intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp dụng mô hình mới sàng lọc tiền sản giật sớm từ quý I thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Tp. Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng cơ quan tiến triển trong suốt nửa sau của thời kỳ mang thai. Bài viết trình bày tổng quan về tiền sản giật, mô hình sàng lọc TSG sớm từ quý I thai kỳ theo FMF, hiệu quả của sàng lọc TSG, điều trị dự phòng tiền sản giật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp dụng mô hình mới sàng lọc tiền sản giật sớm từ quý I thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Tp. Cần Thơ

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 ÁP DỤNG MÔ HÌNH MỚI SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM TỪ QUÝ I THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TP. CẦN THƠ Lê Hồng Thịnh* *ThS.BS, Trưởng Khoa Xét nghiệm – Di truyền học, Bệnh viện Phụ sản TP. Cần Thơ 1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN SẢN GIẬT 1.1. Định nghĩa Tiền sản giật Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng cơ quan tiến triển trong suốt nửa sau của thời kỳ mang thai. Các tính chất đặc trưng gồm có tăng huyết áp, protein niệu hoặc không có protein niệu nhưng có các dấu hiệu rối loạn chức năng các cơ quan của mẹ. - Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg ở ≥ 2 lần đo trong 4 giờ, phát hiện sau 20 tuần ở những phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó. - Protein niệu là sự hiện diện ≥300 mg protein trong nước tiểu 24 giờ hoặc tỉ số protein/creatinine niệu ≥30 mg/mmol hoặc hai lần đọc tối thiểu là ++ khi phân tích nước tiểu giữa dòng hoặc lấy nước tiểu qua catheter. 1.2. Định nghĩa Rối loạn chức năng cơ quan mẹ Là có sự xuất hiện của một trong các dấu hiệu sau đây: - Suy thận – creatinine huyết thanh ≥90 μmol/L. - Rối loạn chức năng gan – nồng độ men gan trong huyết thanh cao (≥2 lần so với giới hạn trên của khoảng bình thường) và/hoặc đau tức vùng bụng trên liên tục không đáp ứng với thuốc giảm đau. - Biến chứng thần kinh - sản giật, đột quỵ, lơ mơ, tăng phản xạ gân xương kèm với giật rung, đau đầu nặng kèm tăng phản xạ gân xương, mù hoặc nhìn mờ liên tục. - Biến chứng chảy máu - số lượng tiểu cầu
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 TSG thường liên quan đến tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp cho nhau thai dẫn đến thai chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng quá trình oxy hóa và tăng nguy cơ thai ngừng phát triển. Hơn nữa, rất nhiều sản phụ có tiền sản giật cần phải sinh sớm do các chỉ định của mẹ/thai vì vậy trẻ sinh ra phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ của sinh non. Những nguy cơ có thể kể đến như tử vong sơ sinh, xuất huyết não, co giật, khó thở và khó bú, vàng da, bệnh màng trong và nằm viện lâu. TSG và SG là nguyên nhân của 25% trường hợp thai lưu và tử vong sơ sinh, và 15% của trẻ sơ sinh chậm phát triển. TSG non tháng có nhiều kết cục nặng nề hơn ở bà mẹ lẫn thai nhi/trẻ so với TSG đủ tháng. 2. MÔ HÌNH SÀNG LỌC TSG SỚM TỪ QUÝ I THAI KỲ THEO FMF 2.1. Ý nghĩa của mô hình sàng lọc TSG sớm theo FMF Hiện nay có nhiều phương pháp để phát hiện Tiền sản giật trong thai kỳ, tuy nhiên hầu hết đều khá trễ và không can thiệp điều trị dự phòng được. Việc áp dụng mô hình mới sàng lọc tiền sản giật sớm từ quý I thai kỳ (tuổi thai 11 đến 13 tuần 6 ngày) giúp phát hiện sớm các thai phụ có nguy cơ cao xảy ra tiền sản giật trong thai kỳ, can thiệp điều trị dự phòng sớm bằng aspirin, giúp giảm tỉ lệ xảy ra bệnh lý tiền sản giật. Ngoài ra, việc sàng lọc Tiền sản giật có thể thực hiện thêm ở quý II (19-24 tuần 6 ngày), quý III (30 – 34 tuần) nếu kết quả sàng lọc rơi vào nhóm nguy cơ cao cũng có thể giúp Bác sĩ và khách hàng theo dõi sát hơn, từ đó có thể chẩn đoán sớm tiền sản giật và giảm các biến chứng nặng của bệnh. 2.2. Nguyên lý của mô hình sàng lọc TSG theo FMF Mô hình này sẽ dự đoán nguy cơ xảy ra tiền sản giật dựa trên kết hợp nhiều yếu tố: - Thông tin thai phụ/tiền sử gia đình: tuổi mẹ, chiều cao, cân nặng, phương pháp thụ thai (thụ tinh trong ống nghiệm/tự nhiên…), hội chứng kháng Phospholipid, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, lupus ban đỏ, tiền sử bản thân/gia đình tiền sản giật, tuổi thai lúc sinh lần trước, cân nặng của bé trước … - Chỉ số huyết áp động mạch trung bình - Siêu âm thai: đo chỉ số PI động mạch tử cung (PI - Pulsatility Index) - Định lượng nồng độ PLGF máu thai phụ Nếu kết quả trả lời NGUY CƠ CAO: Điều trị dự phòng với Aspirin từ trước 16 tuần thai đến 36 tuần thai, liều 2 viên x 81 mg (uống 1 lần buổi tối sau ăn no với cân nặng 40- 90kg) 2.3. Đặc điểm của mẹ và thai kỳ Bảng 1. Ảnh hưởng đến nguy cơ TSG theo đặc điểm mẹ và thai kỳ Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 14
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 2.4. Huyết áp trung bình - Trong dự báo TSG, đo huyết áp trung bình có giá trị hơn huyết áp tâm thu hay tâm trương. Huyết áp trung bình (HATB) được định nghĩa là áp lực động mạch trung bình trong cả một chu kỳ tim và được tính theo công thức HATB = 2/3 huyết áp tâm trương + 1/3 huyết áp tâm thu - Ở những thai kỳ có TSG, HATB tăng lên và điểm phân cắt các giá MoM bình thường ở tuổi thai sớm lớn hơn giai đoạn muộn mà thời điểm đó việc chuyển dạ do TSG trở nên cần thiết. Do đó, hiệu quả sàng lọc TSG sẽ tốt hơn cho TSG non tháng hơn TSG đủ tháng. Ngoài ra, HATB cũng gia tăng theo tuổi thai lúc sàng lọc. - Kỹ thuật đo HA: Nghỉ ngơi 5 phút trước khi đo, đo cùng lúc cả tay phải và trái, đo 2 lần cách nhau mỗi 1 phút. Phòng đo HA phải riêng biệt, yên tĩnh, lúc đo không nói chuyện. - Tư thế : ngồi, 2 chân thẳng, bàn chân chạm đất, 2 tay kê lên tay vịn ghế, cao ngang tim (xem hình minh họa). 2.5. Đo chỉ số UTPI (trở kháng động mạch tử cung) - Trở kháng động mạch tử cung được đo qua siêu âm đường bụng hoặc đường âm đạo. - Trong thai kỳ bình thường, trở kháng động mạch tử cung giảm dần theo tuổi thai và cân nặng mẹ, cao ở chủng tộc Afro-Caribbean hơn người Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 15
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 Caucasians. Do đó, để sàng lọc có hiệu quả thì cần phải tính toán các biến số này bằng cách đổi sang giá trị MoM. - Ở những thai kỳ có TSG, trở kháng động mạch tử cung tăng lên và điểm phân cắt các giá MoM bình thường ở tuổi thai sớm lớn hơn giai đoạn muộn mà thời điểm đó việc chuyển dạ do TSG trở nên cần thiết. Do đó, hiệu quả sàng lọc TSG sẽ tốt hơn cho TSG non tháng hơn TSG đủ tháng. 3. HIỆU QUẢ CỦA SÀNG LỌC TSG 3.1. Sàng lọc ở thời điểm 11-13 tuần - Mục tiêu của sàng lọc TSG từ 11-13 tuần là xác định các trường hợp có thể sử dụng aspirin dự phòng làm giảm nguy cơ TSG non tháng trên 60%. - Kết hợp sàng lọc kết hợp các yếu tố mẹ, huyết áp trung bình, kháng trở động mạch tử cung và PLGF nhằm dự đoán khoảng 90% trường hợp TSG sớm (
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 - Ở Quý III thai kỳ: Sàng lọc kết hợp các yếu tố mẹ, huyết áp trung bình, trở kháng động mạch tử cung, PLGF và sFLT-1 có thể tiên đoán gần hết tất cả các trường hợp TSG non tháng (
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 + Cho xét nghiệm PLGF, PI, đo HA ở tuổi thai 22w (cho phép 19-24+6) để theo dõi hiệu quả điều trị  Nếu lần 2 NGUY CƠ THẤP: có đáp ứng tốt với aspirin, vẫn duy trì đến 36w.  Nếu lần 2 NGUY CƠ CAO: chưa đáp ứng tốt với aspirin, tư vấn kỹ lại việc tuân thủ điều trị, liều lượng, chế độ dinh dưỡng,... - Theo dõi, tư vấn với các trường hợp NGUY CƠ CAO được sàng lọc ở thời điểm 19-24 tuần 6 ngày và 30-34 tuần: + Đo HA, XN nước tiểu mỗi 1-2 tuần + Tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp + Cần theo dõi kỹ hơn nếu có dấu hiệu “thai chậm tăng trưởng” trên siêu âm ở 22 tuần và tăng HA. + Chỉ định xét nghiệm tỷ số SFLT1/PLG nếu cần thiết để hổ trợ chẩn đoán ở quý 3 thai kỳ đối với các trường hợp có dấu hiệu lâm sàng của Tiền sản giật. 4.2. Nghỉ ngơi tại giường và tiết thực - Tỷ lệ TSG không giảm khi nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động, hoặc tiết thực, kể cả hạn chế muối hoặc cung cấp thêm magnesium, kẽm, folate, vitamin C, D, E và dầu cá. - Bổ sung calcium trong chế độ ăn ở những sản phụ thiếu calcium sẽ làm giảm một nửa tỷ lệ TSG. Những số liệu sơ bộ cho thấy sử dụng pravastatins dự phòng sẽ có lợi cho những sản phụ có nguy cơ cao TSG. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tranquilli AL, Dekker G, Magee L, Roberts J, Sibai BM, Steyn W, Zeeman GG, Brown MA. The classification, diagnosis and management of the hypertensive disorders of pregnancy: A revised statement from the ISSHP. Pregnancy Hypertens 2014; 4: 97- 104. 2. Hofmeyr GJ, Lawrie TA, Atallah AN, Duley L, Torloni MR. Calcium supplementation during pregnancy for preventing hypertensive disorders and related problems. Cochrane Database Syst Rev 2014;6: CD001059. 3. Rolnik DL, Wright D, Poon LC, O'Gorman N, Syngelaki A, de Paco Matallana C, Akolekar R, Cicero S, Janga D, Singh M, Molina FS, Persico N, Jani JC, Plasencia W, Papaioannou G, Tenenbaum-Gavish K, Meiri H, Gizurarson S, Maclagan K, Nicolaides KH. Aspirin versus placebo in pregnancies at high risk for preterm preeclampsia. N Engl J Med 2017 Jun 28. doi: 10.1056/NEJMoa1704559. 4. Wright A, Wright D, Ispas CA, Poon LC, Nicolaides KH. Mean arterial pressure in the three trimesters of pregnancy: effects of maternal characteristics and medical history. Ultrasound Obstet Gynecol 2015; 45: 698-706. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 18
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2019 5. Tayyar A, Krithinakis K, Wright A, Wright D, Nicolaides KH. Mean arterial pressure at 12, 22, 32 and 36 weeks' gestation in screening for pre-eclampsia. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47: 573-9. 6. Tsiakkas A, Mendez O, Wright A, Wright D, Nicolaides KH. Maternal serum soluble fms-like tyrosine kinase-1 at 12, 22, 32 and 36 weeks' gestation in screening for pre- eclampsia. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47: 478-83 7. Tsiakkas A, Duvdevani N, Wright A, Wright D, Nicolaides KH. Serum soluble fms- like tyrosine kinase-1 in the three trimesters of pregnancy: effects of maternal characteristics and medical history. Ultrasound Obstet Gynecol 2015; 45: 584-90. 8. Wright A, Guerra L, Pellegrino M, Wright D, Nicolaides KH. Maternal serum PAPP- A and free β-hCG at 12, 22 and 32 weeks' gestation in screening for pre-eclampsia. Ultrasound Obstet Gynecol 2016; 47: 762-7. 9. O’Gorman N, Wright D, Syngelaki A, Akolekar R, Wright A, Poon LC, Nicolaides KH. Competing risks model in screening for preeclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks’ gestation. Am J Obstet Gynecol 2016;214:103.e1-103.e12. 10. National Collaborating Centre for Women’s and Children’s Health (UK). Hypertension in pregnancy: the management of hypertensive disorders during pregnancy. London: RCOG Press, 2010. 11. Hypertension in pregnancy: report of the American College of Obstetricians and Gynecologists’ Task Force on Hypertension in Pregnancy. Obstet Gynecol 2013; 122: 1122-31. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0