intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả ảnh hưởng từ các yếu tố, tác giả đóng góp thêm những hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp hiểu hơn về người tiêu dùng của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) VÀ LỐI SỐNG ĐIỆN TỬ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA CĂN HỘ THÔNG MINH CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Phương* Khoa Marketing - Kinh Doanh Quốc Tế, Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: phuongnd23nqt@hutech.edu.vn TÓM TẮT Thời đại phát triển của công nghệ và Internet đã kéo theo hàng loạt thay đổi mới trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng hiện nay. Trong số đó là xu hướng sử dụng căn hộ thông minh tại các đô thị trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khai thác các yếu tố từ mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM) và lối sống điện tử có ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh với dữ liệu thu thập từ 192 khảo sát của khách hàng trẻ. Kết quả cho thấy yếu tố “Cảm nhận tính hữu ích” có mức ảnh hưởng cao nhất. Nghiên cứu không chỉ đóng góp vào nguồn tham khảo học thuật mà còn giúp doanh nghiệp có thêm định hướng mới phát triển kinh doanh. Từ khoá: Căn hộ thông minh, lối sống điện tử, mô hình chấp nhận công nghệ, ý định mua hàng. 1. TỔNG QUAN Sự phát triển của nền Công nghiệp 4.0 và Internet vạn vật (Internet of Things-IoT) đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt đối với thị trường nhà thông minh tại Việt Nam. Tốc độ phát triển đô thị và đổi mới công nghệ ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam - Hà Nội và Hồ Chí Minh đã khiến cho thị trường nhà thông minh ở đây có tiềm năng lớn (B & Company World Intelligence, 2023). Theo báo cáo của Statista, doanh thu từ thị trường nhà thông minh Việt Nam đã đạt khoảng 179 triệu USD vào tháng 8/2020 và dự kiến sẽ đạt 524 triệu USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng hàng năm (CAGR) là 23,9%. Nguồn động lực chính cho sự phát triển của thị trường nhà thông minh ở Việt Nam bao gồm quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự gia tăng của người sử dụng điện thoại thông minh (Insider Intelligence - Doanh Chính tổng hợp, 2023) và sự tăng cường tỷ lệ của thế hệ Millennials trong dân số. Mặc dù một số người dùng đã thấy thuận lợi khi sử dụng nhà thông minh, nhưng có cả quan ngại về sự phức tạp và ảnh hưởng đối với người già trong gia đình. Các phân khúc chính như điều khiển và kết nối, an ninh, thiết bị thông minh, quản lý năng lượng, tiện nghi và ánh sáng chiếm hơn 70% tổng giá trị doanh thu, trong đó hạn mục "điều khiển và kết nối" được dự báo là phân khúc có sự tăng trưởng nhanh nhất trong 5 năm tới. Tạp chí Vietnaminsider đã đề cập, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng lưu lượng điện thoại thông minh cũng như sự gia tăng của thế hệ trẻ và mức độ hiểu biết về công nghệ ngày càng tăng của họ sẽ thúc đẩy sự ưa thích của người dùng đối với công nghệ. Bài viết của Vnexpress (2020) cũng cho rằng một số người dùng đã làm quen rất tốt với ngôi nhà thông minh mới của mình. Họ cho rằng, hệ thống này có ưu điểm là tiện lợi, an toàn và tiết kiệm năng lượng khi vận hành. Tuy nhiên, số lượng nhà thông minh tại Việt Nam vẫn khá nhỏ so với tổng số hộ gia đình, đặc biệt là do chi phí lắp đặt công nghệ thông minh có thể làm tăng giá bất động sản, hạn chế thị trường ở phân khúc cao cấp. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hành vi, ý định sử dụng và mua nhà thông minh với nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau được chứng minh. Cụ thể trong nghiên cứu của tác giả Pliatsikas và cộng sự (2022) đã dựa vào lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và nhân khẩu học để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của khách hàng tại Hy Lạp từ các yếu tố: nhận thức giá trị tương thích, nhận thức về tính hữu dụng, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về chi phí, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về sự thích thú và niềm tin. Zap và Kamaruddin (2023) cũng khai thác lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào bài nghiên cứu của mình để đánh giá tính hữu dụng và tính dễ sử dụng trong ý định sử dụng nhà thông minh thông qua Internet vạn vật (IoT). Các nghiên cứu đã khai thác đa dạng các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của người dân. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều các rào cản ảnh hưởng đến việc ra quyết định mua một ngôi nhà thông minh bao gồm tâm lý truyền thống, chi phí cao và lo ngại về sự phức tạp của việc cài đặt 127
  2. (B & Company World Intelligence, 2023). Đối với nhà phát triển bất động sản, việc xây dựng nhà thông minh đòi hỏi các phương pháp xây dựng hiện đại và kết nối mạng tốt hơn. Mặc dù chi phí lắp đặt cao là một thách thức, nhưng thị trường nhà thông minh vẫn hướng tới các gia đình trẻ sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống. Đối với những nhà phát triển, việc phát triển nhà thông minh không chỉ là sử dụng công nghệ mà còn đặt ra yêu cầu về môi trường thân thiện, tiết kiệm năng lượng và an toàn. Song song đó, việc thay đổi trong hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng (Forbes, 2021) và xu hướng phong cách sống điện tử (García-Fernández et al., 2020) ngày càng phát triển trong thời kì mới đã thúc đẩy cho các doanh nghiệp bất động sản, nhà quản trị cần có hướng tiếp cận phù hợp, nghiên cứu sâu hơn về lối sống mới của khách hàng, những khía cạnh đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trẻ khi đưa ra ý định mua các dự án căn hộ thông minh hiện nay. Tóm lại, việc thích ứng với nhà thông minh ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng là quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng và tạo ra giá trị gia tăng cho ngành bất động sản. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng tiềm năng tăng trưởng của thị trường vẫn cao khi người tiêu dùng nhận ra lợi ích của giải pháp nhà thông minh. Mục tiêu của bài viết là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả ảnh hưởng từ các yếu tố, tác giả đóng góp thêm những hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp hiểu hơn về người tiêu dùng của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model- TAM) Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) (Ajzen, 1975) giải thích mối quan hệ giữa thái độ của con người, ý định hành vi và hành vi thực tế của họ, hành vi sau này bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội chủ quan. Dựa trên lý thuyết này, Davis (1989) đã phát triển mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model- TAM) với mục đích giải thích cách người tiêu dùng sử dụng và chấp nhận công nghệ thông tin mới. TAM liên quan đến hai các yếu tố cơ bản, mức độ dễ sử dụng được nhận thức (Perceived Easy of Use - PEU) và mức độ nhận thức sự hữu ích (Perceived Usefulness - PU) với hệ quả là ý định hành vi và hành vi thực tế tiếp theo của cá nhân. Hình 1. Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) (Nguồn: Davis, 1989) Lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến hành vi của người dùng trong việc sử dụng công nghệ thông tin đã được phát triển bởi nhóm tác giả V. Venkatesh, M. G. Morris và F. D. Davis (2003), lý thuyết này đã cung cấp một mô hình toàn diện về lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT). Đến năm 2012, mô hình này đã được mở rộng và phát triển thành hai mô hình riêng biệt, đó là UTAUT1 và UTAUT2. Hai mô hình này đã được nhiều tác giả kế thừa và đưa vào trong nghiên cứu của họ trên các lĩnh vực khác nhau. Chi tiết so sánh được trình bày ở Hình 2. 128
  3. Hình 2. Mô hình thống nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT1 và UTAUT2 Ở nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào bài viết của mình nhằm mục đích khám phá được sự ảnh hưởng của cảm nhận sự hữu ích và việc dễ sử dụng của công nghệ nói chung và lối sống điện tử nói riêng có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của khách hàng trước khi có ý định mua một ngôi nhà thông minh thời đại hiện nay, chính vì vậy mô hình TAM sẽ được tác giả thừa kế lại trong mô hình trong nghiên cứu của mình. 2.1.2 Khái niệm lối sống điện tử (E-Lifestyle) Lối sống thể hiện cách mọi người sống, cách họ tiêu tiền và cách họ phân bổ thời gian của họ. Do đó, có thể kết luận rằng lối sống là một khuôn mẫu của một người được thể hiện qua các hoạt động, sở thích và thói quen về tiêu tiền và cách sử dụng thời gian (Zahra & Anoraga, 2021). Lối sống điện tử là một phong cách cuộc sống xuất phát từ các hoạt động, sở thích, thời gian và quan điểm của người sử dụng số hóa. Đây là một cách sống mà sản phẩm và dịch vụ kết hợp với công nghệ và thông tin. Lối sống điện tử có thể cung cấp một nền tảng quan trọng cho các nhà tiếp thị và nhà thiết kế dịch vụ tiếp thị để hiểu về khách hàng (Panigoro và cộng sự, 2018). Lối sống điện tử theo định nghĩa của Hassan et al. (2015) là một khuôn mẫu mà người ta lãng phí thời gian và tiền bạc thông qua internet và các phương tiện điện tử. Có bốn giai đoạn cụ thể là hoạt động điện tử (e-activities), quan tâm điện tử (e-interest), ý kiến điện tử (e-opinions) và giá trị điện tử (e-values) (Yu, 2011). Người ta có thể quan sát hành vi của họ khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua internet để hỗ trợ cho các hoạt động của người khác. 2.1.3 Ý định mua hàng (Purchase Intention) Ý định là tiền đề trực tiếp của hành vi và cho thấy sự sẵn lòng của một người thực hiện hành vi đó. Biến phụ thuộc là ý định, được dự đoán bởi ba các biến độc lập: thái độ, Chuẩn mực chủ quan và Nhận thức kiểm soát hành vi. Chủ đích thay đổi theo thời gian và mối tương quan giữa ý định và hành động giảm dần theo thời gian khoảng cách tăng lên (Ajzen, 1991; Ajzen & Fishbein, 1980). Nghiên cứu của Chia et al. (2015) nói rằng ý định mua hàng có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua hàng hoặc khả năng mua sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Tweephoncharoen & Vongurai (2020) cho rằng ý định mua hàng là sự đánh giá hoặc phản ứng chủ quan được phản ánh bởi người tiêu dùng sau khi cân nhắc xem có nên mua một dịch vụ hoặc sản phẩm hay không. Ý định mua hàng còn được định nghĩa là ý định của khách hàng hoặc người mua, là thước đo đo lường xu hướng mua hàng tự nhiên của người mua hàng sản phẩm hoặc dịch vụ (Sarah, P, 2021). 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Mô hình nghiên cứu Từ việc kế thừa từ những lý thuyết nền tảng, cơ sở lý luận và tham khảo các công trình nghiên cứu trước. Tác giả đã tổng hợp chi tiết được bảng bên dưới để làm cơ sở cho các giải thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu: Bảng 1. Tổng hợp cơ sở lý luận và nghiên cứu trước (Nguồn: tác giả tổng hợp) Mã hoá Tên biến Thừa kế Tính hữu dụng (Perceived PU Davis (1989), García-Fernández (2020), Yap (2023) Usefulness) 129
  4. Tính dễ sử dụng PEU Davis (1989), García-Fernández (2020), Yap (2023) (Perceived Easy of Use) Thái độ sử dụng AT Davis (1989), García-Fernández (2020), Yap (2023) (Attitude) Lối sống điện tử (E- Yu (2011), Hassan et al. (2015), Panigoro et al.(2018), Zahra EL Lifestyle) & Anoraga (2021) Ý định mua (Purchase Ajzen(1991),Tweephoncharoen & Vongurai (2020), Sarah, P, PI Intention) (2021). Từ bảng tổng hợp trên, tác giả tiến hành đề xuất các giả thuyết liên quan và mô hình nghiên cứu như sau - Giả thuyết H1: Sự cảm nhận tính hữu ích có mối quan hệ tích cực đến Thái độ sử dụng của khách hàng. - Giả thuyết H2: Việc cảm nhận dễ sử dụng có mối quan hệ tích cực đến Thái độ sử dụng của khách hàng - Giả thuyết H3: Thái độ sử dụng có mối quan hệ tích cực đến việc ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng. - Giả thuyết H4: Lối sống điện tử có mối quan hệ tích cực đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng. Hình 3. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng quan cơ sở lý thuyết, tham khảo từ các nghiên cứu trước để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu. Căn cứ trên nghiên cứu định tính này, bảng câu hỏi đã được hoàn thành và sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Tác giả xây dựng bảng khảo sát gồm 20 câu hỏi, được khảo sát trên thang điểm 5 Likert để thu thập dữ liệu. Đối tượng khảo sát là những khách hàng trẻ đang có nhu cầu và ý định mua các dự án căn hộ thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh với độ tuổi từ 25 đến 40. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách trực tiếp phỏng vấn và gián tiếp qua google form với tổng cộng có 210 bảng khảo sát đã được phát ra và thu về 192 phiếu hợp lệ. Các câu hỏi được thu thập và được phân tích tại phần mềm SPSS và mô hình cấu trúc tuyển tính SEM trong AMOS. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis – CFA) Bảng 2. Tổng hợp phân tích giá trị hội tụ và phân biệt CR AVE MSV MaxR(H) PU. PEU. PI. EL. AT. PU 0,843 0,575 0,129 0,851 0,758 PEU 0,864 0,617 0,108 0,882 0,329 0,785 PI 0,843 0,578 0,090 0,875 0,055 0,205 0,760 EL 0,829 0,550 0,145 0,844 0,114 0,296 0,300 0,742 AT 0,812 0,521 0,145 0,819 0,359 0,291 0,264 0,381 0,722 Kết quả CFA sau khi xét mối tương quan giữa sai số biến quan sát cho thấy mô hình có GFI = 0,868>=0,8; CFI = 0,919>=0,9; Chi-bình phương/df = 1,952
  5. Qua kết quả phân tích và tính toán cho thấy (Bảng 2), giá trị độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability – CR) đều lớn hơn 0.7 và phương sai trung bình được trích (Average Variance Extracted –AVE) đều lớn hơn 0.5. Căn bậc hai phương sai trung bình được trích Square Root of AVE (SQRTAVE) > Tương quan giữa các cấu trúc Inter-Construct Correlations (Hair và cộng sự (2016). Như giá trị hội tụ và phân biệt của mô hình đã đủ điều kiện để đưa vào bước phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. 3.2 Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling- SEM) Hình 4. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy giá trị thống kê Chi-square/df là 1,993 (
  6. - “Lối sống điện tử” ngày nay đã trở thành một xu hướng lối sống mới của tất cả mọi người nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là giới trẻ (Lestari và cộng sự, 2022). Việc này đã kéo theo xu hướng ở nhà thông minh, cuộc sống thường gắn liền với việc sử dụng thiết bị thông minh, công nghệ hiện đại…Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản về căn hộ thông minh cần trang bị thêm đội ngũ nghiên cứu thật chuyên sâu về lối sống điện tử của khách hàng của mình, từ lối sống đó thì họ có những sở thích và hành vi mua sắm, tiêu dùng như thế nào để đề ra những chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả nhất. Chi tiết hơn trong nghiên cứu này đã thể hiện rõ 4 mặt tác động trực tiếp đến lối sống điện tử là: các hoạt động điện tử, sự quan tâm điện tử, ý kiến về điện tử và giá trị của điện tử. - Đứng thứ ba về việc tác động đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ là yếu tố “Cảm nhận tính dễ sử dụng”. Biến này được thể hiện bằng sự nổ lực cảm nhận của người tiêu dùng khi sử dụng công nghệ thông minh trong môi trường gia đình của họ (Pliatsikas & Economides, 2022). Việc cung cấp các nguồn hướng dẫn, tài liệu sử dụng qua các kênh dễ tiếp cận như là : website, mạng xã hội, thiết bị thông minh, ứng dụng thông minh, báo chí,.. sẽ giúp cho người tiêu dùng dễ dàng học và sử dụng hiệu quả. - “Thái độ sử dụng” là một yếu tố trung gian trong việc nhân rộng lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM). Nó có mối quan hệ chặt chẽ và liên kết rõ ràng các yếu tố trước của mô hình TAM cụ thể là cảm nhận tính hữu dụng và tính dễ sử dụng, đồng thời có tác động tích cực đến yếu tố hệ quả đó là ý định mua hàng (Vahdat và cộng sự, 2021). Như vậy đế làm thăng biến thái độ sử dụng của khách hàng trẻ thì các doanh nghiệp cần làm tăng giá trị cảm nhận của tính dễ sử dụng và tính hữu dụng của căn hộ thông minh nhằm phát triển hiệu quả doanh thu của mình. 5. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI Bài viết đã nghiên cứu thành công mô hình nghiên cứu tác động đến ý định mua căn hộ thông minh của đối tượng khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua các biến nằm trong mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) và yếu tố mới về Lối sống điện tử của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng có đóng góp đáng kể đến nguồn tham khảo khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên bài viết vẫn còn hạn chế và những đề xuất cho những nghiên cứu trong tương lai tới: - Nghiên cứu chỉ đang tập trung đối tượng là khách hàng trẻ tuổi trong khoảng 25-40 tuổi và đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng hơn về độ tuổi, khu vực khảo sát để có thêm nhiều nguồn tham khảo phục vụ cho nền nghiên cứu mới. - Nghiên cứu đang chỉ tập trung nghiên cứu về sự tác động của mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ và khái niệm về lối sống điện tử. Bên cạnh đó, hướng nghiên cứu trong tương lai cần khai thác thêm nhiều yếu tố khác như: Giá cả, chất lượng, uy tính thương hiệu,..cũng nên được khai thác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B&Company World in Intelligence (2023). Smart Home Trend To Be A New Breeze In Vietnam [online], 30/11/2023, from https://b-company.jp/smart-home-trend-to-be-a-new-breeze-in-vietnam/. 2. Davis, F.D. Perceived usefulness, perceived ease of use, and user acceptance of information technology. MIS Q. Manag. Inf. Syst. 1989, 13, 319–339. 3. Doanh Nghiệp & Kinh Doanh (2023). Lượng người dùng smartphone tại Việt Nam ước đứng thứ hai Đông Nam Á vào năm 2026, thuộc top nhiều nhất thế giới [onine], 30/11/2023, from https://vietnambiz.vn/luong-nguoi-dung- smartphone-tai-viet-nam-uoc-dung-thu-hai-dong-nam-a-vao-nam-2026-thuoc-top-nhieu-nhat-the-gioi- 202359104330221.html. 4. Fishbein, M.; Ajzen, I. Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. Contemp. Sociol. 1975, 6, 521–562. 5. García-Fernández, J., Gálvez-Ruiz, P., Grimaldi-Puyana, M., Angosto, S., Fernández-Gavira, J., & Bohórquez, M. R. (2020). The promotion of physical activity from digital services: Influence of e-lifestyles on intention to use fitness apps. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(18), 6839. 6. Hassan, S. H., Ramayah, T., Mohamed, O., & Maghsoudi, A. (2015). E-lifestyle, customer satisfaction, and loyalty among the generation Y mobile users. Asian Social Science, 11(4), 157–168. https://doi.org/10.5539/ass.v11n4p157. 132
  7. 7. Jia Wertz (2021). Changes In Consumer Behavior Brought On By The Pandemic [online], 30/11/2023, from https://www.forbes.com/sites/jiawertz/2021/01/31/changes-in-consumer-behavior-brought-on-by-the- pandemic/?sh=1a8cf8e3559e. 8. Lestari, N. I., Ramadani, M., & Sutikno, S. (2022). Peran E-Lifestyle, Budaya Digital, Dan E-Payment Terhadap Perilaku Konsumtif Generasi Y Dalam Bertransaksi di E-Commerce. Ekombis Sains: Jurnal Ekonomi, Keuangan dan Bisnis, 7(2), 173-186. 9. Panigoro, A., Rahayu, A., & Gaffar, V. (2018). Analisis E-lifestyle dan EWord Of Mouth terhadap Repurchase Intention Secara Online (Survei pada pelanggan produk fashion online Berrybenka di Fan Page Instagram). Jurnal Ilmu Manajemen Dan Bisnis, 9(1), 25–33. https://doi.org/10.17509/jimb.v9i1.129 78 10. Sarah, P. (2021, April 13). Customer purchase intention: Definition, why (+ how) to measure & convert. Namogoo. Retrieved September 10, 2022, from https://www.namogoo.com/blog/consumer-behavior- psychology/customer-purchaseintention/ 11. Tweephoncharoen, J., & Vongurai, R. (2020). The factors influencing on purchase intention of Thai and Chinese customers towards the hotel industry in Bangkok, Thailand.AU-GSB E-JOURNAL,12(2), 35-39. 12. Vahdat, A., Alizadeh, A., Quach, S., & Hamelin, N. (2021). Would you like to shop via mobile app technology? The technology acceptance model, social factors and purchase intention. Australasian Marketing Journal, 29(2), 187-197. 13. Yap, Z. Y., & Kamaruddin, N. K. (2023). The Intention to Use Smart Home Internet of Things (IoT) among Generation Y: An Application of The Technology Acceptance Model (TAM). Research in Management of Technology and Business, 4(1), 637-648. 14. Yu, C. (2011). Construction and validation of an e‐lifestyle instrument. Internet Research, 21(3), 214–235. http://doi.org/10.1108/10662241111139282 15. Venkatesh V. - Morris M. G. - Davis G. B. – Davis F. D., (2003), User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View, MIS Quarterly, Vol. 27, No.3, Sep 2003, p.425-478. 16. Zahra, D. R., & Anoraga, P. (2021). The Influence of Lifestyle, Financial Literacy, and Social Demographics on Consumptive Behavior. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(2), 1033–1041. https://doi.org/10.13106/jafeb.2021.vo l8.no2.1033. 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2