intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Giáo án Địa lý 11 - GV.Ng Thị Minh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

371
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án bài Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giúp quý thầy cô giáo tham khảo để soạn bài giảng dạy tốt nhất. Học sinh Nắm được đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đó đến phát triển đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - Giáo án Địa lý 11 - GV.Ng Thị Minh

  1. Giáo án địa lý 11 Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm đó đến phát triển đất nước. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng bản đồ tự nhiên, biểu đồ, tư liệu, kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, tập Át lát thế giới. - Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc. - Ảnh con người, xã hội Trung Quốc (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới:
  2. Giáo án địa lý 11 Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân I. Vị trí địa lí và lãnh thổ Bước 1: GV yêu cầu HS: - Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), nằm trong khu vực Trung – Đông Á. - H ãy dựa vào BĐTNTG, xác định vị trí, quy mô lãnh thổ của Trung Quốc. - Giới hạn lãnh thổ: (gợi ý: giới hạn phía B, N, Đ, T?) + Kéo dài từ 200 B đến 530 B, 730 Đ đến 1350 Đ. - Tiếp giáp những nước nào? + Tiếp giáp 14 quốc gia. - Vị trí lãnh thổ đó ảnh hưởng gì đến TN và kinh tế ? + Bờ biển kéo dài từ bắc  nam (9000km),mở rộng ra Thái Bình Dương. Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. - Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc TW.  Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới. Hoạt động 2: Nhóm II. Điều kiện tự nhiên Chia lớp thành 2 nhóm, mỗ nhóm nghiên cứu Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa một miền tự nhiên của Trung Quốc. Đông Tây của lãnh thổ. Phiếu học tập: Yếu tố tự Miền Đông Miền Tây nhiên Vị trí, diện Trải dài từ miền duyên hải đến 730 Đ đến 1050 Đ tích, lãnh thổ đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ. Địa hình Đồng bằng ven biển, đồi thấp Núi cao, cao nguyên, bồn
  3. Giáo án địa lý 11 phía tây. địa. Thổ nhưỡng Đất phù sa màu mỡ  trồng Đất núi cao, ít có giá trị lương thực trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng. Khí hậu Thuộc khu vực gió mùa, phía Ôn đới lục địa, khí hậu núi Bắc ôn đới, phí Nam cận nhiệt. cao. Thuỷ văn Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Sông nhỏ, dòng chảy tạm Hà)  có giá trị về kinh tế song thời. cũng nhiều thiên tai. Khoáng sản Giàu khoáng sản kim loại màu. Dầu khí, than, sắt. Hoạt động 3: Cả lớp Phân tích những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc? HS liên hệ kiến thức cũ trả lời. Hoạt động 4: Cả lớp III. Dân cư và xã hội - Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm 1. Dân cư nổi bật về dân cư của Trung Quốc. - Đông dân nhất thế giới: 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc. - Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía - Quan sát hình 10.3 nhận xét sự thay đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng đổi tổng dân số thành thị và nông cao. thôn của Trung Quốc?
  4. Giáo án địa lý 11 - HS phân tích hình 10.3 (SGK) - Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây. - Dân số trẻ  có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con.  Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ… - TQ gặp khó khăn gì trong vấn đề dân số. 2. Xã hội Liên hệ Việt Nam trong các biện - Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% pháp thực hiện KHHGĐ. DS biết chữ - 2005), nâng cao chất lượng lao động. - Là một trong những vùng văn minh sớm, - Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của nơi có nhiều phát minh quan trọng (la bàn, Trung Quốc? giấy, in…). - HS nêu dựa vào vốn hiểu biết và - Truyền thống: lao động cần cù, sáng SGK trả lời, GV hoàn thiện. tạo… - Hãy kể một số công trình nổi tiếng của Trung Quốc. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ: 1.Qua bài học nêu những khó khăn thuận lợi cho phát triển kinh tế của Trung Quốc? - Thuận lợi: Vị trí địa lí thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo  phát triển kinh tế bền vững. - Khó khăn: Đất nước rộng lớn, khó khăn trong quản lí xã hội, giải quyết việc làm… 2. Để phát triển kinh tế mạnh mẽ, TQ phải chú trọng giải quyết những việc gì? Tại sao?
  5. Giáo án địa lý 11 Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ đường biểu diễn. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ đường biểu diễn II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ đường biểu diễn. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp I. Mục đích của biểu đồ đường biêủ diễn Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh - Sử dụng để thể hiện tiến trình phát triển, nghiệm trả lời câu hỏi: sự biến thiên của các đối tượng địa lí qua thời gian. - Sử dụng biểu đồ đường biểu diễn nhằm mục đích gì? II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình tròn Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến - Kẻ hệ tục toạ độ vuông góc. Trục đứng
  6. Giáo án địa lý 11 thức. thể hiện độ lớn của các đối tượng ( số người, sản lượng, tỉ lệ %...). Trục nằm Hoạt động 2: Cả lớp ngang thể hiện thời gian. Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu - Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục, chú hỏi: ý giữa độ cao cả hai trục đảm bảo tính trực - Cho biết các bước hoàn thành biểu quan và thẩm mĩ. đồ đường biểu diễn? - Căn cứ vào số liệu của đề bài và tỉ lệ đã Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ xác định để tính toán và đánh dấu toạ độ sung, GV chuẩn kiến thức. của các điểm mốc trên hai trục. Lưu ý khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng. - Xác định các điểm mốc bằng các đoạn thẳng để hình thành đường biểu diễn. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ đường biểu diễn. - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ đường biểu diễn. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
  7. Giáo án địa lý 11 - Khi nào thì vẽ biểu đồ đường biểu diễn? - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới.
  8. Giáo án địa lý 11 Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (tiếp theo) Tiết 2. KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được những thành tựu đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hoá. - Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế¸sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoá. 2. Kĩ năng: Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ để có được những hiểu biết trên tinh thần cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. 3. Thái độ: Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế và bản đồ tự nhiên Trung Quốc. - Một số tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp Trung Quốc trong thời kì hiện đại hoá. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
  9. Giáo án địa lý 11 Hoạt động 1: Cả lớp I. Khái quát Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất hỏi: thế giới:Trung bình đạt trên 8%. - Nhận xét chung tình hình kinh tế 2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt: Tỉ Trung Quốc từ năm 1985 – 2005? trọng nông lâm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. 3. Là một nước xuất siêu thứ 3 thế giới: Giá trị xuất khẩu 266 tỉ đô la, nhập khẩu 243 tỉ đô la. 4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới. 5. Thu nhập bình quân tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD. II. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp a. Thuận lợi: Khoáng sản phong phú, Hoạt động 2: Nhóm/ cặp nguồn lao động dồi dào, tình độ KH – Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, KT cao. giao nhiệm vụ: b. Đường lối phát triển: - Nhóm 1: Nghiên cứu những điều - Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy kiện thuận lợi để phát triển công được chủ động lập kế hoạch sản xuất và nghiệp của Trung Quốc? tìm thị trường tiêu thụ. - Nhóm 2: Đường lối phát triển công - Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút nghiệp của Trung quốc như thế nào? vốn đầu tư nước ngoài. - Nhóm 3: Phân tích bảng 10.5 nhận - Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất xét chuyển dịch cơ cấu ngành và sản công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa lượng một số ngành công nghiệp? học công nghệ. - Nhóm 4: Dựa vào bản đồ kinh tế,
  10. Giáo án địa lý 11 hình 10.5, nhận xét sự phân bố các - Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp trung tâm công nghiệp và các ngành hợp lí. công nghiệp của Trung Quốc? Giải c. Quá trình công nghiệp hoá: thích tại sao có sự phân bố đó? - Cơ cấu ngành công nghiệp có sự thay Bước 2: Các nhóm lên trình bày, các đổi mạnh mẽ: nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. + Giai đoạn đầu: Phát triển công nghiệp nhẹ. + Giai đoạn giữa: Phát triển các ngành công nghiệp nặng truyền thống như luyện kim, hoá chất. + Từ năm 1994: Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô. - Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện… d. Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang phía Tây. 2. Nông nghiệp a.Thuận lợi: Hoạt động 3: Cả lớp - Tự nhiên: Đất đai sản xuất nông nghiệp không nhiều so với số dân đông (95 triệu Bước 1 : GV yêu cầu HS trả lời các ha) nhưng đất màu mỡ. Khí hậu đa dạng. câu hỏi: Nguồn nước dồi dào... - Vì sao Trung Quốc tiến hành hiện - Kinh tế - xã hội: Lao động dồi dào. đại hoá nông nghiệp? Chính sách phát triển nông nghiệp của
  11. Giáo án địa lý 11 - Những biện pháp hiện đại hoá nông Nhà nước hợp lí. Cơ sở hạ tầng. nghiệp? KHKT… - Dựa vào bảng 10.4, nhận xét sản b. Chính sách phát triển nông nghiệp: lượng các loại nông sản? - Giao quyền sử dụng đất và khoán sản - Phân tích hình 10.6, nhận xét sự phẩm cho nông dân. phân bố sản phẩm nông nghiệp trên - Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: lãnh thổ? Giải thích tại sao có sự phân đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi. bố đó? - Áp dụng KHKT vào sản xuất nông Bước 2: HS trình bày, các HS khác bổ nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc sung, GV chuẩn kiến thức. thiết bị hiện đại. - Nhà nước giảm thuế, tăng giá nông sản, tổ chức dịch vụ nông nghiệp… c. Thành tựu: - Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng trung bình 4 – 6%/ năm. - Một số nông phẩm có sản lượng đứng hàng đầu thế giới và ngày càng tăng. - Cơ cấu cây trồng thay đổi: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Sản phẩm đa dạng. Giảm tỉ lệ diện tích cây lương thực, tăng tỉ lệ diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả. d. Phân bố: III. Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam 1. Quan hệ nhiều lĩnh vực, trên nền tảng của tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
  12. Giáo án địa lý 11 Hoạt động 4: Cả lớp 2. Kim ngạch thương mại tăng nhanh. Bước 1: GV hỏi: - Cho biết các hình thức hợp tác trao đổi của Việt Nam với Trung Quốc? - Việc mở rộng quan hệ với Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ A. Trắc nghiệm: Hãy chọn câu trả lời đúng: 1. Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở: a. Phía Đông b. Phía Bắc c. Phía Nam d. Phía Tây 2. Sản lượng lương thực của Trung Quốc: a. Đứng thứ 1 thế giới. b. Đứng thứ 2 thế giới. c. Đứng thứ 3 thế giới. d. Đứng thứ 4 thế giới. 3. Cơ cấu cây trồng của Trung Quốc thay đổi theo hướng: a. Tăng tỉ trọng của cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. b. Giảm trỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.
  13. Giáo án địa lý 11 c. Tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây hoa màu. B. Tự luận: 1.Trình bày kết quả hiện đại hoá của Trung Quốc? 2.Tại sao Trung Quốc hiện đại hoá nông nghiệp? Tình bày kết quả? V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - Làm bài tập trong SGK. - Chuẩn bị bài mới. Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ KẾT HỢP (Cột + Đường biểu diễn) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ kết hợp. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ kết hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới:
  14. Giáo án địa lý 11 Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp I. Mục đích của biểu đồ kết hợp Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh - Đây là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu nghiệm trả lời câu hỏi: đồ cột và biểu đồ đường biểu diễn. - Sử dụng biểu đồ kết hợp nhằm mục - Sử dụng để thể hiện so sánh tương đích gì? quan độ lớn giữa các đối tượng và tiến trình phát triển, sự biến thiên của các Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến đối tượng địa lí qua thời gian. thức. II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ kết hợp Hoạt động 2: Cả lớp - Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc. Hai trục Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: đứng nằm hai bên biểu đồ. Xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục. - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ kết hợp? - Vẽ biểu đồ hình cột. Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. sung, GV chuẩn kiến thức. Lưu ý: Khi vẽ phải vẽ biểu đồ hình cột trước, biểu đồ đường biểu diễn vẽ sau và theo mốc thời gian của biểu đồ cột. Tuy nhiên số liệu chia hai bên cột không giống nhau. Cả hai biểu đồ điều có mối quan hệ với nhau. - Hoàn thiện biểu đồ: + Ghi số liệu vào biểu đồ. + Chọn kí hiệu, thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải. + Ghi tên biểu đồ. III. Áp dụng
  15. Giáo án địa lý 11 Hoạt động 3: Cả lớp - GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ kết hợp. GV: Cho bảng số liệu: - GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ kết PHÊ hợp. Năm Diện tích gieo Sản lượng cà trồng (nghìn phê (nghìn ha) tấn) 1980 22,5 8,4 1985 44,7 12,3 1990 119,3 92,0 1995 186,4 218 1997 270,0 400,2 * Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diễn biến về diện tích và sản lượng cà phê thời kì 1980 -1997. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - Câu hỏi như thế nào thì vẽ biểu đồ kết hợp? - Vẽ biểu đồ kết hợp cần thực hiện qua các bước nào? - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới.
  16. Giáo án địa lý 11 Bài 10. CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (tiếp theo) Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI TRONG NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Chứng minh được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản phẩm nông nghiệp và của ngoại thương. 2. Kĩ năng: - Phân tích so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc. - Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Bản đồ kinh tế Trung Quốc. - Trư liệu về thành tựu kinh tế của Trung Quốc. - Bảng Xử lí số liệu và biểu đồ vẽ theo số liệu SGK (phóng to). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp I. Bài tập 1:
  17. Giáo án địa lý 11 Bước 1: GV yêu cầu HS: 1. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới: - Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành? (Đơn vị: %) - Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới? Năm 1985 Năm 1995 Năm 2004 - Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp? 1,93 2,37 4,03 - Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu đã vẽ? 2. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ cột chồng theo giá Bước 2: HS thực hiện, HS khác bổ sung, trị % GV chuẩn kiến thức. 3. Nhận xét: - GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm (từ 1985 đến năm 2004 tăng 7 lần) - Tỉ trọng GDP cảu Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều, ổn định qua các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004. - Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hoạt động 2: Cả lớp II. Bài tập 2: Bước 1: GV yêu cầu HS: * Nhận xét chung về sản lượng một số nông - Đọc bảng 10.3 SGK để thấy sản lượng sản của Trung Quốc: của một số nông phẩm của năm 2004 so với 1985? - Nhìn chung sản lượng nông sản tăng. Tuy nhiên một số nông sản có sản lượng ở năm - Nhận xét sản lượng các nông phẩm của 2000 so với năm 1995 giảm ( lương thực, Trung Quốc? bông, mía). Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. - Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế Hoạt động 3: Cả lớp giới (lương thực, bông, thịt lợn). III. Bài tập 3: Tìm hiểu sự thay đổi trong cơ
  18. Giáo án địa lý 11 Bước 1: GV yêu cầu HS: cấu giá trị xuất - nhập khẩu: - Dựa vào bảng 10.4 nêu yêu cầu của bài 1. Vẽ biểu đồ: thực hành? - Vẽ biểu đồ hình tròn, mỗi vòng tròn là một - Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp? năm (có thể vẽ biểu đồ miền). - Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, 2. Nhận xét: nhập khẩu của Trung Quốc? - Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến Bước 2: HS thực hiện, các HS khác bổ năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. sung GV chuẩn kiến thức. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng. - Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm. - Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu. - Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - GV thu một số bài thực hành cho cả lớp xem và nhận xét. - GV đánh giá, nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới. Tiết . Bám sát. VẼ BIỂU ĐỒ MIỀN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức:
  19. Giáo án địa lý 11 - Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu miền. - Nắm được kĩ năng vẽ biểu miền. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu miền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ miền. - Vở thực hành lớp 11. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cơ bản Hoạt động 1: Cả lớp I. Mục đích của biểu đồ miền Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm - Sử dụng để thể hiện cơ cấu và trả lời câu hỏi: động thái phát triển của các đối tượng địa lí. - Sử dụng biểu đồ miền nhằm mục đích gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp II. Các bước tiến hành vẽ biểu Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: đồ kết hợp - Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ miền? - Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV bài là số liệu tuyệt đối thì phải xử chuẩn kiến thức. lí số liệu thành số liệu tương đối (%). - Vẽ khung biểu đồ (là một hình
  20. Giáo án địa lý 11 chữ nhật hoặc hình vuông). Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ. - Chia khoảng cách năm đúng tỉ lệ, năm đầu nằm trên cạnh đứng bên trái biểu đồ, năm cuối nằm bên phải cạnh đứng. - Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Ví dụ: BIỂU ĐỒ SỰ TAY ĐỔI CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ: Ta vẽ 2 đường nông nghiệp phía dưới, dịch vụ phía Hoạt động 3: Cả lớp trên, công nghiệp ở giữa. GV: Cho bảng số liệu: Lưu ý: Ranh giới của miền phía trên của miền thứ nhất lại chính TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG là ranh giới phía dưới của miền NGHIỆP THEO HAI NHÓM A VÀ B thứ hai và ranh giới phía trên của (Đơn vị: %) miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100%. Năm 1985 1989 1990 1995 1998 - Hoàn thiện biểu đồ: Nhóm + Ghi số liệu vào biểu đồ. Toàn 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 ngành + Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu công đồ. nghiệp + Lập bản chú giải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2