intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm”

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Cúm có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng & cũng có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc cúm bao gồm: viêm phổi, viêm tai, viêm xoang, mất nước, làm kịch phát các bệnh tim mạch, hô hấp và đái tháo đường ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Cách phòng ngừa cúm tốt nhất là tiêm ngừa cúm mỗi năm. Ba bước chống lại sự tấn công của cúm Bước 1: Dành thời...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm”

  1. Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm” Cúm là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Cúm có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nghiêm trọng & cũng có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc cúm bao gồm: viêm phổi, viêm tai, viêm xoang, mất nước, làm kịch phát các bệnh tim mạch, hô hấp và đái tháo đường ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Cách phòng ngừa cúm tốt nhất là tiêm ngừa cúm mỗi năm. Ba bước chống lại sự tấn công của cúm Bước 1: Dành thời gian để tiêm vaccin Tiêm vaccin cúm mùa hàng năm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để chủ động bảo vệ chống lại bệnh cúm mùa.
  2. Nên tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccin cúm mùa bảo vệ chống lại 3 loại virus cúm được cho là phổ biến nhất theo các nghiên cứu. Vaccin cúm mùa năm 2010 này có chứa chủng virus cúm A H1N1 gây ra đại dịch cúm toàn cầu năm 2009. Việc chủng ngừa cúm đặc biệt rất cần thiết cho các đối tượng nguy cơ cao dễ bị các biến chứng nghiêm trọng khi bị cúm như người bị bệnh mạn tính: hen suyễn, đái tháo đường, tim mạch, hô hấp; bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên. Vaccin cúm mùa cũng quan trọng cho sức khỏe của nhân viên y tế, hay những người sống chung hoặc phải chăm sóc người bệnh có nguy cơ cao nhằm tránh lây nhiễm sang những đối tượng này.
  3. Bước 2: Có hành động dự phòng mỗi ngày Che mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho hay hắt xì. Quăng bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi dùng. Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh tay có cồn. Tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng. Virus lây qua những đường này. Cố gắng tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh. Nếu bạn bị những triệu chứng giống cúm, nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt trừ khi phải đi khám bệnh hay vì những lí do cần thiết khác. Khi bị cúm, bạn nên giới hạn tối đa việc tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm. Tránh tiếp xúc đông người ở những nơi công cộng để giảm thiểu sự lây lan trong cộng đồng.
  4. Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng. Bước 3: Sử dụng thuốc kháng virus nếu bác sĩ chỉ định Nếu bạn bị cúm mùa hay cúm H1N1, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để điều trị cúm. Điều quan trọng là thuốc kháng virus phải được sử dụng sớm để điều trị người bị bệnh nặng (nhập viện) hay người bị bệnh với các triệu chứng giống cúm và có nguy cơ bị biến chứng cúm nặng như phụ nữ mang thai, trẻ em, người bị bệnh mạn tính.
  5. Thuốc kháng virus có thể làm bệnh nhẹ hơn và giảm thời gian bị bệnh. Thuốc cũng có thể giúp phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm. Để điều trị, thuốc kháng virus phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bắt đầu trong vòng 2 ngày đầu khi có triệu chứng. Những người nào không nên chủng ngừa cúm? Dị ứng với trứng. Đã có phản ứng nghiêm trọng khi chủng ngừa vaccin cúm trong quá khứ. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Những người bị sốt vừa và cao nên đợi hết bệnh rồi mới chủng ngừa cúm. Lịch tiêm ngừa cúm? Nên chủng ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn.
  6. Đối với trẻ tiêm vaccin lần đầu tiên, tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng. Tiêm nhắc lại mỗi năm. ThS.BS. Nguyễn Thanh Trường Phó Trưởng khoa Nhiễm D-BV Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2