Áp dụng án lệ ở Trung Quốc - hàm ý chính sách và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết tập trung làm rõ ba vấn đề chính: Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Quan điểm, nhận thức và chính sách áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Và cuối cùng là Hàm ý chính sách và một số gợi mở, kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Áp dụng án lệ ở Trung Quốc - hàm ý chính sách và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
- ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở TRUNG QUỐC - HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Tạ Quốc Liễu NCS ngành Luật DS và TTDS, Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP. HCM Lời dẫn Trung Quốc là một quốc gia thuộc hệ thống dân luật (civil law). Vì vậy, ở Trung Quốc pháp luật thành văn luôn là ưu tiên hàng đầu, là nguồn luật quan trọng bậc nhất trong hoạt động tư pháp. Tuy vậy, những năm gần đây việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ ở quốc gia này đạt được nhiều bước tiến rõ rệt. Điều này mang đến một số kinh nghiệm tham khảo quan trọng trong việc hoạch định chính sách nói chung và quá trình cải cách tư pháp nói riêng ở Việt Nam. Bài viết tập trung làm rõ ba vấn đề chính: Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Quan điểm, nhận thức và chính sách áp dụng án lệ ở Trung Quốc; và cuối cùng là Hàm ý chính sách và một số gợi mở, kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ. 1. Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc Song song với việc liên tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thành văn, các chỉ dụ, tuyển tập phán quyết của Vua hoặc các quan lại ở chính quyền Trung ương cũng đồng thời đã được nghiên cứu, áp dụng ở Trung Quốc. Áp dụng án lệ ở Trung Quốc được cho là xuất phát sớm nhất từ thời Xuân thu chiến quốc (Khoảng từ năm 771 đến 476 TCN) khi các chỉ dụ, phán quyết của Vua đã trở thành các khuôn mẫu, được coi là “khuôn vàng thước ngọc” trong hoạt động tố tụng thời điểm đó để các quan lại dưới quyền noi theo và áp dụng. Các thời đại phong kiến sau này tiếp tục phát triển hoạt động này, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng song song giữa tư duy pháp trị (quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật) và hoạt động biên tập, công bố, sử dụng các bản án, phán quyết hoặc hướng dẫn áp dụng các bản án, phán quyết mang tính hình mẫu. Ví dụ: thời nhà Tần ban hành cuốn “Hành sự Đình”, nhà Hán ban hành và cho áp dụng cuốn “Quyết sự tỉ”, nhà Tống nổi bật với cuốn “Đoạn lệ”, Nhà Minh phát triển hoạt động áp dụng án lệ trong cuốn “Luật - lệ song hành”, nhà Thanh với cuốn “Thành Án”208. Các tuyển tập “có tính chất án lệ” này có ý nghĩa khá gần với khái niệm, nội hàm và cách thức sử dụng “án lệ” hiện nay. Kể từ sau khi dành được độc lập (năm 1949), Trung Quốc luôn ý thức nghiên cứu, học hỏi, xây dựng và phát triển án lệ làm nguồn của hệ thống pháp luật - song song với nguồn pháp luật thành văn. Đặc biệt từ sau đại hội 15 Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1997, nhiều chỉ đạo cải cách tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong đó việc nghiên cứu, 208 Wu Shu Chen (2018) “Pháp luật án lệ Trung Quốc cổ đại” nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc Truy cập 08/12/2018. 138
- biên tập và công bố án lệ mà một trong những định hướng, chỉ đạo mang tính trọng tâm. Đây là giai đoạn Trung Quốc đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, yêu cầu về việc “dung hòa hóa” hệ thống pháp luật trong nước với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tận dụng nguồn vốn và khoa học kỹ thuật phương tây cho quá trình xây dựng và phát triển Trung Quốc là một nhu cầu hiện hữu và bức thiết. Mặt khác, chính nội tại hệ thống pháp luật Trung Quốc cũng gặp phải rất nhiều vấn đề thiếu sót, những lỗ hổng pháp lý chưa được hoàn thiện trong bối cảnh kinh tế thị trường được thừa nhận và phát triển rộng rãi, nhiều quan hệ xã hội mới cần được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng hệ thống pháp luật thành văn chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thừa nhận, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, từng bước hoàn thiện và áp dụng án lệ ở Trung Quốc hiện nay. 2. Một số quan điểm, nhận thức, chính sách và thực trạng áp dụng án lệ hiện nay ở Trung Quốc 2.1 Sơ lược quan điểm chỉ đạo, nhận thức và chính sách về án lệ của Trung Quốc: * Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ được xem là một trụ cột quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp ở Trung Quốc: Sự đóng góp của các án lệ hướng dẫn đối với tính toàn diện của hệ thống tư pháp Trung Quốc chủ yếu thể hiện ở việc bù đắp tương đối hiệu quả cho sự không rõ ràng của các quy định trong luật và các văn bản giải thích pháp luật, diễn giải tư pháp, văn bản tư pháp và các loại quy phạm khác mang tính thành văn, bù đắp cho những phạm vi bao trùm không đầy đủ, những lỗ hổng pháp lý và cân bằng lợi ích xã hội trong một số trường hợp. Bởi lẽ các quy tắc, cách hiểu và vận dụng trong án lệ hướng dẫn thường cụ thể hơn, phù hợp với ngữ cảnh hơn và do đó rõ ràng hơn. Nói chung, các quy định của pháp luật thành văn trong nhiều trường hợp mang tính trừu tượng và chung chung, ngay cả việc giải thích pháp luật hoặc các văn bản pháp luật được thiết kế để trau chuốt, để diễn giải các quy định pháp luật trước đó vẫn được trình bày một cách đa nghĩa hoặc tối nghĩa, nên mức độ cụ thể, rõ ràng là tương đối hạn chế. Trong thực tế, việc giải thích và vận dụng thêm là cần thiết. Ngược lại, các án lệ hướng dẫn lại rất có lợi thế trong việc giải thích các luật trừu tượng hoặc các quy phạm tư pháp chung chung khác. Các quy tắc xét xử, cách hiểu và vận dụng pháp luật của các án lệ hướng dẫn không chỉ chứa đựng một số yếu tố xác định cụ thể và dễ nhận biết, mà còn có những mô tả rõ nét về các tình tiết, phản ánh rõ ràng thực tế của vụ án, các điều khoản nên được áp dụng hơn so với các văn bản luật thành văn. Trên thực tế, trọng tâm gây tranh cãi trong một số trường hợp phức tạp chính là sự xuất hiện của những tình huống pháp lý mới hoặc những vấn đề mới - ngoài những điều đã được liệt kê trong các quy định luật thành văn. Một ví dụ điển hình trong thực tiễn tư pháp ở Trung Quốc là tranh cãi về việc liệu “những người biết hàng giả và mua hàng giả” có thuộc “người tiêu dùng” được đề cập trong “Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng” của Trung Quốc hay không. Án lệ hướng dẫn số 23 của Trung Quốc nhấn mạnh rõ ràng trong các điểm chính của bản án như sau: “Dù họ biết thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an 139
- toàn tại thời điểm mua thì tòa án nhân dân cũng nên ủng hộ người mua, vì nhà sản xuất đã vi phạm trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Nghĩa là so với sự cứng nhắc của nguồn luật thành văn, các án lệ hướng dẫn có thể sử dụng một cách linh hoạt hơn để đối phó với các tình huống mới hoặc các tình huống chưa được quy định trong luật, đồng thời thẩm phán gần như ngay lập tức có thể “khỏa lấp” được các lỗ hổng pháp lý mà không phải chờ đợi một quy trình xây dựng hoặc sửa đổi luật theo trình tự phức tạp. Hoặc ví dụ về vụ án cố ý giết người do tranh chấp dân sự - là tội phạm có tính chất ác ôn nhất định ở khu vực nông thôn Trung Quốc. Theo quy định trong Bộ luật Hình sự của Trung Quốc, người mà cố ý giết người dẫn đến kết quả là làm nạn nhân chết, với các tình tiết phạm tội dã man thì phải tử hình. Nhưng trong nhiều trường hợp, nếu áp dụng cứng nhắc quy định này thì không có lợi cho việc xóa bỏ hận thù giữa hung thủ và gia đình nạn nhân, không có lợi cho việc thúc giục hung thủ và gia đình hung thủ tích cực bồi thường, không có lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn xã hội. Vì lý do này, án lệ hướng dẫn số 12 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc dựa trên ý kiến của các bên bào chữa và bên bảo vệ cho bị hại, đã thiết lập quy tắc “áp dụng hình phạt tử hình, nhưng đình chỉ thi hành án trong hai năm và hạn chế ân giảm” đối với những người phạm tội như vậy. Quy tắc này cân bằng hơn lợi ích của người bị hại với người gây án (kể cả người thân của cả hai bên) và giải quyết nhu cầu ổn định xã hội. Ở mức độ nhất định, nó tránh được những sai lệch có thể xảy ra do áp dụng một cách máy móc các quy định của pháp luật thành văn. Xét trên bình diện so sánh tỷ lệ áp dụng án lệ ở Trung Quốc với các nước theo hệ thống thông luật (common law), số lượng các vụ việc áp dụng án lệ hướng dẫn ở Trung Quốc còn ít và các lĩnh vực liên quan chưa quá rộng nên giới học thuật không đặt nhiều kỳ vọng vào ý nghĩa và chức năng của các vụ việc áp dụng án lệ hướng dẫn. Tuy nhiên, nếu xét về thuộc tính, bản chất của án lệ hướng dẫn thì nguồn luật ràng buộc này sẽ dẫn đến tính tất yếu của việc mở rộng nó trong một phạm vi thời gian dài hơn, không khó để nhận thấy tác động sâu sắc của nó đối với sự hoàn thiện của hệ thống tư pháp Trung Quốc nói chung và tiến trình cải cách tư pháp của nước này nói riêng trong tương lai gần. * Nhận thức chung của hệ thống toà án của Trung Quốc là Án lệ hướng dẫn là một nguồn luật mang tính ràng buộc cao: Vì được lựa chọn và công bố bởi Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nên án lệ hướng dẫn với tư cách là một nguồn luật có tính ràng ràng buộc cao tại nước này. Năm 2010, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành “Quy chế hướng dẫn công tác án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” với mục đích “đúc kết kinh nghiệm xét xử và thống nhất áp dụng pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử”. Theo quy định tại Điều 7 của “Quy chế hướng dẫn án lệ” này thì Tòa án nhân dân các cấp khi xét xử các vụ án tương tự phải dẫn chiếu các án lệ do Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn. Năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã ban hành Quy tắc thực hiện "Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ". Điều 9 của "Quy tắc hướng dẫn án lệ" này quy định các trường hợp tương tự như các án lệ hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về áp dụng, Tòa án nhân dân các cấp sẽ viện dẫn những quan điểm chính của Tòa án nhân dân trước đây để lập luận và đưa ra phán quyết. Đồng thời, Điều 10 của “Quy tắc hướng dẫn chi tiết án lệ” quy định rõ, khi Tòa án nhân dân các cấp tham khảo hướng dẫn các vụ án xét xử 140
- các vụ án tương tự thì phải trích dẫn án lệ làm lý do ra bản án, chứ không phải là căn cứ vào phán quyết (phần quyết định) của án lệ.209 Mặc dù giới học thuật nước này còn nhiều tranh cãi liên quan đến cách hiểu của thuật ngữ “giá trị ràng buộc” đối với các trường hợp áp dụng án lệ hướng dẫn, bất kể cụm từ "nên được tham chiếu" trong các quy định của pháp luật, hoặc cụm từ "giá trị ràng buộc quy chuẩn", "giá trị ràng buộc thực tế", "giá trị ràng buộc bắt buộc" hay "giá trị ràng buộc mang tính linh hoạt" trong lý thuyết hàn lâm, tuy vậy, xét một cách tổng thể, từ quan điểm của nhiều cách diễn đạt khác nhau như "hiệu quả thực tế" và "sức mạnh thuyết phục được hỗ trợ bởi một hệ thống nhất định", khó có thể phủ nhận bản chất ràng buộc tương đối mạnh mẽ của các trường hợp áp dụng án lệ hướng dẫn tại Trung Quốc. * Ở một mức độ nào đó, các án lệ hướng dẫn đã phản ánh xu hướng và chủ trương xét xử mang tính định hướng rất rõ nét của hệ thống tòa án tại Trung Quốc nói chung và của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nói riêng: Trước hết, chính sách, xu hướng và chủ trương tư pháp được án lệ hướng dẫn thể hiện rất rõ nét ở việc lựa chọn các hồ sơ vụ án để “án lệ hóa” chúng. Về bản chất, án lệ hướng dẫn thực chất là một cơ chế hướng dẫn cách thức tiếp cận và hướng dẫn cơ chế ra quyết định tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc muốn các tòa án cấp dưới nắm bắt, thực hiện theo. Việc lựa chọn án lệ đương nhiên sẽ phản ánh giá trị các quan hệ xã hội mà Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc cho là trọng tâm, bức thiết, cần điều chỉnh tại thời điểm án lệ hướng dẫn được lựa chọn, công bố và áp dụng. Mặc dù “Quy chế hướng dẫn án lệ” quy định rằng Tòa án các cấp có thể kiến nghị các vụ án thông qua chế độ báo cáo, đề nghị, đại biểu nhân đại, chuyên gia, học giả, luật sư và những người thuộc mọi tầng lớp xã hội cũng có thể thông qua một trình tự luật định để đề cử án đã có hiệu lực trở thành án lệ. Tuy nhiên, để trở thành án lệ thì phải do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc thảo luận và quyết định. Do đó, về thực chất, Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị có quyền duy nhất tạo ra các án lệ hướng dẫn ở Trung Quốc. Thông qua việc phân tích và đánh giá các án lệ mà Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành, chúng ta có thể nhận định rằng Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc chỉ công bố các án lệ hướng dẫn phù hợp với môi trường chung hoặc xu hướng chung của đất nước. Chẳng hạn, Án lệ hướng dẫn số 3 về việc xác định tội danh “nhận hối lộ” có liên quan mật thiết đến cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, “đả hổ diệt ruồi” của nước này. * Mặc dù án lệ đã được xây dựng và áp dụng tương đối rộng rãi, giới học thuật và nghiên cứu nước này vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh giá trị pháp lý của án lệ cũng như việc áp dụng án lệ sẽ vi phạm các nguyên tắc hiến định Như đã nói, Trung Quốc là quốc gia theo hệ thống dân luật, nên nguồn chính của pháp luật và được thừa nhận rộng rãi nhất vẫn là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành văn. Án lệ như một giải pháp thứ hai nhằm giải quyết các hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thành văn mà thôi. Vì vậy, việc áp dụng án lệ cũng đặt ra nhiều 209 Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (2015) “Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ” TAND TC Trung Quốc truy cập ngày 12/8/2015. 141
- tranh cãi học thuật trong giới chuyên gia, luật gia và các lý luận gia. Xét từ góc độ thẩm quyền giải thích pháp luật thì Ủy ban thường vụ Đại hội nhân đại toàn quốc (ủy ban thường vụ Quốc hội) mới là cơ quan có quyền giải thích pháp luật, nhưng trên thực tế cơ quan này lại hiếm khi thực hiện quyền giải thích pháp luật. Theo thống kê về giải thích pháp luật trong 40 năm qua ở Trung Quốc, chỉ có 27 giải trình lập pháp được Ủy ban thường vụ Đại hội nhân đại toàn quốc chính thức ban hành và phần lớn tập trung trong lĩnh vực hình sự, hiến pháp. Lĩnh vực dân sự và thương mại được áp dụng thường xuyên nhất và có nhiều khác biệt nhất trong cách hiểu, cách áp dụng, thì lại rất ít được quan tâm. Có nghĩa là những giải thích pháp luật của chính cơ quan có thẩm quyền theo quy định của hiến pháp lại quá khiêm tốn so với nhu cầu đa dạng của thực tiễn. Mặt khác, các giải thích này mang tính quy ước chung, không phải cho các trường hợp cụ thể. Từ thực tiễn đó, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc mặc nhiên là cơ quan đóng vai trò chính trong việc giải thích pháp luật. Việc lựa chọn, công bố và cho áp dụng án lệ hướng dẫn là một trong những biểu hiện rõ nét nhất việc giải thích pháp luật, thậm chí là “tạo ra pháp luật”, vì bản chất thẩm phán đã “tạo” ra pháp luật trong án lệ. Chính điều này lại đặt ra các vấn đề pháp lý về tính hợp pháp và tư cách pháp lý của cơ quan này cũng như của Thẩm phán. Nhiều ý kiến trái chiều, phản ứng, thậm chí gay gắt về việc để thẩm phán và/ hoặc cơ quan tư pháp “tạo” ra luật. Những người theo trường phái bài xích án lệ cho rằng đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc hiến định. Mặc dù khó có thể đánh giá một cách định lượng tác động của vấn đề này đối với việc đưa ra các diễn giải pháp luật, nhưng không khó để suy đoán rằng đây là nguyên nhân chính khiến cơ quan tư pháp cao nhất của nước này duy trì thái độ thận trọng hoặc khiêm tốn hơn trong việc xây dựng các diễn giải pháp luật. Để “né tránh” vấn đề pháp lý nêu trên, trong nhiều trường hợp, các diễn giải pháp luật được Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đề tên là "ý kiến", "thông báo", "quy tắc", "biên bản họp" …v..v ... Các dạng văn bản tư pháp khác nhau đồng thời cũng thường xuyên được phát hành và chúng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn trong hoạt động tư pháp cụ thể. * Việc áp dụng án lệ phải đảm bảo nguyên tắc giữ gìn tính ổn định đại cục, không phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hữu hoặc làm mất ổn định xã hội Trong “Đề cương cải cách năm năm lần thứ năm, giai đoạn 2019 – 2023”, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc: Tuân thủ tình hình chung về đảm bảo hoạt động cải cách tư pháp, hiểu đúng tình hình chung, nắm bắt chính xác tình hình chung, phục vụ đầy đủ tình hình chung, xác lập vững chắc khái niệm phát triển mới, cung cấp dịch vụ tư pháp chất lượng cao để thúc đẩy phát triển kinh tế, tối ưu hóa môi trường kinh doanh và thúc đẩy hình thành cải cách ở cấp độ cao hơn và mở ra mô hình mới, tạo môi trường pháp lý tốt hơn để cung cấp các bảo đảm tư pháp mạnh mẽ nhằm duy trì sự phát triển kinh tế bền vững, lành mạnh nhưng phải đảm bảo tính ổn định đại cục.210 210 TAND Tối cao Trung Quốc (2019) “Đề cương cải cách năm năm lần thứ năm, giai đoạn 2019 – 2023” TAND Tối cao Trung Quốc truy cập ngày 27/02/2019. 142
- Điều đó có nghĩa là việc áp dụng án lệ cần đạt được sự tương thích với hệ thống tiêu chuẩn tư pháp cũ (luật thành văn). Tính tương thích chủ yếu thể hiện ở việc duy trì khả năng thích ứng của việc áp dụng án lệ với các quy phạm tư pháp truyền thống cũng như nhu cầu xã hội, nhằm giải quyết các xung đột trong hệ thống quy phạm tư pháp, thúc đẩy sự tương thích và phối hợp giữa các loại quy phạm, đồng thời hình thành các quy định và tiền lệ chung (có tính chất dung hòa, bổ trợ) ở tất cả quy phạm khác nhau (ở cả án lệ và luật thành văn). Sự bổ sung giữa chúng phải đảm bảo rằng luôn có sẵn các quy phạm cho các hoạt động tố tụng, tư pháp nhưng không được gây xáo trộn các nguyên tắc mang tính bản lề. Như vậy, mặc dù án lệ hướng dẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện và cải cách tư pháp ở Trung Quốc, nhưng nước này đặc biệt nhấn mạnh và ưu tiên sử dụng án lệ một cách hài hòa, việc áp dụng án lệ không xa rời nguyên tắc đảm bảo tính ổn định chung. * Việc lựa chọn, nghiên cứu, chỉnh lý và công bố án lệ hướng dẫn phải tuân theo những quy trình nghiêm ngặt Trong “Quy tắc thực hiện Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ" của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc quy định khá chi tiết về nội dung bắt buộc phải có của án lệ hướng dẫn, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể (tổ chức, cá nhân) trong quan hệ pháp luật lựa chọn, xây dựng và công bố án lệ hướng dẫn, điều kiện để được lựa chọn làm án lệ hướng dẫn…v..v… Theo đó, việc lựa chọn, nghiên cứu, chỉnh lý và công bố án lệ hướng dẫn phải tuân theo nhiều quy trình nghiêm ngặt bắt buộc nhằm đảo bảo giá trị khoa học và giá trị áp dụng thực tiễn của án lệ hướng dẫn. Cụ thể: Điều 3 Quy tắc thực hiện nói trên quy định: Án lệ hướng dẫn phải bao gồm các thành tố cơ bản sau đây: từ khóa, các điểm nổi bật và/ hoặc quan trọng của phán quyết, các điều khoản của Luật có liên quan, các tình tiết cơ bản của vụ án, kết quả phán quyết, lý do của các phán quyết, họ tên các phán quan tham gia phán quyết trong án lệ đó. Về việc thành lập và nguyên tắc hoạt động của Văn phòng ban chỉ đạo toàn quốc về án lệ hướng dẫn được quy định tại Điều 4 Quy tắc nói trên như sau: thành lập văn phòng ban chỉ đạo trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao nhằm giải quyết các công việc thường xuyên liên quan đến lựa chọn, thẩm tra, nghiên cứu, biên tập và công bố án lệ, thống nhất chỉ đạo trên toàn quốc. Các tòa án chuyên trách thuộc tòa án nhân dân tối cao phụ trách giới thiệu, thẩm tra các án lệ thuộc lĩnh vực mình phụ trách và chỉ định người làm đầu mối liên lạc với Văn phòng Ban chỉ đạo. Về chủ thể được quyền đề nghị, tiến cử hồ sơ vụ án trở thành án lệ hướng dẫn, được quy định tại Điều 5: đại biểu nhân đại, ủy viên hiệp thương chính trị, bồi thẩm viên nhân dân, chuyên gia, học giả, luật sư, thành viên ban chỉ đạo quốc gia về án lệ và các đối tượng khác có thể giới thiệu các bản án đã có hiệu lực pháp luật làm án lệ, đồng thời cũng có thể gửi các nghiên cứu, phân tích, kiến nghị đến văn phòng ban chỉ đạo án lệ quốc gia. Điều 12 Quy tắc thực hiện "Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ năm 2015 của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực của án lệ hướng dẫn như sau: khi rơi vào một trường hợp 143
- sau đây sẽ không sử dụng án lệ đó nữa: 1) án lệ hướng dẫn xung đột với các quy định mới của pháp luật, pháp quy hành chính hoặc các giải thích tư pháp; 2) án lệ hướng dẫn được thay thế bởi các án lệ hướng dẫn mới.211 Có thể nói, quy trình tuyển chọn, biên tập, chỉnh lý và công bố án lệ hướng dẫn của Trung Quốc được xây dựng khá bài bản, khoa học. 2.2 Sơ lược về thực trạng áp dụng án lệ hiện nay của Trung Quốc: Hiện nay Trung Quốc có 03 loại án lệ, cụ thể như sau: i) Án lệ hướng dẫn, hoặc có tên gọi khác là án lệ chỉ đạo (指导性案例) do Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc lựa chọn, biên tập và công bố, có tính ràng buộc đối với tất cả các tòa án cấp dưới trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Loại án lệ này có vai trò chính trong việc hoàn thiện hệ thống quy phạm tư pháp Trung Quốc, duy trì tính liên tục và thống nhất của hệ thống tư pháp quốc gia, thể hiện cao độ tính tương thích, hài hòa của hệ thống tư pháp (giữa án lệ và hệ thống pháp luật thành văn) ; ii) Án lệ tham chiếu (hay còn gọi là án lệ thị phạm, án lệ mẫu mực 示范性案例): Vào cuối năm 2020, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã ban hành một văn bản đặc biệt yêu cầu các Tòa án cấp tỉnh công bố các án lệ tham chiếu, qua đó thiết lập thêm quy chế của các án lệ tham chiếu, loại án lệ này có giá trị tham khảo cho các tòa án, thẩm phán khác mà không có giá trị ràng buộc hay bắt buộc phải tuân theo. Tuy nhiên, loại án lệ này đóng vai trò tăng cường, thúc đẩy tính thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật ở Trung Quốc. iii) Án lệ thông thường (一般性案例: Là loại án lệ đề cao giá trị trí tuệ và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để các thẩm phán, các tòa án tham khảo, trao đổi, rút kinh nghiệm. Đây được coi là nguồn tham khảo nhằm xây dựng, hình thành cơ chế, điều kiện hình thành tiền lệ pháp nói chung.212 Trong ba loại án lệ vừa nêu, án lệ hướng dẫn là loại án lệ có giá trị cao nhất và có tính bắt buộc. Cơ quan có thẩm quyền lựa chọn và công bố án lệ hướng dẫn duy nhất ở Trung Quốc là Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc. Hệ thống án lệ hướng dẫn của Trung Quốc đã được đẩy mạnh triển khai gần 10 năm nay, việc áp dụng án lệ hướng dẫn trong hoạt động tư pháp đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn cả trong thực tiễn và học thuật. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã tiến hành 24 đợt ban hành với tổng cộng 139 án lệ hướng dẫn, trong đó có 91 án lệ hướng dẫn áp dụng trong thực tiễn tư pháp, 48 án lệ chưa áp dụng. So với cùng kỳ năm 2018 (78 án lệ), số án lệ hướng dẫn áp dụng năm 2019 đã cao hơn 13 án lệ. Các trường hợp viện dẫn án lệ năm 2019 là 5104 trường hợp áp dụng, tăng 2006 trường hợp áp dụng so với năm 211 Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (2015) “Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ” TAND TC Trung Quốc truy cập ngày 12/8/2015. 212 Gu Pei Dong (2021) “Vị trí, chức năng các loại án lệ theo pháp luật Trung Quốc”, Tạp chí Pháp luật Trung Quốc , truy cập ngày 18/8/2021. 144
- 2018 (3098 trường hợp), đây là một sự gia tăng đáng kể. Trong đó, 36 án dân sự, thương mại áp dụng ở 3690 vụ, 18 án hình sự áp dụng ở 84 vụ, 15 án hành chính áp dụng ở 1106 vụ. 14 án lệ hướng dẫn loại hình sở hữu trí tuệ được áp dụng ở 76 vụ, và 3 án lệ hướng dẫn loại hình bồi thường nhà nước được áp dụng ở 67 vụ. Trong 5104 trường hợp nộp đơn liên quan đến tổng số 1.106 tòa án trên toàn Trung Quốc thì án lệ hướng dẫn số 24 được sử dụng thường xuyên nhất, con số này lên tới 1033 lần. Trong số 5104 trường hợp nộp đơn, các thẩm phán đã trích dẫn rõ ràng 1948 trường hợp, chiếm khoảng 38% trên tổng số.213 3. Một số hàm ý chính sách và kinh nghiệm cho Việt Nam Cũng tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là một quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, nhưng Trung Quốc mở cửa sớm hơn và quá trình hội nhập có thể coi là sớm hơn, sâu rộng hơn Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc hệ thống pháp luật Trung Quốc nói chung và quá trình xây dựng, chỉnh lý, công bố và áp dụng án lệ ở Trung Quốc nói riêng mang lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý giá có thể khai thác, nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả của tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam. Có thể tóm tắt bằng những ý chính sau đây: Thứ nhất, việc nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống thông luật (common Law) thì việc nghiên cứu, tuyển chọn và áp dụng án lệ nên là một ưu tiên trọng tâm nhằm hòa nhập với dòng chảy, trào lưu chung của khu vực và thế giới. Điều này không những có ý nghĩa quan trọng trong khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, tính cứng nhắc của hệ thống pháp luật thành văn mà còn tạo động lực cho quá trình hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài. Thứ hai, việc xây dựng chiến lược, kế hoạch nhằm áp dụng án lệ ở Việt Nam cần được triển khai bài bản, có những giải pháp căn cơ và toàn diện hơn, cần đầy mạnh hơn nữa quá trình này nhưng cũng cần tránh nóng vội, phải vừa đảm bảo được tính dung hoà, phải vừa gìn giữ tính bản sắc và có tính đến tình hình đặc thù ở Việt Nam. Thứ ba, cần kiên định nhận thức án lệ là nguồn thứ yếu, có ý nghĩa bổ sung và có giá trị linh động, bổ trợ, “lấp đầy” khoảng trống pháp lý của luật thành văn. Nghĩa là, về bản chất án lệ có giá trị thấp hơn hệ thống các quy phạm pháp luật thành văn, và chỉ có giá trị trong ngắn hạn. Vì khi pháp luật thành văn sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy định về các vấn đề tạm được điều chỉnh bằng án lệ thì án lệ đó mặc nhiên hoàn thành sứ mệnh của mình. Thứ tư, án lệ có giá trị rất lớn trong việc hoàn thiện các quy phạm tư pháp nhưng cần áp dụng thận trọng, hết sức tránh tư tưởng “xốc nổi” hoặc “thần thánh hóa” nguồn luật án lệ. Vì nếu lạm dụng án lệ, rất dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, phá vỡ các nguyên tắc hiến định căn bản, có nguy cơ gây rối loạn hệ thống tư pháp. 213 TAND Tối cao Trung Quốc (2020) “Báo cáo ứng dụng tư pháp năm 2019 về các vụ án hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc”, TAND Tối cao Trung Quốc , truy cập ngày 11/8/2020. 145
- Thứ năm, cần đầy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu, phản biện đối với quá trình tuyển chọn, biên tập chỉnh lý, công bố và áp dụng án lệ để các chuyên gia, giới nghiên cứu và phản biện chính sách góp tiếng nói, đóng góp trí tuệ vào quá trình này nhằm nâng cao chất lượng, qua đó thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta. Kết luận Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới của nước ta, tiếp tục cải cách tư pháp nói chung và đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng án lệ nói riêng nhằm hoàn thiện hơn nữa lĩnh vực tư pháp là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Đẩy mạnh nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, đa dạng hóa nguồn nghiên cứu trong lĩnh vực này từ các nước thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, trong đó có Trung Quốc luôn là một phương án hiệu quả. Là một quốc gia có nhiều điểm tương đồng về bối cảnh lịch sử cũng như thể chế chính trị, văn hóa với Việt Nam, việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, tuyển chọn, áp dụng án lệ ở Trung Quốc cũng là một trong những lựa chọn khả dĩ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Wu Shu Chen (2018) “Pháp luật án lệ Trung Quốc cổ đại” nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc Truy cập 08/12/2018. 2/ Tòa án nhân dân cấp cao tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (2015) “Quy chế của Tòa án nhân dân tối cao về công tác hướng dẫn án lệ” TAND TC Trung Quốc truy cập ngày 12/8/2015. 3/ TAND Tối cao Trung Quốc (2019) “Đề cương cải cách năm năm lần thứ năm, giai đoạn 2019 – 2023” TAND Tối cao Trung Quốc truy cập ngày 27/02/2019. 4/ Gu Pei Dong (2021) “Vị trí, chức năng các loại án lệ theo pháp luật Trung Quốc”, Tạp chí Pháp luật Trung Quốc , truy cập ngày 18/8/2021. 5/ TAND Tối cao Trung Quốc (2020) “Báo cáo ứng dụng tư pháp năm 2019 về các vụ án hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc”, TAND Tối cao Trung Quốc truy cập ngày 11/8/2020. 146
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TIỀN LỆ PHÁP – HÌNH THỨC PHÁP LUẬT ĐẶC THÙ TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH - MỸ
10 p | 277 | 76
-
Áp dụng lẽ công bằng trong hoạt động xét xử của tòa án ở các nước Anh, Pháp và gợi mở cho Việt Nam
16 p | 14 | 5
-
Ảnh hưởng của thời gian thực hiện tạm dừng quan sát tại biển báo tạm dừng lên tỷ lệ tai nạn giao thông
9 p | 22 | 4
-
Một số vấn đề lý luận chung về án lệ
10 p | 37 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn