Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ÁP DỤNG KỸ THUẬT SIÊU ÂM XÂY DỰNG HÌNH ẢNH TRƯỜNG VẬN<br />
TỐC VÀ TRƯỜNG HỆ SỐ SUY GIẢM NGHIÊN CỨU SỰ PHÁ HỦY<br />
VẬT LIỆU BÊ TÔNG TRÊN MÁY NÉN ĐƠN TRỤC<br />
Bùi Trường Sơn<br />
Tóm tắt: Báo cáo này trình bày một ứng dụng của kỹ thuật siêu âm để nghiên<br />
cứu quá trình phá hủy vật liệu thông qua việc xây dựng hình ảnh trường vận tốc và<br />
trường hệ số suy giảm sóng siêu âm cho cả ba loại sóng (1 sóng dọc và 2 sóng<br />
ngang). Thuật toán SART (Simultaneous Algebraic Reconstruction Technique) đã<br />
được sử dụng để xây dựng hình ảnh, kết quả cho thấy hướng phát triển của vùng<br />
phá hủy trên hình ảnh theo sự tăng của tải trọng đơn trục. Hình ảnh trường vận tốc<br />
và trường hệ số suy giảm sóng siêu âm trùng với mặt phá hủy của mẫu vật liệu quan<br />
sát được sau thí nghiệm.<br />
Từ khóa: Siêu âm; Hình ảnh; Vận tốc; Hệ số suy giảm.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phương pháp chụp cắt lớp hình ảnh thường được dùng để nghiên cứu thành phần, cấu<br />
trúc và sự biến đổi bên trong của một đối tượng. Tên của phương pháp xuất phát từ tiếng<br />
Hy Lạp "tomos" và "graphein", người ta có thể lập bản đồ 2D hoặc 3D của một hoặc nhiều<br />
tham số vật lý thông qua các phép đo các thông số của sóng siêu âm, các tia truyền qua<br />
hoặc bị phản xạ bởi đối tượng nghiên cứu. Một số phương pháp chụp cắt lớp hay sử dụng<br />
hiện nay như chụp cắt lớp siêu âm, điện từ, điện, nhiệt, tia X hoặc gamma [11].<br />
Ưu điểm của phương pháp chụp cắt lớp bằng sóng siêu âm đó là có thể xây dựng hình<br />
ảnh quá trình phá hủy của đối tượng nghiên cứu [3-5, 8-9, 12]. Các tác giả Chow.T.M.,<br />
Meglis I.L và Young R.P [4] đã nghiên cứu sự phá hủy của đá granite trên máy nén đơn<br />
trục bằng hình ảnh chụp cắt lớp siêu âm, từ hình ảnh của trường vận tốc sóng siêu âm ban<br />
đầu cho thấy mẫu đá có tính bất đẳng hướng do sự xuất hiện các các vi khe nứt có sẵn. Sau<br />
đó, dưới ảnh hưởng của sự tăng tải trọng, trên hình ảnh chụp cắt lớp thấy được sự phát<br />
triển các khe nứt theo hướng song song với tải trọng tác dụng. Nghiên cứu của Scott và<br />
Younane A[12] về quá trình phá hủy mẫu đá vôi trên thiết bị nén ba trục bằng cách lập bản<br />
đồ vận tốc của sóng siêu âm. Kết quả cho thấy hình ảnh của trường vận tốc của sóng siêu âm<br />
trong mẫu đá vôi giảm khi tải trọng tác dụng tăng. Khi tải trọng đạt gần đến tải trọng phá<br />
hủy (σmax), có thể quan sát thấy một vùng, nơi mà ở đó vận tốc sóng siêu âm giảm mạnh.<br />
Hướng phát triển của vùng này trùng với mặt phá hủy của mẫu nghiên cứu sau thử nghiệm.<br />
Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ, các nghiên cứu của các tác giả trước đây mới chỉ<br />
hướng tới việc xây dựng hình ảnh quá trình phá hủy vật liệu bằng trường vận tốc của sóng<br />
dọc mà chưa đề cập tới việc sử dụng các sóng ngang và đặc biệt là hệ số suy giảm cho cả 3<br />
loại sóng (1 sóng dọc và 2 sóng ngang) trong nghiên cứu đặc tính phá hủy của vật liệu.<br />
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hình ảnh chụp<br />
cắt lớp sóng siêu âm bằng trường vận tốc và hệ số suy giảm cho sóng dọc và các sóng<br />
ngang trên mẫu bê tông được thí nghiệm trong tổ hợp thiết bị máy nén đơn trục và hệ<br />
thống siêu âm.<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Thiết bị nghiên cứu và mẫu thí nghiệm<br />
Thiết bị nghiên cứu của phòng thí nghiệm đa ngành thuộc Trường Bách khoa Orleans<br />
bao gồm hai hệ thống cơ bản: hệ thống máy nén đơn trục và hệ thống siêu âm. Hai hệ<br />
thống này được kết nối bởi các đầu đo siêu âm gắn trên mẫu nghiên cứu (hình 1). Hệ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 237<br />
Toán học, Cơ học & Ứng dụng<br />
thống máy nén đơn trục sẽ kiểm soát việc gia tải với tốc độ 0.05MPa/phút. Quá trình gia<br />
tải được tiến hành liên tục đến khi mẫu thí nghiệm bị phá hủy hoàn toàn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ kết hợp hệ thống siêu âm và máy nén đơn trục.<br />
Hệ thống siêu âm hiện đại của hãng Diagnostic Sonar được xây dựng để cùng lúc sử<br />
dụng tối đa 32 đầu đo và có thể đo được một sóng dọc và hai sóng ngang trên cùng một<br />
đầu đo siêu âm. Trong đó, sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng<br />
(ký hiệu P), hai sóng ngang có phương dao động nằm trong 2 mặt phẳng vuông góc với<br />
nhau và vuông góc với phương truyền sóng (ký hiệu SH và SV) [2]. Trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi sử dụng phương pháp đo trực tiếp với đầu đo siêu âm loại P143-01, có kích<br />
thước (10x10x7,5) mm của hãng Physics Instruments. Đầu đo này có tần số hoạt động 150<br />
KHz, cấu tạo gồm 3 lớp (X,Y,Z), có thể cùng 1 lúc đo được 1 sóng dọc và 2 sóng ngang<br />
(ký hiệu P và SSH, SSV) (hình 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu tạo đầu đo siêu âm P143-01.<br />
Các tín hiệu siêu âm được đo liên tục từ khi bắt đầu thí nghiệm cho đến khi mẫu bị<br />
phá hủy. Xử lý tín hiệu siêu âm bao gồm tính vận tốc, hệ số suy giảm sóng như sau [2]:<br />
- Vận tốc sóng siêu âm: V L / T (m/s) (1)<br />
Trong đó: V là vận tốc sóng siêu âm truyền từ đầu phát đến đầu thu siêu âm, m/s; L là<br />
khoảng cách giữ 2 đầu đo siêu âm, m; T là thời gian tín hiệu siêu âm truyền từ đầu phát<br />
đến đầu thu siêu âm, s.<br />
- Hệ số suy giảm của sóng siêu âm:<br />
1 Ar<br />
( f ) ln( ) (dB/m) (2)<br />
L A<br />
Trong đó: α(f) là hệ số suy giảm của sóng siêu âm khi truyền qua vật liệu có chiều dài<br />
L, dB/m; A’ và A là biên độ của phổ tín hiệu truyền qua vật liệu cần đo và vật liệu dùng để<br />
đo đối chứng [1-2].<br />
<br />
<br />
238 Bùi Trường Sơn, “Áp dụng kỹ thuật siêu âm … vật liệu bê tông trên máy nén đơn trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
Toàn bộ quá trình tính toán vận tốc và hệ số suy giảm sóng cho 1 sóng dọc và 2 sóng<br />
ngang trong quá trình thí nghiệm được tự động hóa bằng một phần mềm viết trong Matlab<br />
trên cơ sở sử dụng phương pháp AIC (Akaike Information Criterion) [2, 5].<br />
Mẫu bê tông dùng trong thử nghiệm được chế tạo theo tiêu chuẩn NF EN 196-1,<br />
thành phần bao gồm: cốt liệu thô có kích thước từ 2-5mm; cốt liệu nhỏ theo tiêu chuẩn<br />
CEN196-1-ISO679 có kích thước từ 0.08-2mm; xi măng Porland CEM II/B-LL 32,5R và<br />
nước. Tỷ lệ trộn các thành phần được xác định như sau: cốt liệu thô/cốt liệu mịn/xi măng<br />
là 2/1/1 và tỷ lệ nước/xi măng là 0.40.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hệ thống xây dựng hình ảnh chụp cắt lớp bằng phương pháp siêu âm.<br />
Các mẫu bê tông được chế tạo có kích thước (10x10x10) cm sau đó được bảo dưỡng<br />
trong nước trong thời gian 28 ngày ở nhiệt độ (20±1)0C, sau 28 ngày mẫu được đưa vào<br />
máy khoan để tạo mẫu hình trụ có đường kính 5cm, chiều cao 10cm. Trước khi thí nghiệm<br />
tất cả các mẫu đều được làm nhẵn bề mặt để đảm bảo sự tiếp xúc tốt nhất giữa các đầu đo<br />
và bề mặt mẫu trong quá trình đo vận tốc và hệ số suy giảm. Trên mỗi mặt cắt cần đo, đặt<br />
12 đầu đo siêu âm, trong đó có 10 đầu đo siêu âm đặt cách đều, đối diện nhau ở 2 cạnh bên<br />
của mẫu, phía trên và dưới của mẫu có 2 đầu đo được đặt trong tấm đệm giữa piton của<br />
máy nén và bề mặt mẫu (hình 3, 4).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ lắp đặt đầu đo siêu âm trong thí nghiệm.<br />
2.2. Thuật toán xây dựng hình ảnh<br />
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau dùng để xây dựng hình ảnh chụp cắt lớp<br />
như phương pháp giải tích, phương pháp đại số [1, 6, 7, 10, 11], cơ sở của các phương<br />
pháp này dựa vào việc dựng lại hình ảnh theo công thức (3) và hình 5.<br />
N<br />
p j R ji fi ; (1 j M ) (3)<br />
i 1<br />
<br />
Trong công thức (3): P là véc tơ chiếu ( p j ;1 j M ); f là đại lượng<br />
chiếu ( f i ;1 i N ) ; R là ma trận chiếu; M là số tia chiếu; N là số pixel.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 239<br />
Toán học, Cơ học & Ứng dụng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mô tả nguyên tắc cơ bản của thuật toán xây dựng hình ảnh.<br />
Trong báo cáo này sử dụng phương pháp SART (Simultaneous Algebraic<br />
Reconstruction Technique) để xây dựng hình ảnh trường vận tốc và trường hệ số suy giảm<br />
sóng cho cả ba loại sóng siêu âm [1, 10]. Thuật toán của phương pháp SART được viết<br />
cho xây dựng hình ảnh của trường vận tốc và trường hệ số suy giảm trình bày trong các<br />
công thức (4, 5, 6, 7).<br />
- Trường hợp xây dựng hình ảnh trường vận tốc sóng siêu âm:<br />
fi si si si 0 ,(i 1, 2,..., N ) (4)<br />
N N N N<br />
Pj T j T j T j 0 Rji si Rji 0 si 0 R ji ( si si 0 ) R ji si (5)<br />
i 1 i 1 i 1 i 1<br />
Trong công thức (4) và (5): Véc tơ đại lượng chiếu f là vận tốc của sóng dọc hoặc<br />
sóng ngang (hoặc giá trị nghịch đảo của vận tốc ) của mỗi pixel. Véc tơ chiếu P là thời<br />
gian truyền tín hiệu từ điểm phát đến điểm thu.<br />
- Trường hợp xây dựng hình ảnh trường hệ số suy giảm sóng siêu âm:<br />
fi i i iini (6)<br />
p j ln( Aj / Aref ) ln( Aj / Aref ) ln( Aj 0 / Aref ),( j 1, 2,..., M ) (7)<br />
Trong công thức (6) và (7): Véc tơ đại lượng chiếu f là trị số hệ số suy giảm của mỗi<br />
pixel của sóng dọc hoặc sóng ngang. Véc tơ chiếu P là tỷ lệ biên độ của tín hiệu thu được<br />
và tín hiệu đo tại thời điểm ban đầu [2].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (c) (d)<br />
Hình 6. Hình ảnh kiểm tra thuật toán xây dựng hình ảnh bằng phương pháp xếp<br />
chồng trường vận tốc và hệ số suy giảm cho 3 sóng (1 sóng dọc và 2 sóng ngang)<br />
trên mẫu có khe nứt chế tạo trước.<br />
Để kiểm tra thuật toán đã lập, chúng tôi đã thử nghiệm trên một mẫu bê tông có kích<br />
thước 7x14cm, trên mẫu đã tạo sẵn 1 khe nứt (hình 6a). Trên mẫu lắp đặt 24 đầu đo siêu<br />
âm để có thể chia được 96 pixel và 256 tia chiếu.<br />
Kết quả xây dựng hình ảnh bằng thuật toán được lập bằng phương pháp SART cho<br />
trường vận tốc và hệ số suy giảm cho cả 3 sóng (1 sóng dọc và 2 sóng ngang) cho thấy vị<br />
trí của khe nứt xác định bằng phương pháp chụp cắt lớp trùng với vị trí khe nứt tạo trước<br />
trên mẫu thí nghiệm (hình 6b,c,d).<br />
2.3. Kết quả nghiên cứu<br />
Trong các hình từ (7) đến (13) trình bày kết quả hình ảnh chụp cắt lớp trường vận tốc<br />
<br />
<br />
240 Bùi Trường Sơn, “Áp dụng kỹ thuật siêu âm … vật liệu bê tông trên máy nén đơn trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
và trường hệ số suy giảm cho 3 loại sóng trên mẫu bê tông dùng để thí ngiệm. Mỗi hình<br />
ảnh này được xây dựng trên cơ sở 55 tia chiếu và 96 pixel trong quá trình gia tải từ thời<br />
điểm ban đầu (σ=0) đến khi mẫu bị phá hủy hoàn toàn (σ=σmax).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b) (c)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(d) (e) (f)<br />
Hình 7. Hình ảnh chụp cắt lớp vận tốc (m/s) và hệ số suy giảm (dB/m) ở trạng thái ban đầu<br />
của sóng dọc VP (a) và (d), sóng ngang SSH (b) và (e), sóng ngang SSV (c) và (f).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
Hình 8. Hình ảnh chụp cắt lớp trường vận tốc của sóng dọc theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
Hình 9. Hình ảnh chụp cắt lớp trường vận tốc của sóng ngang SSH theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
Hình 10. Hình ảnh chụp cắt lớp trường vận tốc của sóng ngang SSV theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 241<br />
Toán học, Cơ học & Ứng dụng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
Hình 11. Hình ảnh chụp cắt lớp sự biến đổi của hệ số suy giảm (dB/m)<br />
của sóng dọc P theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
<br />
Hình 12. Hình ảnh chụp cắt lớp sự biến đổi của hệ số suy giảm (dB/m)<br />
của sóng ngang SSH theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(σ/σmax=20%) (σ/σmax=60%) (σ/σmax=80%) (σ/σmax=100%)<br />
Hình 13. Hình ảnh chụp cắt lớp sự biến đổi của hệ số suy giảm (dB/m)<br />
của sóng ngang SSV theo các giá trị của tải trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 14. Hình ảnh sự phá hủy của mẫu điển hình sau thí nghiệm.<br />
Từ kết quả xây dựng hình ảnh chụp cắt lớp trường vận tốc và hệ số suy giảm sóng<br />
siêu âm, có thể nhận xét như sau:<br />
- Ở trạng thái ban đầu, quan sát phần giữa của mẫu thí nghiệm có thể nhận thấy sự<br />
đồng đều của vận tốc và hệ số suy giảm, tuy nhiên, phần biên dọc của mẫu xuất hiện nhiều<br />
<br />
<br />
242 Bùi Trường Sơn, “Áp dụng kỹ thuật siêu âm … vật liệu bê tông trên máy nén đơn trục.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
“bóng” (artefact). Nguyên nhân của hiện tượng này là do số lượng đầu đo siêu âm còn ít,<br />
dẫn tới sự giảm số lượng phép đo trong vùng biên của mẫu.<br />
- Trong quá trình tăng tải trọng một trục, các hình từ (7) đến (13) thể hiện sự biến đổi<br />
tương đối các thông số vận tốc (hoặc nghịch đảo của vận tốc) so với giá trị ban đầu. Trên<br />
hình (8) có thể thấy một vùng phá hủy ở phía trên, bên phải xuất hiện ngay từ ứng suất<br />
σ/σmax=20%. Bắt đầu từ σ/σmax=20%, vùng phá hủy này ngày càng thấy rõ và mở rộng theo<br />
hướng xuống phía dưới, bên phải. Giá trị tuyệt đối của vận tốc (hoặc nghịch đảo của vận<br />
tốc) giảm mạnh trong khoảng từ σ/σmax=20% đến σ/σmax=80%. Sự suy giảm này trở nên<br />
mạnh mẽ cho đến thời điểm mẫu bị phá hủy.<br />
- Trên các hình (9), (10) có thể nhận thấy sự kém nhạy cảm của các sóng ngang so với<br />
sóng dọc, vùng phá hủy chỉ có thể nhận thấy bắt đầu từ σ/σmax=60%. Mặt khác, sự mở<br />
rộng của vùng phá hủy cũng khó nhận biết hơn so với sóng dọc.<br />
- Kết quả trên các hình (11), (12), (13) cho thấy vùng phá hủy khi gia tăng tải trọng dễ<br />
dàng nhận biết ngay từ σ/σmax= 20%, mức độ biến đổi của hệ số suy giảm đồng đều nhau<br />
cho cả 3 loại sóng siêu âm.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Trong báo cáo này trình bày một trong những ứng dụng của phương pháp siêu âm để<br />
nghiên cứu sự phá hủy bê tông thông qua việc xây dựng hình ảnh trường vận tốc và trường<br />
hệ số suy giảm của sóng siêu âm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của phương<br />
pháp siêu âm trong việc nghiên cứu sự phá hủy của vật liệu thực hiện trên máy nén đơn trục.<br />
Thuật toán SART (Simultaneous Algebraic Reconstruction Technique) đã được sử<br />
dụng để xây dựng hình ảnh trường vận tốc và trường hệ số suy giảm, hướng phát triển của<br />
vùng phá hủy trên hình ảnh trùng với hướng mặt phá hủy của mẫu sau thí nghiệm.<br />
Sử dụng sóng dọc để xây dựng hình ảnh trường vận tốc có vẻ hợp lý hơn so với hai<br />
sóng ngang, điều này có thể giải thích bởi sự khó khăn về mặt kỹ thuật khi thu nhận và xử<br />
lý tín hiệu đối với sóng ngang. Tuy nhiên, hình ảnh chụp cắt lớp của hệ số suy giảm cho cả<br />
ba loại sóng dường như ổn định hơn và ít bị ảnh hưởng bởi chất lượng của các tín hiệu.<br />
Lời cảm ơn: Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí từ Đề tài cấp cơ sở T16-09<br />
của Trường Đại học Mỏ - Địa chất và Trường Bách khoa Orleans, Cộng hòa Pháp.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Atkinson C.H., and Soria J., “Algebraic Reconstruction Techniques for<br />
Tomographic Particle Image Velocimetry”, Department of Mechanical Engineering,<br />
Monash University, Victoria, 3800 Australia (2007).<br />
[2]. BUI Truong Son., “Caractérisation et modélisation de l’endommagement des<br />
géomatériaux par méthode ultrasonore”, Thèse de doctorat, Université d’Orleans<br />
(2014).<br />
[3]. Charalampidou E.M., Hall S.A., Stanchits S., Lewis H., Viggiani G.,<br />
“Characterization of shear and compaction bands in a porous sandstone deformed<br />
under triaxial compression”, Tectonophysics Vol. 503 (2011), pp. 8-17.<br />
[4]. Chow T.M., Meglis I.L, Young R.P., “Progressive microcrack development in tests<br />
on Lac du Bonnet granite II. Ultrasonic tomographic imaging”, Int. J. Rock Mech.<br />
Min.Sci. & Geomech. Abstr. Vol. 32(8) (1995), pp. 751-761.<br />
[5]. Chow T.M., Meglis I.L., Martin C.D., Young R.P., “Assessing in situ microcrack<br />
damage using ultrasonic velocity tomography”, International Journal of Rock<br />
Mechanics&Mining Sciences Vol. 42 (2005), pp. 25-34.<br />
[6]. Françoise P., Line G., Isabelle M., “Introduction to 2D and 3D Tomographic<br />
Methods Based on Straight Line Propagation: X-ray, Emission and Ultrasonic<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CBES2, 04 - 2018 243<br />
Toán học, Cơ học & Ứng dụng<br />
Tomography”, Traitement du Signal Vol. 13(4) (1996) - Supplément.<br />
[7]. Gordon R., Bender R., Herman G.T., “Algebraic Reconstruction Technique for<br />
Three-dimensional Electron Microscopy and X-ray photography”, Journal of<br />
Theoretical Biology Vol. 29 (1970), pp. 471-476.<br />
[8]. Hannachi M.T., “Étude du Comportement Mécanique des Joints Soudés lors du<br />
Soudage des Tubes par Induction à Haute Fréquence (HF)”, Thèse de doctorat,<br />
Université Hadj Lakhdar de Batna (2011).<br />
[9]. Lei X., Ziqiu X., “Ultrasonic velocity and attenuation during CO2 injection into<br />
water-saturated porous sandstone: Measurements using difference seismic<br />
tomography”, Physics of the Earth and Planetary Interiors Vol. 176 (2009), pp. 224-<br />
234.<br />
[10]. Lu W and Yin F., “Adaptive algebraic reconstruction technique”, Med. Phys. Vol.<br />
31 (2004), pp. 3222-3230.<br />
[11]. Nguyen D.T., “Développement d’algorithme de reconstruction tomographique pour<br />
l’analyse pixel d’échantillon biologique”, Thèse de doctorat, Université Bordeaux I<br />
(2008).<br />
[12]. Scott and Younane A., “Acoustical Imaging and Mechanical Properties of Soft<br />
Rock and Marine Sediments”, Report Issued: PoroMechanics Institute The<br />
University of Oklahoma (2004).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
APPLICATION OF METHOD ULTRASONIC TOMOGRAPHY FOR STUDY<br />
DESTRUCTION OF BETON UNDER UNIAXIAL COMPRESSION<br />
In this paper, an application of the ultrasonic system to study the process of<br />
destruction materials through tomography images velocity and attenuation<br />
coefficient of ultrasound for both three waves (1 wave longitudinal and 2 waves<br />
transverse) is presented. An algorithm of reconstruction image SART (Simultaneous<br />
Algebraic Reconstruction Technique) has used; The results showed images of the<br />
development with increased in the load. This image coincides with the destruction of<br />
the geo-material has observed after experiment.<br />
Keywords: Ultrasound; Image; Velocity; Coefficient of attenuation.<br />
<br />
Nhận bài ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 3 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.<br />
Email: buitruongson@humg.edu.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
244 Bùi Trường Sơn, “Áp dụng kỹ thuật siêu âm … vật liệu bê tông trên máy nén đơn trục.”<br />