intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bạc thau không phải là thần dược

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạc thau không phải là thần dược Hiện nay, người dân ở nhiều địa phương lân cận đang đổ xô đi săn lùng cây thuốc bạc thau đá tại vùng núi Sập (Thoại Sơn - An Giang) xem đó là thần dược chữa bách bệnh, trong đó có tác dụng điều trị ung thư. Vậy, bạc thau có phải là thần dược, có tác dụng chữa bách bệnh như lời đồn thổi hay không? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của Tiến sĩ Nguyễn Đức Quang để bạn đọc tham khảo. Sự phân bố của cây bạc thau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bạc thau không phải là thần dược

  1. Bạc thau không phải là thần dược Hiện nay, người dân ở nhiều địa phương lân cận đang đổ xô đi săn lùng cây thuốc bạc thau đá tại vùng núi Sập (Thoại Sơn - An Giang) xem đó là thần dược chữa bách bệnh, trong đó có tác dụng điều trị ung thư. Vậy, bạc thau có phải là thần dược, có tác dụng chữa bách bệnh như lời đồn thổi hay không? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây của Tiến sĩ Nguyễn Đức Quang để bạn đọc tham khảo. Sự phân bố của cây bạc thau Bạc thau là tên các cây thuộc chi Argyreia, họ khoai lang hay bìm bìm; gồm các loài sau: - Bạc thau, thảo bạc, bạc sau, lú lớn, thảo bạc. Cây này được ghi trong các sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể các Giáo sư, tiến sĩ của Viện Dược liệu và một số tác giả khác. Cây này chỉ có ở vùng núi phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra. Bộ phận thường dùng làm thuốc là lá. - Bạc thau hoa đầu. Dây leo nhưng cứng hơn, toàn thân có lông màu vàng nâu. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hay gần tròn; hai mặt lá và cuống đều có lông màu nâu. Cụm hoa ở nách lá, hoa màu hồng. Quả nang màu hồng hay màu vàng nâu. Cây mọc ở cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, ở các lùm bụi, vùng núi Hoà Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hoà. Bạc thau hoa đầu được dùng trong dân gian chữa rong kinh, rong huyết, chữa gãy xương và bong gân. Ở Vân Nam, làm thuốc thu liễm, trừ ho, chữa sa tử cung, thoát giang, ho nóng, ho suyễn. Ở Quảng Tây, làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.
  2. - Bạc thau Malabar: Mới thấy có ở Kom Tum. - Bạc thau lá mềm: Có từ Quảng Trị trở vào. Lá được làm thuốc đắp mụn nhọt. Ở Giava (Indonexia) dùng rễ kết hợp với nhiều loài cây khác để chữa đau dạ dày; lá Cây bạc thau. chữa mụn nhọt. - Bạc thau tím, thảo bạc gân: Cây được nhập từ Ấn Độ, có ở thành phố Hồ Chí Minh. - Bạc thau lá tù, bạc thảo: Cây có ở Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng. Dân gian địa phương dùng lá chữa cảm cúm. Hoa bạc thau. - Bạc thau xám tro, bạc thau nhóm: Cây có ở Kom Tum, Đắc Lắc. Ở Vân Nam (Trung Quốc) dùng lá và rễ làm thuốc trị sa tử cung, thoát giang, ho khan và ngoài thương xuất huyết. Tính vị, tác dụng của cây bạc thau Theo các nhà chuyên môn, cây thuốc ở An Giang đang được khai thác ồ ạt với tên gọi là bạc thau đá chỉ là tên theo cách gọi của Khi phơi khô, lá bạc thau chuyển sang màu người dân địa phương (do cây bạc thau ở bạc. đây sống trên những kẽ đá) chứ không có cây thuốc bạc thau đá. Chúng tôi xin giới thiệu những bộ phận của cây bạc thau được nhiều địa phương sử dụng chữa bệnh: Cây còn có tên gọi khác như bạc sau, bạch hoa đằng, chấp miên, thảo bạc, pác túi (Tày). Là loại dây leo bò hoặc cuốn. Thân có lông tơ màu trắng bạc, sau nhẵn, vỏ thân màu nâu. Lá nguyên, mọc so le, phiến lá hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn màu xanh thẫm, mặt dưới có lông dày màu ánh bạc. Cụm hoa hình tán mọc ở kẽ lá; đài hoa hình chén có
  3. lông màu ánh bạc. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 - 4 hạt màu nâu. Cây mọc các tỉnh phía Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra. Mọc ở các bờ bụi, nhất là trên triền đồi núi đá vôi. Bạc thau vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng điều kinh, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc. Thường được dùng trong dân gian, làm thuốc chữa bí tiểu tiện, đái ít, rát buốt, nước tiểu đục, kinh nguyệt không đều, rong kinh, bạch đới, mụn nhọt lở ngứa, sốt rét, viêm khí quản cấp và mạn, ho. Ở Quảng Tây (Trung Quốc), dùng toàn cây trị ho, viêm thận thuỷ thũng, chân tay yếu mỏi; dùng ngoài trị độc do giang mai. Một số ứng dụng chữa bệnh: Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều: Lá bạc thau 10g, rễ xích đồng nam 10g, vỏ thân mía tía 10g, rễ cỏ tranh 10g, rễ móc diều 8g, cỏ hàn the 8g, lá huyết dụ 8g. Phơi khô. Sắc uống. Hoặc: Bạc thau 20g, rau dền gai 15g. Sắc uống. Chữa rong kinh, rong huyết: Bài 1: Lá bạc thau 30 - 40g, rửa sạch, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước để uống. Bã đắp lên đỉnh đầu (Nam dược thần hiệu). Bài 2: Lá bạc thau 20g, ngải cứu 20g, lá bạch đầu ông 20g. Giã nát vắt lấy nước để uống. Chữa băng huyết: Lá bạc thau 10g, ngổ trâu 16g, sao vàng. Sắc uống trong ngày. Dùng trong 5 - 7 ngày. Có thể dùng dạng tươi với liều gấp 3 - 5 lần, rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước để uống. Chữa mụn nhọt, lở loét: Lá bạc thau 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá trầu không 20g, thuốc lào 5g. Giã nát, đảo trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ lở loét và băng lại. Mỗi ngày thay 1 lần. Hoặc lá bạc thau khô giã nhỏ mịn, rắc vào vết loét. Thuốc có tác dụng ngừng chảy nước vàng. Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lá bạc thau 10g, lá quýt rừng 10g. Sắc uống. Hoặc: Lá bạc thau tươi 30g, lá xuyên tiêu 30g, lá dây đòn gánh 30g. Giã nát. Cho vào chảo, đảo nóng với ít rượu. Đắp lên chỗ sưng đau. Ngày làm 1 lần. Chữa ho trẻ em: Lá bạc thau 6 - 8g, lá chua me 6 - 8g, lá xương sông 6 - 8 g. Giã nát, vắt lấy nước cho uống (có thể thêm ít đường phèn cho dễ uống)
  4. Chữa lở ngứa, rôm sảy, ghẻ lở: Lấy lá bạc thau nấu với nước để tắm, rửa. Các cây thuốc trên thường dùng lá để chữa bệnh. Việc người dân đang khai thác bừa bãi, đào cả rễ cây để bán cho thương lái đang làm cho loài thuốc quý này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hiện, kinh nghiệm lấy rễ chữa bệnh chỉ có ở Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia. TS. Nguyễn Đức Quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2