intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI 1 Định Tính Acid Amin Bằng Sắc Kí Giấy

Chia sẻ: Nguyễn đức Minh Triết | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

153
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

x

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI 1 Định Tính Acid Amin Bằng Sắc Kí Giấy

  1. I. BÀI 1 II. ĐỊNH TÍNH ACID AMIN BẰNG SẮC KÍ GIẤY III. Nguyên tắc - Mục đích: 1. Nguyên tắc: Dựa vào sự phân bố khác nhau của chất tan giữa hai pha lỏng (pha tĩnh được phun lên giấy và pha động được cuốn từ dưới lên hay từ trên xuống tuỳ theo cách tiến hành) không trộn lẫn vào nhau. Sắc ký giấy đóng vai trò như một chất mang mà ở đó pha tĩnh được phun lên. Ở đây pha tĩnh có thể là nước hay một dung môi hữu cơ nào đó, tuỳ vào bản chất của cấu tử cần xác định mà ta lựa chọn dung môi cho phù hợp. Dung môi hữu cơ dưới tác dụng của lực mao quản khi chạy qua phần giấy có chứa dung dịch các acid amin muốn khảo sát thì các acid amin sẽ bị cuốn theo và chuyển động theo pha động. Do mỗi một acid có một độ phân bố khác nhau giữa hai pha tĩnh và động dẫn tới sự di chuyển của chúng theo pha động cũng khác nhau. Ví dụ: Chất A có khả năng phân bố trong pha động tốt hơn chất B thì tốc độ di chuyển của nó trong pha động cũng tốt hơn so với B. Như vậy nếu tờ giấy đủ dài và quá trình phân bố chất tan giữa hai pha là xãy ra liên tục thì cuối cùng các cấu tử trong chất tan sẽ tách ra khỏi nhau và đi được một khoảng đường xác định ứng với bản chất của nó đối với pha tĩnh và động. Nếu ta có một acid amin xác định (chuẩn), để khảo sát trong mẫu có acid amin đó hay không, ta chỉ việc chấm mẫu và chuẩn trên hai điểm xuất phát trên hai tờ giấy sắc ký. Sau một thời gian nếu trong mẫu có acid amin đó thì trên tờ giấy sắc ký có hai vết chấm của cấu tử trong mẫu và chuẩn tương đồng nhau. Nếu ta nhuộm màu chúng bằng cách cho phản ứng tạo một phức màu nào đó thì lập tức trên tờ giấy sắc ký sẽ xuất hiện hai vệt màu giống nhau.
  2. Trong sắc ký phân bố trên giấy, chuyển động của các chất trong hỗn hợp tách có thể được đặt trưng bằng bằng giá trị Rf b a Chú thích: (1): vị trí tuyến dung môi (2): vệt sắc ký (3): vị trí tuyến xúc phát a: khoảng cách từ tuyến xuất phát tới tâm vệt sắc kí. b: khoảng cách từ tuyến xuất phát tới tuyến dung môi. Nếu acid amin hoà tan kém trong nước, hoà tan tốt trong dung môi hữu cơ thì sẽ dịch chuyển tốt theo tuyến dung môi và do đó Rf lớn. Ngược lại, nếu acid amin hoà tan tốt trong nước, hoà tan kém trong dung môi hữu cơ thì sẽ chuy ển dịch chậm và có Rf nhỏ, do từng acid amin trong hỗn hợp có tốc độ dịch chuyển khác nhau, quá trình tách chúng ra cũng xảy ra dần dần. Trị số Rf, ngoài cấu trúc hoá học của acid amin và dung môi còn phụ thuộc vào loại sắc ký giấy, tỷ trọng giấy và cả nhiệt độ. Căn cứ vào trị số Rf (trong cùng dung môi, ở cùng nhiệt độ) ta biết được thứ tự sắp xếp của chất cần phân tích nếu đem so sánh với Rf của các acid amin chuẩn.  Cơ sở định tính acid amin: Các acid amin ở dạng amino acid có tính chất chung là có thể tác dụng với ninhydrin tạo ra một phức có màu xanh tím, chỉ riêng imino acid như proline thì có phức màu vàng và phản ứng này rất nhạy có thể phát hiện ở mức microgam. Quá
  3. trình phản ứng tạo ra hợp chất diceto oxi- hindriden và NH3 sau đó hai chất này tiếp tục phản ứng tạo thành hợp chất có màu xanh tím. 2. Mục đích: Xác định sự có mặt của acid amin nào đó dựa vào tính chất hoá học chung của acid amin và dựa theo acid amin chuẩn có sẵn bằng phương pháp sắc ký giấy IV. Hoá chất và dụng cụ: 1. Hoá chất:  Ninhydrin 0,5% pha trong aceton.  Mẫu chuẩn: proline, tyrosine. Mẫu khảo sát.  Dung môi: butanol – acid acetic – nước theo tỉ lệ 4:1:5. 2. Dụng cụ:  3 giấy sắc ký 1,2x17cm  1 tủ hút  1 máy sấy tay  1 bóp cao su  1 pipet 1ml  3 ống mao quản  3 ống nghiệm ∅25 có nút cao su gắn móc  1 bình xịt thuốc hiện màu  1 giá để ống nghiệm ∅25
  4. V. Cách tiến hành:
  5. VI. Kết quả: Acid amin Proline: Acid amin Tyrosine: Acid amin mẫu: VII. Nhận xét: Vì nên trong mẫu giấy sắc kí thử có thể có cả 2 acid amin chuẩn là Proline và Tyrosine. Nhưng trong quá trình thí nghiệm để tránh sai số xảy ra ta cần lưu ý:  Cần rửa sạch dụng cụ trước khi thí nghiệm.  Giấy sắc kí không quá dài (thời gian chờ đợi lâu), không quá ngắn (acid amin không di chuyển kịp theo dung môi), khoảng cách từ tuyến xuất phát đến tuyến dung môi tốt nhất nên là 10 cm.  Khi chấm dung môi bằng ống mao quản không để loang ra ngoài vòng tròn, như thế sẽ rất khó xác định tâm.  Giấy sắc kí để trong ống nghiệm phải để thẳng không được chạm thành. VIII. Trả lời câu hỏi Câu 1: Các dạng acid amin nào thường gặp trong thực phẩm ? Acid amin không phân cực với mạch bên chỉ là nhóm hydrocacbon Alanin CH3CH(NH2)COOH Glycine HCH(NH2)COOH Valine CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH Leucine CH3CH(CH3)CH2CH(NH2)COOH Isoleucine CH3CH2CH(CH3)CH(NH2)COOH Proline Acid amin phân cực với mạch bên có gắn các nhóm chức khác nhau Serine HOCH2CH(NH2)COOH
  6. Threonine CH3CH(OH)CH(NH2)COOH Cysteine HS-CH2CH(NH2)COOH Methionine CH3-S-CH2CH2CH(NH2)COOH Asparagine (H2N-C(=O)CH2CH(NH2)COOH Glutamine H2N-C(=O)CH2CH2CH(NH2)COOH Acid amin với mạch bên chứa nhân thơm Phenylalanine Tyrosine Tryptophan Acid amin phân cực với mạch bên mang điện dương Acid aspartic HOOC-CH2CH(NH2)COOH Acid Glutamic HOOC-CH2CH2CH(NH2)COOH
  7. Câu 2:phương pháp sắc ký giấy sẽ chính xác khi được sử dụng để xác định loại acid amin nào ? Phương pháp sắc ký giấy chính xác khi xác định acid amin mẫu mà ta đã biết các acid amin chuẩn. Các acid amin ở dạng amino acid có tính chất chung là có thể tác dụng với ninhydrin tạo ra một phức có màu xanh tím chỉ riêng proline thì có phức màu vàng. Câu 3: Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. Câu 4: Trình bày ý nghĩa thực tiễn của thí nghiệm. Xác định trong mẫu thực phẩm có chứa các acid amin nào dựa vào tính chất hóa học chung của acid amin dựa vào mẫu acid amin chuẩn đã biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2