intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Áp lực học tập tác động đến tâm lý của sinh viên

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Áp lực học tập tác động đến tâm lý của sinh viên" nhằm đưa ra thực trạng của việc áp lực học tập hiện nay, xác định những nguyên nhân, hậu quả của kết quả học tập tác động đến tâm lý của sinh viên. Từ đó, có được nguồn dữ liệu đáng tin cậy để có thể áp dụng những phương pháp tốt nhất để đưa ra kết quả chính xác nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Áp lực học tập tác động đến tâm lý của sinh viên

  1. ÁP LỰC HỌC TẬP TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN Lê Mỹ Châu*, Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Ngô Thị Ngọc Tuyền, Hà Thị Như Quỳnh, Nguyễn Thành Nam Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hậu TÓM TẮT Trong môi trường học đường, áp lực học tập có lẽ là điều ai cũng đã từng trải qua. Về lâu dài, tình trạng này khiến bạn mất đi niềm vui, sự hào hứng khi học tập và có nguy cơ mắc phải các vấn đề tâm lý, thể chất nguy hiểm hơn là kết liễu mạng sống của chính mình. Bài báo áp lực học tập tác động đến tâm lý của sinh viên nhằm đưa ra thực trạng của việc áp lực học tập hiện nay, xác định những nguyên nhân, hậu quả của kết quả học tập tác động đến tâm lý của sinh viên. Từ đó, có được nguồn dữ liệu đáng tin cậy để có thể áp dụng những phương pháp tốt nhất để đưa ra kết quả chính xác nhất. Từ khóa: Áp lực, học tập, sinh viên, tâm lý, xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Với nền giáo dục đặt nặng thành tích và điểm số, không ít sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập. Sự căng thẳng của việc vào đúng trường đại học, đạt điểm cao, đứng đầu xảy ra quá thường xuyên. Áp lực học tập có thể đến từ những kỳ vọng của gia đình, các mục tiêu đầy tham vọng mà các sinh viên đặt ra cho chính họ hoặc các yêu cầu được xã hội đặt ra cho họ. Dù nguồn gốc của áp lực học tập là gì, kết quả có thể gây bất lợi sinh viên ở nhiều cấp độ. Khi những người trẻ tuổi cảm thấy họ phải ưu tiên thành tích học tập hơn mọi thứ khác, bao gồm cả sức khỏe thể chất, mối quan hệ tích cực với các đồng nghiệp và gia đình dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Đây là một vấn đề phổ biến và vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của sinh viên. Vì vậy, đề tài “Áp lực học tập đến tâm lý của sinh viên” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đưa ra những nguyên nhân và hậu quả của việc áp lực học tập đến tâm lý của sinh viên. Từ đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm áp lực và áp lực học tập Theo Thanh Thảo (2021), thì áp lực là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi tột độ như thể bạn bị dồn vào chân tường trong một cuộc chiến quyết liệt. Áp lực học tập được hiểu là những áp lực xoay quanh việc học tập của học sinh, sinh viên. Đây có thể là việc học quá sức so với sức khỏe của bạn, gây ra các áp lực căng thẳng dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. 2.2 Thực trạng áp lực học tập hiện nay 853
  2. Theo Đặng Minh Tuấn (2022), xã hội ngày nay càng tiến bộ và phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu sống của hiện tại đồng nghĩa với việc đòi hỏi con người phải không ngừng học tập để bắt kịp được thời đại. Trong khi đó, cha mẹ luôn là người đặt nhiều kỳ vọng vào con cái của mình nhất, luôn có xu hướng so sánh, hãnh diện và và làm thỏa mãn cái tôi của mình bằng việc không ngừng thúc ép con học tập hoặc đặt ra những luật lệ và luôn không hài lòng với kết quả học tập thi cử của con. Càng lớn lên, đồng nghĩa với áp lực học hành càng thêm lớn lao cho những kỳ thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp. Khi vào đại học, với một môi trường làm việc hoàn toàn mới, cách học mới, tiếp xúc với quá nhiều môn cùng một lúc điều đó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy choáng ngợp và khó thích nghi. Việc ba mẹ suy nghĩ khác với suy nghĩ của bản thân đặt nặng những vấn đề điểm số lên sinh viên sẽ khiến cho họ trở nên chán nản, mệt mỏi và áp lực hơn rất nhiều. Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết việc học tập mới chỉ được đánh giá qua lý thuyết, tức là thể hiện trên mặt điểm số. Thế mạnh của mỗi người là khác nhau, có những người không giỏi ghi nhớ, học tập nhưng lại có kỹ năng diễn giải rất tốt. Tuy nhiên phụ huynh thường chỉ nhìn qua điểm số để đánh giá năng lực của con, không chịu chấp nhận các năng lực, cố gắng của con. Một thực trạng đáng buồn và vẫn đang diễn ra chính là rất nhiều sinh viên có xu hướng làm đau bản thân, sử dụng chất kích thích, đã từng hoặc đang có ý định tự tử. Trong những năm gần đây, báo chí đã đưa không ít các tin tức sinh viên tự tử vì bị điểm kém, vì không qua môn, vì không nhận được những kết quả như mong đợi cũng bắt nguồn từ những áp lực học tập mà gia đình đề ra. Cho dù truyền thông đã đưa tin và cảnh báo rất nhiều về những vấn đề này nhưng thực trạng này vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Mặt khác, theo thống kê cho thấy, sinh viên đại học và sau đại học mang nhiều gánh nặng trách nhiệm từ học tập, công việc, đến đời sống xã hội đã làm cản trở lịch trình giấc ngủ bình thường. Theo Hershner SD, Chervin RD (2014), ít nhất 50% sinh viên đại học có biểu hiện buồn ngủ vào ban ngày, bởi vì lý do thiếu ngủ, so với 36% thanh thiếu niên và người lớn. Trung bình mỗi sinh viên đại học có khoảng 6 đến 6,9 giờ thời gian ngủ mỗi đêm. Theo Khoa Chẩn đoán của Đại học Stanford, hiện 68% sinh viên đại học không có được một giấc ngủ trọn vẹn mà họ cần. Dựa trên điều trị rối loạn giấc ngủ, thời lượng ngủ khuyến nghị cần thiết cho mỗi sinh viên đại học là khoảng 8 giờ đồng hồ. 2.3 Nguyên nhân gây ra áp lực học tập đối với sinh viên Áp lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình học tập. Nhờ có áp lực, sinh viên sẽ có động lực và hoàn thành tốt các kì thi hơn. Để khắc phục tình trạng áp lực kéo dài, cần phải xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra áp lực học tập đối với sinh viên. Thứ nhất, áp lực điểm số: Có thể nói áp lực điểm số là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực học tập. Việc kỳ vọng quá cao về điểm số đôi khi khiến bản thân sinh viên cảm thấy áp lực và chán nản dẫn đến giảm hứng thú vào việc học tập (Thanh Thảo, 2021). Thứ hai, áp lực học tập từ cha mẹ: Một trong các nguyên nhân luôn song hành cùng áp lực học tập chính là kỳ vọng của bố mẹ, người thân dành quá lớn. Có sự cố gắng nhưng không như mong muốn của bố mẹ (Thanh Thảo, 2021). Thứ ba, chương trình học nặng về lý thuyết: Yếu tố đẩy tới tình trạng áp lực học tập của sinh viên hiện nay tăng cao là hệ thống chương trình học đang nặng về mặt lý thuyết. Những kiến thức lý thuyết thường khô khan, khó tiếp thu và khó nhớ do không áp dụng thực tế nhiều (Cao Thị Thanh Thảo, 2022). 854
  3. Thứ tư, áp lực từ bạn bè cùng lớp: Luôn bị so sánh về điểm số, kết quả thi với bạn bè cùng trang lứa. Điều đó vô tình tạo ra thái độ tự ti, mặc cảm, thua bạn bè và không tin vào năng lực của chính bản thân mình. Từ đó gây ra áp lực ngày càng nặng (Cao Thị Thanh Thảo, 2022). Thứ năm, thức khuya dậy sớm đi học: Việc thức khuya để hoàn thành bài tập trên lớp là điều vẫn còn nhiều hạn chế khi ngày hôm sau sinh viên phải dậy sớm để lên lớp cho kịp giờ. Dù cho các bạn có sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lý thì việc thức khuya dậy sớm mỗi ngày là điều không thể tránh khỏi. Chính từ việc này, sức khỏe của các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, giảm sút dẫn đến kết quả học tập không được như mong muốn, đáng lo ngại hơn là có thể dẫn đến việc bỏ học giữa chừng vì sức khỏe (Vũ Phạm Ngọc Ánh, 2022). 2.4 Hậu quả tâm lý đối với sinh viên Các áp lực ở mức độ vừa phải sẽ là động lực lớn giúp sinh viên phát huy tốt các khả năng vốn có của bản thân và nỗ lực nhiều hơn để đạt được những thành tích vượt trội. Tuy nhiên, nếu các áp lực học tập liên tục kéo dài và vượt quá mức chịu đựng sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm và nghiêm trọng. Thứ nhất, áp lực học tập khiến sức khỏe bị giảm sút: Giấc ngủ là yếu tố quan trọng và tác động trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Do đó, nếu việc học tập chiếm quá nhiều thời gian và gây nên nhiều áp lực cho sinh viên không có đủ thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lành mạnh. Nhiều sinh viên phải liên tục thức đêm để hoàn thành các bài tập được giao hoặc ôn luyện liên tục với mong muốn đạt được những thành tích vượt trội. Điều này gây nên những ảnh hưởng to lớn đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của sinh viên (Trương Oanh, 2023). Thứ hai, gây tâm lý bi quan, bất ổn: Áp lực học tập gây ra tâm lý chán nản, mệt mỏi, bức bối và buồn bã. Nếu tâm trạng dồn nén quá mức, không ít giới trẻ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, tâm trạng căng thẳng và thậm chí nghiêm trọng hơn là trầm cảm... (Nguyễn Thảo, 2023). Khi rơi vào trầm cảm, các bạn trẻ sẽ không còn cảm nhận được niềm vui của cuộc sống, luôn hướng đến suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là cái chết. Thực tế, có rất nhiều trường hợp tự tử do áp lực học tập. Họ có xu hướng làm đau bản thân, sử dụng chất kích thích, tìm đến cái chết để chấm dứt mệt mỏi. Như vậy, căng thẳng, mỏi mệt, không được thấu hiểu sẽ đẩy họ vào trạng thái tâm lý nặng nề và tiêu cực nhất (Cao Thị Thanh Thảo, 2022). Thứ ba, tác động đến các mối quan hệ: Áp lực quá nhiều khiến cho sinh viên không có thời gian gặp gỡ bạn bè, người thân… Dần dần điều này hình thành như một thói quen, họ thích ở một mình, không thích tiếp xúc nhiều người (Trương Oanh, 2023). Thứ tư, ảnh hưởng đến tâm lý học tập: Áp lực học tập kéo dài còn khiến sinh viên có tâm lý chán học, thiếu sự hào hứng và không tìm thấy niềm vui trong quá trình học tập. Dù không gây ra hậu quả rõ rệt nhưng điều này ảnh hưởng đáng kể đến học tập (Nguyễn Thảo, 2023). 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Để khắc phục, hạn chế được những điều tiêu cực xảy ra xuất phát từ các nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập, những giải pháp sau đây sẽ giúp một phần nào đó cho các bạn sinh viên có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng từ áp lực học tập: 855
  4. Về điểm số: Các bạn sinh viên không nên đặt nặng vấn đề về điểm quá nhiều vì bản chất của điểm số cũng chỉ đánh giá được một phần trong suốt quá trình học tập của bạn. Bạn hãy nghĩ rằng chỉ cần bạn nỗ lực, chăm chỉ đạt được kết quả như mình mong muốn thì đó mới là điều đánh giá các bạn, đồng thời nó cũng là điều mà mọi người có thể dễ dàng thấy được sau một thời gian dài bạn phấn đấu không ngừng nghỉ. Về phía cha mẹ: Các bạn sinh viên nên chia sẻ thẳng thắn, nghiêm túc về những vấn đề, những áp lực chúng ta đang gặp phải trong học tập, cố gắng chia sẻ, giải thích cho cha mẹ hiểu được những tác động tiêu cực của áp lực lên tinh thần, sức khỏe của bạn. Việc này sẽ giúp cha mẹ bạn có thể hiểu được những tâm tư của bạn, biết được những tình trạng bạn đang gặp phải để khắc phục, gỡ bỏ khuất mắc giữa bạn và cha mẹ. Về phía bạn bè: Các bạn sinh viên không nên quá chú trọng đến việc so sánh kết quả với các bạn bè khác, có thể nó là mức thang đánh giá thứ hạng của bạn trong lớp hay kết quả của học phần đó. Nhưng điều quan trọng nhất trong học tập đó là bạn tiếp thu được những gì từ môn học đó và áp dụng được bao nhiêu vào cuộc sống. Hãy suy nghĩ tích cực, thoáng hơn để nhìn thấy được nhiều điều khác thú vị và luôn tin chính bản thân mình trước khi có thể để bạn giữ được sự tự tin của bản thân để làm những điều mình muốn. Về phía bản thân: Các bạn sinh viên cần hướng đến một lối sống lành mạnh, hợp lý, thời gian học tập và sinh hoạt cân bằng để không gây áp lực quá lớn lên tinh thần, sức khỏe của bản thân. 4. KẾT LUẬN Với xã hội ngày càng văn minh và tiến bộ, việc chúng ta cố gắng học tập, tiếp thu những điều mới là điều bắt buộc để bạn không bị bỏ lại phía sau và áp lực là điều không thể thiếu trong quá trình đó. Tuy nhiên việc đè nặng quá nhiều áp lực lên bản thân trong thời gian dài là 1 điều không tốt và gây hậu quả về sau cho người gánh chịu áp lực ấy. Áp lực như một con dao hai lưỡi, nếu bạn tận dụng tốt thì bạn có thể phát triển, hoàn thiện cả về mặt tâm lý cũng như khả năng của bản thân, còn không nó có thể trở thành bóng đen tâm lý trong bạn dẫn đến không thể phát triển được nữa. Từ những thông tin được nêu trên, chúng ta phần nào nhìn nhận được những nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập của sinh viên cũng như hệ lụy sau này ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng phấn đấu trong tương lai của họ. Vì vậy nhằm xóa bỏ những tác động xấu của áp lực lên sinh viên, chính sinh viên cần nhận thức được sức ảnh hưởng của áp lực lên bản thân như thế nào cho hiệu quả nhất, điều chỉnh thời gian sinh hoạt và học tập cân bằng và tốt cho sức khỏe, hãy chia sẻ những khó khăn, áp lực về học tập cho gia đình, giáo viên hay bạn bè để lòng mình cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Những điều ấy sẽ giúp sinh viên tránh được những tiêu cực của áp lực, có thể hoàn thiện bản thân và nhìn thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 4.1 Hạn chế của đề tài Mặc dù đề tài nghiên cứu có đem lại một số thông tin và kết quả nhất định tuy nhiên còn có nhiều hạn chế. Những thông tin trong bài đưa ra chưa thực sự đủ và nhóm cũng chưa khảo sát thực tế ở sinh viên. Do đó, kết quả chỉ nói lên được một phần nhỏ những áp lực mà sinh viên gặp phải mà chưa đi đến thực tế. 4.2 Định hướng nghiên cứu 856
  5. Thứ nhất, dựa vào thông tin trên thì nhóm sẽ tiếp tục hoàn thành bài báo bằng cách khảo sát những ý kiến của sinh viên và đưa ra những kết quả đúng nhất. Thứ hai, thu hẹp quy mô bài báo nằm trong phạm vi Sinh viên Hutech. Để cho bài nghiên cứu dễ thực hiện và triển khai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo tiên phong (2018), Học sinh tự tử vì áp lực học: Chết trong kỳ vọng, https://tienphong.vn/hoc-sinh-tu-tu-vi-ap-luc-hoc-chet-trong-ky-vong-post1022657.tpo, ngày truy cập: 01/04/2023. 2. Cao Thị Thanh Thảo (2022), Nguyên nhân gây ra áp lực lực học tập đối với sinh viên, https://luatduonggia.vn/ap-luc-hoc-tap-la-gi-hau-qua-va-cach-giam-stress-trong-qua-trinh-hoc-tap, ngày truy cập 01/04/2023. 3. Đặng Minh Tuấn (2022), Áp lực học tập: Thực trạng, hậu quả ảnh hưởng tới trẻ, https://neurocardmax.com/ap-luc-hoc-tap/, ngày truy cập: 01/04/2023. 4. Nguyễn Thảo ( 2023), Thực trạng áp lực học tập hiện nay và những hậu quả khôn lường, Tạp chí tâm lý học, https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-hoc-tap-4039.html, ngày truy cập 01/04/2023. 5. Thanh Thảo (2021), Áp lực là gì? Cách giải tỏa áp lực cuộc sống, gia đình và công việc, https://isinhvien.com/ap-luc-la-gi-cach-giai-toa-ap-luc/, ngày truy cập: 02/04/2023. 6. Thanh Thảo ( 2021), Nguyên nhân tác động đến tâm lý sinh viên, https://isinhvien.com/ap-luc- hoc-tap-la-gi-cach-giam-stress-cho-hoc-sinh, ngày truy cập 01/04/2023. 7. Trương Oanh (2023), Áp lực học tập ảnh hưởng như thế nào, https://tamly.com.vn/ap-luc-hoc- tap-anh-huong-den-tre-2838.html, ngày truy cập 01/04/2023. 8. Vũ Phạm Ngọc Ánh (2022), Tác hại của việc thức khuya, http://thpttienlu.hungyen.edu.vn/tin- tuc/hoc-sinh/tac-hai-cua-viec-thuc-khuya.html, ngày truy cập: 02/04/2023. 857
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2