Ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến hoạt động ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc
lượt xem 10
download
Trong bài nghiên cứu khoa học này đã đề cập đến vấn đề văn hóa cộng đồng Hàn Quốc, làm rõ nguyên nhân và các ảnh hưởng của nó đến hoạt động ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc. Việc học tập một ngôn ngữ khác không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần học từ vựng, ngữ pháp. Để hiểu và thực sự thành công trong việc học ngôn ngữ đó là phải hiểu được văn hóa của đất nước đó. Bởi tất cả các hoạt động xã hội nói chung, hoạt động ngôn ngữ nói riêng đều là tấm gương phản chiếu cũng như chịu sự tác động trực tiếp của văn hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ảnh hưởng của văn hóa cộng đồng đến hoạt động ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ XÃ HỘI HÀN QUỐC SVTH: Vũ Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Thùy GVHD: Lê Nguyệt Minh I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Kể từ khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức đặt lại quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay, quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa hai nƣớc đã không ngừng đƣợc duy trì và phát triển, ngày càng trở nên khăng khít. Việt Nam và Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành những đối tác chiến lƣợc, hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Hàn Quốc là nƣớc đứng thứ 3 trong hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam với 2,33 tỉ USD (Theo „Báo điện tử Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam), số vốn đầu tƣ của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng, số lƣợng các công ty Hàn Quốc tiến vào hoạt động tại Việt Nam cũng không ngừng gia tăng. Thêm vào đó, ảnh hƣởng của „Làn sóng Hàn Quốc‟ (한류) cũng đang gây nên cơn sốt đối với một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam hiện nay khiến cho nhiều bạn trẻ yêu thích ngôn ngữ xứ Hàn. Vì vậy, nhu cầu học tiếng Hàn Quốc của ngƣời Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết, số lƣợng sinh viên, học viên Việt Nam theo học tiếng Hàn ngày một tăng. Trong quá trình học tập, nghiên cứu ngôn ngữ Hàn Quốc, hẳn không ít các bạn sinh viên gặp phải những khó khăn do sự khác biệt về ngữ pháp, cú pháp trong ngôn ngữ hai nƣớc cũng nhƣ những nét khác biệt về văn hóa. Trong phạm vi bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xin giới thiệu về ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng củaHàn Quốc. Với nguồn gốc từ tƣ tƣởng của Nho giáo, trong nhiều năm, văn hóa cộng đồng của ngƣời Hàn Quốc đã không ngừng phát triển, có tầm ảnh hƣởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, văn hóa cộng đồng của ngƣời Hàn Quốc là một nét văn hóa tiêu biểu,với nhiều điểm đặc biệt. Ta có thể bắt gặp ảnh hƣởng của văn hóa này trong hoạt động ngôn ngữ của ngƣời Hàn Quốc nhƣ hình thức kính ngữ, cách sử dụng đại từ nhân xƣng 우리 (chúng tôi, chúng ta), cách xƣng hô… Văn hóa cộng đồng cũng có thể đƣợc cảm nhận rõ nét qua văn hóa hội, nhóm, văn hóa làng, xã hay văn hóa… của ngƣời Hàn Quốc. Có đƣợc những hiểu biết đúng đắn về nét văn hóa đặc biệt này, chúng ta có thể hiểu đƣợc phần nào tƣ tƣởng, suy nghĩ, cách ứng xử của con ngƣời Hàn Quốc cũng nhƣ nắm bắt đƣợc ngôn ngữ - sản phẩm của tƣ duy một cách dễ dàng hơn. Thông qua bài nghiên cứu, chúng tôi hi vọng cung cấp thêm cho các bạn sinh viên đang theo học tiếng Hàn Quốc một số thông tin, hiểu biết cụ thể hơn về văn hóa cộng đồng của ngƣời Hàn, giúp các bạn có thêm những kiến thức về văn hóa, xã hội của Hàn Quốc, phần nào mang lại hiệu quả cho hoạt động học tập, rèn luyện ngôn ngữ Hàn Quốc của các bạn. 281
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đến những ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của ngƣời Hàn thông qua những biểu hiện ở nhiều mặt của hoạt động ngôn ngữ, xã hội Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi giới hạn trong những nội dung nhƣ sau: 1. Khái niệm văn hóa cộng đồng và lịch sử hình thành văn hóa cộng đồng của Hàn Quốc: 1.1 Văn hóa và chủ nghĩa gia đình 1.2 Chủ nghĩa tập thể 2. Ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng đến những hoạt động ngôn ngữ, xã hội của Hàn Quốc 2.1 Trong hoạt động ngôn ngữ: 2.1.1 Đại từ „우리‟ 2.1.2 Kính ngữ 2.1.3 Cách xƣng hô 2.2 Trong xã hội Hàn Quốc: 2.2.1 Văn hóa làng, xã 2.2.2 Văn hóa hội, nhóm 2.2.3 Văn hóa [ ] 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Về phƣơng pháp, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm, phân tích thông tin trong các sách nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc cũng nhƣ thông tin trên mạng internet, kết hợp với phƣơng pháp quan sát, nhận xét những hiện tƣợng thực tế mà bản thân đƣợc chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái niệm Văn hóa cộng đồng và lịch sử hình thành Có lẽ Hàn Quốc là dân tộc sử dụng từ”우리”nhiều hơn bất kì quốc gia nào trên thế giới, đến nỗi nó đã trở thành một nét văn hóa đặc trƣng của dân tộc này.”우리”nếu dịch ra tiếng việt có nghĩa là”chúng tôi”, tiếng Anh có nghĩa là”we”nhƣng ngƣời Hàn Quốc không chỉ sử dụng”우리”để áp dụng cho những tập thể tổ chức lớn mà nó còn đƣợc sử dụng hết sức tự nhiên trong trƣờng hợp sở hữu cá nhân. 282
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC “우리‟ là một từ có lịch sử lâu đời và sức sống nội sinh vô cùng mãnh liệt trong văn hóa sinh hoạt của ngƣời Hàn Quốc. Vậy điều gì khiến cho”우리”có sức sống mạnh mẽ đến vậy? “우리”chính là biểu hiện rõ nét cho thấy xã hội Hàn Quốc là một điển hình của xã hội văn hóa cộng đồng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem văn hóa cộng đồng là gì, điều gì tạo nên văn hóa cộng đồng và tại sao nó lại có sức ảnh hƣởng, sức sống lớn nhƣ vậy đến xã hội Hàn Quốc... Văn hóa cộng đồng chính là xã hội mà ở đó ngƣời ta luôn coi trọng và đặt lợi ích gia đình, ngƣời thân hay những ngƣời trong cùng một cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân, thay vì đƣa ra suy nghĩ của bản thân thì họ sẽ tuân theo quy tắc của tập thể, của cộng đồng đó. Con ngƣời là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội, chúng ta không thể tồn tại trên trái đất này một mình mà phải sống cùng cộng đồng, tập thể. Có thể nói quy mô cộng đồng nhỏ nhất chính là gia đình.”Gia đình là đơn vị tổ chức đặc trƣng phổ biến ở mọi xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, ở mỗi loại hình văn hoá, mỗi nền văn hoá, vai trò của gia đình rất khác nhau. Trong xã hội phƣơng Tây hoặc phƣơng Tây hóa, thì vai trò của gia đình thấp mà vai trò của của cá nhân cao; trong xã hội phƣơng Đông thì ngƣợc lại. Ngay trong xã hội phƣơng Đông, cùng với xu hƣớng hội nhập, vai trò của gia đình trong xã hội cũng giảm dần, nhƣờng chỗ cho sự gia tăng của vai trò cá nhân. Song ở Hàn Quốc ngày nay, dù đã trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển, nhƣng truyền thống gia đình và ảnh hƣởng của gia đình vẫn còn rất mạnh mẽ. Sở dĩ nhƣ vậy là vì trong nền văn hoá Hàn Quốc, gia đình không chỉ đơn giản là một tế bào xã hội, mà hơn thế nữa, nó trở thành một nhân tố chi phối tổ chức xã hội, một thứ”chủ nghĩa”– chủ nghĩa gia đình.”(GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm). 1.1. Nho giáo và Chủ nghĩa gia đình Hàn Nho giáo dạy về đạo làm ngƣời –”đạo hiếu” “Hiếu”là một phạm trù đạo đức của Nho giáo. Cùng với”Trung”,”Hiếu”xây dựng các quy tắc ứng xử của con ngƣời trong hai mối quan hệ xã hội và gia đình. Đạo Nho bắt đầu đƣợc du nhập vào Hàn Quốc từ đầu thời kì Joseon, luân lý cơ b ản nhất của đạo Nho chính là đạo lý gi ữa cha và con trai(trƣởng nam) đƣợc thể hiện trong Ngũ luân và phụ tử hữu thân. Theo đó làm ngƣời phải biết có hiếu với cha mình, một mực kính trọng, bảo vệ cha mẹ mình hơn bất cứ ai khác, và nhƣ vậy việc coi trọng gia đình ngƣời thân hơn những ngƣời khác cũng là điều đƣơng nhiên. Giá trị của chữ”hiếu”đƣợc đề cao và cũng là thƣớc đo cho nhân cách con ngƣời. Chúng ta đều biết cảm xúc cơ bản và tự nhiên nhất của con ngƣời chính là yêu quý ngƣời yêu thƣơng và dạy dỗ mình. Vì thế, đối với tình yêu của cha mẹ thì việc con cái đáp lại tình cảm đó bằng tấm lòng mình đƣợc coi là ngƣời con có hiếu. 283
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Gia đình là nhân tố của xã hội, nếu trong gia đình con cái coi trọng chữ”hiếu”với cha mẹ thì đối với xã hội”chữ hiếu”sẽ trở thành lòng trung thành với vua. Trong xã hội xƣa, Vua đƣợc coi là cha và hoàng hậu đƣợc xem nhƣ mẹ của muôn dân do vậy nếu bất trung bất hiếu với vua thì cũng chính là bất trung bất hiếu với cha mẹ.”Gia đình là nhân tố tạo nên sự vững mạnh của quốc gia. Vậy nên muốn lãnh đạo đƣợc quốc gia trƣớc hết phải lãnh đạo đƣợc gia đình.”- (한국인에게 문화는 있는가- 최준석). Nắm đƣợc yếu tố cơ bản này, vua Sejong đã biến đạo hiếu trở thành binh pháp điều khiển quân lính trong thời kì Joseon. Ông nhận thấy rằng so với việc thống trị và áp đặt từng ngƣời dân thì việc để họ tự mình tuân thủ theo những nguyên tắc đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Ví dụ, nếu tuân theo những kỉ cƣơng phép tắc trong gia đình thì nhất định sẽ phục tùng những luật lệ của đất nƣớc, quốc giaQua đó có thể thấy Nho giáo đóng góp một vai trò rất lớn đối với sự hình thành khái niệm gia đình đối với ngƣời Hàn Quốc, không chỉ giới hạn trong quan hệ của những ngƣời có chung huyết thống mà nó còn mở rộng ra phạm vi của một đất nƣớc. Nho giáo đã mang đến những ảnh hƣởng mạnh mẽ và tạo nên văn hóa gia đình mang đặc trƣng của ngƣời Hàn Quốc. Tại sao Nho giáo lại coi trọng yếu tố gia đình Trong Nho Giáo, huyết thống và sự nối dõi dòng tộc là điều vô cùng quan trọng. Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thƣờng bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ sống cùng trong một mái nhà; một gia đình lớn đông thành viên thƣờng đƣợc xem nhƣ có nhiều phúc lộc. Mục đích lớn nhất, nhiệm vụ quan trọng của hôn nhân trong gia đình Hàn Quốc là duy trì hậu duệ và thờ cúng tổ tiên với biểu hiện cụ thể là sinh ra những ngƣời con trai để nối dõi, thừa kế gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Chính vì thế có rất nhiều thế hệ phụ nữ phải chịu đau khổ vì không thực hiện đƣợc”nghĩa vụ”của mình là sinh đƣợc con trai cho nhà chồng. Hôn nhân thƣờng do cha mẹ hoặc thông qua mối lái sắp đặt. Cô dâu chỉ biết mặt chú rể vào ngày cƣới là chuyện bình thƣờng theo luật tục hôn nhân thời trƣớc. Hệ thống dòng họ, thân tộc truyền thống của ngƣời Hàn Quốc đƣợc xác định chủ yếu trong mối quan hệ thờ cúng tổ tiên rất phức tạp Con ngƣời đƣợc sinh ra là một thành viên của gia đình, khi đến độ tuổi nhất định sẽ kết hôn và tiếp tục hình thành một gia đình mới. Những việc nhƣ thế đƣợc lặp đi lặp lại và làm hình thành nên mối quan hệ gắn kết với các gia đình khác, vì thế những ngƣời có mối quan hệ và kết hôn với nhau đƣợc gọi là thân tộc. Ngƣời Hàn Quốc rất coi trọng mối quan hệ với họ hàng nên vào dịp lễ tết thƣờng đến nhà nhau thăm hỏi, khi có việc đại sự trong gia đình sẽ có họ hàng đến và giúp đỡ. Và chính những điều đó đã làm sản sinh chủ nghĩa gia đình, ảnh hƣởng mạnh mẽ và sâu sắc, ăn sâu vào máu thịt của ngƣời dân Hàn Quốc từ trong lịch sử. Những ngƣời cùng 284
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC chung một nguồn gốc, chảy chung một dòng máu, những ngƣời đƣợc gắn kết trong một đoàn thể chính là ngƣời thân,gia đình, là chỗ dựa và là nơi đáng tin tƣởng, bảo vệ. 1.2. Văn hóa cộng đồng của Hàn Quốc Mô hình và cấu trúc gia đình Hàn Quốc có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn xã hội. Trong xã hội Hàn Quốc ngày xƣa, gia đình có nghĩa là một tập thể huyết thống cùng chung sống, cùng ngủ dƣới một mái nhà và cùng ăn chung một nồi cơm. Đại gia đình là một mô hình gia đình truyền thống của Hàn Quốc bao gồm ngƣời lớn tuổi nhất là ông bà cùng cha mẹ, con cái, cháu chắt chung sống. Xƣa kia ngƣời Hàn Quốc quan niệm rằng những gia đình có cùng một huyết thống sống quây quần bên nhau hoà thuận, cùng chia sẻ công việc đồng áng, niềm vui nỗi buồn với nhau là một tập tục tốt đẹp. Và do đặc trƣng của xã hội nông nghiệp đòi hỏi tính cộng đồng cao khiến cho vai trò của cộng đồng càng trở nên quan trọng hơn. Từ đó đã dần hình thành nên một tập thể mà những ngƣời trong cùng tập thể đó luôn giúp đỡ, bảo vệ và làm việc vì lợi ích chung của cộng đồng. Sự trao đổi sức lao động của cá nhân này đối với cá nhân khác cũng làm nảy sinh những tình cảm thân thiết gắn bó và quan tâm lẫn nhau. Không những thế, cùng sống trong môi trƣờng tập thể, ngƣời trẻ tuổi có thể học hỏi và tiếp thu kiến thức cuộc sống từ những ngƣời già đã có nhiều kinh nghiệm sống. Những ngƣời sống trong cùng một tập thể đó thƣờng là ngƣời thân cùng huyết thống, tổ tiên hoặc là những ngƣời cƣ ngụ trong một khu vực địa lý nhất định dần tạo thành cộng đồng ngƣời mà ngƣời ta còn gọi là cộng đồng làng xã. Vậy ở xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa cộng đồng đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào? Văn hóa cộng đồng ngày nay đƣợc thể hiện rõ trong ngôn ngữ Hàn Quốc, đại từ”우리”đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống, trở thành nét văn hóa, đặc trƣng trong ngôn ngữ. Tính tôn ti cũng là nguyên nhân của hệ thống kính ngữ rất phát triển.”Trong tiếng Hàn, có những từ mà chỉ có ngƣời trên mới đƣợc dùng để gọi ngƣời dƣới và, ngƣợc lại, có những từ chỉ dành cho ngƣời dƣới sử dụng để gọi ngƣời trên. khi viết tên ngƣời ta luôn viết họ lên trƣớc, cũng nhƣ khi chào hỏi, ngƣời Hàn Quốc thƣờng quan tâm đến họ của đối phƣơng, nếu họ giống nhau và hai ngƣời cùng sinh ra ở một khu vực lập tức họ sẽ có cảm giác thân thiết giống nhƣ những ngƣời trong một gia đình”- (cách xưng hô và chủ nghĩa gia đình ở Hàn Quốc- học tiếng hàn.com). Hoặc ngay cả khi sinh sống ở nƣớc ngoài, ngƣời Hàn Quốc nhất định phải tham gia vào một hội,một tổ chức, một cồng đồng ngƣời thì mới có thể sinh sống và làm việc tốt hơn. Hay ở nơi làm việc”họ”thƣờng đƣợc gắn với chức danh của ngƣời đó ví dụ nhƣ: giám đốc lee, tổ trƣởng kim,....Điều đó cho thấy việc coi trọng yếu tố cộng đồng vẫn còn tồn tại rất mạnh mẽ và ảnh hƣởng trực tiếp lên các mặt đời sống trong xã hội hiện nay. Ngƣời Hàn Quốc luôn nêu cao tinh thần tập thể, sự đoàn kết, gắn bó và bền chặt trong 285
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC lịch sử đấu tranh, sinh tồn. Và họ tin rằng chính sức mạnh tập thể đó sẽ trở thành bức tƣờng bảo vệ vững chắc giúp họ vƣợt qua khó khăn, thử thách. Vì vậy không chỉ có sự tin tƣởng mà còn phải có sự trung thành tuyệt đối với niềm tin ấy. Đó chính là những yếu tố cần thiết để cấu thành lên một xã hội văn hóa cộng đồng mà sức ảnh hƣởng vẫn còn mạnh mẽ cho đến ngày nay. 2. Ảnh hƣởng của Văn hóa cộng đồng đến hoạt động ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc 2.1. Trong hoạt động ngôn ngữ 2.1.1. Cách sử dụng đại từ”우리” Đại từ”우리”luôn xuất hiện trƣớc các đối tƣợng để chỉ sự sở hữu, kể cả khi đối tƣợng đó thuộc quyền sở hữu của cá nhân. Ví dụ: 1/ a.”우리 학교는 아름답다.: Trƣờng học của chúng tôi rất đẹp. b.우리 선생님은 예쁘다: Cô giáo của chúng tôi rất xinh. c. 우리 김민준은 노래를 잘 부른다.: Kim Min Jun của chúng ta hát rất hay. d. 우리 남편은 의사입니다: Chồng của chúng tôi là bác sĩ. e. 우리 딸은 여행을 좋아해요: Con gái của chúng tôi thích du lịch. Ở ví dụ 1/ (a),(b),(c) các đối tƣợng”trƣờng học”,”cô giáo”không thuộc quyền sở hữu của các nhân ngƣời nói nên dung đại từ”우리”trƣớc các đối tƣợng này để trở thành”trƣờng học của chúng tôi”,”cô giáo của chúng tôi”là điều dễ hiểu. Nhƣng đối với các nƣớc theo chủ nghĩa cá nhân, ví dụ nhƣ Anh hay thậm chí là Việt Nam thì luôn đề cao vai trò của cá nhân hơn tập thể nên các ví dụ 1/(a),(b),(c) khi dịch sang tiếng Anh, Tiếng Việt sẽ trở thành 1/ a‟. My school is very beautiful: Trƣờng học của tôi rất đẹp b‟. My teacher is very beautiful: Cô giáo của tôi rất xinh. c‟. Min Jun sings very well: Min Jun hát rất hay. Ở ví dụ 1/(d),(e), Thậm chí với các đối tƣợng thuộc quyền sở hữu của cá nhân nhƣ”남편(chồng)”,”딸(con gái)”.. ngƣời Hàn Quốc vẫn dùng biểu hiện”우리 남편(chồng của chúng tôi)”,”우리 딸(con gái của chúng tôi)”khi nhắc đến hay giới thiệu chồng, con với ngƣời khác. Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất về ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng trong lĩnh vực ngôn ngữ và nó rất xa lạ đối với ngƣời ở các nƣớc theo xu hƣớng chủ nghĩa cá nhân. 286
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 2.1.2. Hệ thống kính ngữ Hệ thống kính ngữ trong tiếng Hàn Quốc rất phát triển. Bởi vậy, việc học tập và sử dụng thành thạo kính ngữ đối với ngƣời nƣớc ngoài không phải là một điều dễ dàng. Nếu nhƣ trong tiếng Anh, để hỏi đối phƣơng đã ăn cơm chƣa, thì dù là ngƣời lớn hỏi trẻ con, hay trẻ con hỏi ngƣời lớn đều sử dụng câu”Have you eaten yet ?”thì ngƣời Hàn Quốc, tùy vào vai vế của ngƣời hỏi và đối phƣơng lại sử dụng hai câu khác nhau. 2/ a. 할아버지께서는 진지를 드셨나요 ?: Ông đã xơi cơm chƣa ạ ? b. 너는 밥을 먹었니? Cháu ăn cơm chƣa ? Ở ví dụ trên, 2/(a) là câu cháu dùng để hỏi ông (ngƣời bề dƣới hỏi ngƣời bề trên), trong tiếng Hàn Quốc sử dụng các loại 2 loại kính ngữ: kính ngữ cho chủ thể đƣợc nói đến (kính ngữ tiểu từ chủ ngữ 은/는 -> 께서/께서는/께; kính ngữ danh từ 밥-> 잔지; kính ngữ động 먹다->드시다) và kính ngữ cho ngƣời nghe (đuôi câu 나요?/(으)ㄴ가요? ). Còn ví dụ 2/(b) là câu ông hỏi cháu (ngƣời bề trên hỏi ngƣời bề dƣới ) thì thay vào việc dùng kính ngữ, ngƣời hỏi phải sử dụng 반말 để phù hợp với hoàn cảnh. Nhƣ vậy, trong hệ thống kính ngữ của tiếng Hàn Quốc chia ra thành hai thể: thể kính ngữ(dùng để thể hiện sự kính trọng của ngƣời nói với ngƣời nghe hay của ngƣời nói với chủ thể đƣợc nhắc đến) và lối nói thân mật(hay còn gọi là trống không 반말- dùng để giao tiếp giữa những ngƣời có mối quan hệ thân thiết, và cho những mối quan hệ không cần sự kính trọng nhƣ khi ngƣời bề trên nói chuyện với ngƣời bề dƣới). Đặc biệt, hệ thống kính ngữ còn đƣợc đƣợc quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt về đối tƣợng đƣợc phép sử dụng. Ngƣời bề dƣới khi nói chuyện với ngƣời bề trên, hay nói chuyện với ngƣời khác về ngƣời bề trên, nhất định phải sử dụng kính ngữ để thể hiện lễ nghĩa, sự kính trọng của mình dành cho đối tƣợng đƣợc nói đến và ngƣợc lại, khi ngƣời bề trên khi nói chuyện với ngƣời bề dƣới có quyền sử dụng lối nói thân mật- là lối nói trong từng trƣờng hợp thể hiện sự suồng sã, thân mật, trong trƣờng hợp lại mang ý nghĩa không thể hiện lễ nghĩa, sự tôn trọng của ngƣời nói dành cho ngƣời nghe. Chính vì sự quy định nghiêm ngặt về đối tƣợng sử dụng này, ngƣời Hàn Quốc lần đầu tiên gặp nhau nhất định sẽ hỏi tuổi- điều ở xã hội các nƣớc phƣơng Tây là một thất lễ. Ngƣời Hàn Quốc nhất định phải biết tuổi của đối phƣơng để phân định rạch ròi vai vế, lựa chọn sử dụng kính ngữ hay lối nói thân mật khi giao tiếp với nhau cho phù hợp. Vì vậy, việc hỏi tuổi những ngƣời lần đầu tiên gặp mặt với ngƣời Hàn Quốc là một việc làm cần thiết. Trong khi ngƣời phƣơng Tây- những ngƣời theo chủ nghĩa các nhân rất kị việc hỏi tuổi trong lần gặp đầu tiên, vì tuổi tác không ảnh hƣởng đến cách sử dụng ngôn ngữ, thậm chí, việc hỏi tuổi lại là biểu hiện của sự tò mò về đời sống cá nhân.Sự khác biệt văn hóa này chính là nguyên nhân của những cú”shock văn hóa”khi ngƣời nƣớc ngoài học tiếng Hàn Quốc. Nguyên nhân của sự phát triển trong hệ thống kính ngữ cũng nhƣ sự nghiêm ngặt 287
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC trong lối sử dụng bắt nguồn từ chính chủ nghĩa gia đình- tiền thân của văn hóa cộng đồng (nhƣ đã trình bày ở chƣơng I). Trong chủ nghĩa gia đình, chữ Hiếu đƣợc đặt lên hàng đầu, con cái phải hiếu đạo với cha mẹ. Tức là, con cái có nghĩa vụ phải kính trọng, lễ phép, vâng lời cha mẹ. Vƣợt ra khỏi phạm vi gia đình, quan hệ bố mẹ- con cái, chữ Hiếu đƣợc thể hiện ở việc giữ lễ nghi của ngƣời bề dƣới với ngƣời bề trên, ra ngoài xã hội chính là cách đối xử của học sinh với giáo viên, của nhân viên với cấp trên, của hậu bối với tiền bối.. vv.vv. Dấu tích của sụ nghiêm ngặt trong cách cƣ xử này trong hoạt động ngôn ngữ Hàn Quốc chính là hệ thống kính ngữ phát triển và nghiêm ngặt. 2.1.3. Đại từ xƣng hô Trong giao tiếp, ngƣời Hàn Quốc hay dùng những đại từ xƣng hô trong gia đình để xƣng hô trong các mối quan hệ xã hội. Ví dụ giữa quan hệ tiền bối- hậu bối, hậu bối sẽ gọi tiền bối là”anh(오빠, 형)",”chị (언니, 누나)”còn tiền bối sẽ gọi hậu bối là”em (동생)". Hay khi vào quán ăn, tuy không phải quan hệ gia đình họ hàng nhƣng khách vẫn gọi chủ cửa hàng bằng đại từ chỉ mối quan hệ trong gia đình là”chú (아저씨)”,”cô(이모)”.. Hiện tƣợng này cũng xuất phát từ văn hoá cộng đồng của ngƣời Hàn Quốc. Vì văn hóa cộng đồng đã ăn sâu vào tiềm thức nên ngƣời Hàn Quốc luôn có xu hƣớng lôi kéo ngƣời khác gia nhập vào đoàn thể của mình. Khi đã trở thành thành viên của một đoàn thể nào đó, cách cƣ xử giữa các thành viên cũng trở nên khác với cách cƣ xử với ngƣời không thuộc đoàn thể của mình. Họ sẽ thân thiện, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Cũng nhƣ vậy, khi mang các đại từ xƣng hô trong phạm vi gia đình để xƣng hô trong các mối quan hệ xã hội thì ngƣời ngoài đó đã trở thành”cô, chú, anh chị em”- những ngƣời có quan hệ ruột thịt với mình. Bằng cách xƣng hô nhƣ vậy sẽ khiến cho dù là quan hệ mới gặp gỡ vẫn dễ dàng nên thân thiết hơn. 2.2. Trong xã hội Hàn Quốc 2.2.1. Văn hóa hội nhóm Một trong những biểu hiện thể hiện rõ nét ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng trong xã hội Hàn Quốc chính là văn hóa hội, nhóm. Có lẽ hiếm có quốc gia nào lại có nhiều hội, nhóm nhƣ Hàn Quốc. Hầu nhƣ không có ngƣời Hàn Quốc nào không phải là thành viên của một hội nhóm nào đó. Chỉ cần có một điểm chung nào đó với nhau là ngƣời ta tụ họp lại với nhau và tạo ra một nhóm. Từ hội những ngƣời học cùng trƣờng, cùng lớp, hội phụ huynh, hội khu phố, hội những ngƣời cùng chung sở thích, các loại câu lạc bộ, đến hội nhóm quy mô lớn hơn nhƣ hội của một khu vực, địa phƣơng, vùng miền... Ngƣời Hàn Quốc dƣờng nhƣ rất thích việc lập hay tham gia vào các hội nhóm, họ không thể sống mà không tham gia một tập thể nào đó. Một ví dụ dễ thấy, những ngƣời Hàn Quốc khi sang Việt Nam đều gia nhập một Hội ngƣời Hàn (한인회)nào đó, nhƣ là Hội ngƣời Hàn ở Hà Nội hay ở thành phố Hồ Chí Minh. Họ gia nhập hội, tham gia vào các hoạt động, nhận sự 288
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC giúp đỡ, tƣ vấn của những ngƣời đã tới Việt Nam sớm hơn, rồi sau này lại cung cấp thông tin, trao đổi, hỗ trợ cho những ngƣời tới sau. Trong hội nhóm của ngƣời Hàn Quốc, mọi ngƣời coi nhau nhƣ những thành viên trong gia đình, luôn quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, cũng luôn giữ lễ nghĩa thứ bậc. Vậy tại sao ngƣời Hàn Quốc lại quá coi trọng hoạt động hội nhóm nhƣ vậy? Nếu chỉ đơn giản quan sát nếp sống thƣờng ngày của ngƣời Hàn Quốc, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy, họ hiếm khi ở một mình. Tất nhiên, trong cuộc sống hiện đại ở một đất nƣớc có tốc độ phát triển nhanh nhƣ Hàn Quốc, ngƣời Hàn hiện đại cũng có nhiều thay đổi để thích nghi với nhịp sống đô thị, họ phải lái xe một mình đến nơi làm việc hay đi giải quyết các công việc một mình. Tuy nhiên, về căn bản, ngƣời Hàn không thích một mình, hay thậm chí, họ sợ sự cô đơn. Họ đi đến trƣờng học cùng với bạn bè, ngồi ăn cơm trong nhà ăn cùng với bạn bè, đi chỗ này chỗ kia với bạn bè, nếu cảm thấy buồn cũng thƣờng rủ vài ngƣời bạn đi uống rƣợu. Là sinh viên một trƣờng đại học có khá nhiều ngƣời Hàn đang theo học, tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những khuôn mặt Hàn Quốc trong khuôn viên trƣờng, tuy nhiên rất hiếm khi tôi bắt gặp hình ảnh một ngƣời Hàn Quốc chỉ có một mình, nếu không đi cùng cả nhóm thì ít nhất cũng có từ 2 ngƣời trở lên đi cùng nhau. Dƣờng nhƣ đối với ngƣời Hàn Quốc, hình ảnh ai đó ở một mình là một hình ảnh mang tính tiêu cực. Phải ở một mình cũng có nghĩa, họ không thuộc về một tập thể nào, cũng có nghĩa bản thân họ có vấn đề gì đó nên mới không thể đƣợc một tập thể nào đó chấp nhận, hoặc là họ đang phải đƣơng đầu với chuyện gì đó rất nghiêm trọng, có tâm trạng đau buồn đến mức không thể chia sẻ với ai. Tôi còn nhớ trƣớc kia tôi từng đọc một bài báo nói về việc một bộ phận lớn ngƣời Hàn Quốc có ý kiến chỉ trích quảng cáo của một hãng bia, trong quảng cáo là hình ảnh một ngƣời đàn ông đang ngồi uống bia một mình và tỏ ra rất sảng khoái cũng nhƣ thích thú thƣởng thức hƣơng vị của cốc bia đó. Hình ảnh này, có lẽ là rất bình thƣờng đối với nhiều ngƣời ở các quốc gia khác, cũng là hình ảnh đƣợc bắt gặp nhiều trong các quảng cáo sản phẩm thực phẩm. Ngƣời mẫu xuất hiện trong quảng cáo cũng là một diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau khi đoạn quảng cáo đƣợc trình chiếu trên truyền hình, đã có khá nhiều ý kiến phản ánh tiêu cực của ngƣời xem về hình ảnh mà đoạn quảng cáo xây dựng. Trên mạng internet, nhiều cƣ dân mạng Hàn Quốc bày tỏ ý kiến phản đối, rằng làm sao có thể cảm thấy bia ngon đƣợc nhƣ vậy khi uống một mình. Nhiều ngƣời khác cho rằng hình ảnh một ngƣời đàn ông ngồi uống rƣợu hay bia nhƣ vậy một mình đem lại cảm giác về sự cô đơn và nỗi buồn, là hình ảnh có thể gây ảnh hƣởng xấu tới cảm xúc của ngƣời xem, và cũng có thể gây ảnh hƣởng xấu đến giới trẻ nếu họ cũng bắt chƣớc làm nhƣ vậy. Qua cách suy nghĩ nhƣ vậy của ngƣời Hàn Quốc, ta có thể thấy rằng họ rất sợ sự cô đơn. Chính vì tâm lý đó cho nên ngƣời Hàn mới có xu hƣớng lập ra rất nhiều hội nhóm, và rất coi trọng việc trở thành thành viên của hội nhóm. Nếu nhƣ một ai đó bị một tập thể loại trừ, cô lập, đó sẽ là một việc rất kinh khủng, tồi tệ, đến mức có thể nảy sinh ý định tiêu 289
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC cực. Có không ít trƣờng hợp những học sinh Hàn Quốc khi bị tập thể cô lập tại trƣờng học đã trở nên trầm uất, thậm chí nghĩ đến việc tự tử. Chính vì tâm lý sợ cô đơn cũng nhƣ bắt buộc tham gia hội nhóm, tập thể nhƣ vậy nên ngƣời Hàn Quốc rất coi trọng tập thể mà mình tham gia. Điều đó đƣợc biểu hiện rõ nét ngay trong đời sống hàng ngày, trong cách họ sử dụng ngôn ngữ. Một ví dụ điển hình là cách họ tự giới thiệu bản thân khi lần đầu tiên gặp một ai đó. Khác với ngƣời ở các nƣớc phƣơng Tây theo chủ nghĩa cá nhân – thƣờng nhấn mạnh đến bản thân mình, giới thiệu tên mình đầu tiên, ngƣời Hàn Quốc có xu hƣớng bắt đầu bài giới thiệu với tên của tập thể mà mình là thành viên trƣớc khi giới thiệu tên mình.Ví dụ nhƣ, thay vì nói”Tôi tên là , sinh viên trƣờng ”, ngƣời Hàn Quốc sẽ giới thiệu: “저는학교학과의학생인입니다”.Yếu tố cá nhân luôn đƣợc đặt sau yếu tố tập thể, con ngƣời luôn đƣợc đặt trong mối quan hệ với tập thể. Chủ nghĩa tập thể của ngƣời Hàn Quốc, với một số biểu hiện về mặt xã hội nhƣ tôi đã kể trên, có thể đem đến cho ngƣời Hàn nhiều lợi ích tốt đẹp. Vì coi trọng tập thể, nên những thành viên trong cùng một tập thể luôn rất tôn trọng, gắn bó, đoàn kết lẫn nhau trong mọi công việc. Nếu một ai đó gặp khó khăn, luôn có những thành viên trong cùng tập thể với họ sẵn sang chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ cho họ, cả về vật chất cũng nhƣ tinh thần. Mỗi ngƣời đều sống trong mối quan hệ tƣơng tác với nhiều ngƣời khác, chia sẻ sự cảm thông, hỗ trợ lẫn nhau.Tinh thần đoàn kết của những thành viên trong cùng một tập thể thực sự rất đáng quý trọng. Nhƣ trong ví dụ tôi đã nêu ra ở phần đầu, khi đến sinh sống và làm việc tại một quốc gia khác, ngƣời Hàn luôn tham gia vào một Hội ngƣời Hàn Quốc nào đó. Điều này giúp họ nhận đƣợc sự giúp đỡ, cung cấp thông tin quý giá từ những thành viên có kinh nghiệm hơn, giúp ích rất lớn trong việc thích nghi với cuộc sống ở một đất nƣớc còn xa lạ. Sự quan tâm, gắn bó, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong cùng một tập thể nhƣ vậy quả thực rất đáng ngƣỡng mộ và học tập. Tinh thần đó giúp cho mọi thành viên trong tập thể hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả để cùng phát triển, đƣa tới sự phát triển bền vững của cả tập thể nói chung. Tuy nhiên, xu hƣớng coi trọng tập thể nhƣ vậy cũng tiềm ẩn cả những điều bất cập. Mọi tổ chức, tập thể, hội nhóm của ngƣời Hàn Quốc đều phải có một ngƣời đứng đầu, lãnh đạo cả tập thể. Ngƣời Hàn luôn rất coi trọng vai vế, thứ bậc, nên đƣơng nhiên ngƣời đứng đầu tập thể - gƣơng mặt đại diện cho cả tập thể, sẽ có tầm ảnh hƣởng không thể thay thế đối với các thành viên của tập thể. Nếu nhƣ ngƣời đứng đầu ra một quyết định gì đó, các thành viên có vai trò thấp hơn sẽ không thể làm trái hay kháng cự đối với quyết định đó, cho dù bản thân họ không đồng tình. Một tập thể, tổ chức bao giờ cũng đƣợc tạo nên bởi sự tham gia đóng góp của nhiều thành viên, vì vậy không thể tránh khỏi việc suy nghĩ, quan điểm cá nhân của mỗi thành viên có sự khác biệt. Tuy nhiên, không giống nhƣ trong tổ chức của các nƣớc theo chủ nghĩa cá nhân – nơi mọi cá nhân có thể thẳng thắn trình bày 290
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC quan điểm, trao đổi, tranh luận để đƣa đến sự đồng thuận chung của cả tập thể, trong tập thể của ngƣời Hàn Quốc, quyền quyết định đƣợc đặt trong tay một hay một vài cá nhân có vai vế cao nhất, nắm giữ vai trò quan trọng nhất của tập thể. Vì vậy, tính dân chủ trong các hội nhóm, đoàn thể của ngƣời Hàn là không cao. Họ hầu nhƣ phụ thuộc hoàn toàn vào một ngƣời lãnh đạo, ít khi có thế hoạt động động lập, có ý kiến, sáng tạo cá nhân đối với các vấn đề chung của tập thể. Điều này dẫn đến áp lực đối với ngƣời lãnh đạo, họ sẽ là những ngƣời gây ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cả tập thể. Nếu nhƣ ngƣời đứng đầu đƣa ra những quyết định gây tranh cãi, nhiều khả năng sẽ nảy sinh mâu thuẫn giữa chính những thành viên trong tổ chức, và nếu ngƣời lãnh đạo không đủ bản lĩnh để dung hòa lợi ích chung và riêng, trong nội bộ tập thể, tổ chức sẽ dễ dàng nảy sinh những rạn nứt. Hội nhóm, hay nói cách khác là các tập thể, chính là biểu hiện rõ nét nhất cho văn hóa cộng đồng đặc biệt của ngƣời Hàn, phản ánh tƣ tƣởng, suy nghĩ, tâm lý của con ngƣời Hàn Quốc. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của các hoạt động hội nhóm đối với đời sống của ngƣời dân Hàn Quốc cũng nhƣ đối với sự phát triển của toàn xã hội. Cho dù còn một vài khía cạnh bất cập nhƣng theo tôi, đây là một đặc điểmvăn hóa- xã hội khá độc đáo, đem lại lợi ích thiết thực cũng nhƣ có giá trị tinh thần cao của ngƣời Hàn Quốc đáng để học tập. Trong tƣơng lai, mong rằngnhững hoạt động này sẽ đƣợc phát huy, hoàn thiện hơn, khắc phục những vấn đề còn tồn tại để phù hợp với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại. 2.2.2. Văn hóa làng xã Lãng xã là cộng đồng xã hội cơ bản nhất. Từ xƣa, Hàn Quốc là xã hội nông canh nên ngƣời Hàn Quốc sống tập hợp thành các lãng xã để có thể huy động hiệu quả nguồn lao động trong công tác nông nghiệp. Tuy vậy, ngƣời trong cùng một làng không chỉ cùng nhau lao động mà còn cùng nhau vui chơi, cùng mang một tín ngƣỡng, cùng mang một tập quán, nghi lễ tạo nên một loại hình văn hóa làng xã. Văn hóa cộng đồng thể hiện rõ nét trong văn hóa làng xã ở ba lĩnh vực: trò chơi dân gian, các nghi lễ truyền thống và tín ngƣỡng. 2.2.2.1 Trò chơi dân gian Trò chơi dân gian giữ một vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần không chỉ với ngƣời Hàn Quốc. Từ xƣa, ngƣời Hàn Quốc lấy nông nghiệp làm ngành nghề chính nên các trò chơi dân gian có liên quan mật thiết đến đời sống sản xuất. Tiêu biểu là các trò chơi nhƣ múa mặt nạ (탈춤, 굿...) Các trò chơi này đều đƣợc tiến hành trƣớc các mùa vụ (nhƣ rằm tháng giêng hay ngày tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch). Ngƣời dân trong làng sẽ cùng tập hợp lại, cùng nhau thờ cúng, cầu mong cả làng đƣợc một vụ mùa bội thu, sau đó ngƣời dân trong làng cùng nhau ca hát, nhảy múa. Hay trong các lễ hội thƣờng diễn ra các trò chơi nhƣ đấu vật, kéo co, chọi đá... Những trò chơi này đƣợc thi đấu giữa các làng với nhau và ngƣời Hàn Quốc tin rằng, làng nào 291
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC thắng cuộc thì làng đó cả năm sẽ đƣợc sung túc, bình an. Nhƣ vậy có thể thấy, chiến thắng đó không chỉ đem lại sự vinh quang, đem lại phúc lộc cho bản thân ngƣời tham gia thi mà còn mang danh dự, hạnh phúc, và niềm tin của cả mọt tập thể làng xã mà ngƣời đó thuộc về. Những trò chơi, phong tục tập hợp nhiều ngƣời, huy động cả một tập thể nhƣ thế này rất khó tìm thấy trong xã hội các nƣớc theo chủ nghĩa cá nhân. Và đây cũng là một trong những ảnh hƣởng tiêu biểu mà văn hóa cộng đồng mang lại cho xã hội Hàn Quốc 2.2.2.2 Các nghi lễ truyền thống Các nghi lễ truyền thống của ngƣời Hàn Quốc đƣợc gói gọn ở biểu hiện”관혼상제”gồm 4 nghi lễ lớn trong cuộc đời con ngƣời đó là: lễ trƣởng thành (Thực ra, thay bằng lễ trƣởng thành, ngƣời Hàn Quốc tố chức lễ thôi nôi khi đứa trẻ sinh ra tròn 100 ngày ), lễ thành hôn, đám tang, và cúng giỗ. Các lễ thôi nôi, lễ thành hôn và đám tang đƣợc ngƣời Hàn Quốc tổ chức long trọng. Trong các dịp lễ này, ngƣời Hàn Quốc không chỉ mời những ngƣời thân trong gia đình, họ hàng mà còn mời bạn bè, những ngƣời quen biết đến để chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn. Thậm chí, có những ngƣời bạn rất lâu không liên lạc với nhau bỗng dƣng nhận đƣợc điện thoại thì nhất định trong tiềm thức cũng đoán rằng đây là cuộc điện thoại mời cƣới. Phạm vi khách mời rộng nhƣ vậy so với các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời phƣơng Tây luôn tổ chức các nghi lễ này trong không khí đầm ấm, thậm chí họ chỉ mời những ngƣời cực kì thân thiết đến tham giự, chung vui hay chia sẻ cùng mình. Sở dĩ, ngƣời Hàn Quốc có truyền thống tổ chức long trọng, mời nhiều ngƣời đến tham giự các nghi lễ của cuộc đời là bởi sự tích cực của văn hóa cộng đồng. Ngƣời đến tham giự các buổi lễ không bao giờ chỉ mang tấm lòng chúc phúc đến mà họ còn mang theo quà tặng để thể hiện sự chúc mừng hay sự thƣơng cảm, chia sẻ. Chính nhờ vậy mà không những niềm vui càng đƣợc nhân lên, niềm đau cũng phần nào đƣợc vơi bớt mà các khó khăn, gánh nặng về vấn đề kinh tế để tổ chức ra các nghi lễ long trọng cũng đƣợc giảm bớt. 2.2.2.3 Tín ngƣỡng Văn hóa cộng đồng thể hiện trong văn hóa tín ngƣỡng của ngƣời dân Hàn Quốc chính là ở việc ngƣời dân trong làng luôn thờ một vị thần chung đó là thần Núi hay việc trƣớc cổng mỗi làng luôn dựng một biểu tƣợng khắc hình (잔승, 숫대, 탑, 선돌) biểu tƣợng cho vị thần làng. Ngƣời hàn Quốc tin rằng làm nhƣ vậy, các vị thần Núi sẽ bảo vệ cho sự yên lành của toàn vùng đó, thần làng sẽ phù hộ, bảo vệ sự bình yên cho cả làng, ngăn chặn không cho cái xấu bƣớc qua cổng làng, xâm nhập vào sự bình yên của làng đó. Văn hóa tín ngƣỡng, việc thờ cùng các vị thần là một nét văn hóa phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhƣng ở các quốc gia đó, ngƣời dân hầu nhƣ chỉ thờ cúng các vị thần với mong muốn nhận đƣợc sự bảo hộ cho cá nhân hay cho gia đình mình chứ hiếm có 292
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC quốc gia nào có tín ngƣỡng cộng đồng (cả cộng đồng cùng thờ cúng một vị thần vì sự bình yên, đầy đủ của cả một tập thể đó) nhƣ ở Hàn Quốc. Tín ngƣỡng cộng đồng trong xã hội truyền thống Hàn Quốc rất đƣợc coi trọng bởi nó liên quan đến sự bình yên và phồn thịnh của cả làng. Các vị thần của Hàn Quốc không chỉ là một thần duy nhất (유일신) mà là đa thần (다신-多神), mỗi vị thần có một sức mạnh, cai quản một việc khác nhau. Chính vì vậy để đƣợc ban phƣớc, ngƣời dân Hàn Quốc rất coi trọng việc thờ cúng các vị thần. 2.2.3. 연줄 주의 Một biểu hiện dễ thấy nữa cho tầm ảnh hƣởng của văn hóa cộng đồng đối với xã hội Hàn Quốc chính là sức mạnh của các mối quan hệ hay văn hóa. Hay nói rõ hơn, đó là sức ảnh hƣởng của mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một tập thể trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Nếu nhƣ ngƣời Hàn Quốc biết đƣợc rằng ai đó có điểm chung với mình, cũng tức là thuộc cùng một tập thể với mình, họ lập tức dành tình cảm cũng nhƣ sự quan tâm, giúp đỡ đặc biệt đối với ngƣời đó. Nếu nhƣ là ngƣời thuộc cùng một tập thế, họ sẵn sàng ủng hộ nhau vô điều kiện, hết sức nhiệt tình hỗ trợ cho nhau, thậm chí nếu ngƣời kia có sai sót gì cũng có thể sẵn lòng chấp nhận, bỏ qua. Tuy nhiên, trái ngƣợc với thái độ thân tình, nhiệt thành giúp đỡ đối với những ngƣời thuộc cùng tập thể với mình, thái độ của ngƣời Hàn đối với những ngƣời ở ngoài tập thể của họ là khá lạnh lùng và cách biệt, thậm chí là phân biệt đối xử một cách rất rõ ràng. Điều này dẫn đến tình trạng đánh giá thiếu khách quan, thiếu công bằng, thiên về cảm tính khi đƣa ra quyết định liên quan đến những đối tƣợng không thuộc tập thể của mình. Trong đời sống hàng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những hiện tƣợng minh chứng cho hiện trạng trên. Khi đi phỏng vấn xin việc, nếu nhƣ một ứng viên có điểm chung nào đó với ngƣời trực tiếp phỏng vấn, ví dụ nhƣ là ngƣời cùng quê, tốt nghiệp từ cùng một trƣờng…, cơ hội ngƣời đó nhận đƣợc công việc đó là khá lớn, cho dù có thể về năng lực, họ không bằng đƣợc một số đối thủ khác. Tuy nhiên, họ có lợi thế là thuộc cùng một tập thể với ngƣời phỏng vấn, cũng tức là giống nhƣ ngƣời nhà, gia đình, họ hàng của ngƣời đó, đƣơng nhiên họ sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ ngƣời kia. Không khó bắt gặp tình trạng trên tại các doanh nghiệp, công ty, tổ chức Hàn Quốc, đặc biệt là các đơn vị quy mô vừa và nhỏ. Thậm chí có những công ty chỉtuyển nhân viên là ngƣời ở một địa phƣơng, hay chỉ tuyển ngƣời tốt nghiệp từ một trƣờng nhất định.Phƣơng thức đánh giá, tuyển chọn thiếu khách quan nhƣ trên có thể gây ra nhiều bất cập, gây ảnh hƣởng không tốt đến chính công ty đó cũng nhƣ ảnh hƣởng tiêu cực đến công bằng xã hội. Thử tƣởng tƣợng, nếu nhƣ cơ quan, doanh nghiệp nào cũng chỉ lựa chọn ứng viên trên tiêu chí là đồng hƣơng hay xuất thân từ cùng một trƣờng học với lãnh đạo công ty chứ không dựa trên tiêu chí năng lực, trách nhiệm, khả năng sáng tạo, phong cách làm việc chuyên nghiệp… các nhà tuyển dụng sẽ bỏ lỡ cơ hội tìm kiếm đƣợc những nhân tài có khả năng đóng góp lớn cho công ty, cũng nhƣ lãng phí tài năng của họ, gây tổn thất lớn đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. 293
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC Cách đối xử khác biệt đối với ngƣời ở trong và ngoài tập thể của ngƣời Hàn Quốc cũng dẫn đến những hiện tƣợng xã hội khác. Khi gặp phải một sự việc không hay nào đó, nếu có quan hệ, mọi việc đều đƣợc giải quyết dễ dàng, nhanh chóng, thuận lợi, còn nếu ngƣợc lại, nhiều khả năng sẽ nhận đƣợc thái độ thờ ờ, bàng quan, thậm chí gây khó dễ từ ngƣời phụ trách xử lý việc đó. Trong cuốn [„한곡인에게문화는있는가‟, ], nói về vấn đề này, tác giả đã kể một câu chuyện về rắc rối mà một ngƣời bạn của ông gặp phải. Ngƣời đó đã có hành vi không tuân thủ luật pháp và phải tới Viện kiểm sát để chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Ở đó, ngƣời này đã vấp phải thái độ thiếu lịch sự, thậm chí phải chịu đựng những lời lẽ, hành động thiếu tôn trọng từ phía những nhân viên viện kiểm sát chịu trách nhiệm về sự việc. Đƣơng nhiên là việc dàn xếp để giải quyết tốt đẹp sự việc trở nên rất khó khăn. Khi đó, không còn cách nào khác, ngƣời đó phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các mối quan hệ. May mắn thay, công tố viên phụ trách vụ việc lại là bạn học cùng trƣờng trung học phổ thông với ngƣời đó.Sau một cuộc điện thoại trò chuyện với công tố viên đó, thái độ của anh ta đã hoàn toàn thay đổi, trở nên rất thân thiện, thoải mái, và đƣơng nhiên sự việc cũng đƣợc giải quyết theo chiều hƣớng có lợi nhất cho ngƣời bạn của tác giả. Qua những câu chuyện nhƣ thế này, ta có thể cảm nhận rõ ảnh hƣởng mang tính tiêu cực của tƣ tƣởng”chủ nghĩa tập thể”của ngƣời Hàn Quốc đến đời sống xã hội. Nếu nhƣ ngay cả các cơ quan luật pháp cũng có thái độ trên, vậy thì tính công bằng, phân minh của luật pháp sẽ khó lòng đƣợc gìn giữ, tình trạng bất công rất dễ xảy ra, có thể khiến cho nhiều ngƣời phải chịu đựng oan ức, nhầm lẫn trong khi lại có những ngƣời dễ dàng lợi dụng ảnh hƣởng của mình để tránh thiệt hại cho bản thân. Một hiện tƣợng khác còn tồn tại trong lĩnh vực giáo dục Hàn Quốc mà tôi muốn nói đến là”우리사람만쓰는대학”(tạm dịch: trƣờng đại học của riêng chúng ta). Nhiều trƣờng đại học của Hàn Quốc tuyển chọn giáo sƣ tham gia giảng dạy trong trƣờng theo tiêu chí phải là sinh viên tốt nghiệp từ trƣờng đại học đó. Yếu tố tiên quyết để một ứng viên có thể đƣợc nhận vào làm giảng viên của trƣờng không phải là bằng cấp, năng lực học tập, giảng dạy mà lại là việc ngƣời đó có phải là sinh viên của trƣờng hay không. Lập luận của phía nhà trƣờng rất đơn giản”Sinh viên của trƣờng không chuyển sang trƣờng khác giảng dạy mà ở lại đóng góp cho chính ngôi trƣờng đã đào tạo mình thì chắc hẳn sẽ làm việc thật tốt vì nhà trƣờng”. Nhƣng trên thực tế, có lẽ ban lãnh đạo cho rằng việc để cho sinh viên của trƣờng – vốn là những đàn anh, đàn em thân thiết – cùng làm việc với nhau thì sẽ có thể tạo ra không khí làm việc thoải mái hơn, hòa hợp, hiểu nhau hơn, khó có khả năng nảy sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên, cách lựa chọn này cũng có nhiều khía cạnh thiếu tích cực. Nếu nhƣ chỉ chọn lựa những sinh viên xuất thân từ trƣờng, cũng tức là chọn lựa những ngƣời đƣợc hƣởng cùng một điều kiện giáo dục nhƣ nhau, học cùng một giáo trình, đƣợc tiếp thu cùng một đơn vị kiến thức nhƣ nhau để rồi lại truyền dạy lại chính những kiến thức đó cho thế 294
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC hệ học trò sau. Điều này có thể gây ảnh hƣởng không tốt đến chất lƣợng giáo dục, thiếu đi tính đa dạng, sáng tạo trong giảng dạy và tiếp thu bài giảng. Thử tƣợng tƣợng, nếu nhƣ các giáo sƣ của chúng ta đều đang giảng dạy lại cho chúng ta một bài giảng mà chính họ đã đƣợc nghe từ khi còn đi học, rồi sau khi tốt nghiệp, chúng ta lại truyền dạy chính bài giảng đó cho thế hệ sau, cứ tiếp tục nhƣ vậy, chẳng phải chúng ta đang đi vào lối mòn trong giảng dạy sao? Nếu cứ tiến hành cơ cấu trƣờng học theo phƣơng thức nhƣ vậy, chúng ta tạo nên một môi trƣờng giáo dục không có bản sắc riêng của mỗi giảng viên, không có sự khác biệt hay mới mẻ giữa các thế hệ, dẫn đến chúng ta khó lòng có thể tiến hành những nghiên cứu mới mang tính đột phá, cũng nhƣ không thể cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn ý kiến, tƣ tƣởng sáng tạo nhằm tạo ra môi trƣờng học tập phong phú, sinh động. Ở nhiều nƣớc phát triển phƣơng Tây- những quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân, các trƣờng đại học hầu nhƣ đều làm điều ngƣợc lại. Họ cố gắng hạn chế việc nhận các sinh viên của chính trƣờng mình làm giảng viên để đào tạo các thế hệ sau, chỉ có những cá nhân thực sự xuất sắc mới có thể đƣợc giữ lại trƣờng. Phải làm vậy thì họ mới có thể tìm kiếm những nhà nghiên cứu xuất sắc trên cả nƣớc, hòa trộn những tri thức đa dạng của họ để tạo nên bƣớc tiến mới trong giáo dục. Tuy nhiên, dƣờng nhƣ giáo dục Hàn Quốc chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Ở nhiều trƣờng đại học, hiện tƣợng”우리학교만”vẫn diễn ra, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành giáo dục Hàn Quốc cũng nhƣ đem tới tổn thất lớn trong việc đào tạo thế hệ tƣơng lai – nguồn lực phát triển đất nƣớc sau này. Không chỉ ở Hàn Quốc mà trong xã hội Việt Nam hay nhiều quốc gia châu Á khác, tƣ tƣởng ƣu tiên quan hệ nhƣ trên vẫn là một vấn đề còn tồn tại trong xã hội. Nhƣ ở Việt Nam, suy nghĩ kiểu”con ông cháu cha”,”một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”vẫn có ảnh hƣởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực nh xin học, tuyển chọn lao động hay xử lí các vấn đề trong xã hội… Nếu nhƣ có quan hệ đƣơng nhiên phải giúp đỡ nhau, nếu nhƣ là con cháu, ngƣời quen của nhân viên trong cơ quan thì thế nào cũng xin đƣợc một công việc trong cơ quan, nếu nhƣ là họ hàng với giáo viên trong trƣờng học thì có thể xin vào trƣờng, xin vào lớp chọn... Đây đó trong cuộc sống hàng ngày, ta vẫn dễ dàng bắt gặp những hiện tƣợng nhƣ vậy. Nó phản ánh suy nghĩ vẫn còn bảo thủ, lạc hậu của nhiều ngƣời, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, ảnh hƣởng trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều học sinh không đủ trình độ, khả năng mà vẫn có thể theo học tại những trƣờng danh tiếng trong khi nhiều học sinh khác lại không thể có đƣợc cơ hội thụ hƣởng chế độ giáo dục tốt. Nhiều lao động không đủ trình độ, năng lực có thể nghiễm nhiên có đƣợc công việc thuận lợi với chế độ đãi ngộ tốt, thậm chí giữ đƣợc chức vụ cao, trong khi nhiều ngƣời có trình độ cao hơn lại rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc buộc phải làm trái ngành, trái nghề. Những điểm bất cập này sẽ làm giảm chất lƣợng giáo dục, giảm chất lƣợng nguồn nhân lực, kìm hãm sự phát triển tích cực của đất nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Những hiện tƣợng trên đặt ra một vấn đề cấp thiết cần phải đƣợc giải quyết triệt để 295
- 3/2014 HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN-KHOA TIẾNG HÀN QUỐC trong xã hội hiện đại. Văn hóa cộng đồng là nét văn hóa đẹp, có giá trị to lớn, tuy nhiên cần phải có sự điều chỉnh thích hợp về mức độ ảnh hƣởng của nó trong đời sống xã hội, xóa bỏ những hiện tƣợng không tích cực do ảnh hƣởng của nó mang lại. Chúng tôi tin rằng, văn hóa cộng đồng với những nét đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của xã hội ngày nay sẽ là nguồn lực to lớn, là bàn đạp thúc đẩy xã hội Hàn Quốc không ngừng phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai. III. KẾT LUẬN Trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề văn hóa cộng đồng Hàn Quốc, làm rõ nguyên nhân và các ảnh hƣởng của nó đến hoạt động ngôn ngữ và xã hội Hàn Quốc. Việc học tập một ngôn ngữ khác không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần học từ vựng, ngữ pháp. Để hiểu và thực sự thành công trong việc học ngôn ngữ đó là phải hiểu đƣợc văn hóa của đất nƣớc đó. Bởi tất cả các hoạt động xã hội nói chung, hoạt động ngôn ngữ nói riêng đều là tấm gƣơng phản chiếu cũng nhƣ chịu sự tác động trực tiếp của văn hóa. Học tiếng Hàn Quốc cũng nhƣ vậy. Chúng tôi hy vọng bài nghiên cứu khoa học này phần nào sẽ giúp ích cho việc học tập tiếng Hàn Quốc, hiểu rõ hơn vì sao tiếng Hàn Quốc lại có những đặc trƣng nhƣ việc sử dụng đại từ 우리(chúng tôi) trƣớc những danh từ chỉ sự sở hữu cá nhân, tại sao tiếng Hàn lại có hệ thống kính ngữ phức tạp, nghiêm ngặt hay đơn giản là tại sao ngƣời Hàn Quốc lại mang xƣng hô trong gia đình ra các mối quan hệ ngoài xã hội. Mặt khác, chúng tôi mong muốn bài nghiên cứu khoa học này cũng trở thành một tiền đề bƣớc đầu cho cảm hứng nghiên cứu để các bạn sau này có thể nghiên cứu rộng và sâu hơn nữa về các vấn đề văn hóa khác của đất nƣớc Hàn Quốc, phục vụ việc học tập ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc và rèn luyện năng lực nghiên cứu của cá nhân mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 최준석,한국인에게 문화는 있는가, 1996, nhà xuất bản 사겨절 2. 이선이, 한국인을 위한 한국현대 문화, 2007, nha xuất bản văn hóa Hàn Quốc. 296
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chữ Nôm Việt trong bối cảnh văn hoá khu vực
14 p | 362 | 132
-
Giáo trình môn Văn hóa cộng đồng: Phần 1
46 p | 429 | 66
-
Báo cáo: Mối quan hệ giữa văn hóa và khoa học công nghệ
37 p | 267 | 47
-
Vài nét về ảnh hưởng của mạng internet tới văn hóa đại chúng
9 p | 199 | 22
-
Ảnh hưởng của văn hóa Việt với Công giáo ở Việt Nam
6 p | 124 | 19
-
Ảnh hưởng của hàn lưu tại Việt Nam: Nhìn từ góc độ liên ngành (phần 2)
27 p | 166 | 8
-
Văn hóa cộng đồng truyền thống đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hàn Quốc
9 p | 101 | 7
-
Hàn lưu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam
9 p | 128 | 7
-
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến năng lực tư duy phản biện của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
13 p | 44 | 6
-
Ảnh hưởng của yếu tố xã hội và văn hóa đến an ninh lương thực của người Thái
9 p | 74 | 5
-
Tính cộng đồng trong văn hóa tổ chức đời sống của người Đà Nẵng (nguồn gốc và biểu hiện)
6 p | 39 | 4
-
Giáo trình Văn hóa cộng đồng (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
18 p | 37 | 4
-
Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống người dân thành phố Đà Nẵng
6 p | 27 | 4
-
Cộng việc “Dẫn gió bốn phương” vào văn học đầu thế kỷ 20 và vấn đề bản lĩnh tiếp nhận của văn hóa Việt Nam
7 p | 46 | 3
-
Sự vận dụng và tầm ảnh hưởng của “Đề cương văn hóa Việt Nam” trước Cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp
11 p | 3 | 2
-
Dấu ấn ảnh hưởng của Thiên diễn luận - Bản dịch trung văn cuối thế kỷ XIX của cuốn sách Evolution and Ethics (Tiến hóa đạo đức) trong văn học của nhà nho Việt Nam đầu thế kỷ XX (Một số vấn đề lý luận tiếp xúc văn hóa Đông - Tây ở đầu thế kỷ XX)
10 p | 58 | 1
-
Văn hóa “thần tượng” trong sinh viên Trường Đại học Công đoàn hiện nay
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn