Bác Hồ Với Thái Nguyên, Thái Nguyên với Bác Hồ (in lần thứ 2): Phần 1
lượt xem 1
download
Cuốn sách "Bác Hồ Với Thái Nguyên, Thái Nguyên với bác Hồ" gồm 5 chương nội dung, biên niên những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại An toàn khu Thái Nguyên (1947 - 1954). Sách được chi thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo phần 1 cuốn sách.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bác Hồ Với Thái Nguyên, Thái Nguyên với Bác Hồ (in lần thứ 2): Phần 1
- BÁC HỔ VỚI THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN VỚI BÁC Hồ In lần thứ 2 (Có sửa chữa và bỗ sung)
- ĐẢNG CỘNG SẢN V Ệ•T NAM * BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
- Hội đông chỉ đạo biên soạn » o • • 1. Đồng chí Nguyễnủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đình Phách Bí thư Tỉnh ủy: Chủ tịch. 2. Đ ồng chí NguyễnPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy: Phó Chủ tịch. Văn Kim 3. TS Lê Quang Dựcủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: ủy viên Thường trực 4. KS Bùi Khánh Thái Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh 5. ThS Trần Xuân Hựu Phó Trưởng ban TT Tuyên giáo Tỉnh ủy: ủy viên 6. CN Vũ Thanh Khôi Trưởng phòng Lịch sử Đảng: Thư ký Ban Biên soạn 1. Phạm Tất Quynh: Chủ biên 2. TS Nguyễn Xuân Minh: Đồng chủ biên 3. Nguyễn Văn Thắng 4. Vũ Thanh Khôi Biên tập TS Nguyễn Xuân Minh. Biên soạn phần Biên niên TS Trần Minh Trưởng ThS Lý Việt Quang Ảnh tư liệu Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trình bày, bìa Nguyễn Minh Hải 4
- Từ lể đài cuộc mít tình tại sân vận động thành p h ô , Bác Hồ vây chào đồng bào tỉnh Thái Nguyên nẹà\ 1-1-1964
- LỜ I CỦA ĐẠI TƯỚNG VỎ NGUYÊN GIÁP Nhân ki niệm 60 năm ngày Bác Hô cùng với Trung ương Đảng về ATK Thái Nguyên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dần Pháp xâm lược (20-5-1947 - 20-5-2007), tỉnh Thái Nguyên được Đảng và Nhà nước giao cho tổ chức Năm du lịch Quốc gia 2007. Đây là một sự kiện chính tri, kinh tế, văn hóa quan trọng cùa Đảng bộ và nhân dân các dần tộc tinh Thái Nguyên. Tôi còn nhớ khi Bác Hồ về nước, trong thời gian hoạt động ở Cao Bằng, tại một cuộc họp, Bác nói: “Hôm nay, ta có hai chỗ đứng chân là căn cứ Cao Bằng và căn cứ Bắc Sơn (Lạng Sơn), ta phải cùng cố cả hai căn cứ đó, mờ rộng thành căn cứ Cao - Bắc - Lạng, Cao Bằng có truyền thống cách mạng, thuận tiện cho việc liên lạc với quốc tế, nhưng vị trí ở xa Trung ương quá; vì vậy, cần thiết phải chọn một nơi để xây dựng thành trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc. Nơi ấy phải có nhân dân tốt, cơ sở chính trị tốt và ở đó “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” (tiến có thể đánh, lùi có thể giữ)”. Cuối cùng Bác đã quyết định chọn tinh Thái Nguyên và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc bao gồm 6 tinh Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, Bác quyết định trở lại Việt Bắc và xây dựng ATK kháng chiến của Trung ương trên địa bàn các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai, Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa và Chợ Đồn thuộc ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Đó là “Thủ đô kháng chiến”. Trong đó các khu ATK Thái Nguyên có vai trò rất quan trọng cùa Thủ đô kháng chiến. Vì ở đó, Bác Hồ, đồng chí Tổng Bí 7
- thư Trường - Chinh, Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh và các cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng Cục Chính trị, Tổng Cục Hậu cần và nhiều cơ quan trọng yếu cùa Trung ưcmg đã ở, làm việc. Ở đó cũng là nơi ra đòi nhiều quyết định quan trọng của Trung ương, Chính phủ, Bộ Tổng Tư lệnh trong suốt cuộc kháng chiến chổng thực dân Pháp. Nhân dịp ki niệm 60 năm Bác Hồ và Trung ương Đảng về ATK Thái Nguyên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tinh Thái Nguyên tồ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách ' Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với B ác Hồ" , ghi lại những hoạt động chù yếu cùa Bác tại Thái Nguyên, cũng như những tình cảm hết sức sâu đậm cùa Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Thái Nguyên với Bác Hồ. Cuốn sách là tài liệu quý góp phần giáo dục cán bộ, chiến sĩ, đảng viên, đoàn viên và đồng bào các dân tộc Thái Nguyên phát huy truyền thống vè vang cùa chiến khu Việt Bắc, cùa Thù đô kháng chiến, ra sức phấn đấu đẩy mạnh công cuộc đổi mới xây dựng Thái Nguyên trở thành một tinh giàu mạnh, “sớm tiến kịp miền xuôi1 như Bác Hồ hằng mong muốn. ' Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2007 Đại tướng Võ Nguyên Giáp 8
- LỜI GIỚI THIỆU t Nhân dân các dân tộc Thái Nguyên có truyên thông yêu nước và cách mạng từ lâu đời. Thái Nguyên lại ở vào vị trí hết sức thuận lợi, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, nên trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân Thái Nguyên đã có những đóng góp rất to lớn. Chính vì vậy, Thái Nguyên đã nhận được sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Người đã lên án chế độ thống trị hà khắc cùa Nhà nước bảo hộ Pháp và bày tò niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi thống khổ cùa nhân dân các dân tộc cũng như thần phận tủi nhục cùa những người lính bản xứ trong quân đội Pháp ở Thái Nguyên. Ngay từ năm 1940, khi chuẩn bị về nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nêu rõ: “ từ Cao Bằng cỏn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đẩu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công , lúc khó khăn có thề g iữ . Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên cùng Tuyên Quang, Bắc Kạn vinh dự được Trung uơng Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm ATK - Thù đô kháng chiến cùa cả nước. 10 Võ Nguyên Giáp: Shũrtg chặng đường lịch sứ. Nxb. Văn học. H. 1977. tr. 38-39. 9
- Từ nửa cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến những năm đầu thực hiện cách mạng xã hội chù nghĩa trên miền Bắc, Thái Nguyên được chọn làm nơi thí điểm nhiều chính sách lớn cùa Đảng và Nhà nước. Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, Đảng bộ và nhân dần các dân tộc Thái Nguyên đã đoàn kết, kiên trì phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hi sinh để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang mà Trung ương Đảng, Chính phủ và Chù tịch Hồ Chí Minh giao phó. Thành tựu to lớn mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã giành được trước hết nhờ có đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo sáng suốt cùa Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là nhờ sự quan tâm sâu sắc, chỉ bảo ân cần, thiết thực, cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh. * Để ghi nhớ công lao to lớn cùa Chù tịch Hồ Chí Minh đối với Thái Nguyên và những thành tựu mà nhân dân Thái Nguyên đã giành được trong quá trình thực hiện lời dạy cùa Người, Ban Thường vụ Tinh ủy Thái Nguyên giao cho Ban Tuyên giáo Tinh ủy tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản tập sách “Z?ác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ” làm tài liệu học tập, giáo dục truyền thống, giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đàng viên và nhân dân các dân tộc trong tinh, đặc biệt là thế hệ trẻ; động viên các tầng lóp nhân dân tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tựu đã đạt được, biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các cuộc đấu tranh vệ quốc thành tinh thần cách mạng tiến công trong sự nghiệp công nghiệp hóa. hiện đại hóa đất nước; xây dụng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt 10
- Nam xã hội chù nghĩa; xây dựng Thái Nguyên trở thành tinh giàu có và phồn vinh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt cùa tinh qua các thời kì, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học, các cơ quan hữu quan; đặc biệt là những ý kiến có tính chất chi đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sự giúp đỡ về tư liệu của Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ cùa Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trinh nghiên cứu, biên soạn tập sách này. Công lao và những tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thái Nguyên là hết sức to lớn. Song, do khó khăn về công tác lưu trữ tài liệu và những hạn chế trong quá trình biên soạn nên tập sách không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc đóng góp ỷ kiến để chinh lí, bổ sung cho lần tái bản sau. Nhân dịp ki niệm 50 năm, lần thứ 7, cũng là lần cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm tinh Thái Nguyên (01/01/1964 - 01/01/2014) và chào mừng 60 năm (07/5/1954 - 07/5/2014) chiến thắng lịch sử Điện Biên Phù, Ban Thường vụ Tinh ủy quyết định tái bản cuốn sách “B ác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với B ác H ồ ”, chúng tôi xin trần trọng giới thiệu với đồng chí, đồng bào trong và ngoài tinh. Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bi thư Nguyễn Đình Phách 11
- Chương thứ nhầ BÁC HỒ VỚI VIỆC LỤA CHỌN THÁI NGUYÊN • • m Ù M N0I XÂY DỰNG AN TOÀN KHU I. THÁI NGUYÊN TRONG TẨM NHÌN CHIẾN Lược CỦA BÁC Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tinh Nghệ An (nay là làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn). Thời niên thiếu, tên của Người là Nguyễn Sinh Cung, sau lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng, Người lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và từ năm 1942 lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Từ đó đến năm 1918, Người đi qua nhiều nước và sống ở một số nước trên thế giới để tìm hiểu con đường đi đến tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Đi tới đâu, Người cũng đều hòa nhập với giai cấp vô sản và những người lao động, chứng kiến bao cảnh tàn sát dã man của bọn đế quốc thực dân đối với những người dân thuộc địa. 13
- Khoảng cuối năm 1918, Người sống ở Pari, tại ngôi nhà số 6 phố Vila đề Gôbơlanh (Villa des Gobelins). Ngày 14-7-1921, Người chuyển đến ở ngôi nhà số 9, ngõ Côngpoăng (Compoint). Trong thời gian ở nước Pháp, Người đã viết hàng loạt bài báo đăng trên các báo Nhãn đạo , Người cùng khổ, Đời sổng công nhân..., tập trung mũi nhọn vào bọn thực dân Pháp - kẻ thù trực tiếp và trước mắt của nhân dân các nước Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Dưới thời thuộc Pháp, Việt Nam bị chia cắt thành ba kì với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nừa bảo hộ, Trung Kì là xứ bảo hộ vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến về hình thức và Nam Kì là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm giữ. Ba xứ ờ Việt Nam cùng với Lào và Campuchia hợp thành Liên bang Đông Dương. Đứng đầu Liên bang Đông Dương có Toàn quyền là người thay mặt Chính phủ Pháp cai trị Đông Dương về mọi mặt. Dưới Toàn quyền là Thống đốc Nam Kì, Thống sứ Bắc K.Ì và Khâm sứ ở Trung Kì, Lào, Campuchia. Đứng đầu tinh là Công sứ người Pháp. Thái Nguyên - một tinh miền núi và trung du Bắc Bộ, là quê hương cùa Lý Bí (vua Lý Nam Đế) - người đầu tiên xưng đế hiệu, người đầu tiên đặt niên hiệu Thiên Đức và cũng là người đầu tiên nhận thấy vị tri địa lí trung tâm đất nước cùa vùng đất Hà Nội xưa. Vùng đất này sớm được sự quan tâm chú ý của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trong lịch sử đấu tranh dụng nước và giữ nước của dân tộc. Thái Nguyên vừa đóng vai trò như một bức tường ngăn quân giặc 14
- từ phương Bắc tràn xuống cướp phá miền đồng bằng, vừa là điểm xuất phát để quân và dân ta triển khai lực lượng chong quân giặc xâm phạm ở miền biên giới. Chính từ vị trí chiến lược đặc biệt và địa bàn dụng võ mà lịch sử đã dành cho Thái Nguyên, người dần nơi đây sớm có truyền thống yêu nước và cách mạng, một lòng trung kiên, quyết tâm xả thân vì nước khi có giặc ngoại xâm. Theo sử cũ, cuối thế ki thứ II trước Công nguyên, lợi dụng thời cơ nhà Hán tiến đánh quân Nam Việt của Triệu Đà, nhân dân Thái Nguyên đã theo Tây Vu Vương nổi dậy nhàm khôi phục nền độc lập cho đất nước. Năm 40 sau Công nguyên, cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thái Nguyên đã tập hợp dưới bóng cờ đại nghĩa cùa hai chị em Trưng Trắc và Trung Nhị nổi dậy khởi nghĩa ờ 65 huyện, thành, giải phóng toàn bộ lãnh thổ, khôi phục chủ quyền cùa dân tộc trong 3 năm (từ năm 40 đến năm 43). Trong hơn 1.000 năm dưới ách thong trị của phong kiến phương Bắc, nhân dân Thái Nguyên đã nhiều lần nổi lên chống ách cai trị hà khắc và chính sách đồng hóa dân tộc tàn bạo của quân xâm lược để giành độc lập, tự do. Thế ki thứ X, nhân dân Thái Nguyên sát cánh cùng với nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống ờ Bạch Đằng, Chi Lăng ngay sau khi chúng mới xâm nhập vào bờ cõi nước ta. Cuối thế ki XI, con em nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã tham gia vào đội quân cùa Lý Thường Kiệt tập kích táo bạo sang đất quân Tống, tiêu diệt các càn cứ xâm lược cùa kẻ thù mà trung tâm là thành Ung Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung 15
- Quốc); sau đó lại trực tiếp tham gia chiến đấu, góp phần đánh tan quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông cầu. Trong thế kỉ xu, Dương Tự Minh, quê xã Quan Triêu (nay là phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên), phủ phú Lựơng (nay là vùng đất các tinh Thái Nguyên, B ắc Kạn, Cao Băng), theo chiếu của vua Lý Anh Tông đã đưa quân đi đánh quân xâm lược Tống ờ Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay), đem lại bình yên cho dân chúng miền biên ải. Mùa thu năm 1145, giặc Tống do Đàm Hữu Lượng cầm đầu sang cướp phá, chiếm châu Quảng Nguyên. Vâng lệnh triều đình nhà Lý, Dương Tự Minh làm Chánh tướng đem quân đi đánh giặc ở vùng biên giới phía Bắc. Chì sau một thời gian ngắn, với tài thao lược của mình, Dương Tự Minh đã chi huy đánh tan quần giặc, đem lại thanh bình, thịnh trị cho đất nước. Do tài năng và nhũng đóng góp to lớn vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Dương Tự Minh đã được vua Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông gả cho hai công chúa Diên Bình và Thiều Dung, được phong chức Phò mã lang, trông coi toàn bộ việc quân, dân suốt một vùng khe động dọc biên giới phía Bắc. Dương Tự Minh được sắc phong là Thượng đẳng thần và được nhân dân lập đền thờ cúng ờ chân núi Đuổm (xã Động Đạt, huyện Phú Lương ngày nay) để đời đời tường nhớ công ơn. Sau hơn 5 thế ki giành và giữ nền độc lập, thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dưới triều Hồ đã đưa dân tộc ta đên thảm họa mất nước. Đầu thế ki X V , không cam chịu kiếp sống nô lệ, cùng với nhân dân cả nước Đại Việt lúc bấy giờ, nhân dân Thái Nguyên đã 16
- thổi bùng lên phong trào nổi dậy chống quân xâm lược Minh. Mở đầu phong trào này là cuộc khởi nghĩa của Trần Nguyên Kháng và Nguyễn Đa Bí (năm 1408). Tiếp đó là hàng loạt cuộc nổi dậy lẻ tẻ cùa Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Khắc Chung, Dương Thế Chân... Đặc biệt, nghĩa quần Ông Lão đã xây dựng căn cứ ở vùng Đồng Hỷ rồi lan nhanh xuống Bắc Phổ Yên, được đông đảo nhân dân hường ứng. Nghĩa quân Ông Lão đã mở rộng địa bàn hoạt động, tập kích đánh địch ở các huyện c ổ Lũng, Tư Nông (nay là huyện Phú Bình) và huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu ngoan cường cùa nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong thời kì này là những hoạt động cùa nghĩa quần Áo Đỏ ở Đại Từ vào cuối năm 1410, buộc nhà Minh phải điều quân từ nhiều nơi về ứng cứu. Nghĩa quân Áo Đỏ đã phát triển phong trào ra khắp vùng Việt Bắc, gây cho giặc Minh nhiều tổn thất nặng nề, làm cho chúng không thể đặt được chính quyền đô hộ trên vùng rừng núi bao la của ta một cách vững chắc. Đầu năm 1418, tại Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa chống giặc Minh. Từ Thái Nguyên, hai cha con Lưu Trung và Lưu Nhân Chú đã vào vùng Lam Sơn tụ nghĩa cùng Lê Lợi. Đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo cùa phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của đất nước Đại Việt. Do những đóng góp to lớn vào thắng lợi cùa dân tộc, nên trong đợt ban thường đầu tiên sau khi đất nước sạch bóng quân xâm lược, hai cha con Lưu Trung, Lưu Nhân Chú đã được vua Lê Thái Tổ ban Quốc tính, cho đổi 17
- từ họ Lưu sang họ Lê và xếp vào bậc công thần khai quốc. Lưu Trung được phong tước Quốc công; Lưu Nhân Chú được phong tước Đình Thượng hầu. Sau đó, cả hai cha con Lưu Trung và Lưu Nhân Chú đều trở thành những vị quan thanh liêm, góp phần to lớn cùng nhân dân xây dụng đất nước. Trong các thế ki XVI, XVII, X V III, đất nước ta rơi vào tình trạng phân liệt kéo dài. Hết chiến tranh Nam - Bấc triều lại đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn, gây nên bao cảnh khổ cực, lầm than cho nhân dân. ở Đàng Ngoài, nông dân các nơi liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình Lê - Trịnh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo, bắt đầu từ năm 1740. Sau một thời gian hoạt động, lực lượng nghĩa quân tăng lên đến vài vạn người, làm chủ một vùng đất rộng lớn ở các tinh Vĩnh Phúc. Phú Thọ, Thái Nguyên, lấy núi Ngọc Bội (Vĩnh Phúc) làm trung tâm. Nghĩa quân lập nhiều đồn lũy ở các nơi, cày ruộng, lập kho chứa thóc, tính kế lâu dài. Đầu năm 1751, sau khi dẹp được một vài cuộc khởi nghĩa, chúa Trịnh tập trung lực lượng, đánh lên vùng Hương Canh, Ngọc Bội. Nghĩa quân chiến đấu rất quvết liệt, nhưng cuối cùng bị thất bại. Vào nửa sau thế ki XVIII, phong trào nông dân tiếp tục diễn ra, tiêu biểu nhất là phong trào nông dân Tây Sơn. Chi sau 15 năm đánh Nam, dẹp Bắc, phong trào nông dân Tầy Sơn đã hoàn thành được một sự nghiệp chưa từng có trong lịch sử dân tộc: Đánh đổ ba tập đoàn phong kiến đang thống trị, bước đầu thống nhất hai miền đất nước sau gần 200 năm chia cắt; tiếp đó lại đập tan quân xâm lược Mãn Thanh. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TẬP BÀI GIẢNG DÀNH CHO HỌC VIÊN LỚP BỒI DƯỠNG KẾT NẠP ĐẢNG - BÀI 4
18 p | 1187 | 324
-
Bài giảng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
28 p | 1138 | 200
-
Chuyện kể về Bác Hồ Chí Minh (Tập 1): Phần 1
113 p | 382 | 52
-
Khởi nghĩa Yên Thế
4 p | 334 | 24
-
Truyện ngắn - Chuyện cũ bên dòng sông Tô: Phần 1
286 p | 132 | 20
-
Bác Hồ Chí Minh với thiếu niên và nhi đồng: Phần 2
86 p | 205 | 20
-
Giáo trình phân tích cơ cấu tổ chức và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội vùng đông bắc bắc bộ p8
6 p | 73 | 7
-
Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình
7 p | 55 | 4
-
Bác Hồ về An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên-Quyết định lịch sử mở ra thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến, kiến quốc - Kỷ yếu Hội thảo: Phần 1
181 p | 12 | 2
-
Ebook Bác Hồ với Thái Nguyên: Phần 1
492 p | 13 | 2
-
Ebook Bác Hồ với Thái Nguyên: Phần 2
252 p | 8 | 2
-
Bác Hồ Với Thái Nguyên, Thái Nguyên với Bác Hồ (in lần thứ 2): Phần 2
321 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn