Ảnh hưởng của văn hóa . . .<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG ĐẾN<br />
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG<br />
Đặng Thị Thu Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Hoạt động giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội. Tùy theo tính chất mối quan hệ các chủ<br />
thể tham gia giao tiếp mà có cách ứng xử khác nhau. Trong hoạt động giao tiếp hành chính, người<br />
cán bộ, công chức vừa phải tuân thủ những nguyên tắc của giao tiếp nói chung, vừa phải chú ý tới<br />
những yêu cầu riêng của giao tiếp hành chính. Giao tiếp hành chính văn phòng trong thực tế đã<br />
chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa truyền thống. Trong những năm gần đây, vấn đề giao tiếp<br />
trong lĩnh vực hành chính văn phòng đã thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên<br />
cứu. Bài viết này đề cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đến giao tiếp hành chính văn<br />
phòng trên hai phương diện là cách xưng hô và tâm lý, thái độ ứng xử.<br />
Keywords: giao tiếp hành chính; văn hóa truyền thống<br />
<br />
EFFECTS OF CULTURAL TRADITIONS ACTIVITIES<br />
OF THE OFFICE OF COMMUNICATIONS<br />
ABSTRACT<br />
Communication activities as a social activity. Depending on the nature of the relationship of<br />
the actors to communicate that different behavior. In the communication of administrative activity,<br />
the officers and employees must comply with both the principles of communication in general, has<br />
to pay attention to the specific requirements of the administrative interface. Office administrative<br />
communication in practice was influenced greatly from traditional cultures. In recent years, the<br />
problem of communication in the office administration field has attracted the attention of researchers.<br />
This article refers to the influence of traditional culture to communicate the administrative offices<br />
on two fronts is the vocative and psychology, behavior.<br />
Keywords: administrative communication; Traditional culture<br />
<br />
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIAO TIẾP<br />
HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG VÀ VĂN<br />
HÓA TRUYỀN THỐNG<br />
“Văn phòng là bộ máy điều hành tổng hợp<br />
của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, là<br />
nơi tiếp thu, thu nhận và xử lý thông tin nhằm<br />
phục vụ cho lãnh đạo, quản lý; là nơi đảm bảo<br />
cơ sở vật chất cho hoạt động của cơ quan và<br />
tổ chức”1. Có thể nói văn phòng có vai trò rất<br />
quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi<br />
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Cùng với quá<br />
<br />
trình hoạt động của mình, văn phòng luôn giữ<br />
vai trò là chiếc cầu nối truyền tải thông tin<br />
đến với các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và<br />
ngoài cơ quan. Đồng thời, đây cũng là nơi tạo<br />
nên bộ mặt, hình ảnh của người lãnh đạo, của<br />
cơ quan, tổ chức. Lao động trong văn phòng<br />
thể hiện kết hợp giữa lao động cá nhân và lao<br />
động tập thể. Vì vậy, vấn đề giao tiếp hành<br />
chính văn phòng góp phần không nhỏ để tạo<br />
nên nề nếp, phong cách làm việc của mỗi cán<br />
bộ, công chức nhà nước.<br />
<br />
ThS. Gv. Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở TP. Hồ Chí Minh)<br />
1 Đào Xuân Chúc, “Văn phòng và quản trị văn phòng - Lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học do Trường Đại học Khoa học xã<br />
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 17/12/2004, trang 50<br />
<br />
*<br />
<br />
123<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
Trong công tác quản lý hành chính, hoạt<br />
động giao tiếp thường xuyên diễn ra: giao tiếp<br />
giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các nhóm làm<br />
việc, giữa các đồng nghiệp với nhau... Hiệu<br />
quả của hoạt động giao tiếp sẽ ảnh hưởng<br />
không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của từng<br />
cá nhân, nhóm, người lãnh đạo và hoạt động<br />
chung của tổ chức.<br />
1.1. Giao tiếp và giao tiếp hành chính<br />
văn phòng<br />
Cùng với những yêu cầu cần phải đổi mới<br />
một cách toàn diện văn phòng thì mô hình văn<br />
phòng mở đã xuất hiện, phá vỡ thế độc tôn của<br />
văn phòng cổ điển. Có thể nói mục tiêu của<br />
đổi mới và hiện đại văn phòng cũng nhằm thực<br />
hiện tốt chức năng nhiệm vụ của văn phòng,<br />
mà trong đó công tác đối nội và đối ngoại cũng<br />
là một trong những nhiệm vụ giữ vai trò quan<br />
trọng và có liên quan một cách trực tiếp đến<br />
hoạt động giao tiếp. Từ đây các nhà nghiên cứu<br />
đã tiếp cận lĩnh vực quản trị văn phòng ở nhiều<br />
góc độ và giao tiếp hành chính văn phòng là<br />
một trong những nội dung được đề cập đến.<br />
Giao tiếp là một hoạt động diễn ra thường<br />
xuyên và không thể thiếu trong đời sống xã<br />
hội. Đồng thời, cũng có nhiều cách tiếp cận<br />
và định nghĩa về giao tiếp. Thông qua đó,<br />
các định nghĩa đã khái quát lên những dấu<br />
hiệu cơ bản như sau: Giao tiếp là một hiện<br />
tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ<br />
riêng con người mới có sự giao tiếp khi họ<br />
biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết,<br />
hình ảnh nghệ thuật...) và được thực hiện chỉ<br />
trong xã hội. Giao tiếp được thể hiện ở sự trao<br />
đổi thông tin, sự rung động và ảnh hưởng lẫn<br />
nhau; Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn<br />
nhau giữa người với người1.<br />
Trên cơ sở đó chúng ta có thể nói, giao tiếp<br />
hành chính văn phòng là những hoạt động trao<br />
đổi thông tin giữa các cán bộ, công chức với<br />
nhau trong quá trình giải quyết các công việc<br />
văn phòng của mỗi cơ quan, tổ chức. Theo<br />
Giáo sư Mai Hữu Khuê thì: “Giao tiếp hành<br />
chính văn phòng là những hoạt động giao tiếp<br />
chính thức nhằm giải quyết các vấn đề, các mối<br />
quan hệ có liên quan đến việc thực hiện chức<br />
năng nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan”2.<br />
<br />
Như vậy, giao tiếp hành chính văn phòng<br />
là những hoạt động giao tiếp diễn ra trong quá<br />
trình giải quyết công việc của cán bộ, công<br />
chức nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của<br />
cơ quan, tổ chức. Đồng hành với việc nhằm<br />
thực hiện chức năng nhiệm vụ của văn phòng<br />
thì không thể không sử dụng đến hoạt động<br />
giao tiếp. Đây là một trong những phương tiện<br />
giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức<br />
thực hiện công việc hiệu quả hơn.Giao tiếp nói<br />
chung và giao tiếp hành chính văn phòng nói<br />
riêng là những hoạt động diễn ra rất đa dạng và<br />
phong phú.Vì vậy mà các hình thức giao tiếp,<br />
giao tiếp hành chính văn phòng cũng được nhìn<br />
nhận và phân chia ở nhiều cách khác nhau.<br />
- Xét theo góc độ tính chất tiếp xúc thì<br />
hoạt động giao tiếp có thể chia thành hai loại:<br />
Giao tiếp trực tiếp, là giao tiếp không qua<br />
các khâu trung gian, giao tiếp “mặt đối mặt”;<br />
Giao tiếp gián tiếp, là giao tiếp thông qua các<br />
phương tiện giao tiếp như: thư từ, sách báo,<br />
văn bản, dữ liệu điện tử...<br />
- Xét theo tính chất của giao tiếp, gồm có:<br />
Giao tiếp chính thức, là những hoạt động giao<br />
tiếp được tổ chức và tiến hành theo quy định<br />
của pháp luật, theo một quy định đã được thể<br />
hiện hóa như: mít tinh, hội họp, tiếp dân, hội<br />
thảo... Giao tiếp không chính thức, là những<br />
giao tiếp có tính cá nhân, tuy không bị ràng<br />
buộc bởi những quy định có tính chất pháp<br />
lý, nghi thức nhưng lại chịu sự tác động của<br />
những quy tắc và tập quán xã giao.<br />
- Dựa vào tâm thế thì hoạt động giao<br />
tiếp có thể chia làm ba loại: giao tiếp ở thế<br />
vững mạnh; giao tiếp ở thế yếu; giao tiếp ở<br />
thế cân bằng.<br />
Từ những cách phân loại như trên chúng<br />
ta thấy ở trong văn phòng, các cán bộ, công<br />
chức, viên chức tham gia hầu hết vào các<br />
hình thức giao tiếp cơ bản như: Giao tiếp<br />
(trao đổi và xử lý thông tin) qua điện thoại;<br />
Giao tiếp trong các cuộc họp, hội thảo, hội<br />
nghị; Giao tiếp qua việc biên tập và xử lý<br />
thông tin bằng văn bản, thư từ giao dịch;<br />
Giao tiếp qua việc tiếp khách của thủ trưởng<br />
và khách đến làm việc, giao dịch với cơ quan.<br />
Các hình thức giao tiếp này đang chịu sự tác<br />
động của rất nhiều yếu tố, trong đó có sự tác<br />
động đậm nét từ ảnh hưởng của văn hóa giao<br />
tiếp truyền thống.<br />
<br />
1 Lê Thị Bừng, Phương tiện giao tiếp trong hoạt động quản lý,<br />
NXB Chính trị Quốc gia,2014,Trang 10<br />
2 Mai Hữu Khuê, Tâm lý học trong quản lý Nhà nước, Học viện<br />
Hành chính Quốc gia, 1996, trang 94,95<br />
<br />
124<br />
<br />
Ảnh hưởng của văn hóa . . .<br />
<br />
1.2. Văn hóa và văn hóa truyền thống<br />
Để làm rõ sự ảnh hưởng, tác động của<br />
văn hóa truyền thống đến hoạt động giao<br />
tiếp hành chính văn phòng, cần thống nhất<br />
một khái niệm văn hóa làm mạch dẫn, định<br />
vị nội hàm và ngoại diên của đối tượng cần<br />
nghiên cứu. Ngày nay, văn hóa trở thành đối<br />
tượng nghiên cứu của các nhà khoa học xã<br />
hội, do đó đã có trên 300 định nghĩa khác<br />
nhau về văn hóa. Căn cứ vào mục đích tiếp<br />
cận và nghiên cứu của bài viết, định nghĩa<br />
của tác giả Trần Ngọc Thêm là hướng ưu tiên<br />
để tiếp cận. Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt<br />
Nam” ông đã đưa ra định nghĩa về văn hóa<br />
như sau:“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ<br />
các giá trị vật chất và tinh thần do con người<br />
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động<br />
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người<br />
với môi trường tự nhiên và xã hội”1. Văn hóa<br />
được con người tạo ra và chỉ có được khi con<br />
người trải qua thực tế lao động, là sự tích tụ<br />
bền bỉ các hiện tượng, sự vật riêng lẻ của<br />
từng dân tộc, để khái quát thành những đặc<br />
trưng chung của một cộng đồng cư dân trên<br />
một lãnh thổ nhất định. Chính vì vậy mà mỗi<br />
dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp<br />
đều có những văn hóa truyền thống đặc trưng<br />
riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là<br />
sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất được<br />
chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên<br />
bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Giá trị văn<br />
hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế<br />
hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để<br />
phát triển đất nước.<br />
Vậy, văn hóa truyền thống là gì? Theo<br />
giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Truyền thống<br />
văn hóa là những giá trị tương đối ổn định<br />
(những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới<br />
những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái<br />
tạo trong cộng đồng người qua không gian và<br />
được cố định hóa dưới dạng những phong tục<br />
tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”2.<br />
Ngày nay, xã hội loài người đã đạt được<br />
những bước tiến bộ vượt bậc trong nhiều lĩnh<br />
vực, đặc biệt là kinh tế, thì con người ngày<br />
càng tỏ rõ xu hướng trở về, giữ gìn những<br />
giá trị văn hóa truyền thống. Con người sẽ<br />
<br />
không quay đầu lại với văn hóa truyền thống<br />
một khi còn mang nặng trong mình tính nhân<br />
văn, bởi vì bản thân mỗi con người đều có<br />
chứa đựng trong đó đặc tính nhân văn sâu sắc.<br />
Một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của văn<br />
hóa là hiện nay ở nhiều thuật ngữ đa ngành<br />
cụm từ “văn hóa” đã có mặt thường xuyên với<br />
tư cách như một thước đo giá trị, chẳng hạn<br />
trong thương mại có cụm từ “văn hóa trong<br />
kinh doanh”, hay “văn hóa ẩm thực”, “văn<br />
hóa ứng xử trong sinh hoạt đời thường” hoặc<br />
“văn hóa giao tiếp”, “văn hóa công sở” và gần<br />
đây người ta còn đưa ra cụm từ “bản sắc văn<br />
hóa của tổ chức Nhà nước”. Như vậy, văn hóa<br />
đã có mặt và tác động đến mọi góc cạnh của<br />
đời sống xã hội với mọi sắc thái, mọi cường<br />
độ khác nhau của nó. TS.Huỳnh Văn Thới,<br />
trong cuốn sách Văn hóa công vụ ở Việt Nam<br />
đã viết: “…nền công vụ Việt Nam đậm nét<br />
truyền thống văn hóa phương Đông”3.<br />
Trong bối cảnh chung đó, giao tiếp hành<br />
chính văn phòng không nằm ngoài sự tác động<br />
của văn hóa truyền thống. Sự tác động này đã<br />
đem lại cho giao tiếp hành chính văn phòng cả<br />
mặt tích cực và tiêu cực. Nắm bắt được điều<br />
đó sẽ giúp cho chúng ta có cách nhìn nhận và<br />
cách ứng xử cho phù hợp trong quá trình giải<br />
quyết công việc ở văn phòng.<br />
2. GIAO TIẾP HÀNH CHÍNH VĂN<br />
PHÒNG DƯỚI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA<br />
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG<br />
Hành chính văn phòng là các hoạt động tổ<br />
chức và điều hành các tổ chức, các nhóm thực<br />
hiện các công việc văn phòng, trong đó hoạt<br />
động chủ yếu là soạn thảo, quản lý hồ sơ, giấy<br />
tờ… để đảm bảo các yêu cầu thông tin phục<br />
vụ lãnh đạo, quản lý. Giao tiếp hành chính<br />
văn phòng là nhằm mục đích hướng tới giải<br />
quyết các công việc liên quan tới chức năng<br />
nhiệm vụ của văn phòng, của cơ quan. Vì vậy,<br />
có thể nói giao tiếp hành chính văn phòng<br />
vừa mang tính quy phạm vừa mang tín nghệ<br />
thuật, lại vừa mang tính kỹ thuật và thực tiễn<br />
cao. Cho nên văn hóa truyền thống trong quá<br />
trình tác động vào giao tiếp hành chính văn<br />
phòng cũng có những ảnh hưởng nhất định.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình tác động thì văn<br />
hóa truyền thống không hề đơn độc mà còn có<br />
<br />
1 Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, 1999, trang 10<br />
2 Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu bản sắc văn hóa<br />
Việt Nam,1998, trang 26<br />
<br />
3 Huỳnh Văn Thới, Văn hóa công vụ ở Việt Nam, Nhà xuất bản<br />
Lý luận chính trị,2016, trang 143<br />
<br />
125<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
sự tham gia của các yếu tố như: trình độ học<br />
vấn, vốn ngôn từ, đặc điểm môi trường địa<br />
lý... của các đối tượng giao tiếp. Nhưng văn<br />
hóa có một vai trò mà các yếu tố khác không<br />
thể thay thế được ở chỗ văn hóa là một điều<br />
kiện tiên quyết để nhận diện một dân tộc, một<br />
quốc gia. Sự tác động của các yếu tố văn hóa<br />
truyền thống vào giao tiếp hành chính chủ yếu<br />
thể hiện ở các góc độ sau:<br />
Thứ nhất, văn hóa truyền thống tác động<br />
đến giao tiếp hành chính văn phòngthể hiện<br />
qua cách xưng hô<br />
Xưng hô là cách gọi và xưng mình. Trong<br />
văn hóa truyền thống của người Việt Nam<br />
xưng hô bao giờ cũng thể hiện trật tự thứ bậc<br />
rõ ràng. Thứ tự này dựa trên cơ sở độ tuổi,<br />
giới tính hoặc là quan hệ huyết thống... Chính<br />
vì vậy, trong giao tiếp ứng xử, người Việt rất<br />
coi trọng trật tự trên dưới. Cách ứng xử dựa<br />
trên quan niệm đạo đức và niềm tin vào phúc<br />
đức. Trật tự trên dưới thể hiện mối quan hệ<br />
cha - con, vợ - chồng, anh - em họ hàng. Điều<br />
này dẫn đến cách ứng xử, xưng hô của người<br />
Việt phong phú phức tạp có xu hướng “gia<br />
đình hóa”. Đồng thời, văn hóa truyền thống<br />
cho thấy người Việt rất coi trọng tình cảm,<br />
thường lấy tình cảm làm chuẩn mực ứng xử,<br />
“nặng tình mà nhẹ lý”. Do phải đấu tranh với<br />
thiên nhiên khắc khiệt, với giặc ngoại xâm<br />
trong nhiều thế kỷ vì sự sinh tồn, người Việt<br />
có truyền thống gắn bó, yêu thương, giúp đỡ<br />
lẫn nhau. Vì thế, người Việt rất coi trọng quan<br />
hệ tình cảm, xem tình cảm là cơ sở để xử lý<br />
các vấn đề nảy sinh trong đời sống cộng đồng.1<br />
Có thể nói hệ thống xưng hô trong cách ứng<br />
xử này đã tồn tại suốt chiều dài của lịch sử<br />
của đất nước. Nó gắn bó với mỗi người Việt<br />
Nam như chính máu thịt của mình và nó cũng<br />
tác động vào mọi mặt hoạt động của đời sống<br />
xã hội. Trong quá trình tác động đó văn hóa<br />
truyền thống đã rất thành công khi thâm nhập<br />
vào môi trường giao tiếp hành chính. Tuy<br />
nhiên, sự sự thành công ấy không phải trên cơ<br />
sở áp đặt khuôn mẫu mà có sự phù hợp, thích<br />
ứng linh hoạt trong từng môi trường cụ thể.<br />
Thông thường trong môi trường làm việc<br />
tại các cơ quan thì cách xưng hô giữa thủ<br />
trưởng với nhân viên và nhân viên với nhân<br />
<br />
viên đều sử dụng hệ thống ngôn từ xưng hô<br />
trong văn hóa giao tiếp cổ truyền của người<br />
Việt Nam; thể hiện tính tôn ti trật tự kỹ lưỡng<br />
về độ tuổi, về sự tôn trọng. Trong thực tế cho<br />
thấy cách xưng hô trong văn bản và cách xưng<br />
hô “mặt đối mặt” còn có độ vênh nhất định,<br />
không trùng khớp với nhau. Biểu hiện cụ thể<br />
là trong văn bản khi phải gọi đối tượng giao<br />
tiếp tùy ý theo giới tính có thể gọi là ông hoặc<br />
bà trong khi trong giao tiếp mặt đối mặt (hoặc<br />
là qua điện thoại) thì không sử dụng các đại<br />
từ mà chỉ dùng các danh từ thân mật hóa coi<br />
mọi người trong văn phòng như bà con ruột<br />
thịt. Trong khi chấp nhận lối xưng hô ông (bà)<br />
trong văn bản thì người Việt Nam lại chưa<br />
quen, đúng hơn là không mặn mà với cách<br />
xưng hô theo lối ông (bà) khi giao tiếp trực<br />
diện với nhau. Điều này xuất phát từ chính<br />
tâm lý, thái độ giao tiếp của người Việt.<br />
Dưới ảnh hưởng của văn hóa truyền thống<br />
người Việt Nam không có thói quen gọi thẳng<br />
tên đối tượng giao tiếp, vì như vậy sẽ bị xem<br />
là thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng người khác. Ví<br />
dụ một nhân viên có thể gọi thủ trưởng là anh<br />
X. Cách xưng hô trong văn phòng hành chính<br />
chủ yếu thực hành theo cách hoặc đại từ nhân<br />
xưng hoặc danh từ chỉ quan hệ thân mật “+”<br />
tên người giao tiếp.<br />
Thứ hai, văn hóa truyền thống tác động<br />
đến giao tiếp hành chính văn phòng qua<br />
cách thể hiện tâm lý, thái độ ứng xử<br />
Người Việt có tính cấu kết cộng đồng<br />
rất cao, thể hiện niềm tin vào làng xóm quê<br />
hương, tình làng nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn<br />
có nhau”. Người Việt thích lối giao tiếp tế nhị,<br />
giữ gìn ý tứ và coi trọng sự hòa thuận. Trong<br />
giao tiếp, người Việt còn rụt rè, dè dặt, đặc<br />
biệt là ở các môi trường không quen thuộc.<br />
Người Việt thích giao tiếp nhưng họ chỉ cảm<br />
thấy tự nhiên, thoải mái trong cộng đồng quen<br />
thuộc, còn khi trước mặt là người lạ hoặc chưa<br />
thật sự quen biết thì thường ngại tiếp xúc, gặp<br />
gỡ. Do coi trọng sự hòa thuận và quan niệm<br />
“sự thật mất lòng” cho nên trong giao tiếp,<br />
người Việt thường rất ý tứ, tế nhị, cân nhắc<br />
lấy từng lời từng ý, ít khi họ nói thẳng vào<br />
vấn đề, đặc biệt là các vấn đề “tế nhị”. Đồng<br />
thời, cũng do xuất phát từ tâm lý cộng đồng<br />
làng xã, người Việt rất thích quây quần hay<br />
<br />
1 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB<br />
TPHCM, 1997<br />
<br />
126<br />
<br />
Ảnh hưởng của văn hóa . . .<br />
<br />
gặp gỡ, thăm viếng nhau. Dù ở miền Bắc hay<br />
miền Nam, ở đồng bằng hay miền núi, người<br />
Việt đều quan niệm rằng sống cùng nhau thì<br />
phải yêu thương đùm bọc, vui buồn cùng chia<br />
sẻ. Người việt thường quan tâm hỏi han tìm<br />
hiểu hoàn cảnh của nhau chẳng hạn quê quán,<br />
nghề nghiệp, gia đình, bố mẹ, con cái... Điều<br />
đó cho thấy trong văn hóa truyền thống Người<br />
Việt thích giao tiếp và ưa tìm hiểu, đánh giá<br />
đối tượng giao tiếp1. Chính nét văn hóa này<br />
đã được tác động mạnh mẽ đến giao tiếp hành<br />
chính văn phòng, làm nảy sinh một đặc tính<br />
tâm lý trong giao tiếp hành chính văn phòng<br />
của công chức là vừa thích giao tiếp lại vừa<br />
rụt rè trong giao tiếp. Thích giao tiếp có thể do<br />
động cơ thăng tiến hoặc có thể là do cá nhân<br />
đã quen với môi trường hoạt động hoặc để tìm<br />
kiếm cơ hội hợp tác. Còn rụt rè trong trong<br />
tiếp có thể khởi nguồn từ những yếu kém về<br />
chuyên môn, tự ti về vị trí nghề nghiệp hoặc<br />
là ở một môi trường chưa quen biết... Một<br />
trong những tâm lý, thái độ trong giao tiếp<br />
hành chính văn phòng của người Việt Nam<br />
là sự cả nể, tế nhị, luôn chủ động “dĩ hòa vi<br />
quý”, thích lối mở đầu giao tiếp dài dòng, kiểu<br />
“vòng vo tam quốc”cố tránh mở đầu theo lối<br />
trực diện. Hơn nữa, trong giao tiếp hành chính<br />
văn phòng các đối tượng giao tiếp luôn có thái<br />
độ cân nhắc kỹ lưỡng khi xuất ngôn, quyết<br />
định vấn đề.<br />
Bên cạnh đó trong văn hóa truyền thống<br />
của người Việt Nam có một nguyên tắc rất tối<br />
quan trọng là phải luôn tôn trọng đối tượng<br />
giao tiếp. Nguyên tắc này cũng đã có một chỗ<br />
đứng vững chắc trong giao tiếp hành chính<br />
văn phòng. Vì thế trở lại vấn đề xưng hô với<br />
lối sử dụng đại từ nhân xưng ông - bà như<br />
đã trình bày ở phần trên, chính là tuân theo<br />
nguyên tắc tôn trọng này. Theo ấn tượng tâm<br />
lý của người Việt Nam, thì đại từ ông - bà, khi<br />
đã dùng để xưng hô kết hợp với khẩu khí kém<br />
thiện chí (hoặc không kèm theo) thì đó có<br />
thể là biểu hiện của sự coi thường, một điều<br />
khó chấp nhận, nó chỉ được dùng khi diễn ra<br />
xung đột hoặc tượng trưng cho sự xung đột<br />
trong quan hệ. Điều này đã đi vào tiềm thức<br />
của người Việt dường như khó xóa bỏ được.<br />
Tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam đã<br />
<br />
làm nảy nở tâm lý mong muốn cộng tác cũng<br />
như cần có sự đồng cảm trong giao tiếp hành<br />
chính văn phòng trong các cơ quan, tổ chức.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Văn hóa truyền thống luôn giữ vai trò là<br />
nền tảng cho mỗi một quốc gia, dựa vào đó<br />
người ta phân biệt được nền văn hóa nước này<br />
với nước khác. Do đó điều mà không thể phủ<br />
nhận là văn hóa truyền thống đã tác động khá<br />
sâu sắc đến giao tiếp hành chính văn phòng<br />
cả trên hai phương diện ưu điểm và hạn chế.<br />
Sự tác động của văn hóa truyền thống dẫn<br />
đến cách xưng hô, thái độ, cử chỉ trong giao<br />
tiếp hành chính đã tạo nên bản sắc của các tổ<br />
chức, là dấu hiệu để nhận diện và phân biệt<br />
các cơ quan Nhà nước với các cơ quan của<br />
các nước khác. Qua cách nhận diện đó, vai trò<br />
của văn hóa truyền thống lại thực sự có ảnh<br />
hưởng nổi bật. Trong quá trình tác động của<br />
văn hóa truyền thống đến giao tiếp hành chính<br />
văn phòng thì sự chuyển hóa của một loạt các<br />
ngôn từ xưng hô dùng trong quan hệ thân<br />
tộc, gia đình đã tạo ra những tác dụng tích<br />
cực không thể phủ nhận. Đó là việc phi hành<br />
chính hóa mối quan hệ, tạo nên mối quan hệ<br />
gần gũi thân ái hơn giữa các thành viên trong<br />
văn phòng, tăng cường sự ổn định, trật tự,<br />
đoàn kết nhất trí nội bộ, tạo nên được sự phối<br />
hợp trong quá trình giải quyết công việc thuận<br />
lợi và đạt kết qủa tốt. Nói cách khác, nó đem<br />
lại sự cộng tác và cộng cảm trong công việc<br />
một cách bền vững cấu kết. Với sự ảnh hưởng<br />
của văn hóa, xưng hô, tâm lý giao tiếp hành<br />
chính văn phòng của cán bộ, công chức, viên<br />
chức luôn tạo ra những ấn tượng tốt đẹp với<br />
đối tượng giao tiếp, tạo ra nét đặc sắc trong<br />
phong cách giao tiếp của người công chức<br />
Việt Nam.Nét đẹp này cần được phát huy trên<br />
tình thần kết hợp giữa truyền thống và hiện<br />
đại trong nền văn hóa Việt.<br />
Bên cạnh những ưu điểm trên thì sự tác<br />
động của văn hóa giao tiếp truyền thống đã<br />
để lại những hạn chế nhất định. Có thể nói<br />
cách xưng hô và tâm lý giao tiếp hành chính<br />
văn phòng rất dễ tạo nên sự trì trệ, những ảnh<br />
hưởng tiêu cực, sự tùy tiện có thể làm mờ đi<br />
sự khách quan, nhất là trong điều kiện chúng<br />
ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền.<br />
Chính các yếu tố văn hóa truyền thống cũng<br />
<br />
1 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB<br />
TPHCM, 1997<br />
<br />
127<br />
<br />