intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bắc cung hoàng hậu LÊ NGỌC HÂN

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

97
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LÊ NGỌC HÂN Ngày xưa các vua chúa thường có rất nhiều vợ, không rõ Quang Trung có bao nhiêu vợ khi làm chủ từ Bắc Hà đến cõi Nam. Theo tài liệu để lại, có thể nói đến hai Hoàng hậu của vua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bắc cung hoàng hậu LÊ NGỌC HÂN

  1. Bắc cung hoàng hậu LÊ NGỌC HÂN Ngày xưa các vua chúa thường có rất nhiều vợ, không rõ Quang Trung có bao nhiêu vợ khi làm chủ từ Bắc Hà đến cõi Nam. Theo tài liệu để lại, có thể nói đến hai Hoàng hậu của vua. Chính cung Hoàng hậu và Bắc cung Hoàng hậu, bà Chính cung Hoàng hậu họ Phạm, người phủ Quy Nhơn, là chị cùng mẹ khác cha với Hình bộ thượng thư Bùi Văn Nhất và Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Khi Quang Trung đăng quang năm Kỷ
  2. Dậu ( 1789) thì bà cũng được lập làm Chính cung Hoàng hậu, bà sinh được 3 con trai, hai con gái. Nguyễn Quang Toàn là con đầu, được làm Thái tử, con thứ là Nguyễn Quang thùy được phong làm Khanh công lĩnh Bắc thành tiết chết thủy bộ chư quân. Con trai thứ ba là Nguyễn Quang Bàn được phong làm Tuyên công lĩnh thanh Hoa đốc trấn tổng lý dân sự. Đại Nam thực lục, biên niên sử của triều Nguyễn còn chép những người con khác của Nguyễn Huệ, tháng 5 năm Tân Hợi ( 1801) khi kinh đô Phú Xuân thất thủ cho đến khi Nguyễn Ánh lấy được cả Bắc Hà, quân Nguyễn Ánh còn bắt được anh em Quang Toản có tên là. Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện, Thất Quang Duy… Song, trong số các bà vợ, người được Nguyễn Huệ yêu quý nhất là Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Nàng được phong Bắc cung Hoàng hậu vào dịp Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, khi mới 18 tuổi, hai năm sau đám cưới được tổ chức linh đình tại Thăng Long. Lúc đầu chỉ là sự sắp đặt theo mưu đồ chính trị, theo lối “ Mỹ nhân kế” mà Nguyễn Hữu Chỉnh là người bày đặt, nhưng về sau, cuộc tình của họ lại rất tốt đẹp, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên. Với thế mạnh như chẻ tre, năm Bính Ngọ ( 1786), Long Nhương tướng quân tiết chế Nguyễn Huệ xuất hiện ở thành Thăng Long trong hào quang chiến thắng. Quân Trịnh thua chạy tan tác, vua Lê thì ở tuổi “ cổ lai hy” vốn an phận với cương vị bù nhìn mặc cho các chúa Trịnh tác oai tác phúc. Ông tướng trẻ mới 34 tuổi xuất hiện làm cho kinh thành xao động. Nguyễn Huệ muốn gì? Lấy ngai vàng của vua Lê đối với Huệ không phải là khó ! Song Huệ đã làm đúng như lời tuyên bố ban đầu, diệt Trịnh phò Lê. Vua Lê nghĩ đến việc ban cho Huệ chức
  3. tước vào bậc cao nhất trong triều. Nguyên súy Uy quốc công, vậy thì còn gì để vừa lòng một viên tướng chiến thắng nếu không phải là ngọc ngà châu báu hay một bóng giai nhân. Đón biết suy nghĩ của chủ tướng, Nguyễn Hữu Cảnh đã giả ý vua Lê “ muốn gả một công chúa cho chủ súy Tây Sơn để lấy chỗ dựa lúc tuổi già”. Nguyễn Huệ với giọng hăng hái đầy tự nhiên nói. Xưa nay những kẻ chinh phục xa nhà, tình khuê phòng rất cần thiết. Hoàng thượng cũng xét đến chỗ ấy kia à? Ừ ! Em vua nước Tây làm rể vua nước Nam “ mô đăng hộ đối” như thế, tưởng cũng không mấy người có được. Biết Nguyễn Huệ đã bằng lòng, Nguyễn Hữu Chỉnh liền vào cung tâu hết với vua Lê. Lúc đó nhà vua đã 70 tuổi vẫn còn 5, 6 người con gái chưa lấy chồng. Trong số các nàng công chúa, chỉ có nàng Ngọc Hân là đẹp và nết na hơn cả. Vua Lê cưng chiều nàng và cho học hành đủ cả cầm kỳ thi họa. Nhà vua vẫn thường tự nhủ. Con bé này ngày sau nên gả làm Vương phi, không nên gả cho hạng phò mã tầm thường. Nghe Chỉnh nói đến việc dùng kế mỹ nhân, vua Lê đã nghĩ ngay đến cô con gái cưng, nhưng vẫn cẩn thận bảo với Nguyễn Hữu Chỉnh. Con gái chưa chồng trẫm còn nhiều, nhưng chỉ có mình Ngọc Hân là có chút nhan sắc. Tuy nhiên, thói thương yêu con vẫn là thiên lệnh, chưa biết ở mắt người ngoài thì sao. Ngươi hãy ở đây, để trẫm cho đòi cả ra cho mà coi qua, rồi tùy người lựa người nào xứng đáng thì giúp cho thành việc đi. Khi đã nhìn thấy các công chúa. Chỉnh cũng nhất trí
  4. với nhà vua, chọn nàng Ngọc Hân gả cho Nguyễn Huệ với niềm tin rằng Huệ khó có thể cầm lòng được khi đã gặp nàng. Khi nghe Chỉnh nói về nàng công chúa Ngọc Hân tuổi vừa đôi tám, xinh đẹp tuyệt trần, xin cho được nương bóng nhà sau hầu hạ lược khăn cho người dũng tướng, thì Nguyễn Huệ rất vui và thật thà nói. Vì dẹp loạn mà ra, để rồi lấy vợ mà về, bọn trẻ nó cười cho thì sao. Tuy nhiên, ta mới chỉ quen gái Nam Hà, chưa biết gái Bắc Hà, nay cũng xin thử một chuyến xem có tốt không. Rồi Huệ lại nói giọng đầy nghiêm túc và cảm động. Tôi xin kính lạy dưới bệ Hoàng thượng vạn tuế? Ở khe núi hẻo lánh xa xôi tới đây, há dám đường đột như vậy? Bây giờ may sao lại được bám vào lá ngọc cành vàng, thật là mối duyên kỳ ngộ ngàn năm mới có. Kẻ có khe núi này xiết bao mừng rỡ. Thế rồi đám cưới của chủ súy Tây Sơn với nàng công chúa đất Bắc được tổ chức trọng thể tại Thăng Long thành. Công chúa Ngọc Hân lúc mới về với Nguyễn Huệ còn e thẹn, sau rồi cũng quen. Hôm vào làm lễ yết các vị tiên đế ở nhà thái miếu, Nguyễn Huệ và công chúa Ngọc Hân gióng kiệu cùng đi, lễ xong lại gióng kiệu cùng về. Nguyễn Huệ lấy làm hãnh diện mà hỏi công chúa. Con trai con gái nhà vua, đã có mấy người được vẻ vang như nàng? Nhà vua ít lộc, các con trai con gái cũng thanh bạch nghèo khó, chỉ
  5. riêng thiếp có duyên, lấy được lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời được sa vào chốn lâu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi. Nguyễn Huệ nghe nàng nói, rất hài lòng và càng yêu quý nàng hơn. Thế rồi ngày Nguyễn Huệ phải về Nam đã đến, nàng công chúa lần đầu tiên đi xa phải từ biệt người thân và hoàng gia cùng kinh thành Thăng Long, theo chồng vào Phú Xuân. Bà sinh được hai người con, một trai là Nguyễn Văn Đức và một gái là Nguyễn Thị Ngọc. Vua Quang Trung yêu quý Ngọc Hân không chỉ vì sắc đẹp, nết na mà coi trọng nàng ở tài văn chương nhạc họa và cả những kiến thức về thời cuộc của quốc gia. Tình yêu của họ ngày càng nồng thắm, người dân kinh thành Thăng Long cứ mỗi mùa xuân đến ngắm hoa đào đỏ thắm lại nhớ đến cành đào xuân năm Kỷ Dậu, vua Quang Trung áo bào còn vương mùi thuốc súng vội cho ngựa trạm đem cành đào Nhật Tân vào Phú Xuân tặng người vợ yêu quý báo tin chiến thắng. Họ chỉ sống hạnh phúc được trọn 6 năm, vua băng hà lúc tuổi còn nhiều hứa hẹn…Ngọc Hân đau xé lòng khóc chồng bằng bài “ Ai tư vãn” Buồn thay nhẽ ! Sương rơi gió lọt Cảnh đìu hiu thánh thót sâu sa! Tưởng lời di chúc thiết tha, Khóc nào nên tiếng, thức mà cũng mệ. Buồn thay nhẽ! Xuân về hoa nở! Mối sầu riêng ai gỡ cho xong?
  6. Quyết liều mạng vẹn chữ tòng, Trên rường nào ngại giữ lòng nào e! Con trứng nước thương vì đôi chút Chữ tình thân chưa thoát được đi Vậy nên nấn ná đợi khi… Hình thì tuy ở phách thì đã theo… Nguyễn Quang Toàn lên nối ngôi, họ ngại chuyên quyền, nội bộ triều Tây Sơn lục đục rồi mất. Ngọc Hân và hai con phải đổi tính danh sống lẫn vào đời với dân chúng ở Quảng Nam. Không lâu sau, bị phát hiện và bị bắt, Ngọc Hân uống thuốc độc quyên sinh, hai con bị thắt cổ chết, đó là năm Kỷ Mùi ( 1799) khi bà mới 29 tuổi ( Theo Phan Phúc Trực trong Quốc sử di biến đến năm Giáp Tý ( 1804) Lê Ngọc Hân mới mất tại quê mẹ ở làng Phù Ninh ( Làng Nành) huyện Đông Ngạn ( Bắc Ninh). Người Quảng Nam lấy trộm được xác con và hai cháu ngoại đem về mai táng tại làng rồi cho dựng miếu thờ. Gần 50 năm sau, dưới thời thiệu Thị nhà Nguyễn, miếu bị đổ nát. Một tú ông người làng Nành nhớ công lao của Chiêu Nghi họ Nguyễn đối với dân làng đã quyên tiền tu sửa ngôi miếu. Không ngờ, có tên phó tổng cùng làng vốn thù riêng với ông tú, đã cất công vào Huế tâu vua về việc thờ “ ngụy Huệ”. Triều đình Huế liền hạ lệnh triệt phá ngôi miếu, quật ba ngôi mộ, vứt hài cốt xuống sông. Ông tú kia bị trọng tội, Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Đăng Giang cũng bị giáng chức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2