ÁP DỤNG BƯỚC ĐẦU QUY TRÌNH THEO DÕI<br />
NỒNG ĐỘ GENTAMICIN VÀ VANCOMYCIN<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Võ Thị Kiều Quyên*, Nguyễn Thanh Nhàn*, Nguyễn Thị Thu Trang*, Phạm Hồng Thắm*,<br />
Mai Phương Mai*<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Mục tiêu: Áp dụng quy trình theo dõi trị liệu cho hai thuốc có giới hạn trị liệu hẹp là Vancomycin và<br />
Gentamicin, với mong muốn góp phần đưa quy trình này thành công cụ hỗ trợ điều trị cho người Việt.<br />
Phương pháp: các bệnh nhân sử dụng vancomycin, hoặc gentamicin được chọn một cách ngẫu nhiên trong<br />
một nghiên cứu tiền cứu, được áp dụng quy trình theo dõi trị liệu thuốc (vancomycin hoặc gentamicin), trong đó<br />
có tính liều thuốc cho từng bệnh nhân, tiến hành đo nồng độ thuốc trong máu cũng như can thiệp để hiệu chỉnh<br />
liều thuốc sau khi có kết quả đo nồng độ thuốc trong máu, đồng thời theo dõi các tác dụng phụ liên quan trong<br />
suốt quá trình điều trị.<br />
Kết quả: Đã áp dụng quy trình theo dõi trị liệu thuốc trên 24 bệnh nhân có dùng Vancomycin và 40 bệnh<br />
nhân có dùng Gentamicin. Đối với vancomycin, quá trình tính liều theo cân nặng và clearance giúp dược sĩ tư<br />
vấn bác sĩ chọn chế độ liều khác so với ban đầu 11 ca (45,8%), trong đó 9 ca (82%) có nồng độ thuốc sau khi đo<br />
chứng minh sự can thiệp là hợp lý, đã có 8 ca cần hiệu chỉnh liều sau khi đo nồng độ thuốc (8/24 ca, chiếm 30%),<br />
Nồng độ thuốc là thông tin mà 100% bác sĩ tin cậy để hiệu chỉnh liều vancomycin. Đối với gentamicin ở chế độ<br />
đơn liều, việc áp dụng quy trình còn gặp khó khăn do nhiều lý do, nhiều nhất là tâm lý e ngại khi dùng liều cao<br />
như khuyến cáo của quy trình (5 – 7 mg/kg cho chế độ dùng đơn liều). Kết quả 100% không đạt nồng độ đỉnh<br />
như khuyến cáo của quy trình. Đối với gentamicin chế độ đa liều, 100% được can thiệp tăng liều và 100% đạt<br />
nồng độ khuyến cáo theo quy trình.<br />
Bàn luận: Theo dõi trị liệu thuốc có giới hạn trị liệu hẹp như vancomycin và gentamicin là cần thiết để đảm<br />
bảo hiệu quả điều trị và hạn chế thấp nhất độc tính. Cần cân nhắc trên thực tế lâm sàng để áp dụng quy trình sao<br />
cho đạt hiệu quả cao nhẩt với phí tổn thấp nhất.<br />
Từ khóa: Theo dõi sử dụng thuốc<br />
<br />
ABSTRACT<br />
FIRST STEP APPLYING THERAPEUTIC DRUG MONITORING FOR VANCOMYCIN,<br />
GENTAMICIN IN GIA ĐINH HOSPITAL.<br />
Vo Thi Kieu Quyen, Nguyen Thanh Nhan, Nguyen Thi Thu Trang, Pham Hong Tham,<br />
Mai Phuong Mai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 344 - 351<br />
Objectives: Apply therapeutic drug monitoring process for two drugs, which have narrow therapeutic range.<br />
Vancomycin and Gentamicin, with a desire to contribute this process become a support tools for the treatment of<br />
Vietnamese.<br />
Method: patients using vancomycin or gentamicin were randomly selected in a prospective study. We applied<br />
the process of monitoring drug therapy (vancomycin or gentamicin), which calculated dose for each patients,<br />
measured initiate drug concentrations, intervented to adjust the dose base on levels of drug in the blood, as well as<br />
* Khoa Dược, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Địa chỉ liên lạc: DS Võ Thị Kiều Quyên ĐT: 0903.368.029 Email: quyenpharm3@yahoo.com<br />
<br />
344<br />
<br />
monitoring the side effects during treatment.<br />
Results: Apply the process of therapeutic drug monitoring on 24 patients using Vancomycin and 40 patients<br />
using gentamicin,For vancomycin, calculation of dose base on weight and clearance helped pharmacists<br />
consulting physicians to select a different initial dose of 11 cases (45,8%), in which 9 cases (82%) had levels of<br />
drug demonstrated that the intervention is reasonable. There were 8 cases needing to edit the dose base on the<br />
levels of drug (8/24 cases, occupies 30%). Levels of drug are trusted by doctors to adjust vancomycin dose.For<br />
gentamicin in single daily dosing, applying the process were difficult due to many reasons. In which, most<br />
physicians were afraid when have to use high doses as recommended by the process (5-7 m/kg for singles daily<br />
dosing). Results, 100% peak concentration do not reach to recommended by the process. For gentamicin multi<br />
daily dosing, 100% were interfered to increase the dose and 100% reached to the recommended concentration<br />
level.<br />
Board of theory: Therapeutic drug monitoring of narrow therapeutic range drug such as vancomycin and<br />
gentamicin is necessary to ensure effective treatment and minimize toxicity. Apply the process of therapeutic drug<br />
monitoring base on the actual clinical practice in order to reach for the most effective with as low-cost as possible.<br />
Key words: Therapeutic drug monitoring, vancomycin, gentamicin, tdm<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vấn đề TDM được đặt ra vào khoảng thập niên 50, khi có những nghiên cứu chứng minh có sự<br />
liên quan giữa nồng độ thuốc trong máu và tác dụng của thuốc.<br />
Gần đây, một số nhóm nghiên cứu trong nước bắt đầu quan tâm và đã tiến hành nghiên cứu về<br />
TDM. Trong đó, đề tài “Xây dựng quy trình theo dõi trị liệu dựa trên nồng độ của một số thuốc có<br />
giới hạn trị liệu hẹp ở người Việt Nam” do PGS, TS, Mai Phương Mai & TS, Phan Thị Danh” đang<br />
tiến hành tại Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm theo dõi nồng độ một số thuốc có giới hạn trị liệu hẹp<br />
(trong đó có nhóm aminoglycosid và vancomycin), từ đó xây dựng qui trình theo dõi nồng độ<br />
thuốc có giới hạn trị liệu hẹp phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.<br />
Từ những kết quả bước đầu của nghiên cứu trên, quy trình đề nghị đã được xây dựng. Tiếp theo,<br />
quy trình này cần được triển khai áp dụng trên thực tế để chứng minh tính hiệu quả, và điều chỉnh cho<br />
phù hợp với điều kiên thực tế.<br />
Với mong muốn góp phần xây dựng quy trình TDM ở Việt Nam nói chung, TDM cho Gentamicin<br />
và Vancomycin nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài này tại Bv. Nhân Dân Gia Định nhằm ứng dụng<br />
bước đầu để thực tế hóa quy trình đã đề ra.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung<br />
Bước đầu ứng dụng quy trình theo dõi nồng độ trong trị liệu được đề ra từ giai đoạn 1 của kháng<br />
sinh Vancomycin và kháng sinh nhóm Aminoglycosid (đại diện là Gentamicin), góp phần hoàn thiện<br />
quy trình TDM kháng sinh.<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Bước đầu ứng dụng quy trình theo dõi nồng độ Vancomycin và Gentamicin trên thực tế.<br />
Rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp để hoàn thiện quy trình TDM Vancomycin và kháng sinh<br />
nhóm Aminoglycosid (Gentamicin).<br />
Bước ñầu thí ñiểm khả năng thực hiện TDM tại BV. Nhân Dân Gia Định<br />
<br />
345<br />
<br />
.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân nội trú có y lệnh sử dụng gentamicin hoặc vancomycin ở bệnh viện NDGĐ<br />
trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến 20/04/2009 trừ các đối tượng sau: dưới 15<br />
tuổi, dùng kháng sinh điều trị nhiễm trùng nội sọ, đang thẩm phân máu hay phúc mạc,<br />
đang mang thai.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu – cỡ mẫu<br />
Thử nghiệm lâm sàng:<br />
Áp dụng quy trình TDM Vancomycin cho 24 bệnh nhân phù hợp điều kiện nghiên cứu.<br />
Áp dụng quy trình TDM Gentamicin cho 40 bn phù hợp điều kiện nghiên cứu.<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
Trang thiết bị: máy AXSYM (định lượng thuốc bằng phương pháp FPIA), hóa chất định<br />
lượng Gentamicin và Vancomycin theo máy, dụng cụ kèm theo.<br />
Thuốc sử dụng: Vancomycin 0,5g-1g (Teva- Hungary) dùng đường truyền IV,<br />
Gentamicin 80mg (Bidipha – VN) dùng tiêm IM.<br />
Phương pháp: dựa theo quy trình đã đề ra<br />
<br />
Các bước tiến hành quy trình<br />
Thu thập dữ liệu về bệnh nhân.<br />
Chọn liều dùng điều trị<br />
Đo nồng độ thuốc trong máu.<br />
Theo dõi tiến triển của bệnh nhân.<br />
Theo dõi các dấu hiệu độc tính, khả năng tương tác thuốc.<br />
Đề nghị chỉnh liều khi nồng độ thấp hơn khoảng trị liệu và bệnh nhân đáp ứng không<br />
tốt hoặc khi nồng độ cao hơn khoảng trị liệu và có thể gây độc<br />
Kiểm tra nồng độ đáy khi trị liệu kéo dài<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Quy trình TDM VANCOMYCIN<br />
<br />
Biểu đồ 1: Sơ lược về dân số nghiên cứu<br />
<br />
346<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố theo tuổi và theo giới<br />
<br />
Biểu đồ 3: Biểu diễn Clearance theo tuổi<br />
Nhận xét: nhóm bệnh nhân có creatinin < 65 ml/phút là 50%, chủ yếu tập trung ở nhóm<br />
bệnh nhân trên 55 tuổi. Đây là nhóm cần được quan tâm chỉnh liều.<br />
<br />
Một số thống kê sau khi áp dụng quy trình<br />
Chế độ điều trị vancomycin đã dùng<br />
Bảng 1: Chế độ liều dung vancomycin<br />
Chế<br />
ñộ<br />
liều<br />
Tổng<br />
số<br />
<br />
1g/48<br />
giờ<br />
2<br />
<br />
0,5g/<br />
12<br />
giờ<br />
5<br />
<br />
1g/<br />
24<br />
giờ<br />
1<br />
<br />
0,5 g /<br />
8 giờ<br />
<br />
1g/1<br />
2giờ<br />
<br />
1g<br />
/8giờ<br />
<br />
1<br />
<br />
14<br />
<br />
1<br />
<br />
Biểu đồ 4: Chế độ liều dùng vancomycin<br />
<br />
347<br />
<br />
Ghi chú: Chờ kết quả đo nồng độ. Có can thiệp liều theo quy trình<br />
trình<br />
<br />
Mức liều tối đa theo khuyến cáo của quy<br />
<br />
Kết quả đo nồng độ thuốc lần 1<br />
<br />
Biểu đồ 5: Nồng độ đáy vancomycin<br />
<br />
Biểu đồ 6: Nồng độ đỉnh vancomycin<br />
Dựa vào quy trình, chúng tôi đã tiến hành hiệu chỉnh liều 8 ca (30% tổng số) theo kết<br />
quả nồng độ đáy đo được, trong đó 4 ca tăng liều và 4 ca giảm liều. Trong 8 ca đã hiệu<br />
chỉnh, có 5 ca thuộc nhóm không can thiệp liều từ đầu, 2 thuộc nhóm có can thiệp liều và 1<br />
ca thuộc nhóm đồng thuận liều ban đầu.<br />
<br />
Quá trình theo dõi trong trị liệu<br />
<br />
348<br />
<br />