intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 1. Đại cương về PR

Chia sẻ: Phi Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

123
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thoả mãn nhu cầu khách hàng - một loại công chúng, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Công chúng - khách hàng là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 1. Đại cương về PR

  1. Bài 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PR 1. Khái quát về công chúng 2. Các định nghĩa về PR 3. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của PR 4. Những hoạt động chủ yếu của PR 5. Câu hỏi nghiên cứu.
  2. 1. Khái quát về công chúng 1.1. Công chúng ­ họ là ai? 1.2. Công chúng nội bộ 1.3. Công chúng bên ngoài 1.4. Công chúng mục tiêu 1.5.  Cân  bằng  mối  quan  tâm  trong  quan  hệ  công chúng    
  3. 1.1. Công chúng - họ là ai? Mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là thoả mãn nhu cầu khách hàng - một loại công chúng, qua đó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Công chúng - khách hàng là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp Nhưng công chúng không chỉ là những khách hàng, họ bao gồm các thành phần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp.
  4. 1.2. Công chúng nội bộ Bao gồm các thành phần bên trong doanh nghiệp như: công nhân, nhân viên kinh doanh, quản trị viên, v.v… Các đối tượng công chúng này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cùng thụ hưởng, gánh vác và chia sẻ mọi kết quả hoạt động của doanh nghiệp Các đối tượng công chúng này được xem như nguồn nhân lực của doanh nghiệp, là tài sản, là sức mạnh nội tại của doanh nghiệp.
  5. 1.3. Công chúng bên ngoài Bao gồm các thành phần bên ngoài doanh nghiệp như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, chính phủ, v.v… Trong các thành phần bên ngoài có cả công chúng ủng hộ doanh nghiệp; và công chúng chống đối doanh nghiệp Mối liên hệ giữa doanh nghiệp và công chúng bên ngoài thường thể hiện ở các hoạt động: họp báo; triển lãm; thăm dò ý kiến khách hàng; các hoạt động tài trợ; v.v…
  6. 1.4. Công chúng mục tiêu 1.4.1. Phân nhóm công chúng 1.4.2. Xác định công chúng mục tiêu.    
  7. 1.4.1. Phân nhóm công chúng Doanh nghiệp không xem công chúng là một khối thuần nhất và đối xử với họ như một đám đông. Ngược lại, doanh nghiệp phân công chúng thành từng nhóm mà những người làm marketing thường gọi là phân khúc thị trường để có các chiến lược khác nhau Những nhóm như vậy sẽ trở thành mục tiêu của những hoạt động khác nhau, những khoản ngân sách khác nhau và ngay cả được chú ý tới một cách khác nhau trong từng hoạt động của doanh nghiệp.
  8. 1.4.2. Xác định công chúng mục tiêu  Sau khi phân nhóm công chúng, doanh nghiệp  sẽ chọn những nhóm công chúng phù hợp nhất  với mục  tiêu,  khả  năng  và  điều  kiện  của mình.  Nhờ  đó,  doanh  nghiệp  có  thể  phân  bổ  nguồn  lực,  lựa  chọn  phương  pháp  và  phương  tiện  truyền  thông  thích  hợp  tác  động  đến  những  nhóm công chúng này để có thể đạt được mục  tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất  Những  nhóm  công  chúng  như  vậy  được  gọi  là  công chúng mục tiêu của doanh nghiệp.    
  9. 1.5. Cân bằng mối quan tâm trong quan hệ công chúng Các doanh nghiệp thường quan tâm nhiều hơn đến nhóm công chúng bên ngoài. Điều này là dễ hiểu, vì ph ần lớn công chúng bên ngoài là khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm công chúng nội bộ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra sản phẩm và đảm đương các dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, cũng cần phải tranh th ủ mối thiện cảm của họ để tạo ra một “hậu phương” thật v ững chắc Cả hai nhóm công chúng này cần phải được quan tâm như nhau. Được như vậy, doanh nghiệp sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp cho tiến trình phát triển của mình. Còn nếu không, chắc chắn sự phát triển của doanh
  10. 2. Các định nghĩa về PR 2.1. Từ điển Bách khoa toàn thư Thế giới 2.2. Định nghĩa của học giả Frank Jefkins 2.3. Viện Quan hệ công chúng (IPR) Anh quốc 2.4. Tuyên bố Mexico, 1978 2.5.  Những  điểm  mấu  chốt  từ  các  định  nghĩa  về PR.     
  11. 2.1. Từ điển Bách khoa toàn thư Thế  giới “PR  là  hoạt  động  nhằm  mục  đích  tăng  cường  khả  năng  giao  tiếp  và  hiểu  biết  lẫn  nhau giữa một tổ chức hoặc cá nhân với một  hoặc nhiều nhóm công chúng”      [The World Book Encyclopedia].     
  12. 2.2. Định nghĩa của học giả Frank  Jefkins “PR bao gồm tất cả các hình thức  giao tiếp  được  lên  kế  hoạch,  cả  bên  trong  và  bên  ngoài  tổ  chức,  giữa  một  tổ  chức  và  công  chúng  của  nó,  nhằm  đạt  được  những  mục  tiêu  cụ  thể  liên  quan  đến  sự  hiểu  biết  lẫn  nhau”.    
  13. 2.3. Viện Quan hệ công chúng (IPR)  Anh quốc “PR  là  những  nỗ  lực  được  hoạch  định  và  thực hiện  bền bỉ  nhằm mục tiêu hình thành  và  duy  trì  mối  quan  hệ  thiện  cảm  và  thông  hiểu  lẫn  nhau  giữa  một  tổ  chức  và  công  chúng của nó”.    
  14. 2.4. Tuyên bố Mexico, 1978 “PR  là  một  nghệ  thuật  và  khoa  học  xã  hội,  phân  tích  những  xu  hướng,  dự  đoán  những  kết  quả,  tư  vấn  cho  các  nhà  lãnh  đạo  của  các  tổ  chức  và  thực  hiện  các  chương  trình  hành  động  đã  được  lập  kế  hoạch  nhằm  phục  vụ  lợi  ích  cho  cả  tổ  chức  lẫn  công  chúng”.    
  15. 2.5. Những điểm mấu chốt từ các định nghĩa về PR PR là một chương trình hành động được hoạch định đầy đủ, duy trì liên tục và dài hạn với mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệ giữa một tổ chức và công chúng mục tiêu của tổ chức đó Chương trình hành động PR dựa trên hệ th ống truy ền thông, và hệ thống này không chỉ chú trọng vào tuyên truyền, quảng bá đến công chúng bên ngoài mà cả công chúng nội bộ của tổ chức Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối thiện cảm và sự thông hiểu lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng Các chiến dịch PR không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn đem lại lợi ích cho xã hội.
  16. 3. Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của PR 3.1. Vị trí của PR 3.2. Vai trò của PR 3.3. Các nhiệm vụ của PR.    
  17. 3.1. Vị trí của PR PR hiện hữu ở tất cả các tổ chức, lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Mọi hoạt động của các tổ chức đều bàng bạc sự có mặt của PR, cho dù có thể chúng được đặt dưới những tên gọi khác nhau Sự có mặt của PR góp phần khuếch trương hình ảnh của tổ chức và tạo ra mối thiện cảm giữa công chúng và tổ chức Một hệ thống truyền thông hữu hiệu sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động PR. Ngược lại, việc truyền thông kém sẽ đem lại những kết quả không mong muốn cho tổ chức.
  18. 3.2. Vai trò của PR PR quảng bá sự hiểu biết về tổ chức cũng như sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của tổ chức. Nhờ thế, PR khắc phục sự hiểu lầm hoặc định kiến của công chúng đối với tổ chức, thay đổi tình thế bất lợi. Đối với công chúng nội bộ, PR thu hút và giữ chân được người tài qua việc quan hệ nội bộ tốt Đối với công chúng bên ngoài, PR tạo ra mối thiện cảm về trách nhiệm xã hội của tổ chức đối với cộng đồng qua các hoạt động xã hội, tài trợ, từ thiện, văn hoá, thể thao, gây quỹ, v.v… Vai trò của người làm PR được thể hiện ở 4 phương diện chính: 3.2.1. Quản lý 3.2.2. Thực thi 3.2.3. Tư duy 3.2.4. Giáo dục
  19. 3.2.1. Quản lý  Quản  lý  hình  ảnh  của  tổ  chức  và  quy  trình  chuyển tải hình ảnh này đến công chúng  Quản  lý  các  hoạt  động  nội  bộ,  các  vấn  đề  nhân  sự,  các  hoạt  động  đào  tạo  và  phát  triển,  tạo  ra  bầu  không  khí  làm  việc  thân  thiện,  tích  cực  trong  tổ  chức.  Từ  đó  tạo  ra  động lực làm việc cho nhân viên.    
  20. 3.2.2. Thực thi Tổ  chức  thực  hiện  các  chương  trình  hoạt động theo kế hoạch đã đề ra bao  gồm  cả  các  hoạt  động  PR  bên  trong  và bên ngoài tổ chức.    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2