intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấu trùng sán lợn trên não và thuốc trị

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

114
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ấu trùng sán lợn trên não và thuốc trị Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí cao - đó là điều kiện thuận lợi để các bệnh giun sán tồn tại và lan truyền, trong đó bệnh ấu trùng sán lợn trên não còn tồn tại ở khắp các địa phương trong cả nước. Bệnh ấu trùng sán lợn trên não là bệnh do ấu trùng sán lợn cư trú và gây tổn thương tại não. Bệnh hiếm gặp ở các nước phát triển nhưng gặp nhiều ở các nước đang phát triển, đặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấu trùng sán lợn trên não và thuốc trị

  1. Ấu trùng sán lợn trên não và thuốc trị Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí cao - đó là điều kiện thuận lợi để các bệnh giun sán tồn tại và lan truyền, trong đó bệnh ấu trùng sán lợn trên não còn tồn tại ở khắp các địa phương trong cả nước. Bệnh ấu trùng sán lợn trên não là bệnh do ấu trùng sán lợn cư trú và gây tổn thương tại não. Bệnh hiếm gặp ở các nước phát triển nhưng gặp nhiều ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước vùng Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Bệnh lưu hành trong các vùng dân cư có mức sống thấp, điều kiện vệ sinh môi trường kém, sử dụng một số thức ăn chưa được nấu chín, nhất là ăn phải nang sán nằm trong thịt lợn (thịt lợn gạo). Vì sao mắc bệnh? Khi người ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán, ấu trùng sán chui qua niêm mạc dạ dày, vào vòng tuần hoàn rồi tới cư trú ở các cơ quan trong cơ thể. Sự xâm nhập của ấu trùng sán lợn vào người theo cách: - Xâm nhập qua đường miệng: do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm trứng sán Taenia Solium. - Xâm nhập qua đường tự nhiễm: trường hợp này thường gặp ở người có sán trưởng thành ký sinh trong ruột, do nhu động ngược của ruột, các đốt sán bị trào ngược lên dạ dày, trứng sán thoát ra khỏi đốt sán rồi nở ra ấu trùng rồi xâm nhập vào vòng tuần hoàn, chúng thường tập trung nhiều ở cơ, dưới da và não. Não là vị trí thường gặp nhất mà ấu trùng sán lợn cư trú trong hệ thần kinh trung ương, chiếm 60-96% các trường hợp. Ấu trùng sán lợn trong não sẽ gây tổn thương tổ chức thần kinh.
  2. Chu trình lây truyền bệnh sán não. Dấu hiệu nhận biết Triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn trên não tùy thuộc vào số lượng, vị trí và giai đoạn tiến triển của ấu trùng trong não. Dấu hiệu thường gặp là: nhức đầu, thường xuất hiện cùng với hiện tượng nổi các kén sán dưới da và có thể kèm theo chóng mặt và buồn nôn; mất ngủ, trí nhớ bị ảnh hưởng dễ làm cho thầy thuốc chẩn đoán nhầm với tình trạng suy nhược thần kinh; động kinh là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân có ấu trùng trong não, thường xuất hiện đồng thời khi thấy nổi lên các kén sán dưới da; rối loạn vận động, có thể bị liệt nửa người hoặc bại chân tay; rối loạn cảm giác; liệt dây thần kinh ngoại biên, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não mạn tính. Nếu ấu trùng cư trú trong khu vực mắt thì còn xuất hiện các triệu chứng về mắt... Ngoài ra còn gặp các triệu chứng của tổn thương các cơ quan khác do ấu trùng cư trú như vùng dưới da; cơ vân. Điều trị thế nào? Trong quá trình điều trị, do tác dụng diệt ấu trùng sán của thuốc, sẽ xuất hiện một số thay đổi về cấu trúc của ấu trùng sán và tổ chức nhu mô não. Đầu tiên, thuốc ngấm vào nang sán làm nang sán phù nề có thể lớn gấp 3 lần so với thể tích nang sán ban đầu. Cấu trúc màng của nang sán thay đổi, dịch nội nang sán thoát dần ra ngoài, kéo theo các protein ra nhu mô não, nang sán xẹp nhỏ dần. Các protein lạ này sẽ gây phản ứng miễn dịch đối với tổ chức não, gây cho tổ chức não một phản ứng viêm làm phù nề não và các phản ứng
  3. khác của cơ thể, có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Để phòng tránh hiện tượng quá mẫn, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra, cần sử dụng prednisolon trước khi dùng thuốc diệt ấu trùng 5 ngày và duy trì trong suốt các đợt điều trị. Liều lượng thuốc phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể. Thuốc diệt ấu trùng sán có thể dùng một trong hai loại sau: praziquantel mỗi đợt điều trị 10 ngày, điều trị 3 đợt mỗi đợt cách nhau 20 ngày. Hoặc albendazole mỗi đợt điều trị 20 ngày, điều trị 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 20 ngày. Tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, bác sĩ sẽ có liều lượng thích hợp cho từng bệnh nhân. Ngoài các thuốc chính trên được sử dụng để diệt ấu trùng sán, cần sử dụng các thuốc để điều trị các triệu chứng thần kinh khác như: - Chống động kinh bằng thuốc: như depakin, tegretol, sodanton... Dùng các thuốc chống động kinh cần lưu ý liều lượng phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc như dị ứng ngoài da, tăng men gan... - Chống phù não: Những đợt điều trị tấn công bằng các thuốc diệt ấu trùng sán, bệnh nhân cần được điều trị kết hợp với corticoid để giảm tình trạng phù não. Lưu ý với các bệnh nhân có bệnh lý dạ dày khi dùng thuốc này dễ có biến chứng chảy máu tiêu hóa, cần được điều trị theo đúng phác đồ giảm dần liều. Trường hợp phù não nhiều cần thiết có thể dùng mannitol. - Chống rối loạn thần kinh thực vật: Tùy theo triệu chứng của từng bệnh nhân, chúng ta có thể dùng các thuốc cho phù hợp. - Nâng cao thể trạng: Dùng các thuốc bảo vệ thần kinh nói chung như piracetam, tanakan, các sinh tố nhóm B và ăn uống hợp lý. Nếu bệnh nhân có biểu hiện tình trạng áp lực nội sọ quá cao, có biểu hiện tụt kẹt hạnh nhân tiểu não do kén sán làm tắc nghẽn đường lưu thông dịch não tuỷ gây tràn dịch não thất thì cần tiến hành kỹ thuật nối shunt não thất - ổ bụng. Nếu kén sán cư trú trong nội nhãn cầu phải phẫu thuật loại bỏ ấu trùng sán ra khỏi nhãn cầu. Sau khi đã phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục tiến hành điều trị nội khoa theo các bước như trên. TS. Nguyễn Hoàng Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0