Ba hệ thống đánh lửa
lượt xem 31
download
Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Mô tả 1. Tia lửa mạnh Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ba hệ thống đánh lửa
- Hệ thống đánh lửa Ba yếu tố quan trọng của động cơ xăng là: hỗn hợp không khí-nhiên liệu tốt, nén ép tốt, và đánh lửa tốt. Hệ thống đánh lửa tạo ra một tia lửa mạnh, vào thời điểm chính xác để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. M ô tả 1. Tia lửa mạnh Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu. Vì ngay cả khi bị nén ép với áp suất cao, không khí vẫn có điện trở, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu.
- 2. Thời điểm đánh lửa chính xác Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác để phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của động cơ. 3. Có đủ độ bền Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rung động và nhiệt của động cơ. Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do cuộn đánh lửa tạo ra nhằm phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí-nhiên liệu đã được nén ép. Hỗn hợp không khí nhiệt liệu được nén ép và đốt cháy trong xi lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuôn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn. Thay đổi trong hệ thống đánh lửa Có các kiểu hệ thống đánh lửa như sau: 1. Kiểu ngắt tiếp điểm
- Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ học. Dòng sơ cấp của cuôn đánh lửa được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của bộ ngắt dòng. Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểm đánh lửa. Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuôn thứ cấp đến các bugi.
- 2. Kiểu tranzito Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tranzito điều khiển dòng sơ cấp, để nó chạy một cách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ phát tín hiệu. Thời điểm đánh lửa sớm được điều khiển bằng phương pháp cơ học như trong kiểu hệ thống đánh lửa ngắt tiếp điểm. 3. Kiểu tranzito có ESA (Đánh lửa Sớm bằng điện tử)
- Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không và li tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển thời điểm đánh lửa. 4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)
- Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp điện cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA của ECU động cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưu thế. Sự cần thiết phải điều khiển thời điểm đánh lửa Trong động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa để đốt cháy (nổ), và áp lực sinh ra từ sự bốc cháy sẽ đẩy píttông xuống. Năng lượng nhiệt được biến thành động lực có hiệu quả cao nhất khi áp lực nổ cực đại được phát sinh vào thời điểm trục khuỷu ở vị trí 10o sau Điểm Chết Trên (ATDC). Động cơ không tạo ra áp lực nổ cực đại vào thời điểm đánh lửa; nó phát ra áp lực nổ cực đại chậm một chút, sau khi đánh lửa. Vì vậy, phải đánh lửa sớm, sao cho áp lực nổ cực đại được tạo ra vào thời điểm 10o ATDC. Thời điểm đánh lửa để động cơ có thể sản ra áp
- lực nổ cực đại vào 10o trước điểm chết trên (BTDC) lại thường xuyên thay đổi, tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc của động cơ. Vì thế, hệ thống đánh lửa phải có khả năng đánh lửa vào thời điểm để động cơ tạo ra áp lực nổ một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ. 1. Giai đoạn cháy trễ Sự bốc cháy (nổ) của hỗn hợp không khí-nhiên liệu không phải xuất hiện ngay sau khi đánh lửa. Thoạt đầu, một khu vực nhỏ (hạt nhân) ở sát ngay tia lửa bắt đầu cháy, và quá trình bắt cháy này lan ra khu vực chung quanh. Quãng thời gian từ khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu được đánh lửa cho đến khi nó bốc cháy được gọi là giai đoạn cháy trễ (khoảng A đến B trong sơ đồ). Giai đoạn cháy trễ đo gần như không thay đổi, và nó không bị ảnh hưởng của điều kiện làm việc của động cơ.
- 2. Giai đoạn lan truyền ngọn lửa Sau khi hạt nhân ngọn lửa hình thành, ngọn lửa nhanh chóng lan truyền ra chung quanh. Tốc độ lan truyền này được gọi là tốc độ lan truyền ngọn lửa, và thời kỳ này được gọi là thời kỳ lan truyền ngọn lửa (B~C~D trong sơ đồ). Khi có một lượng lớn không khí được nạp vào, hỗn hợp không khí-nhiên liệu trở nên có mật độ cao hơn. Vì thế, khoảng cách giữa các hạt trong hỗn hợp không khí-nhiên liệu giảm xuống, nhờ thế, tốc độ lan truyền ngọn lửa tăng lên. Ngoài ra, luồng hỗn hợp không khí-nhiên liệu xoáy lốc càng mạnh thì tốc độ lan truyền ngọn lửa càng cao. Khi tốc độ lan truyền ngọn lửa cao, cần phải định thời đánh lửa sớm. Do đó cần phải điều khiển thời điểm đánh lửa theo điều kiện làm việc của động cơ. Điều khiển thời điểm đánh lửa
- Hệ thống đánh lửa điều khiển thời điểm đánh lửa theo tốc độ và tải trọng của động cơ sao cho áp lực nổ cực đại xuất hiện ở 10o ATDC. Trước đây, các hệ thống đánh lửa sử dụng bộ đánh lửa sớm li tâm và bộ đánh lửa sớm chân không để điều khiển đánh lửa sớm hoặc muộn. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các động cơ đều sử dụng hệ thống ESA. 1. Điều khiển tốc độ động cơ (1)Động cơ được coi là phát công suất hiệu quả nhất khi áp lực nổ tối đa xuất hiện ở 10o ATDC, khi đó thời điểm đánh lửa tối ưu là 10o BTDC, với tốc độ 1000 v/ph. (2)Giả sử tốc độ động cơ tăng lên đến 2000 v/ph, giai đoạn cháy trễ vẫn gần như không đổi với mọi tốc độ động cơ. Vì thế góc quay của trục khuỷu sẽ tăng lên so với khi động cơ chạy với tốc độ 1000 v/ph. Nếu vẫn sử dụng thời điểm đánh lửa
- như trong mục (1) cho tốc độ 2000 v/ph thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ cực đại sẽ bị trễ hơn 10o ATDC. (3)Vì vậy, để sản ra áp lực nổ cực đại tại 10o ATDC khi động cơ đang chạy 2000 v/ph thì thời điểm đánh lửa phải sớm hơn để bù cho góc quay của trục khuỷu đã bị trễ trong mục (2). Quá trình định thời đánh lửa sớm này được gọi là đánh lửa sớm, và sự làm trễ thời điểm đánh lửa được gọi là đánh lửa muộn. 2. Điều khiển theo tải trọng của động cơ (1)Khi động cơ mang tải thấp thì áp lực nổ cực đại được coi là xuất hiện 10o ATDC , khi thời điểm đánh lửa tối ưu được đặt sớm 20o BTDC. (2)Khi tải trọng của động cơ tăng, mật độ không khí cũng tăng và giai đoạn lan truyền ngọn lửa giảm xuống. Vì thế, nếu cứ sử dụng thời điểm đánh lửa như trong mục (1) thì thời điểm mà động cơ sản ra áp lực nổ cực đại sẽ bị sớm hơn 10o ATDC. (3)Để sản ra áp lực nổ cực đại tại thời điểm 10o ATDC khi động cơ mang tải nặng thì thời điểm đánh lửa phải muộn hơn để bù cho góc quay của trục khuỷu đã bị sớm trong mục (2). Ngược lại, khi tải trọng của động cơ thấp thì th ời điểm đánh lửa phải sớm hơn. (Tuy nhiên, khi động cơ chạy không tải, thì khoảng thời gian đánh lửa sớm phải nhỏ hoặc bằng không để ngăn ngừa hiện tượng nổ không ổn định.) Điều khiển tiếng gõ động cơ
- Tiếng gõ trong động cơ do sự tự bốc cháy gây ra, khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu tự bắt lửa trong buồng đốt. Động cơ trở nên dễ bị gõ khi thời điểm đánh lửa sớm. Hiện tượng tiếng gõ mạnh có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của động cơ như tăng tiêu hao nhiên liệu, giảm công suất phát. Trái lại, tiếng gõ nhẹ lại có tác dụng nâng cao tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất. Các hệ thống đánh lửa gần đây có điều khiển thời điểm đánh lửa làm muộn thời điểm đánh lửa theo tiếng gõ, khi cảm biến phát hiện có tiếng gõ thì điều khiển cho thời điểm đánh lửa muộn, còn khi không phát hiện ra tiếng gõ nữa thì điều khiển cho thời điểm đánh lửa sớm hơn. Bằng cách ngăn ngừa tiếng gõ như vậy, hệ thống này giúp tăng tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất phát.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống đánh lửa
26 p | 1073 | 444
-
YẾU TỐ QUAN TRỌNG HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
24 p | 293 | 238
-
Vòi phun - Béc dầu
14 p | 1570 | 222
-
Cảm biến đánh lửa
11 p | 732 | 168
-
Hệ thống nhiên liệu động cơ P1
20 p | 423 | 163
-
Cấu tạo hệ thống đánh lửa
8 p | 445 | 151
-
Bộ chia điện trong hệ thống đánh lửa
5 p | 1754 | 146
-
Chút kiến thức về hệ thống đánh lửa
5 p | 256 | 109
-
Hệ thống điều khiển động cơ
46 p | 269 | 104
-
Khái quát về hệ thống điều khiển động cơ xăng
6 p | 243 | 66
-
Chương trình môn học Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa (Trình độ Trung cấp Nghề)
14 p | 284 | 58
-
Máy khởi động loại giảm tốc ( phần 2)
9 p | 226 | 44
-
Mô tả hệ thống điều khiển động cơ P1
3 p | 117 | 19
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô-xe máy (Nghề: Cơ điện nông thôn - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Hà Nam (năm 2017)
51 p | 24 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa trang bị điện ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
150 p | 37 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống khởi động đánh lửa (Nghề: Kỹ thuật máy nông nghiệp - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
31 p | 19 | 8
-
Đặc trưng hình học và đặc tính thủy động lực chân vịt phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ
7 p | 97 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn