intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày khảo sát trên nấm mốc Fusarium oxysporum được phân lập trên mẫu lúa ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam và được định danh bằng phương pháp truyền thống và phương pháp PCR với đoạn gen ITS1-5.8S-ITS2, cặp mồi ITS1-ITS2 và ITS3-ITS4 (LT: 841208.1).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum

  1. Hội thảo khoa học khoa Công nghệ thực phẩm 2018 ẢNH HƯỞNG NHIỆT ĐỘ VÀ HOẠT ĐỘ NƯỚC LÊN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA FUSARIUM OXYSPORUM Nguyễn Thị Kiều Nga*, Phan Thị Kim Liên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: ntknga1194@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu là đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxysporum. Đánh giá khả năng kìm hãm sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum dựa trên tốc độ tăng trưởng ở các hoạt độ nước 0.80÷0.99 với các mốc nhiệt độ 30oC, 35oC, 40oC trên hai môi trường, môi trường Potato Dextrose Agar (PDA) và môi trường Gạo trong 9 ngày nuôi cấy. Từ các số liệu thực nghiệm xử lý bằng phần mềm Statgraphics version XV. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên môi trường Gạo, hoạt độ nước 0.82 Fusarium oxysporum bị kìm hãm hoàn toàn sự phát triển ở tất cả các nhiệt độ được khảo sát. Trong khi đó, trên môi trường Potato Dextrose Agar, ở hoạt độ nước 0.8-0.84, Fusarium oxysporum bị kìm hãm hoàn toàn sự phát triển ở tất cả các nhiệt độ được khảo sát 30oC, 35oC, 40oC. Đây là điều kiện hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxysporum. Từ khóa: Fusarium oxysporum, gạo, hoạt độ nước, nhiệt độ, tốc độ tăng trưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là một trong những loại lương thực đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Lúa là nguồn cung cấp năng lượng và acid amin. Tuy nhiên, việc trồng lúa đã, đang và sẽ bị đe dọa bởi nhiều yếu tố nên năng suất và chất lượng thấp. Một trong những yếu tố này là việc nhiễm nấm mốc [1]. Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định loại nấm mốc nhiễm lên lúa trong suốt quá trình bảo quản. Độ ẩm của lúa thường từ 15.5% tới 18.33% nên thường bị nhiễm nấm mốc trong suốt quá trình sản xuất từ trước thu hoạch đến sau thu hoạch [2], [3], [4], [5]. Hơn nữa, nhiều công trình nghiên cứu đã báo cáo rằng, nấm mốc thường xuất hiện trên các loại ngũ cốc như gạo, bắp có độ ẩm cao [2], [3]. Việc nhiễm nấm mốc làm cho lúa xỉn màu, nhiễm độc tố và làm giảm sản lượng cũng như chất lượng làm giảm giá trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như tổn thương gan, đột biến, quái thai, ung thư... thậm chí nguy hiểm hơn với liều lượng cao có thể dẫn đến tử vong đặc biệt là độc tố aflatoxins, fumonisins… Những loại độc tố này có thể gây ra ung thư cho người sử dụng. Đặc biệt, lúa ở giai đoạn trước khi gặt thường bị nhiễm nấm mốc Fusarium sp.... Chủng nấm mốc này thường sinh rất nhiều loại độc tố như Fumonisins, T2, HT2… Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tăng cường nghiên cứu các phương pháp kìm hãm sự tăng trưởng của nấm mốc như hoạt độ nước (aw), nhiệt độ [6]. Hoạt độ nước và nhiệt độ là các thông số quan trọng để xác định khả năng sinh trưởng của nấm mốc trên bề mặt nông sản [7]. Sự tăng trưởng của nấm mốc, sự tích tụ độc tố nấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như hoạt độ nước (aw), nhiệt độ, pH, thành phần khí quyển…[8]. Hoạt độ thích hợp để nấm mốc gây hư hỏng nông sản 0.96-0.98, một số nấm mốc có thể tăng trưởng ở hoạt độ thấp hơn [7]. Chất lượng nông sản là một vấn đề được các chuyên gia trong nước và các tổ chức quốc tế đặc biệt chú ý. Vì thế, việc nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn nấm mốc nhiễm trên các nông sản để bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng là vấn đề cần được quan tâm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxysporum. 73
  2. Nguyễn Thị Kiều Nga, Phan Thị Kim Liên 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được khảo sát trên nấm mốc Fusarium oxysporum được phân lập trên mẫu lúa ở tỉnh Kiên Giang, Việt Nam và được định danh bằng phương pháp truyền thống và phương pháp PCR với đoạn gen ITS1-5.8S-ITS2, cặp mồi ITS1-ITS2 và ITS3-ITS4 (LT: 841208.1). 2.2. Thiết kế thí nghiệm Các yếu tố trong thiết kế thí nghiệm bao gồm 3 mức nhiệt độ khảo sát 30oC, 35oC, 40oC, 10 giá trị hoạt độ nước aw (0.8÷0.99) được sử dụng để khảo sát khả năng hạn chế tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum trên hai môi trường, môi trường Potato Dextrose Agar, môi trường Gạo. 2.3 Phương pháp 2.3.1 Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước trên môi trường Gạo Môi trường Gạo sau khi hấp khử trùng sẽ được hiệu chỉnh bằng glycerol để có hoạt độ nước cần thiết là 0.82; 0.83; 0.89; 0.90; 0.91; 0.94; 0.95; 0.96; 0.97; 0.98. Tiến hành chiết môi trường đã hiệu chỉnh vào đĩa petri. Cấy 5µl dịch bào tử (mật độ 106 bào tử ml-1) [9] lên mỗi đĩa petri. Đĩa được ủ ở các mức nhiệt độ 30oC, 35oC, 40oC trong 9 ngày. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc bằng cách đo đường kính phát triển theo thời gian và biểu thị tốc độ tăng trường hàng ngày bằng mm.ngày-1 [9], [10]. Tất cả các thí nghiệm trên được lặp lại ba lần và lấy giá trị trung bình. Tốc độ tăng trưởng của nấm mốc tính theo công thức. với: A là tốc độ tăng trưởng của nấm (mm.ngày-1); d là đường kính khuẩn lạc nấm (mm). Từ tốc độ tăng trưởng, tìm giá trị tâm mà tại đó tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum là nhỏ nhất. 2.3.2 Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước trên môi trường Potato Dextrose Agar Môi trường Potato Dextrose Agar sau khi hấp khử trùng sẽ được hiệu chỉnh bằng glycerol để có hoạt độ nước cần thiết là 0.80; 0.84; 0.89; 0.90; 0.91; 0.94; 0.95; 0.96; 0.97; 0.99. Tiến hành chiết môi trường đã hiệu chỉnh vào đĩa petri. Cấy 5µl dịch bào tử (mật độ 106 bào tử ml-1) [9] lên mỗi đĩa petri. Đĩa được ủ ở các mức nhiệt độ 30oC, 35oC, 40oC trong 9 ngày. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc bằng cách đo đường kính phát triển theo thời gian và biểu thị tốc độ tăng trường hàng ngày bằng mm.ngày-1 [9], [10]. Tất cả các thí nghiệm trên được lặp lại ba lần và lấy giá trị trung bình. Tốc độ tăng trưởng của nấm mốc tính theo công thức với: A là tốc độ tăng trưởng của nấm (mm.ngày-1); d là đường kính khuẩn lạc nấm (mm). Từ tốc độ tăng trưởng, tìm giá trị tâm mà tại đó tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum là nhỏ nhất. 2.4 Xử lý số liệu Quá trình khảo sát ban đầu về ảnh hưởng của nhiệt độ và hoạt độ nước lên tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum, xác định được phương trình hiệu chỉnh môi trường bằng glycerol để có hoạt độ nước cần khảo sát trên hai môi trường, môi trường Potato Dextrose Agar, môi trường Gạo. Từ đó xây 74
  3. Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum dựng phương trình pha tỷ lệ glycerol kết hợp với môi trường khảo sát theo phương trình đã dựng. Tiếp tục quá trình khảo sát nhiệt độ và hoạt độ nước từ số liệu thực nghiệm tốc độ tăng trưởng của nấm Fusarium oxysporum, xử lý số liệu bằng phần mềm Statgraphics version XV với 2 nhân tố là nhiệt độ (30oC, 35oC, 40oC) kết hợp với hoạt độ nước trên môi trường gạo (0.82; 0.83; 0.89; 0.90; 0.91; 0.94; 0.95; 0.96; 0.97; 0.98) đồng thời hoạt độ nước trên môi trường Potatose Dextrose Agar (0.80; 0.84; 0.89; 0.90; 0.91; 0.94; 0.95; 0.96; 0.97; 0.99) ở cùng một nhiệt độ. Từ đó nhìn vào biểu đồ đưa ra kết quả ức chế sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxysporum. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước trên môi trường Gạo Hình 1. Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum trên môi trường Gạo Hoạt độ nước và nhiệt độ có ảnh hưởng khác nhau lên sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxysporum (p
  4. Nguyễn Thị Kiều Nga, Phan Thị Kim Liên 0.98 0.97 0.96 0.95 0.94 0.91 0.90 0.89 0.83 0.82 Hình 2. Sự phát triển của Fusarium oxysporum trên môi trường Gạo tại aw = 0.80÷0.99 ủ nhiệt độ 30oC sau 9 ngày nuôi cấy. 3.2. Đánh giá ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước trên môi trương Potato Dextrose Agar Hình 3. Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum trên môi trường Potato Dextrose Agar Tương tự như trên môi trường gạo nhiệt độ và hoạt độ nước ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc Fusarium oxysporum (p
  5. Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum 0.99 0.97 0.96 0.95 0.94 0.91 0.90 0.89 0.84 0.80 Hình 4. Sự phát triển của Fusarium oxysporum trên môi trường Potato Dextrose Agar tại aw = 0.80÷0.99 ủ nhiệt độ 30oC sau 9 ngày nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu trên hai môi trường cho thấy, tốc độ tăng trưởng của Fusarium oxysporum trên môi trường PDA nhanh hơn so với môi trường gạo ở các nhiệt độ và hoạt độ nước. Kết quả khảo sát cũng tương tự như các công trình nghiên cứu của một số tác giả về nhiệt độ và hoạt độ nước [10], tác giả Pratiwi và cộng sự (2014) [12] cho rằng sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc bị ảnh hưởng của hoạt độ nước, dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ. Hoạt độ nước 0.99 là điều kiện tối thích cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc [13], [11], giải thích như sau: hàm lượng nước thấp và hàm lượng glycerol cao đã ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm mốc, ngăn cản quá trình trao đổi chất vì nước là một trong những dung môi cần thiết cho quá trình sinh trưởng [11]. Môi trường Gạo nuôi cấy nấm mốc tốc độ tăng trưởng nấm mốc Fusarium oxysporum nhanh hơn trên môi trường Potato Dextrose Agar lý giải gạo là cơ chất tương tự môi trường nấm mốc phát triển ở thực tế về chất dinh dưỡng, môi trường sống, nhiệt độ đối với nâm mốc phân lập trên mẫu lúa. Môi trường Potato Dextrose Agar là môi trường dùng nghiên cứu trên nhiều đối tượng vì môi trường này có đầy đủ chất dinh dưỡng, hoạt độ nước cao thích hợp cho nhiều vi sinh vật phát triển vì thế nó sẽ kìm hàm sự phát triển của Fusarium oxosporum. Kết quả từ hai môi trường cho thấy nấm mốc Fusarium oxysporum sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 30oC-35oC tương ứng hoạt độ nước từ 0.97÷0.94 và ngừng phát triển ở hoạt độ nước 0.82. Ở nhiệt độ 30oC với hoạt độ nước 0.97 thì nấm mốc phát triển tối ưu với kích thước lớn nhất và tốc độ tăng trưởng cao nhất trên cả hai môi trường. Như vậy khi kết hợp hai yếu tố: hoạt độ nước và nhiệt độ có thể hạn chế sự tăng trưởng của Fusarium oxysporum. 4. KẾT LUẬN Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng và phát triển của Fusarium oxusporum. Khi nuôi cấy trên môi trường Gạo, nấm mốc bị ức chế hoàn toàn ở hoạt độ nước 0.82 ở tất cả nhiệt độ cần khảo sát. Trong khi đó, trên môi trường Potato Dextrose Agar nấm mốc bị ức chế hoàn toàn ở hoạt độ nước 0.80; 0.84. Nghiên cứu này cho thấy nhiệt độ 30oC nấm mốc Fusarium oxusporum phát triển mạnh, nhiệt độ 40oC nấm mốc Fusarium oxusporum phát triển yếu. Khi nhiệt độ tăng kết hợp hoạt độ nước thấp sự phát triển nấm mốc giảm dần. 77
  6. Nguyễn Thị Kiều Nga, Phan Thị Kim Liên TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] S. S. Saini and A. Kaur, "Aflatoxin B1: Toxicity, characteristics and analysis: Mini review," Global Advanced Research Journal of Chemistry and Material Science, vol. 1, pp. 063-70, 2012. [2] B. F. Nesbitt, J. O'kelly, K. Sargeant, and A. Sheridan, "Toxic metabolites of Aspergillus flavus," Nature, London, vol. 195, 1962. [3] S. Amaike and N. P. Keller, "Aspergillus flavus," Annual review of phytopathology, vol. 49, pp. 107-133, 2011. [4] P. Vardon, C. McLaughlin, and C. Nardinelli, "Potential economic costs of Mycotoxins in the United States. Council for Agricultural Science and Technology (CAST). Mycotoxins: Risks in Plant, Animal, and Human Systems," Task Force Report2003. [5] T. Otsuki, J. S. Wilson, and M. Sewadeh, "Saving two in a billion:: quantifying the trade effect of European food safety standards on African exports," Food policy, vol. 26, pp. 495-514, 2001. [6] S. Marin, V. Sanchis, A. Teixido, R. Saenz, A. Ramos, I. Vinas, et al., "Water and temperature relations and microconidial germination of Fusarium moniliforme and Fusarium proliferatum from maize," Canadian journal of microbiology, vol. 42, pp. 1045-1050, 1996. [7] N. Magan and J. Lacey, "Effect of temperature and pH on water relations of field and storage fungi," Transactions of the British Mycological Society, vol. 82, pp. 71-81, 1984. [8] A. Lahouar, S. Marin, A. Crespo-Sempere, S. Saïd, and V. Sanchis, "Effects of temperature, water activity and incubation time on fungal growth and aflatoxin B1 production by toxinogenic Aspergillus flavus isolates on sorghum seeds," Revista Argentina de microbiologia, vol. 48, pp. 78-85, 2016. [9] M. L. Suárez-Quiroz, O. González-Rios, M. Barel, B. Guyot, S. Schorr-Galindo, and J. P. Guiraud, "Effect of chemical and environmental factors on Aspergillus ochraceus growth and toxigenesis in green coffee," Food Microbiology, vol. 21, pp. 629-634, 2004. [10] B. Peromingo, A. Rodríguez, V. Bernáldez, J. Delgado, and M. Rodríguez, "Effect of temperature and water activity on growth and aflatoxin production by Aspergillus flavus and Aspergillus parasiticus on cured meat model systems," Meat science, vol. 122, pp. 76-83, 2016. [11] L. Rosso, J. Lobry, S. Bajard, and J. Flandrois, "Convenient model to describe the combined effects of temperature and pH on microbial growth," Applied and environmental microbiology, vol. 61, pp. 610-616, 1995. [12] C. Pratiwi, W. P. Rahayu, H. N. Lioe, D. Herawati, W. Broto, and S. Ambarwati, "The effect of temperature and relative humidity for Aspergillus flavus BIO 2237 growth and aflatoxin production on soybeans," International Food Research Journal, vol. 22, p. 82, 2015. [13] A. M. Gibson, J. Baranyi, J. I. Pitt, M. J. Eyles, and T. A. Roberts, "Predicting fungal growth: the effect of water activity on Aspergillus flavus and related species," International journal of food microbiology, vol. 23, pp. 419-431, 1994. 78
  7. Ảnh hưởng nhiệt độ và hoạt độ nước lên sự sinh trưởng của Fusarium oxysporum TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] S. S. Saini and A. Kaur, "Aflatoxin B1: Toxicity, characteristics and analysis: Mini review," Global Advanced Research Journal of Chemistry and Material Science, vol. 1, pp. 063-70, 2012. [2] B. F. Nesbitt, J. O'kelly, K. Sargeant, and A. Sheridan, "Toxic metabolites of Aspergillus flavus," Nature, London, vol. 195, 1962. [3] S. Amaike and N. P. Keller, "Aspergillus flavus," Annual review of phytopathology, vol. 49, pp. 107-133, 2011. [4] P. Vardon, C. McLaughlin, and C. Nardinelli, "Potential economic costs of Mycotoxins in the United States. Council for Agricultural Science and Technology (CAST). Mycotoxins: Risks in Plant, Animal, and Human Systems," Task Force Report2003. [5] T. Otsuki, J. S. Wilson, and M. Sewadeh, "Saving two in a billion:: quantifying the trade effect of European food safety standards on African exports," Food policy, vol. 26, pp. 495-514, 2001. [6] S. Marin, V. Sanchis, A. Teixido, R. Saenz, A. Ramos, I. Vinas, et al., "Water and temperature relations and microconidial germination of Fusarium moniliforme and Fusarium proliferatum from maize," Canadian journal of microbiology, vol. 42, pp. 1045-1050, 1996. [7] N. Magan and J. Lacey, "Effect of temperature and pH on water relations of field and storage fungi," Transactions of the British Mycological Society, vol. 82, pp. 71-81, 1984. [8] A. Lahouar, S. Marin, A. Crespo-Sempere, S. Saïd, and V. Sanchis, "Effects of temperature, water activity and incubation time on fungal growth and aflatoxin B1 production by toxinogenic Aspergillus flavus isolates on sorghum seeds," Revista Argentina de microbiologia, vol. 48, pp. 78-85, 2016. [9] M. L. Suárez-Quiroz, O. González-Rios, M. Barel, B. Guyot, S. Schorr-Galindo, and J. P. Guiraud, "Effect of chemical and environmental factors on Aspergillus ochraceus growth and toxigenesis in green coffee," Food Microbiology, vol. 21, pp. 629-634, 2004. [10] B. Peromingo, A. Rodríguez, V. Bernáldez, J. Delgado, and M. Rodríguez, "Effect of temperature and water activity on growth and aflatoxin production by Aspergillus flavus and Aspergillus parasiticus on cured meat model systems," Meat science, vol. 122, pp. 76-83, 2016. [11] L. Rosso, J. Lobry, S. Bajard, and J. Flandrois, "Convenient model to describe the combined effects of temperature and pH on microbial growth," Applied and environmental microbiology, vol. 61, pp. 610-616, 1995. [12] C. Pratiwi, W. P. Rahayu, H. N. Lioe, D. Herawati, W. Broto, and S. Ambarwati, "The effect of temperature and relative humidity for Aspergillus flavus BIO 2237 growth and aflatoxin production on soybeans," International Food Research Journal, vol. 22, p. 82, 2015. [13] A. M. Gibson, J. Baranyi, J. I. Pitt, M. J. Eyles, and T. A. Roberts, "Predicting fungal growth: the effect of water activity on Aspergillus flavus and related species," International journal of food microbiology, vol. 23, pp. 419-431, 1994. 79
  8. Nguyễn Thị Kiều Nga, Phan Thị Kim Liên ABSTRACT EFFECTS OF TEMPERATURE AND WATER ACTIVITY ON THE GROWTH OF FUSARIUM OXYSPORUM . Nguyen Thi Kieu Nga*, Phan Thi Kim Lien Ho Chi Minh University of Food Industry * Email: ntknga1194@gmail.com The aim of this study was to evaluate the influence of temperatute and water activity on the growth of Fusarium oxysporum. Evaluating these factors’ inhibition on the fungi growth based on growth rate at the various points of water activity such as 0.8÷0.99 at the different temperature 30oC, 35oC, 40oC in two medium such as Potato Dextrose Agar, Rice Agar incubated for 9 days. The experimental data were analyzed by Statgraphics Version XV software. The results showed that in rice agar, aw = 0.82 completedly inhibited the growth of the Fusarium oxysporum at all surveyed temperature. However, in Potato Dextrose Agar, aw = 0.80 and 0.84 totally inhibited the Fusarium oxysporum at the different temperature such as 30oC, 35oC, 40oC. This was condition to inhibit the Fusarium oxysporum. Keywords: Fusarium oxysporum, growth rate, rice, temperature, water activity. 80
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2