intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bác sĩ Kinh doanh khuyên gì?

Chia sẻ: Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

150
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một trường phái cho rằng không thể dạy được cách kinh doanh, đó là kỹ năng bẩm sinh của một số ít những người dũng cảm. Tuy nhiên, các nhà tư vấn kinh doanh trên khắp nước Anh vừa cho ra mắt các tài liệu hướng dẫn cho những người lần đầu muốn thành lập doanh nghiệp. Sự say mê, tính kiên quyết và sự nhạy cảm kinh doanh đều rất tốt. Nhưng các kỹ năng đánh giá đánh giá, đưa ra các quyết định đúng lúc có thể được dạy và nuôi dưỡng được. Một loạt các cuộc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bác sĩ Kinh doanh khuyên gì?

  1. Bác sĩ Kinh doanh khuyên gì? Có một trường phái cho rằng không thể dạy được cách kinh doanh, đó là kỹ năng bẩm sinh của một số ít những người dũng cảm.
  2. Tuy nhiên, các nhà tư vấn kinh doanh trên khắp nước Anh vừa cho ra mắt các tài liệu hướng dẫn cho những người lần đầu muốn thành lập doanh nghiệp. Sự say mê, tính kiên quyết và sự nhạy cảm kinh doanh đều rất tốt. Nhưng các kỹ năng đánh giá đánh giá, đưa ra các quyết định đúng lúc có thể được dạy và nuôi dưỡng được. Một loạt các cuộc hội thảo do Hội đồng Châu Âu tài trợ tại Anh đã đề nghị 150 công ty cơ hội dự trại huấn luyện kéo dài hai ngày cho những người lần đầu lãnh đạo doanh nghiệp. Tài liệu “10 bước để Thành công” của họ gợi ý các bước thực tế để tìm hiểu các giai đoạn đầu tiên, chẳng hạn như viết kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng nhân viên và gây quỹ. Những người tham dự hội thảo vì thế đã tự tìm hiểu các ý tưởng kinh doanh của chính mình và nỗ lực muốn được tài trợ từ các nhà kinh doanh vốn. Lời khuyên của “Bác sĩ Kinh doanh” “Bác sĩ kinh doanh” Duncan Cheatle, người thành lập cơ sở tư vấn Prelude2Business, đã đưa ra 10 cạm bẫy mà những người mới khởi sự kinh doanh hay gặp phải nhất. Ông Cheatle, trước đây làm việc trong thị trường kinh doanh vốn, gợi ý rằng những lời khuyên thường xuyên được thực hiện sẽ tối thiểu hoá chi phí tư vấn, mà vẫn giữ được doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Ông nói: “Khoảng 50% doanh nghiệp thất bại trong khoảng ba đến bốn năm đầu tiên. Đừng bao giờ vộ vã. Một khi bạn đã có công thức đúng, thì sau đó hãy nghĩ đến chuyện mở rộng. Bạn phải tiếp nhận mạo hiểm, nhưng hãy phát triển từ từ thôi.” Danh sách những lời khuyên dành cho nhà kinh doanh mà ông đưa ra bao gồm:
  3. - Làm việc vì say mê chứ không phải vì tiền. Mọi điều không đến với bạn ngay lập tức được, nên hãy làm điều mà bạn say mê. Đừng bắt đầu làm bất cứ điều gì khi trong óc đã nghĩ đến lối thoát và một gia tài. Bạn sẽ rất dễ thất bại. - Hãy làm công việc mà bạn có kiến thức về nó. Philip Green, nhà doanh nghiệp bán lẻ, đưa ra lời khuyên như vậy. Ông và gia đình chỉ đầu tư vào kinh doanh bán lẻ, vì đó là những gì họ biết. Nếu bạn thực hiện công việc mà bạn biết rất ít hay không biết gì về nó, thì bạn sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. - Đừng từ bỏ quá sớm. Các doanh nghiệp thành công thường rất khác với những gì được miêu tả trong kế hoạch kinh doanh ban đầu của họ. Hãy thử làm việc gì đó, và nếu không thành công thì hãy thử theo cách khác. Chìa khoá của thành công là không từ bỏ quá sớm. Kiên nhẫn là phẩm chất quan trọng của bất kỳ một nhà kinh doanh thành công nào. - Hãy có một nhà cố vấn. Làm việc chăm chỉ là việc của bạn và nhóm người của bạn. Còn việc có một nhà cố vấn có thể là sự hỗ trợ rất lớn và có thể giúp bạn nhìn cây thấy rừng. Các nhà kinh doanh lần đầu thường thất bại vì họ không có một cố vấn giàu kinh nghiệm, một người mà họ có thể học tập và nhờ cậy đến. - Tài trợ. Các doanh nghiệp thường chi quá nhiều thời gian và tiền bạc để tìm kiếm hình thức tài trợ sai từ những người không đúng, theo các điều kiện không thích hợp, và vì vậy chỉ gây quỹ được rất ít. Việc bán hàng cần thời gian lâu hơn và các yêu cầu về vốn hoạt động có thể dao động nhiều hơn nhiều so với bạn tưởng, vì thế đừng vứt bỏ cái gì mà hãy cố có đủ tiền mặt. Mặt khác, bạn cũng đừng tốn tất cả thời gian vào việc gây quỹ mà chẳng làm gì để phát triển công việc kinh doanh của mình.
  4. - Quản lý tiền mặt. Tiền mặt là tối quan trọng. Hãy kiểm soát tiền mặt thật tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn có các dự đoán phù hợp và giám sát các dự đoán đó. Bạn sẽ không cần đến một giám đốc tài chính hoạt động cả ngày, nhưng đừng nghĩ một nhân viên kế toán là đủ. Bạn cần có cả hai kỹ năng này trong buổi đầu thành lập. - Hãy xây dựng công tác bán hàng đầu tiên. Nhiều người tốn quá nhiều thời gian để có những thứ như thiết kế đẹp hay trang web kiểu cách, mà chẳng ra ngoài và bán hàng. Bạn luôn có thể chỉnh sửa các thiết kế, nhưng bạn cần có một khách hàng để xây dựng mối bán hàng, ngay cả khi ban đầu bạn phải chào mời khách với giá trẻ, biếu không hàng hay dịch vụ. Hãy ra ngoài và bán hàng ngay từ ngày đầu tiên. - Đừng vội vã. Có ít lời đề nghị mua hàng có nghĩa là bạn phải tiến nhanh hơn trong cuộc cạnh tranh. Việc chiếm khách hàng cần nhiều thời gian – hãy bán hàng, tặng không sản phẩm, rồi lại bán tiếp. Chẳng điều gì có thể thay thế được kinh nghiệm, và chắc hẳn là bạn không muốn chuyển các khách hàng tiềm năng của mình cho người khác bằng những hành động vội vã sai lầm. - Hãy cảnh giác với những lời khuyên dở và những nhà cung cấp tồi. Vì tiền mặt rất hạn chế, nên chắc rằng bạn không muốn bị kẹt với các nhà cung cấp tồi hay thực hiện những lời khuyên dở. Đôi khi việc hỏi ý kiến bạn bè là hết sức quan trọng. Hãy kiểm tra trước khi trả tiền tư vấn, như yêu cầu lời giời thiệu từ một khách hàng trước của nhà tư vấn chẳng hạn. Hãy tìm lời khuyên từ một người nào đó đã từng tham gia vào loại kinh doanh giống như của bạn. - Hãy giữ mọi thứ dưới dạng có thể thay đổi được. Trong những giai đoạn đầu, đặc biệt là khi bạn là doanh nghiệp nhỏ, bạn không muốn kẹt vào bất cứ việc gì khó thoát ra. Vậy thì đừng ngại áp dụng giai đoạn tập sự với nhân viên. Hãy cảnh giác với các phí tuyển dụng, nhưng đồng thời cần biết chi nhiều thêm một chút để có được
  5. nhân viên giỏi. Mô hình kinh doanh của bạn sẽ thay đổi, vì thế bạn xây dựng nó càng linh hoạt, bạn càng dễ thay đổi và thích nghi. Các chi phí cố định có thể làm tăng lợi nhuận biên trong dài hạn, vì thế nên biết lúc nào chuyển từ mô hình linh hoạt thành mô hình cố định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0