Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ÁP DỤNG TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA ĐỘ THÔ NHÁP HÀM MÔ HÌNH ĐỂ<br />
TÍNH TOÁN KIỂM ĐỊNH ĐIỂM GÃY TRONG PHÂN TÍCH HỒI QUY<br />
Phan Thu Hà*<br />
Tóm tắt: Bài báo điểm lại một loạt phương pháp phân tích điểm gãy hiệu quả hay được<br />
sử dụng, trong đó có phương pháp tiêu chuẩn thông tin Schwartz SIC của Chen, phương<br />
pháp kiểm định sự tồn tại hệ số xu thế của Jaruskova, phương pháp tỷ số hợp lý số ELR của<br />
Liu và Qian, phương pháp tỷ số hợp lý số hiệu chỉnh MELR của Zhao, Chen và Ning cũng<br />
như một số ưu - nhược điểm của chúng. Tính đối xứng của độ thô nháp của hàm mô hình gãy<br />
khúc liên tục được thảo luận. Các phương pháp trên được áp dụng trong phân tích dữ liệu<br />
bảo hiểm.<br />
Từ khóa: Mô hình hồi quy, Điểm gãy, Tỷ số hợp lý, Độ thô nháp.<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Vấn đề điểm gãy nhận được sự quan tâm ngày càng lớn trong phân tích hồi quy. Điểm<br />
gãy ngụ ý rằng, cấu trúc của dữ liệu đã có sự biến đổi kể từ thời điểm nào đó trong quá<br />
trình quan sát dài hạn. Nếu xảy ra điều này, mô hình gốc không còn phù hợp để dự báo.<br />
Khi ấy, người ta cần hiệu chỉnh tính thuần nhất của dữ liệu, dẫn đến mô hình dự báo chính<br />
xác hơn. Chẳng hạn, cần quan tâm đến xác định sớm thời điểm bắt đầu một cuộc suy thoái,<br />
hay bắt đầu một thời kỳ tăng trưởng. Xét mô hình hồi quy tuyến tính hai pha<br />
y i x Ti I (0, k] (i) x Ti I (k, n] (i) i , i 1,...,n, (1)<br />
trong đó x i p là biến giải thích p-chiều, , p là tham số véc tơ, 1 k n là<br />
thời điểm chuyển chưa biết, tại đó mô hình chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác,<br />
{i } độc lập, cùng phân bố, E( i ) 0, Var( i ) 2 chưa biết, I A (.) - hàm chỉ tiêu của A.<br />
Vấn đề quan tâm là đã xảy ra chuyển hay chưa, và nếu đã xảy ra thì xảy ra khi nào. Về<br />
vấn đề thứ nhất, theo ngôn ngữ của thống kê, chúng ta phải xét bài toán kiểm định:<br />
H 0 : đối với đối thuyết H1 : .<br />
Để thuận lợi, chúng ta viết mô hình (1) dưới dạng ma trận. Muốn vậy, đặt<br />
y1 y k 1 y1 1 <br />
y <br />
, y 1k ... , y 2 k ... , y 1k ... , ...<br />
<br />
,<br />
<br />
y y y 2k y <br />
k n n n <br />
x 1T x Tk 1 <br />
X 1k O kp <br />
X 1k ... , X 2 k ... , X k = .<br />
T O X<br />
T (nk) p 2k <br />
xk xn <br />
trong đó Ost là ma trận không cỡ s t . Lưu ý rằng khi k n thì y 2k , X 2k và<br />
không có điểm gãy. Ta viết lại (1) như sau: y Xk (2)<br />
Với mỗi k đã cho, ước lượng bình phương cực tiểu của tham số dựa vào đầy đủ<br />
n quan sát, k quan sát đầu và n k quan sát cuối là<br />
ˆ X Tk X k ) 1 X kT y ; ˆ k X 1Tk X 1k ) 1 X 1Tk y 1 k ; ˆ k X 2Tk X 2 k ) 1 X 2Tk y 2 k .<br />
Các phần dư và ước lượng cho phương sai tương ứng là:<br />
e = y x T γ,<br />
i i ˆ i e (k) = y x T αˆ , 1 i k, e (k) = y x Tβˆ , k +1 i n;<br />
i i i k i i i k<br />
n k n<br />
1 1 1<br />
σˆ 2 = ( ei )2 , σˆ 12 = (e i (k )) 2 , σˆ 22 = (e i (k)) 2 .<br />
np i =1 kp i =1 nkp i k 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 125<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
Dưới giả thuyết H 0 , ˆ k là tương đồng với ˆ k . Tuy nhiên, dưới đối thuyết H1 , hai<br />
ước lượng này khác biệt lớn. Để tăng sức mạnh cho kiểm định, người ta đã đề nghị sử<br />
dụng phần dư dựa vào hoán đổi các tham số:<br />
e i (k) y i x Ti βˆ k , 1 i k,<br />
(3)<br />
e i (k) y i x Ti αˆ k , k 1 i n.<br />
Mục 2 giới thiệu những phương pháp hay sử dụng nhất với bài toán nêu trên, đó là<br />
phương pháp tỷ số hợp lý của Quandt (1960), phương pháp SIC của Chen (1998), phương<br />
pháp phát hiện hệ số xu thế của Jarusková (1998), phương pháp tỷ số hợp lý số ELR của<br />
Liu và Quan (2010), phương pháp tỷ số hợp lý số hiệu chỉnh MELR của Zhao và ...<br />
(2013). Mục 3 đưa ra tính đối xứng của độ nháp của hàm mô hình gãy khúc liên tục có<br />
nhiều ứng dụng để tính sức mạnh của kiểm định. Mục 4 dành cho áp dụng những điều<br />
trình bày trên để phân tích dữ liệu bảo hiểm tại tỉnh V. Cuối cùng là phần kết luận.<br />
2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM ĐỊNH ĐIỂM GÃY<br />
a. Phương pháp tỷ số hợp lý cổ điển của Quandt ([8])<br />
Khi các sai số e i , i 1,..., n là độc lập, cùng phân bố chuẩn với kỳ vọng 0, độ lệch<br />
chuẩn 1 nếu i k và 2 nếu i k , thống kê kiểm định dựa vào tỷ số hợp lý là<br />
ˆ k (k)ˆ n2 k (k) <br />
max { (k)} , với (k) 2 log 1 . (4)<br />
3 k n 3 ˆ n<br />
<br />
Giá trị lớn của nghĩa là đã xảy ra chuyển. Tuy nhiên, Feder (1975) đã nhận xét rằng<br />
không có phân bố 2 , Lund và Leeves (2002) chỉ ra rằng các thành phần của (k)<br />
không độc lập. Ngày nay phương pháp này ít được sử dụng.<br />
b. Phương pháp tiêu chuẩn thông tin Schwartz SIC của Chen ([4])<br />
Theo phương pháp này, cần phải tính các thống kê SIC(n) dưới giả thuyết H 0 , và đối<br />
với k : 3 k n 2 các thống kê SIC(k) dưới đối thuyết H1 :<br />
SIC(n) 2 ln L0 ( ˆ , ˆ 2 ) 3ln n,<br />
SIC(k) 2 ln L1 (ˆ 0 (k), ˆ 1 (k), ˆ 0 (k), ˆ 1 (k), ˆ 2 ) 5ln n, (5)<br />
trong đó L0 ( ˆ , ˆ 2 ) là hàm hợp lý cực đại ước lượng dưới giả thuyết không có chuyển ;<br />
L1 (ˆ 0 (k), ˆ 1 (k), ˆ 0 (k), ˆ 1 (k), ˆ 2 ) là hàm hợp lý cực đại ước lượng dưới đối thuyết có<br />
chuyển. Quy tắc quyết định là: Chọn mô hình không có chuyển nếu SIC(n) SIC(k) với<br />
mọi k; chọn mô hình với chuyển tại kˆ nếu:<br />
SIC(kˆ ) min{S(k) : 3 k n 3} SIC(n). (6)<br />
c. Phương pháp phát hiện hệ số xu thế của Jarusková ([5])<br />
Xét trường hợp đặc biệt của (1) khi p 2 , hàm mô hình liên tục, trong giai đoạn<br />
đầu không có hệ số xu thế, ở giai đoạn sau có thể có hệ số xu thế. Như vậy, (1) trở thành<br />
y i I (0, k] (i) ( b(i k) I (k, n] (i) i , i 1, ..., n. (7)<br />
n<br />
Với 0 k n 1 , đặt X (1 / n) i 1 x i ,<br />
n<br />
ˆ <br />
B<br />
i k 1(Xi X)2 (i k) ,<br />
k 1/2<br />
(n k)(n k 1)(2n 2k 1) / 6 (n k) (n k 1)<br />
2 2<br />
/ 4n <br />
<br />
126 Phan Thu Hà, “Áp dụng tính đối xứng…trong phân tích hồi quy.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1 3 <br />
u n (x) 2ln ln n ln x , x ,<br />
2ln ln n 4 <br />
s ln ( ln(1 )), t ln ( ln 1 ). (8)<br />
Dưới những điều kiện chính quy, với n đủ lớn, giả thuyết b 0 bị bác bỏ (khi đó kết<br />
luận có điểm gãy) ở mức nếu:<br />
|Bˆ |<br />
max k u (t ) (với đối thuyết hai phía | b | 0 ). (9)<br />
n <br />
0 k n 1 ˆ<br />
d. Phương pháp tỷ số hợp lý số ELR của Liu và Qian ([7])<br />
Đối với trường hợp p 2 , thống kê<br />
M n max {2ln(k)} , (10)<br />
p k n p<br />
<br />
n n <br />
trong đó: (k) sup ni | ie i (k) 0, i 0, i 1 (11)<br />
i 1 i 1 <br />
được gọi là thống kê tỷ số hợp lý số (empirical likelihood ratio), ký hiệu là ELR.<br />
Thông qua mô phỏng, Liu và Qian đã chỉ ra rằng, dưới giả thiết H 0 :<br />
Zn = M n có phân bố xấp xỉ phân bố giá trị cực trị Gumbel (là trường hợp đặc<br />
biệt của phân bố giá trị tiệm cận tổng quát) với hàm phân bố<br />
FG (x; , ) exp exp (x ) / ,<br />
trong đó là tham số định vị, 0 là tham số tỷ lệ; giá trị trung bình và phương sai<br />
lần lượt là C và 2 2 / 6 , C 0.57721... là hằng số Euler. Các ông cũng chỉ ra một<br />
số giá trị ngưỡng mô phỏng của Z n với 0.10, 0.05, 0.01.<br />
Các tham số và 2 ứng với thống kê Z n là vững với các dạng khác nhau của<br />
phân bố của sai số. Hai tham số này tăng lên khi n tăng lên.<br />
Dưới giả thiết H1 , phương pháp ELR có sức mạnh cao khi kích thước mẫu lớn.<br />
Để ước lượng vị trí xảy ra chuyển, phương pháp ELR tỏ ra tốt hơn phương pháp SIC của<br />
Chen, nhất là khi sự thay đổi của tham số giữa 2 pha là nhỏ hoặc khá nhỏ, và là lớn.<br />
e) Phương pháp tỷ số hợp lý số hiệu chỉnh MELR (modified empitical likelihood ratio)<br />
của Zhao, Chen và Ning ([6])<br />
Thống kê M n theo (10) vẫn được sử dụng. Tuy nhiên Zhao và ... đã chỉ ra rằng, dưới<br />
những điều kiện chính quy, nếu giả thuyết H 0 : là đúng thì<br />
<br />
n <br />
<br />
lim P A(ln n) M n t D p (ln n) exp 2e t , (12)<br />
<br />
trong đó: A(x) 2ln x ,<br />
D p (x) 2ln x (p / 2) ln ln x ln (p / 2) . (13)<br />
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là dựa vào (12) cho phép tìm p-giá trị.<br />
Nhược điểm căn bản của 2 phương pháp ELR và MELR là chỉ áp dụng cho mô hình<br />
hồi quy gãy khúc liên tục, ở đó ˆ 0 ˆ 1k ˆ 0 ˆ 0 k , nói cách khác,<br />
f (x) 0 1x h(x x ) , x [a, b] , (14)<br />
0 , 1 , h, x<br />
<br />
trong đó, các hằng số 0 , 1 , h, x cho trước, h 0, x (a, b) .<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 127<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
3. SỰ ĐỐI XỨNG CỦA ĐỘ THÔ NHÁP QUA TRUNG ĐIỂM<br />
Nghiên cứu độ thô nháp có vai trò quan trọng trong phân tích điểm gãy. Đối với hệ<br />
hàm cơ sở 1,x , độ thô nháp của hàm f (x), x [a,b] là giá trị:<br />
<br />
S2 (f ) min<br />
0 , 1<br />
a, b<br />
f (x) (0 1x) 2 dx . (15)<br />
<br />
Độ thô nháp của hàm gãy khúc liên tục không phụ thuộc vào hệ số 0 , 1 và có thể<br />
chuyển về trường hợp a,b 0,1 (xem, chẳng hạn [1]). Như vậy chỉ cần xét hàm<br />
f (x) f (x) h(x x ) , x 0,1 , x (0,1) . (16)<br />
h, x 0,0, h,x<br />
Bổ đề 3.1. Đối với hàm mô hình (16), độ nháp của nó thỏa mãn hệ thức<br />
S2 (f ) S2 (f ). (17)<br />
h,x h,1-x<br />
Chứng minh. Dễ thấy cực tiểu ở (15) đạt được tại 0 , 1 là nghiệm của hệ<br />
1,1 0 1,x 1 1,f <br />
(18)<br />
x,1 0 x, x 1 x,f <br />
1 1 1<br />
với 1,1 dx 1, 1,x x,1 x dx ,<br />
0 0 2<br />
1 2 1 1 1 h<br />
x,x x dx , 1,f f (x) dx h(x x )dx (1 x )2 ,<br />
0 3 0 x 2<br />
1 h<br />
x,f hx(x x ) dx (1 x )2 (2 x ).<br />
x 6<br />
20 1 h(1 x ) 2<br />
Hệ (18) trở thành <br />
2 <br />
30 21 h(1 x ) (2 x ).<br />
Giải ra ta có: ˆ 0 h(1 x ) 2 x , ˆ 1 h(1 x ) 2 (1 2x ) . (19)<br />
x 1<br />
Vậy: S2 (f ) (0 ˆ 0 ˆ 1x) 2 dx (h(x x ) ˆ 0 ˆ 1x)2 dx<br />
h, x 0 x<br />
<br />
x 1<br />
( ˆ 0 ˆ 1x) 2 dx [(h ˆ 1 )x (hx ˆ 0 )]2 dx I1 I 2 . (20)<br />
0 x<br />
<br />
Bây giờ xét điểm chuyển tại y 1 x . Áp dụng (19) và (20) ta nhận được hệ số<br />
tối ưu ˆ 0 h(1 y )2 y , ˆ 1 h(1 y ) 2 (1 2y ) và độ thô nháp<br />
y 1<br />
S2 (f ) ( ˆ 0 ˆ 1x)2 dx [(h ˆ 1 )x (hy ˆ 0 )]2 dx J1 J 2 .<br />
h, y 0 y<br />
1<br />
Ta sẽ chứng minh J 2 [(h ˆ 1 )x (hy ˆ 0 )]2 dx I1.<br />
y<br />
<br />
Thực vậy, dùng phép đổi biến t 1 x thì x 1 t, dx dt , từ đó:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
128 Phan Thu Hà, “Áp dụng tính đối xứng…trong phân tích hồi quy.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
0<br />
J2 [(h ˆ 1 )(1 t) (hy ˆ 0 )]2 ( dt)<br />
1 y<br />
<br />
x <br />
[(ˆ 1 h)t h ˆ 1 hy ˆ 0 ] 2dt.<br />
0<br />
<br />
Bởi vì ˆ 1 h h[(1 y ) 2 (1 2y ) 1]<br />
h[x2 (1 2(1 x )) 1] h( 2x 3 3x 2 1)<br />
h(x 1)2 (1 2x ) ˆ , 1<br />
<br />
h ˆ 1 hy ˆ 0 h h(1 y ) (1 2y ) hy h(1 y ) 2 y<br />
2<br />
<br />
hx h(1 y ) 2 ( 1 2y y ) hx hx 2 ( 2 x )<br />
hx (1 2x x2 ) h(1 x )2 x ˆ 0<br />
<br />
x<br />
nên J 2 ( ˆ 1t ˆ 0 ) 2dt I1.<br />
0<br />
<br />
Tương tự I 2 I1 , vậy S2 (f ) S2 (f ). Mệnh đề được chứng minh.<br />
h, x h, y<br />
<br />
Định lý 3.2. Độ thô nháp của hàm mô hình (14) là đối xứng qua trung điểm của đoạn quan<br />
sát [a, b] và đạt được giá trị cực đại h 2 / 192 tại trung điểm của đoạn này.<br />
Chứng minh. Áp dụng Bổ đề 3.1 với lưu ý rằng độ nháp cho trường hợp đoạn quan sát<br />
[a, b] bất kỳ có thể chuyển về trường hợp đoạn quan sát trên đoạn [0,1], chúng ta nhận<br />
được phần đầu của Định lý.<br />
Dùng đổi biến đưa [a, b] về [0, 1], phần sau được suy ra từ Định lý 2 trong [3].<br />
Xét (2) với p 2 , x i i / n , hàm mô hình liên tục, k đã biết, i i.i.d.N(0, 2 } , 2<br />
chưa biết. Đặt ˆ ( ˆ , ˆ )T , ˆ ˆ , ˆ )T , ˆ ˆ , ˆ )T .<br />
0 1 0 1 0 1<br />
k k<br />
Để kiểm định giả thuyết H 0 không có điểm gãy đối với đối thuyết H1 đã xảy ra điểm<br />
gãy, có thể dùng quy tắc bác bỏ giả thuyết khi<br />
F (F1 F2 ) / F2 f (p, n 2p) (21)<br />
k 2 n 2<br />
trong đó: F1 i 1 ˆ 0 ˆ 1t i ( i k 1 <br />
ˆ 0 ˆ 1t i ) ˆ 0 ˆ1t i (ˆ 0 ˆ 1t i ) ,<br />
k 2 n 2<br />
F2 i 1 y i ( ˆ 1t i ) yi (ˆ 0 ˆ 1t i )<br />
ˆ0 <br />
i k 1 ,<br />
f (p, n 2p) là phân vị mức của phân bố F với p và n 2p bậc tự do.<br />
Từ Định lý 3 trong [2], sức mạnh của (21) là P{F(p,n 2p,nR) f (p,n 2p)} , với<br />
F(p,n 2p,nR) là biến ngẫu nhiên có phân bố F phi trung tâm với p, n 2p bậc tự do và<br />
A1 B1x, 0 x k* / n,<br />
tham số phi trung tâm nR, R là độ nháp của hàm f (x) <br />
*<br />
A2 B2 x, k / n x 1.<br />
Từ Định lý 2 chúng ta nhận được:<br />
Hệ quả 3.3. Sức mạnh của kiểm định (21) là hàm đối xứng của điểm chuyển<br />
x k / n qua trung điểm 1 / 2 của đoạn [0,1].<br />
Nhận xét. Kết quả ở Hệ quả 3.3 đã được Farley, J.U. và cộng sự (1985) và [5] nhắc<br />
đến, song họ chỉ nêu lên hiện tượng thông qua mô phỏng.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 129<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
<br />
4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM<br />
Chúng ta sẽ dùng các phân tích trên trên để xử lý dữ liệu chi trả lương hưu và tử tuất<br />
(tỷ VNĐ) hàng tháng, từ 1/2008 đến 12/2014 tại tỉnh V ở hình 1. Như vậy, có 83 tháng, ta<br />
đánh số từ tháng thứ nhất (1/2008) đến tháng thứ 83 (12/2014).<br />
Trước hết chúng ta cần khảo sát dữ liệu ngoại lai (quá thô). Mô hình hồi quy tuyến tính<br />
đơn được dùng để lọc mô hình. Dữ liệu số 69 (9/2013) nhận giá trị 27.336 có phần dư<br />
chuẩn hóa d69 4.02794 3 . Ta loại đi dữ liệu này.<br />
Dữ liệu khuyết còn lại thể hiện mô hình hai pha và không liên tục khá rõ. Chúng ta sẽ<br />
sử dụng phương pháp SIC của Chen để phát hiện điểm chuyển. Viết lại (6) dưới dạng<br />
k 2 n 2 n 2<br />
min 1 ei (k) k 1 e i (k) 2ˆ 2 ln n 1 e i . (22)<br />
<br />
3 k n 3 <br />
<br />
Ở đây n 83, ˆ 2 1.6316 nên 2ˆ 2 ln n 14.4196 . Cực tiểu ở vế trái (22) đạt được tại<br />
k 52 . Vế trái nhận giá trị 43.3095, nhỏ hơn rất nhiều so với vế phải 132.1629. Chúng ta<br />
kết luận có chuyển tại k 52 4/2012. Hàm hồi quy ước lượng cho giai đoạn trước và<br />
sau chuyển lần lượt là (xem hình 1):<br />
y 7.4257 0.1477t, t 52,<br />
(23)<br />
y 8.4324 0.1984t, 52 t 84.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Chi trả lương hưu-tử tuất, dữ liệu 69 là ngoại lai, đường đứt đứng thể hiện<br />
điểm gãy, các đường đứt xiên thể hiện xu thế trước và sau chuyển.<br />
Độ nháp của hàm này theo (15) là 0.12129, một giá trị khá lớn. Kiểm định T cho kết<br />
luận các hệ số ước lượng được là khác 0 có ý nghĩa. Cần kiểm định phương sai hai giai<br />
đoạn bằng nhau: 1 2 . Ước lượng cho sai số chuẩn tương ứng là ˆ 1 0.58129,<br />
ˆ 2 0.71907 . Từ đó ˆ 22 / ˆ 12 1.53023 f 0.05 (29, 50) 1.69 . Vậy chúng ta không bác<br />
bỏ giả thuyết 1 2 , nói cách khác, ta chấp nhận phương sai hai giai đoạn bằng nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị các phần dư, đường đứt đứng chỉ điểm chuyển tại k 52 .<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Cần kiểm tra tính độc lập của các phần dư (Hình 2). Hàm tự tương quan của chúng là<br />
<br />
<br />
130 Phan Thu Hà, “Áp dụng tính đối xứng…trong phân tích hồi quy.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ar(1) 0.53395, ar(2) 0.39182, ar(3) 0.19593 , đều là những giá trị lớn có ý nghĩa.<br />
Như vậy, có tương quan chuỗi cao giữa các phần dư.<br />
Tóm lại, dữ liệu đã có một quan sát ngoại lai vào tháng 9/2013. Đã xảy ra chuyển tại<br />
k 52 (ứng với thời điểm 4/2012) theo mô hình (23). Ở giai đoạn sau, hệ số chặn và hệ<br />
số góc đều tăng lên đáng kể, thể hiện chi trả lương hưu-tử tuất ở mức độ hoàn toàn khác<br />
với giai đoạn trước. Khi cần dự báo cho giai đoạn sau, có thể phải dùng mô hình AR(3).<br />
Bài báo đã đưa ra và phân tích các ưu - nhược điểm của các phương pháp điểm chuyển<br />
hiệu quả đang được áp dụng. Tính đối xứng của độ nháp của hàm mô hình gãy liên tục qua<br />
trung điểm của đoạn quan sát được chứng minh, từ đó nhận được tính đối xứng của sức<br />
mạnh của kiểm định điểm gãy. Phân tích trên được áp dụng cho dữ liệu bảo hiểm. Kinh<br />
nghiệm chỉ ra rằng, điều quan trọng hàng đầu là lựa chọn dạng mô hình phù hợp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] Phan Thu Hà, “Mức độ thô nháp của hàm số và ứng dụng”, Tạp chí Nghiên cứu<br />
KH & CN Quân sự, 30, (2014), pag.34-39.<br />
[2] Ban, T.V., Quyen, N.T., The power of change-point test for two-phase regression,<br />
Applied Mathematics, 5, (2014), pag.2994-3000.<br />
[3] Ban, T.V., Quyen, N.T., Ha, P.T., “The roughness of model function to the basis<br />
functions”, J. Math. and System Science, 3, No. 8 (2013), pag.385-390.<br />
[4] Chen, J., “Testing for a change point in linear regression models”, Comm. in<br />
Statistics.-Theory and Methods, 27, No.10 (1998), pag.2481-2493.<br />
[5] Jarusková, J., “Testing appearance of linear trend”, J. Statistical Planning and<br />
Inference, 70 (1998), pag.263 – 276.<br />
[6] Zhao, H., Chen, H., and Ning, W., “Changepoint Analysis by Modified Empirical<br />
Likelihood Method in Two-phase Linear Regression Models”, Open Journal of<br />
Applied Sciences, 3 (2013), pag.1-6.<br />
[7] Z. Liu and L. Qian, “Changepoint Estimation in a Segmented Linear Regression via<br />
Empirical Likelihood”, Communications in Statistics-Simulation and Computation,<br />
89 (2010), pag.85-100.<br />
[8] Quandt, R. E., “Tests of the hypothesis that a linear regression system obeys two<br />
separate regimes”, J. Amer. Stat. Ass. 55 (1960), pag.324–330.<br />
ABSTRACT<br />
APPLYING THE SYMMETRY OF ROUGHNESS OF THE MODEL FUNCTION FOR<br />
CALCULATING CHANGE-POINT TESTS IN REGRESSION<br />
The article points out the series of efficient change-point analytical methods including<br />
the Chen’s Schwartz information criteria (SIC) method, the Jaruskova’s methods above<br />
testing appearance of linear trend, the Liu & Qian’s empirical likelihood (ELR) method, the<br />
Zhao, Chen & Ning’s modified empirical likelihood method (ELR) as well as a number of<br />
advantages – disadvantages of them. Symmetry of the roughness of the continuous segment<br />
model function is discussed. These methods are applied in the analysis of insurance data.<br />
Keywords: Regression model, Changepoint, Likelihood ratio, Roughness.<br />
<br />
Nhận bài ngày 04 tháng 3 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 02 tháng 4 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 06 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: Khoa Công nghệ Thông tin, Học viện KTQS, ĐT: 0985 193 986<br />
*<br />
Email: phanthuha_bmt@yahoo.com<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 37, 06 - 2015 131<br />