công thức 2 có tỷ lệ sống đứng thứ hai, đạt 88,33%. Công thức 3 có tỷ lệ sống cao nhất là 91,85%, cao hơn các công thức còn lại từ 3,62 – 8,15%. Thời kỳ sau trồng 10 tháng, tỷ lệ sống dao động từ 78,33 – 89,63%. Công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất là 78,33%, thấp hơn công thức 2 và công thức 3 từ 6,48 – 11,30%. Công thức 3 có tỷ lệ sống đạt 89,63%, cao hơn 2 công thức còn lại từ 4,82-11,30%. Hình 1. Tương quan giữa tuổi cây giống với tỷ lệ sống sau trồng của cây chè Trung Du (a: 4 tháng sau trồng; b: 6 tháng sau trồng; c: 8 tháng sau trồng; d: 10 tháng sau trồng) Như vậy, ở tất cả các thời kỳ, tỷ lệ sống của cây chè Trung Du tăng tỷ lệ thuận tuổi cây giống (trồng cây giống sau giâm hom từ 8 – 10 tháng). Để xác định rõ tương quan giữa tuổi cây giống với tỷ lệ sống của giống chè Trung Du, chúng tôi đã tiến hành phân tích tương quan, kết quả thể hiện qua Hình 1. http://jst.tnu.edu.vn 109 Email: jst@tnu.edu.vn
  4. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 Hình 1 cho thấy, ở tất cả các thời kỳ tỷ lệ sống đều tương quan thuận có ý nghĩa với tuổi cây giống, trong đó thời kỳ sau trồng 4 tháng có hệ số R2 = 0,7244, thời kỳ sau trồng 6 tháng có hệ số R2 = 0,7882, thời kỳ sau trồng 8 tháng có hệ số R2 = 0,7592 và thời kỳ sau trồng 10 tháng có hệ số r = 0,8837 (R2 = 0,781). Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tuổi cây giống chỉ dao động khoảng từ 8 – 10 tháng sau giâm hom, có thể chưa đánh giá được hết ảnh hưởng của tuổi cây giống đến tỷ lệ sống của cây chè như kết luận của Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương [6]; Vũ Đức Hải và cs. [7] rằng, nếu trồng cây giống non hoặc già quá thì tỷ lệ sống đều giảm. 3.1.2. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến sinh trưởng của giống chè Trung Du Khả năng sinh trưởng của cây chè được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: Chiều cao cây, đường kính gốc, độ rộng tán, số cành cấp 1 và số cành cấp 2. Các cây chè sinh trưởng khỏe có cây mọc cao, phân cành nhiều, bộ lá xanh tốt, hệ rễ phát triển [6]. Bảng 2. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chè Trung Du (sau trồng 10 tháng) Công Chiều cao Đường kính Độ rộng tán Chiều cao Số cành cấp Số cành cấp thức cây (cm) gốc (cm) (cm) phân cành (m) 1 (cành) 2 (cành) 1 69,85b 0,85b 42,62b 4,54a 12,53b 21,80b 2 73,24ab 0,92ab 46,87ab 4,63a 13,27a 26,53a a a a a a 3 75,49 0,98 49,40 4,58 13,60 29,20a P
  5. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 Hình 2. Tương quan giữa tuổi cây giống với một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống chè Trung Du Kết quả phân tích tương quan ở Hình 2 cho thấy, chỉ có chiều cao phân cành tương quan không có ý nghĩa với tuổi cây giống khi trồng còn các chỉ tiêu khác như: chiều cao cây, đường kính gốc, độ rộng tán, số cành cấp 1 và số cành cấp 2 đều tương quan thuận với tuổi cây giống (trồng cây giống sau giâm hom từ 8 – 10 tháng). Trong đó số cành cấp 2 có hệ số R2 (0,8376) cao nhất, độ rộng tán có hệ số R2 (0,4729) thấp nhất. Các chỉ tiêu khác có hệ số R2 lần lượt là: 0,5398 (chiều cao cây); 0,7111 (số cành cấp 1); 0,7838 (đường kính gốc). 3.2. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Trung Du Chè được trồng từ tháng 2/2022, đốn tạo tán tháng 12/2022 đến tháng 6 năm 2023 bắt đầu thu hoạch. Kết quả theo dõi yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 3 lứa đầu tiên thể hiện ở Bảng 3. http://jst.tnu.edu.vn 111 Email: jst@tnu.edu.vn
  6. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 Bảng 3. Ảnh hưởng của tuổi cây giống đến yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Trung Du tuổi 1 Công Khối lượng búp (g/100 búp) Mật độ búp (búp/cây) Năng suất (kg/ha) thức Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Tổng 1 57,35a 58,72a 60,30a 12,40b 20,60b 29,53b 127,94b 217,62b 320,71b 666,27 2 57,60a 59,37a 61,16a 13,47ab 24,13a 32,93ab 139,59a 258,08a 362,50a 760,17 a a a 3 58,12 59,84 61,52 14,07a 26,20a 35,67a 147,18a 282,21a 394,67a 824,06 P >0,05 >0,05 >0,05
  7. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 Bảng 4. Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên giống chè Trung Du được trồng với tuổi cây giống khác nhau Loại sâu/ Công Mức độ nhiễm ở thời điểm... bệnh thức 15/4 15/5 15/6 15/7 15/8 15/9 15/10 15/11 15/12 1 2,0 3,2 3,0 1,8 1,0 1,2 2,2 2,2 1,0 Rầy xanh 2 1,8 2,8 2,8 1,4 0,8 1,2 2,0 1,6 0,6 (con/ khay) 3 1,4 2,6 2,4 1,4 0,6 0,8 1,8 1,6 0,4 1 1,19 0,75 0,33 1,75 1,87 0,91 0,46 0,23 0,11 Bọ cánh tơ 2 1,14 0,71 0,30 1,67 1,60 0,79 0,44 0,20 0,10 (con/ búp) 3 1,10 0,68 0,28 1,46 1,42 0,73 0,42 0,18 0,07 1 1,0 1,2 1,8 2,2 2,8 2,2 1,6 2,0 1,2 Bọ xít muỗi 2 0,8 1,0 1,2 1,8 2,2 1,4 1,4 1,8 1,0 (con/vợt) 3 0,8 0,8 1,0 1,6 1,8 1,2 1,0 1,2 0,8 1 0,18 0,45 0,61 0,36 0,19 0,21 0,55 0,99 0,94 Nhện đỏ 2 0,14 0,43 0,57 0,32 0,18 0,20 0,51 0,94 0,91 (con/20 lá) 3 0,12 0,41 0,54 0,29 0,16 0,18 0,43 0,89 0,86 Bệnh phồng 1 10,0 8,0 4,0 1,0 0,0 2,0 3,0 4,0 3,0 lá (% lá bị 2 8,0 6,0 3,0 0,0 0,0 1,0 2,0 3,0 3,0 bệnh) 3 7,0 7,0 2,0 0,0 0,0 1,0 3,0 2,0 2,0 (CT1: Trồng cây giống sau giâm hom 8 tháng, CT2: Trồng cây giống sau giâm hom 9 tháng; CT3: Trồng cây giống sau giâm hom 10 tháng) Rầy xanh xuất hiện ở tất cả các thời điểm theo dõi, có 2 cao điểm phát sinh: Cao điểm 1 xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 6, trong đó thời điểm 15/5 có mật độ rầy xanh cao nhất (công thức 1 có mật độ rầy xanh cao nhất là 3,2 con/khay, công thức 3 có mật độ rầy xanh thấp nhất là 2,6 con/khay); Cao điểm 2 xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 11, trong đó thời điểm 15/10 có mật độ rầy xanh cao nhất (công thức 1 có mật độ rầy xanh cao nhất là 2,2 con/khay, công thức 3 có mật độ rầy xanh thấp nhất là 1,8 con/khay). Bọ cánh tơ xuất hiện ở tất cả các thời điểm theo dõi, có 2 cao điểm phát sinh: Cao điểm 1 xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 5, trong đó thời điểm 15/4 có mật độ bọ cánh tơ cao nhất (công thức 1 có mật độ bọ cánh tơ cao nhất là 1,19 con/búp, công thức 3 có mật độ bọ cánh tơ thấp nhất là 1,1 con/búp); Cao điểm 2 xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9, trong đó thời điểm 15/7 có mật độ bọ cánh tơ cao nhất (công thức 1 có mật độ bọ cánh tơ cao nhất là 1,75 con/búp, công thức 3 có mật độ bọ cánh tơ thấp nhất là 1,46 con/búp). Bọ xít muỗi xuất hiện ở tất cả các thời điểm theo dõi, có 2 cao điểm phát sinh: Cao điểm 1 xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9, trong đó thời điểm 15/8 có mật độ bọ xít muỗi cao nhất (công thức 1 có mật độ bọ xít muỗi cao nhất là 2,8 con/vợt, công thức 3 có mật độ bọ xít muỗi thấp nhất là 1,8 con/vợt); Cao điểm 2 xuất hiện tháng 11, trong đó công thức 1 có mật độ bọ xít muỗi cao nhất là 2,0 con/vợt, công thức 3 có mật độ bọ xít muỗi thấp nhất là 1,2 con/vợt). Nhện đỏ cũng có 2 cao điểm phát sinh: Cao điểm 1 xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7, trong đó thời điểm 15/6 có mật độ nhện đỏ cao nhất (công thức 1 có mật độ nhện đỏ cao nhất là 0,61 con/lá, công thức 3 có mật độ nhện đỏ thấp nhất là 0,54 con/lá); Cao điểm 2 xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 12 với mật độ cao hơn, trong đó thời điểm 15/11 có mật độ nhện đỏ cao nhất (công thức 1 có mật độ nhện đỏ cao nhất là 0,99 con/lá, công thức 3 có mật độ nhện đỏ thấp nhất là 0,89 con/lá). Bệnh phồng gây hại nặng nhất từ tháng 4 đến tháng 5, trong đó thời điểm 15/4 có tỷ lệ lá bị bệnh cao nhất (công thức 1 có 10% lá bị bệnh, công thức 3 có 7% lá bị bệnh); Từ tháng 9 đến tháng 12 bệnh xuất hiện trở lại với mức độ thấp hơn, trong đó thời điểm 15/11 có tỷ lệ lá bị bệnh cao nhất (công thức 1 có 4% lá bị bệnh, công thức 3 có mật độ bệnh phồng lá thấp nhất là 2% lá bị bệnh). Như vậy, tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống chè Trung Du tuổi 1 không nặng. Sau khi phát hiện sâu bệnh hại đều được phòng trừ theo quy chuẩn của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật http://jst.tnu.edu.vn 113 Email: jst@tnu.edu.vn
  8. TNU Journal of Science and Technology 230(05): 107 - 114 nên mức độ hại hầu hết ở cấp độ 1 vì vậy ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng và năng suất của cây chè. Từ kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống chè Trung Du ở tuổi 1, cho thấy tuổi cây giống được nhân bằng phương pháp giâm cành đạt 9 – 10 tháng tuổi là thích hợp, trong đó công thức 10 tháng tuổi là tốt nhất. Vũ Đức Hải và cs. [7] cũng khuyến cáo, đối với giống chè Trung Du tại Thái Nguyên nên trồng khi thời gian trong vườn ươm từ 8 – 10 tháng tuổi; Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [6] cho rằng, tuổi cây chè con được nhân giống bằng phương pháp giâm cành khi trồng ra nương cần đạt từ 8 – 12 tháng tuổi. 4. Kết luận Tỷ lệ sống của giống chè Trung Du (nhân bằng phương pháp giâm cành) tăng tỷ lệ thuận với tuổi cây giống (trong khoảng từ 8 – 10 tháng tuổi). Công thức trồng cây 10 tháng tuổi có tỷ lệ sống sau trồng 10 tháng cao nhất là 89,63%. Khả năng sinh trưởng của giống chè Trung Du tăng tỷ lệ thuận với tuổi cây giống (trong khoảng từ 8 – 10 tháng tuổi). Công thức trồng cây 10 tháng tuổi có khả năng sinh trưởng tốt nhất, chiều cao cây đạt 75,49 cm; đường kính gốc đạt 0,98 cm, độ rộng tán đạt 49,4 cm, số cành cấp 1 đạt 13,6 cành và số cành cấp 2 đạt 29,2 cành. Mật độ búp/cây và năng suất giống chè Trung Du tăng tỷ lệ thuận với tuổi cây giống (trong khoảng từ 8 – 10 tháng tuổi). Công thức trồng cây 10 tháng tuổi có khối lượng trung bình búp đạt 59,83 g/100 búp, tổng mật độ búp/cây 3 đợt thu hái là 75,93 búp, tổng năng suất 3 đợt thu hái là 824,06 kg/ha. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] T. H. Cao and V. T. Nguyen, “Research in growth and development of young tea Trees of Shan Chat Tien variety (Camellia sinensis Var. Shan) Propagated by tissue culture method in the field conditions,” Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology, vol. 06, no. 24, pp. 112-118, 2012. [2] V. N. Do, L. H. Pham, and V. T. Dam, “Research on tea grafting techniques on the ground surface,” Vietnam Journal of Agriculture and Rural development, vol. 10/2004, pp. 1337-1361, 2004. [3] T. P. N. Van, T. V. Nguyen, K. H. Nguyen, and T. H. T. Trinh, “Research on propagation from the seeds of the Ma Do tea tree (Camellia sinensis var. madoensis),” Vietnam Journal of Agriculture and Rural development, vol. 2, pp. 3-10, 2024. [4] Department of Crop Production, “Technique of Cutting Propagation for Camellia,” 2017. [Online]. Available: http://www.cuctrongtrot.gov.vn/TinTuc/Index/3672. [Accessed Sept. 2024]. [5] V. C. Hoang and T. K. Le, “Study and evaluate cutting propagation for the first 18 Camellia sinensis var. Shan individuals selected from the population in Bac Kan Province,” Vietnam Journal of Agriculture and Rural development, no. 108+109, pp. 74-76, 2007. [6] N. Q. Do and T. K. Le, Camellia sinensis textbook. Agricultural Publishing House, Hanoi, 2000. [7] D. H. Vu, D. H. Ta, M C. Nguyen, V. T. Dinh, N. T. Nguyen, and T. H. Trieu (2020), Report on the implementation of project “Applying science and technology in preserving and developing Trung du Camellia sinensis to uphold and improve Tan Cuong geographical manual for Camellia sinensis products in Thai Nguyen,” Department of Science and Technology in Thai Nguyen Province, 2020. [8] V. C. Hoang and N. V. Dang, “Results on the completion and experimentation of cutting propagation for Camellia sinensis var. Shan in mountainous regions,” Jounal of Scientific Activities, Department of Science and Technology, no. 12/2010, pp. 46-48, 2010. [9] D. V. Ngoc, Breeding of tea plant (Camellia sinensis) in Vietnam, Global Tea Breeding, Springer Berlin Heidelberg, Berlin, Heidelberg, 2012, pp. 241-262. http://jst.tnu.edu.vn 114 Email: jst@tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0