intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 13 - Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtennôit

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

231
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho các bạn học sinh lớp 11 làm được thí nghiệm phát hiện diệp lục và carôtenôit; xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ mà "Bài 13 - Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtennôit" đã được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 13 - Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtennôit

  1. CÁC BÀI THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH  SINH HỌC 11 CƠ BẢN VÀ  NÂNG  CAO BÀI 13 ­ THỰC HÀNH: PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CA RÔTENNÔIT (Sinh học 11 cơ bản Tr 56) I­MỤC TIÊU ­ Làm được thí nghiệm phát phát hiện diệp lục và carôtenôit.   ­ Xác định được diệp lục trong lá, carôtenôit trong lá già, trong quả và trong củ. II­CHUẨN BỊ 1. Dụng cụ: ­ Cốc thủy tinh 20 ­ 50 ml ­ Ống nghiệm ­ Ống đong 20 ­ 50 ml có chia độ ­ Kéo. ­Cân phân tích 2. Hóa chất: ­ Nước sạch. ­ Cồn 90 – 95o hoặc axeton 80% 3. Mẫu thực vật để chiết sắc tố. ­ Lá xanh tươi. ­ Lá có màu vàng. ­ Các loại quả có màu đỏ: Gấc, hồng. ­ Các loại củ có màu đỏ vàng: Cà rốt, nghệ III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH  1­Thí nghiệm chiết rút diệp lục B1­Cân khoảng 0.2g các mẫu lá đã loại bỏ  cuống  lá và gân chính. Dùng kéo cắt ngang lá thành những   lát cắt thật mỏng để  có nhiều tế  bào bị  hư  hại.  Gắp bỏ  các mảnh lá vừa cắt vào cốc đã ghi nhãn  (đối chứng hoặc thí nghiệm) với khối lượng (hoặc   số lát cắt) tương ứng nhau. Ống 1: ống thí nghiệm. Ống 2: ống đối chứng. B2­ Dùng  ống đong lấy 20ml cồn, rồi rót lượng cồn đó vào cốc thí nghiệm (ống 1). Lấy 20ml   nước sạch và rót vào cốc đối chứng (ống 2). Nước cũng như  cồn phải vừa ngập mẫu vật thí  nghiệm. Để các cốc chứa mẫu trong khoảng 20 – 25 phút. B2­Quan sát và nhận xét sự thay đổi trong các ống nghiệm và giải thích: ­ Hiện tượng: Trong  ống 1 các mảnh lá ngâm trong cồn 950 dung dịch chuyển dần sang  màu  xanh lục. Ống 2 không có sự chuyển màu. ­Giải thích:  +Trong ống 1 lá cây màu xanh có diệp lục tố a:C 55H72O5N4Mg (xanh dương – lục) và diệp  lục tố  b:C55H70O6N4Mg (xanh dương – lục) đã hòa tan trong dung môi hữu cơ  (cồn  950). Vì vậy  1
  2. dung dịch trong ống có màu xanh lục. +Trong  ống 2 các diệp lục ít tan trong nước. Vì vậy dung dịch trong  ống không có màu  xanh.  ­Kết luận: Diệp lục trong lá cây có màu xanh lục, chúng chỉ  tan trong dung môi hữu cơ, ít tan  trong nước. 2­Thí nghiệm chiết rút carôtenôit B1­Tiến hành các thao tác chiết rút carôtennôit từ  lá vàng, quả  và củ  tương tự  như  chiết  rút diệp lục. Sau thời gian chiết rút (20 – 30 phút) cẩn thận nghiêng các cốc, rót dung dịch có màu   (không cho mẫu thí nghiệm dính vào) vào các ống đong hay ống nghiệm sạch trong suốt.  Để giảm thời gian  có thể cắt nhỏ cho vào cối sứ nghiền nát lá, củ, quả  màu xanh, vàng,  đỏ. ­Hòa với cồn ngâm khoảng 5 phút cho lọc qua giấy lọc là được dung dịch chiết rút. ­Hòa với nước ngâm khoảng 5 phút cho lọc qua giấy lọc là được dung dịch đối chứng.  B2­Quan sát màu sắc trong các  ống nghiệm  ứng với dịch chiết rút từ  các cơ  quan khác   nhau của cây từ các cốc đối chứng và thí nghiệm, rồi điền kết quả quan sát được  Màu sắc dịch chiết Dung môi  Cơ quan của cây Đỏ, da cam,  chiết rút Xanh lục vàng, vàng  lục ­ Nước (đối  chứng) Xanh tươi ­ Cồn (thí  Xanh lục Lá nghiệm) ­ Nước (đối  chứng) Vàng ­ Cồn (thí  Lá Vàng nghiệm) ­ Nước (đối  chứng) Gấ c ­ Cồn (thí  Đỏ Quả nghiệm) ­ Nước (đối  chứng) Cà chua ­ Cồn (thí  Đỏ Quả nghiệm) 2
  3. Màu sắc dịch chiết Dung môi  Cơ quan của cây Đỏ, da cam,  chiết rút Xanh lục vàng, vàng  lục ­ Nước (đối  Cà rốt chứng) ­ Cồn (thí  Củ  Vàng da cam nghiệm) ­ Nước (đối  Nghệ chứng) ­ Cồn (thí  củ Vàng nghiệm) B3­Nhận xét, kết luận: Nhận xét: Các sắc tố  (carôtenôit) chỉ  tan trong dung môi hữu cơ  (cồn) ít tan trong nước,   các ống ngâm lá, hoa quả nghiền với cồn có màu đặc trưng. Kết luận: Diệp lục và các carôtenôit có trong lá, quả, củ chỉ tan trong các dung môi hữu cơ  mà ít tan trong nước.  IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ? 2­Giải thích tại sao lá cây màu xanh lục ? 3­Trong các chất sau đây, chất nào màu sắc không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó   clorophin, hồng cầu, cytocrom, phytocrom?  4­Nêu vai trò của các carôtenôit trong chế độ dinh dưỡng và sức khỏa con người? 5­ Giải thích cơ  sở  khoa học khi nấu xôi gấc cần cho thêm rượu và dầu thực vật hoặc mỡ  động vật vào? 6­ Trong thực vật thường có 3 loại caroten α, β và γ Cắt đôi  phân tử caroten loại nào được 2   phân tử vitamin A:  a­ caroten α. b­ caroten β. c­ caroten γ. d­ cả 3 loại caroten α, β và γ. 7­ Sắc tố  quang hợp nào sau đây   là các sắc tố  hấp thụ  năng lượng ánh sáng cần thiết cho   quang hợp: a­Clorophin, phicobilin. b­Carotenoit, xantophin. c­Antoxian. d­Cả a,b,c. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY Carôtennôit (sắc tố) khi nào chuyển thành  vi tamin A ? Carôten và các sắc tố  dẫn xuất của nó tập trung lại gọi chung là  Carôtennôit, có mặt rất  phổ biến trong giới thực vật. Động vật không có Carôten.     Carôtennôit là những sắc tố màu vàng, da cam hay tím đỏ, phần lớn là những cacbua hyđrô   3
  4. được tạo thành từ 40 nguyên tử cacbon nối với H thành mạch phân nhánh dài và chính các nối đôi  này quy định màu sắc của chúng (màu sắc còn phụ  thuộc vào cấu trúc, trạng thái hòa tan của   chúng vào các dung môi khác nhau). Carôten gồm 3 loại chủ yếu là α, β, và γ. Carôten khi ăn vào  cơ   thể   động   vật   và   người   có   khả   năng   biến   đổi     thành   vitaminA   dưới   tác   dụng   của   men   carôtênaza có trong gan và ruột; cho nên người ta gọi Carôten là tiền vitaminA (prôvitaminA).  Trong  3 loại Carôten α, β, và γ thì chỉ có  β Carôten khi biến đổi sẽ cho 2 phân tử vitaminA.  Khi thiếu vitaminA thì động vật non chậm lớn, sút cân, niêm mạc bị  thoái hóa,dễ  nhiễm   trùng, màng nhầy của mắt bị khô, tuyến nước mắt không tiết, gây nên bệnh quáng gà. Tính chất  quan   trọng   của   vitaminA   là   tham   gia   vào   thành   phần   cấu   tạo   của   sắc   tố   thu   nhận   ánh   sáng(rođopsin). Nhu cầu vitaminA của 1 người trưởng thành cần 1 ­> 2,5 mg/ngày tương đương   2­>5 mg Carôten; trẻ em, phụ nữ có thai, những người làm việc nhiều bằng mắt, các bệnh nhiễm   trùng cần nhiều vitaminA hơn.  VitaminA tan trong mỡ động vật, dầu thực vật nên khi nấu các loại thức ăn có chứa  vitaminA như gan động vật, dầu gan cá, các loại củ, quả, rau 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2