YOMEDIA
ADSENSE
Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình
56
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Thái Nguyên, lao động nữ dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ trên 65,27% trong tổng số lao động nữ ở huyện. Trong số này tập trung chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng trên 70%. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lao động nữ dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai - tỉnh Thái Nguyên với phát triển kinh tế hộ gia đình
Ngô Xuân Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 153 - 159<br />
<br />
LAO ĐỘNG NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN VÕ NHAI<br />
- TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH<br />
Ngô Xuân Hoàng*, Nguyễn Thị Vân Chi<br />
Trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông- Bắc tỉnh Thái Nguyên, lao động nữ dân tộc thiểu số<br />
ở khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ trên 65,27% trong tổng số lao động nữ ở huyện. Trong số<br />
này tập trung chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng trên 70%. Lực lượng lao động nữ dân tộc thiểu số có<br />
độ tuổi trẻ, tập trung chủ yếu ở độ tuổi 15 đến 44. Trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động<br />
nữ dân tộc thiểu số còn thấp trên 68% tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở, trên 90% chưa qua<br />
đào tạo nghề, khá chênh lệch so với lao động dân tộc Kinh. Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia<br />
chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp (trên 87,7%), tỷ lệ lao động nữ tham gia vào<br />
các cấp chính quyền đoàn thể trong những năm qua có tăng nhưng so với nam còn thấp hơn nhiều<br />
(bình quân dưới 14,3% các chức danh). Tuy nhiên lao động nữ có vai trò rất quan trọng trong việc<br />
tạo ra thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.<br />
Từ khóa: Lao động nữ dân tộc thiểu số, phát triển, kinh tế hộ<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đông<br />
- Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái<br />
Nguyên 37 km dọc theo tuyến quốc lộ 1B và<br />
cách thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn 80km.<br />
Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn được chia<br />
làm 3 tiểu vùng có đặc điểm địa hình tương<br />
đối khác biệt: Tiểu vùng 1: Gồm 6 xã vùng<br />
cao thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp<br />
kết hợp trồng cây đặc sản. Tiểu vùng 2 gồm 3<br />
xã và 1 thị trấn dọc đường quốc lộ 1B thích<br />
hợp cho sản xuất cây hàng năm, cây lâu năm,<br />
phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu<br />
xây dựng. Tiểu vùng 3 gồm 5 xã phía Nam<br />
phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và các<br />
loại cây ăn quả. Năm 2011, toàn huyện có<br />
63.143 nhân khẩu phân bố có các dân tộc anh<br />
em, dân tộc Kinh 36,57%; Tày 22,12%, dân tộc<br />
Nùng 19,58%, dân tộc Dao 13,2%, dân tộc H'<br />
Mông 4,1%, dân tộc Sán Chay chiếm 4,13%,<br />
dân tộc khác chiếm 0,3%. Trong tổng số<br />
18.163 lao động nữ thì lao động nữ là người<br />
dân tộc thiểu số chiếm 65,27%, trong đó dân<br />
tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số trên 70%.<br />
Trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến<br />
vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số, những<br />
khó khăn đang cản trở sự tiến bộ của họ trong<br />
phát triển kinh tế gia đình. Trên cơ sở đó tìm<br />
*<br />
<br />
ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện cho<br />
phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng, phụ nữ ở<br />
huyện Võ Nhai nói chung phát huy thế mạnh,<br />
khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế hộ<br />
tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và<br />
xã hội.<br />
PHƯƠNG PHÁP VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thu thập<br />
số liệu trên địa bàn huyện và hộ nông dân để<br />
điều tra. Các chỉ tiêu: Tỷ lệ lao động nữ tham<br />
gia lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi;<br />
Trình độ chuyên môn, kỹ thuật của lao động<br />
nữ khu vực thành thị và nông thôn; Tỷ lệ<br />
người có việc làm; Tỷ lệ thất nghiệp; Sự tham<br />
gia của lao động nữ trong các ngành kinh tế;<br />
Phân chia công việc hàng ngày trong gia đình:<br />
Sử dụng quỹ thời gian của người phụ nữ…<br />
Các phương pháp chuyên gia, chuyên khảo,<br />
điều tra nhanh nông thôn, phân tích định<br />
lượng, thống kê kinh tế… đã được sử dụng để<br />
thu thập, phân tích thông tin, số liệu để đảm<br />
bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Đặc điểm của lao động nữ dân tộc thiểu số<br />
1. Dân tộc thiểu số của huyện gồm: chủ yếu<br />
là người Tày, Nùng, Dao là những người bản<br />
xứ sống ở đây từ rất lâu đời. Họ sống chủ yếu<br />
ở những vùng thấp, gần đường giao thông, có<br />
153<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đất ruộng, đất vườn nhiều, đời sống kinh tế<br />
khá giả hơn nhóm dân tộc thiểu số khác.<br />
Người H’Mông, Sán Chí, Sán Dìu, Mường,<br />
Thái chiếm tỷ lệ rất nhỏ (8,5%). Họ di cư từ<br />
các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn... đến<br />
Võ Nhai, tập sinh sống tập trung chủ yếu ở<br />
trên những vùng núi cao, đi lại rất khó khăn,<br />
xa trung tâm, xa chợ, đất ruộng rất ít, chủ yếu<br />
canh tác trên đất đồi núi và trồng các loại cây<br />
lương thực như: ngô, sắn, đời sống của họ gặp<br />
nhiều khó khăn.<br />
2. Lao động nữ dân tộc thiểu số theo các<br />
nhóm tuổi: Lực lượng lao động nữ dân tộc<br />
thiểu số phần lớn tập trung trong nhóm tuổi từ<br />
15-34 (chiếm gần 60%). Đây là nhóm tuổi lao<br />
động chính trong hộ gia đình nhưng cũng đây<br />
là nhóm tuổi ở độ sinh sản, điều này cũng ảnh<br />
hưởng tới công việc và thu nhập của hộ gia<br />
đình. Số liệu cho thấy điều bất cập là lao động<br />
chính trong nhóm tuổi 15-24 chiếm tỷ trọng<br />
cao nhất (30,14%) và giảm dần đến nhóm tuổi<br />
trên 55. Đây là lượng lao động trẻ còn thiếu<br />
kinh nghiệm làm ăn, nếu không được quan<br />
tâm, giúp đỡ để họ nâng cao trình độ<br />
chuyên môn, kiến thức và vốn thì họ sẽ gặp<br />
nhiều khó khăn khi trở thành lao động chính<br />
của gia đình.<br />
3. Cơ cấu lao động nữ dân tộc thiểu số theo<br />
thành phần dân tộc: Trong tổng số lao động<br />
nữ (18.163 người) thì lao động nữ là người<br />
dân tộc thiểu số chiếm 65,27%, trong đó dân<br />
tộc Tày, Nùng, Dao chiếm đại đa số trên 70%.<br />
Xem xét cơ cấu lao động nữ dân tộc thiểu số<br />
theo dân tộc, ta nhận thấy, tỷ lệ lao động<br />
trong nhóm tuổi từ 15-24 cao, tiếp đến là lao<br />
động trong nhóm tuổi từ 25-34. Tuy nhiên<br />
nếu xét lượng lao động trên 55 tuổi thì nhóm<br />
dân tộc như: Nùng, Sán Chay chiếm tỷ lệ cao<br />
hơn trong cùng nhóm tuổi, đây là lực lượng<br />
lao động phụ làm các công việc như: chăn<br />
nuôi, làm việc nhà, chăm sóc gia đình...; tuy<br />
nhiên lực lượng lao động này tương đối quan<br />
trọng trong mỗi gia đình ở khu vực nông<br />
thôn. Nhưng nếu so với nhóm dân tộc đa số<br />
như Kinh thì tỷ lệ lao động trên 55 tuổi thấp<br />
hơn, đây là sự khác biệt giữa lao động dân tộc<br />
thiểu số với nhóm đa số. Sự khác biệt về cơ<br />
<br />
94(06): 153 - 159<br />
<br />
cấu lao động của các dân tộc thiểu số còn<br />
được thể hiện trong các nhóm tuổi. Trong<br />
nhóm lao động trẻ nhưng kinh nghiệm thấp<br />
(nhóm 15 -24 tuổi) có tỷ lệ cao nhất là dân tộc<br />
H’Mông, tiếp đến là các dân tộc như Nùng,<br />
Dao. Ở các nhóm tuổi khác có sự thay đổi rõ<br />
rệt, ở các nhóm tuổi từ 25-44 thì các dân tộc<br />
như Kinh và Tày có cơ cấu cao hơn các dân<br />
tộc khác và thấp nhất vẫn là các dân tộc như<br />
Sán Chay hay Dao.<br />
4. Trình độ học vấn của lao động nữ dân tộc<br />
thiểu số: Nghiên cứu riêng về trình độ học<br />
vấn của các lao động nữ dân tộc thiểu số và<br />
so sánh với lao động nữ của huyện, chúng ta<br />
thấy: lao động nữ là dân tộc thiểu số chủ yếu<br />
học hết Tiểu học chiếm 39,17%, Tỷ trọng lao<br />
động nữ dân tộc thiểu số có trình độ Trung<br />
học cơ sở và Trung học phổ thông thấp hơn<br />
so với tỷ trọng của lao động nữ trong toàn<br />
huyện. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát<br />
từ quan niệm còn nặng nề ở nhóm dân tộc<br />
thiểu số là “trọng nam”. Những đối tượng<br />
tham gia học đến Trung học phổ thông, theo<br />
thống kê của phòng giáo dục huyện chủ yếu<br />
là đối tượng chính sách và học ở trường nội<br />
trú chiếm 65,77% tổng số học sinh tốt nghiệp<br />
Trung học cơ sở và học lên Trung học phổ<br />
thông, một số lượng ít học ở trường Trung<br />
học phổ thông quốc lập khác.<br />
5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Trong tổng<br />
số lực lượng lao động nữ ở khu vực nông<br />
thôn là 17.655 người, thì lao động nữ là dân<br />
tộc thiểu số chiếm 72%, còn lại lao động nữ<br />
là dân tộc Kinh chiếm 28%. Với số lượng<br />
đông đảo như vậy, nhưng lực lượng này phần<br />
lớn là chưa qua lớp đào tạo nghề chiếm<br />
95,67%. Lượng lao động nữ là người dân tộc<br />
thiểu số qua đào tạo nghề chiếm tỷ trọng rất<br />
nhỏ (2,06%). Trong khi đó, lượng lao động<br />
nữ là người dân tộc Kinh tham gia đào tạo<br />
nghề chiếm tỷ lệ 7,55% trong tổng số lao<br />
động nữ dân tộc Kinh ở khu vực nông thôn.<br />
Qua đây ta thấy có sự khác biệt rất rõ về cơ<br />
cấu trình độ giữa lao động nữ là người dân tộc<br />
thiểu số với lao động nữ là người Kinh (nếu<br />
so với lao động là nam thì sự chênh lệch này<br />
còn cao hơn.<br />
<br />
154<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 153 - 159<br />
<br />
Bảng 01. Trình độ chuyên môn của lao động nữ dân tộc thiểu số của huyện năm 2010<br />
<br />
Trình độ chuyên môn<br />
Tổng số<br />
1. Chưa qua đào tạo<br />
<br />
Lao động nữ là<br />
Dân tộc thiểu số<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(người)<br />
12714<br />
100<br />
<br />
Lao động nữ là<br />
Dân tộc kinh<br />
Số lượng<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(người)<br />
4941<br />
100<br />
<br />
12164<br />
<br />
95,67<br />
<br />
4213<br />
<br />
85,27<br />
<br />
2. Đã qua đào tạo nghề và tương đương<br />
<br />
261<br />
<br />
2,06<br />
<br />
373<br />
<br />
7,55<br />
<br />
3. Trung học chuyên nghiệp trở lên<br />
<br />
289<br />
<br />
2,27<br />
<br />
355<br />
<br />
7,18<br />
<br />
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Võ Nhai năm 2010<br />
<br />
Vai trò chủ yếu của lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ<br />
Bảng 02. Lao động việc làm của lao động dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn huyện Võ Nhai năm 2010<br />
Các chỉ tiêu phản ánh<br />
<br />
ĐVT<br />
<br />
Tổng số<br />
<br />
1. Dân số trong độ tuổi lao động<br />
2. Dân số hoạt động kinh tế<br />
3. Dân số không hoạt động kinh tế<br />
4. Tỷ lệ tham gia lực lượng LDBQ<br />
5. Tỷ lệ người có việc làm BQ<br />
6. Tỷ lệ thất nghiệp BQ<br />
<br />
Người<br />
Người<br />
Người<br />
%<br />
%<br />
%<br />
<br />
12.232<br />
12.715<br />
2.908<br />
0,93<br />
92,18<br />
7,76<br />
<br />
Phân theo giới<br />
Nam<br />
nữ<br />
5.852<br />
6.380<br />
5.975<br />
6.740<br />
1.493<br />
1.415<br />
0,92<br />
0,935<br />
91,25<br />
93,11<br />
8,75<br />
6,89<br />
<br />
Nguồn: Phòng lao động và TBXH, Võ Nhai<br />
<br />
1. Lao động, việc làm của lao động nữ dân<br />
tộc thiểu số: Xét trên toàn huyện, tổng số lao<br />
động trong độ tuổi có việc làm ở khu vực<br />
nông thôn là 33.725 người chiếm 97,6%, còn<br />
lại tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,4%. Xét riêng lao<br />
động dân tộc thiểu số cho thấy: Tổng số<br />
lượng lao động dân tộc thiểu số khu vực nông<br />
thôn trong độ tuổi hoạt động kinh tế là 12.232<br />
người, lao động nữ chiếm 0.52%. Tổng số lao<br />
động tham gia hoạt động kinh tế là 12.715,<br />
chia ra lao động nữ là 0.53%, còn lại 47% lao<br />
động nam. Tổng số lao động không hoạt động<br />
kinh tế là 2.908, chia ra lao động nữ là 49%,<br />
còn lại 51% lao động nam. Như vậy, tỷ lệ<br />
những người không tham gia lao động của<br />
nam cao hơn nữ giới. Trong số này, phần lớn<br />
là những người già, người ốm đau bệnh tật.<br />
Đây chính là số lượng người “ăn theo”, điều<br />
này cũng ảnh hưởng tới kinh tế của các hộ gia<br />
đình cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát<br />
triển kinh tế xã hội của huyện. Tỷ lệ lao động<br />
nữ có việc làm cao hơn lao động nam. Sở dĩ<br />
như vậy, là vì lao động nữ có thể làm những<br />
công việc gia đình, làm việc phụ (đan, lát, thêu<br />
<br />
thùa...), còn lao động nam thường tham gia các<br />
công việc đòi hỏi sức lực hơn, mạnh mẽ và<br />
nặng nhọc hơn. Điều đó dẫn tới tỷ lệ thất<br />
nghiệp của lao động nữ dân tộc thiểu số thấp<br />
hơn so với lao động nam.<br />
2. Sự tham gia của lao động nữ dân tộc thiểu<br />
số trong các ngành sản xuất: Do đặc điểm<br />
riêng của người phụ nữ do vậy rất thích hợp<br />
với các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi,<br />
buôn bán chiếm 52,64%. Như vậy lao động<br />
người dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng<br />
trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.<br />
Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành<br />
này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan<br />
đến lực lượng lao động là người dân tộc thiểu<br />
số nói chung, lao động nữ dân tộc thiểu số nói<br />
riêng. Đó là các vấn đề: nâng cao năng lực<br />
trong sản xuất cũng như trong quản lý hộ gia<br />
đình. Nếu xét lực lượng lao động theo cơ cấu<br />
ngành thì trong tổng số lao động nam các hoạt<br />
động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm<br />
tỷ trọng cao nhất, chiếm 56,95% tiếp đến là lĩnh<br />
vực thương mại và dịch vụ trong chiếm 27,53%<br />
và cuối cùng là lao động trong lĩnh vực công<br />
155<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nghiệp và xây dựng chiếm 1,52%. Điều này<br />
phản ánh nét đặc thù của một huyện cơ cấu<br />
GDP chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm<br />
nghiệp. Như vậy, trong những năm tới để<br />
nâng cao tổng thu nhập cho toàn huyện cần<br />
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp<br />
theo hướng bền vững và đầu tư cho chất<br />
lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn.<br />
Đối với lao động nữ là dân tộc thiểu số, lượng<br />
lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất<br />
nông-lâm nghiệp chiếm gần 90% tổng số lao<br />
động nữ dân tộc thiếu số (cao hơn gần 4% cơ<br />
cấu so với mặt bằng chung của huyện). Trong<br />
lĩnh vực này công việc tạo ra thu nhập chính<br />
cho gia đình là trồng trọt, chăn nuôi đại gia<br />
súc, tiểu gia súc và gia cầm. Trong nhóm dân<br />
tộc thiểu số thì người Nùng, H’Mông, Sán<br />
Chay có tỷ lệ tham gia vào hoạt động nông<br />
nghiệp còn cao hơn dân tộc khác. Riêng<br />
những lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ<br />
thương mại chủ yếu tập trung vào những hộ<br />
gia đình có điều kiện thuận lợi về đường giao<br />
thông, gần đường, gần trung tâm.<br />
3. Lao động nữ dân tộc thiểu số tham gia<br />
quản lý hộ và điều hành sản xuất: Phụ nữ<br />
ngoài thiên chức làm mẹ, họ còn có vai trò<br />
hết sức quan trọng đối với các hoạt động lớn<br />
nhỏ của hộ. Để xem xét vai trò của nữ trong<br />
quản lý hộ và việc ra các quyết định sản xuất,<br />
chúng tôi phân chia các tiêu chí đánh giá theo<br />
mức độ kinh tế của các hộ dân tộc thiểu số ở<br />
3 vùng sinh thái. Kết quả được tổng hợp trong<br />
bảng 03 cho thấy tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm<br />
chủ hộ ở cả 3 vùng đều chiếm tỷ lệ nhỏ so với<br />
nam giới, tỷ lệ này có sự phân hoá giữa các<br />
nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Ở các<br />
vùng, tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều<br />
hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao ở các hộ khá,<br />
thấp nhấp ở các hộ nghèo. Qua đây, cho ta<br />
nhận xét, có sự ảnh hưởng của mức sống tới<br />
vai trò của lao động nữ dân tộc thiểu số, có sự<br />
bất bình đẳng trong việc gia quyết định trong<br />
hộ, giữa nam và nữ.<br />
Số liệu trong bảng 03 chỉ rõ các vùng khác<br />
nhau, nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số,<br />
với các phong tục, tập quán riêng pha trộn với<br />
văn hóa người Kinh đã làm nên sự khác biệt.<br />
Ở Thần Sa, nơi tập trung các dân tộc như<br />
Dao, Sán Chay, H’Mông có tỷ lệ nữ làm chủ<br />
hộ rất thấp (gần bằng 1/2 các vùng khác), còn<br />
<br />
94(06): 153 - 159<br />
<br />
ở vùng khác như Phú Thượng đây là nơi tập<br />
trung dân tộc Tày, Nùng sống xen kẽ với<br />
người Kinh nên có sự đồng đều và công bằng<br />
hơn về vai trò quản lý hộ, điều hành sản xuất.<br />
4. Lao động nữ dân tộc thiểu số trong việc ra<br />
quyết định phân công lao động trong hộ:<br />
Trong 3 xã nghiên cứu thì lao động nam<br />
thường làm những công việc nặng như cày<br />
bừa, chặt tre, lấy gỗ... còn lao động nữ ngoài<br />
các công việc chăm sóc gia đình như nấu<br />
cơm, giặt giũ, lấy nước, lấy củi họ còn tham<br />
gia vào các hoạt động sản xuất như gieo hạt,<br />
chăm sóc, thu hoạch và bán các sản phẩm.<br />
Đối với các công việc chăn nuôi gia súc<br />
người phụ nữ đảm nhận công việc như chọn<br />
giống, chăm sóc. . . Sự bình đẳng trong công<br />
việc gia đình cũng như trong các hoạt động<br />
sản xuất có thể thấy rất rõ qua các công việc<br />
mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận.<br />
Nếu xét về hoạt động trồng trọt thì lao động<br />
nữ ở các hộ có điều kiện tham gia vào công<br />
việc trong khâu làm đất chiếm 13,07% còn<br />
phụ nữ ở các hộ không có điều kiện tham gia<br />
vào công việc trong khâu làm đất chiếm<br />
16,65%. Trong các công việc khác cũng vậy<br />
đều có sự chênh lệch về mức độ tham gia vào<br />
các công việc của lao động nữ trong hai nhóm<br />
hộ. Tại xã Tràng Xá thì phần lớn bà con dân<br />
tộc có mức thu nhập thấp, công việc chính là<br />
trồng trọt, chăn nuôi, trình độ văn hoá thấp<br />
dẫn đến việc sử dụng lao động vào các công<br />
việc không phù hợp. Giữa nam và nữ có sự<br />
bất công trong công việc tham gia các hoạt<br />
động xã hội. Trên 50% nam giới được tham<br />
gia các buổi họp, điều này càng làm thêm<br />
khoảng cách hiểu biết giữa nam và nữ. Điều<br />
tra ở 3 vùng nghiên cứu thì hầu hết đều nhận<br />
được các ý kiến cho rằng lao động nữ đã bị sử<br />
dụng vào những công việc vất vả, không phù<br />
hợp. Xã Tràng Xá là nơi mà lao động nữ ít<br />
được học hành, công việc chủ yếu là làm<br />
nông nghiệp do vậy mức độ vất vả của người<br />
phụ nữ cao nhất (chiếm 51,73%); trong khi đó<br />
ở các vùng khác thấp hơn như xã Thần Sa<br />
(chiếm 39,83%), xã Phú Thượng (chiếm<br />
38,24%). Qua số liệu ta thấy sự bất bình đẳng<br />
giữa lao động nam và nữ trong phân công các<br />
công việc của nông hộ. Ngoài thời gian tham<br />
gia lao động sản xuất, phụ nữ còn bận rộn với<br />
biết bao công việc như công việc nội trợ<br />
(8,3%); công việc lấy củi (6,7%); chăm sóc<br />
con cái (4,2%); công tác xã hội (1,7%).<br />
<br />
156<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Ngô Xuân Hoàng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
94(06): 153 - 159<br />
<br />
Bảng 03. Tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ<br />
Xã Thần Sa<br />
Khá<br />
TB<br />
nghèo<br />
1. Hộ DT kinh (165 hộ)<br />
+Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 17,22 15,57<br />
11,65<br />
+Tỷ lệ nữ tham gia<br />
41,05 33,25<br />
16,36<br />
quản lý điều hành SX<br />
2. Hộ DT thiểu số (255 hộ)<br />
+Tỷ lệ nữ làm chủ hộ 13,65 11,23<br />
6,75<br />
+Tỷ lệ nữ tham gia<br />
32,16 26,34<br />
14,66<br />
quản lý điều hành SX<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Xã Phú Thượng<br />
Khá<br />
TB<br />
nghèo<br />
<br />
Xã Tràng Xá<br />
Khá<br />
TB<br />
nghèo<br />
<br />
26,42<br />
<br />
21,13<br />
<br />
19,32<br />
<br />
24,77<br />
<br />
18,73<br />
<br />
13,92<br />
<br />
38,38<br />
<br />
36,83<br />
<br />
28,31<br />
<br />
35,29<br />
<br />
31,40<br />
<br />
25,12<br />
<br />
24,35<br />
<br />
12,19<br />
<br />
9,43<br />
<br />
23,42<br />
<br />
11,79<br />
<br />
8,25<br />
<br />
34,37<br />
<br />
29,41<br />
<br />
20,19<br />
<br />
33,28<br />
<br />
27,45<br />
<br />
16,32<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra<br />
5. Lao động nữ dân tộc thiểu số trong hoạt<br />
động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức<br />
khuyến nông: Qua thực tế chúng tôi thấy lao<br />
động nữ tiếp nhận các thông tin từ cán bộ kỹ<br />
thuật khuyến nông và từ hội nông dân còn ít,<br />
chủ yếu lao động nữ nông thôn nhận thông tin<br />
từ người chồng (57%), cửa hàng vật tư nông<br />
nghiệp (57,67%), qua chợ (47,33%) hay qua<br />
kinh nghiệm bản thân (42,67%). Việc tham<br />
gia các lớp tập huấn khuyến nông về kỹ thuật<br />
sản xuất nông nghiệp, phần lớn lao động nữ<br />
không được tham dự (chiếm 54,14%). Các<br />
lớp tập huấn về trồng trọt (chiếm 57,67%),<br />
lớp chăn nuôi ( chiếm 36,67%), lớp tập huấn<br />
về làm vườn... tỷ lệ phụ nữ tham gia lớn. Qua<br />
vấn đề này rút ra nhận xét về hiệu quả của<br />
công tác truyền thông. Các thông tin cần<br />
truyền đạt về kiến thức kỹ thuật chưa đến<br />
được người trực tiếp sản xuất, nhất là phụ nữ.<br />
6. Mức độ kinh tế của các hộ dân tộc thiểu số<br />
khu vực nông thôn huyện Võ Nhai: Qua kết<br />
quả nghiên cứu đã hiện được phần nào vai trò<br />
trò của phụ nữ trong các quyết định về hoạt<br />
động sản xuất mặc dù người phụ nữ không có<br />
vai trò quyết định lớn, đa số họ có quyền<br />
tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, bàn bạc<br />
cùng chồng, nhưng quyết định cuối cùng vần<br />
thường là người chồng. Tuy vậy người quản<br />
lý ngân sách gia đình thường thuộc về nữ<br />
giới. Năm 2010, toàn huyện có 14.193 hộ,<br />
khu vực nông thôn với 12.107 hộ chiếm 85%.<br />
Trong số này nếu căn cứ theo mức thu nhập<br />
thì dân tộc Kinh với 4.638 hộ chiếm 38%, tỷ<br />
lệ hộ có mức thu nhập khá trở lên chiếm<br />
15,07%, hộ nghèo chiếm 14,23%. Đối với các<br />
<br />
hộ là dân tộc thiểu số (chiếm 62% tổng số<br />
hộ), có sự chênh lệch đáng kể về mức sống.<br />
Phần lớn số hộ dân tộc thiểu số có mức sống<br />
trung bình (bình quân 71,76%), còn hộ nghèo<br />
chiếm 15,53%. Xét riêng những hộ là dân tộc<br />
thiểu số, chúng ta thấy các hộ dân tộc Tày,<br />
Nùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn các dân tộc<br />
thiểu số khác. Theo đánh giá ban đầu khảo<br />
sát, cho thấy nguyên nhân có sự chênh lệch<br />
này phần lớn do sự khác nhau về sở hữu các<br />
tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên, kinh<br />
tế xã hội khác như: giao thông, vị trí gần<br />
trung tâm, gần chợ. Trong các nhóm hộ là dân<br />
tộc thiểu số có mức sống từ khá trở lên chủ<br />
yếu tập trung vào các hộ có nhiều đất canh<br />
tác, đất lâm nghiệp, tham gia công tác chính<br />
quyền địa phương.<br />
Các nhân tố tác động tới vai trò lao động nữ<br />
dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ<br />
1. Mức độ kinh tế: Qua kết quả nghiên cứu<br />
thu nhập của các hộ, nếu áp dụng theo chuẩn<br />
nghèo giai đoạn 2006-2010 thì tỷ lệ nghèo<br />
của huyện sẽ còn rất cao (200 nghìn<br />
đồng/người/tháng). Cụ thể số liệu cho thấy,<br />
chênh lệch về thu nhập bình quân/ người/năm<br />
của hộ nghèo dân tộc Kinh cao gấp 1,23 lần<br />
so với hộ nghèo dân tộc thiểu số, còn đối với<br />
tiêu dùng cũng vậy, tiêu dùng của hộ người<br />
Kinh cao gấp 1,05 lần so với hộ dân tộc thiểu<br />
số. Chênh lệch về thu nhập giữa hộ giầu với<br />
hộ nghèo là dân tộc thiểu số tới 2,3 lần (23%),<br />
chênh lệch giữa hộ khá, trung bình so với hộ<br />
nghèo dân tộc thiểu số là 1,84 lần (18,4%).<br />
Tương tự như vậy, xét khoảng cách về tiêu<br />
dùng ở các nhóm hộ cũng có sự khác nhau<br />
157<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn