intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý trong nuôi tôm vùng cát trong thời gian hiện nay

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

89
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, trước tình hình thời tiết chuyển mùa, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng vùng cát trong tỉnh có dấu hiệu biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi, gia tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt đối với tôm nuôi từ 20 đến 40 ngày tuổi. Để giảm thiểu rủi ro đối với diện tích thả nuôi, người nuôi tôm cần thực hiện một số giải pháp kỹ thuật sau: 1. Lưu ý khi thả giống. - Trước khi thả giống khoảng 30 phút, cần chạy máy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý trong nuôi tôm vùng cát trong thời gian hiện nay

  1. Lưu ý trong nuôi tôm vùng cát trong thời gian hiện nay Hiện nay, trước tình hình thời tiết chuyển mùa, ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, môi trường nuôi tôm thẻ chân trắng vùng cát trong tỉnh có dấu hiệu biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi, gia tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt đối với tôm nuôi từ 20 đến 40 ngày tuổi. Để giảm thiểu rủi ro đối với diện tích thả nuôi, người nuôi tôm cần thực hiện một số giải pháp kỹ thuật sau: 1. Lưu ý khi thả giống. - Trước khi thả giống khoảng 30 phút, cần chạy máy quạt nước để tăng cường O-xy hòa tan cho tôm giống. - “Ngâm” bao tôm giống trong nước ao 15 phút để cân bằng nhiệt độ nước trong bao tôm giống và ao nuôi khi thả, chọn thời điểm thả có nhiệt độ nước ấm nhất trong, ngày lúc 10 -14 giờ. 2. Cải thiện chất lượng nước. - Nâng cao mức nước trong ao nuôi để ổn định nhiệt độ, duy trì mức nước đạt 1,2 – 1,4m. Không lấy nước trực tiếp vào ao nuôi tôm trong những ngày có gió mùa Đông bắc (thường đi kèm mưa nhỏ, trời lạnh hơn). Nếu cần thiết phải lấy nước, cần đưa vào ao chứa lắng trong 2-3
  2. ngày để ổn định các yếu tố môi trường, sau đó mới cấp vào ao nuôi với lượng nước cấp khoảng 20 - 30 % lượng nước trong ao. - Theo dõi màu nước, kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, độ Kiềm, NH3,…) , tăng cường sử dụng vôi, zeolite, khoáng chất,.. để điều chỉnh các yếu tố đạt ngưỡng thích hợp đối với sinh trưởng, phát triển tôm nuôi. Dùng chế phẩm sinh học để phân hủy các các chất hữu cơ, ổn định môi trường trong ao. 3. Hạn chế phân tầng nhiệt độ nước. - Trong thời gian này, nhiệt độ của không khí làm lạnh lớp nước trên mặt nhanh hơn lớp dưới sâu, có khuynh hướng không pha trộn với lớp nước ở dưới đưa tới quá trình phân tầng nước, đặc trưng sự khác nhau về nhiệt độ và oxygen. - Thẻ chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thấp hơn 15oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa. Tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15-22oC. Khác với tôm sú, tôm thẻ hoạt động các tầng nước, nên tác động của phân tầng nước sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Do vậy, việc tăng máy quạt nước để pha trộn lớp nước trên mặt và đáy là điều cần thiết. 4.Tăng cường chăm sóc tôm nuôi
  3. - Kiểm tra đáy ao và các hoạt động của tôm nuôi, đường ruột, khả năng sử dụng thức ăn,.. để phát hiện sớm các hiện tượng bất thường (bẩn các phần phụ, nổi đầu, chết đáy,...) và có biện pháp khắc phục hợp lý. - Bổ sung Vitamin tổng hợp, khoáng vi lượng, dầu mực vào thức ăn nhằm kích thích khả năng bắt mồi, tăng sức đề kháng của tôm. Những ngày thời tiết lạnh, giảm 20-30 % lượng thức ăn. - Khi tôm đạt kích cỡ thương phẩm, nên tiến hành thu hoạch để giảm thiểu thất thoát sản phẩm do ảnh hưởng của bão lũ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2