intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 13 - Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

937
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 13 - Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học với mục tiêu giúp học sinh quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá có màu xanh; tách được hai nhóm sắc tố riêng rẽ (nhóm diệp lục có màu xanh, nhóm carôtenôit có màu vàng);...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 13 - Thực hành: Tách chiết sắc tố từ lá và tách các nhóm sắc tố bằng phương pháp hóa học

  1. BÀI 13 ­ THỰC HÀNH: TÁCH CHIẾT SẮC TỐ TỪ LÁ VÀ TÁCH CÁC NHÓM SẮC TỐ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC (Sinh học 11 nâng cao Tr 54) I­MỤC TIÊU ­Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá có màu xanh. ­Tách được hai nhóm sắc tố  riêng rẽ  (nhóm diệp lục có màu xanh, nhóm carôtenôit có màu  vàng). ­Có được các kỹ năng bố trí, làm thí nghiệm với các hóa chất, sử dụng các dụng cụ, thiết bị  thí nghiệm. II­CHUẨN BỊ ­Lá   (lá   khoai   lang   hoặc   lá   dâu,   lá   sắn  ­Pipet loại thông thường, cỡ 10ml dây, ...) tươi ­Kéo ­Đũa thuỷ tinh ­Giấy lọc ­Axêton 80%, ben zen hoặc ete peetron. ­Cối chày sứ ­Giá ống nghiệm và các ống nghiệm ­Các ống nghiệm ­Phễu lọc  III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH   Nhắc lại một số kiến thức về Nhóm sắc tố: A­Clorophyn: ­Diệp lục tố a:C55H72O5N4Mg (xanh dương – lục) ­Diệp lục tố b:C55H70O6N4Mg (xanh dương – lục) B­ Carôtenôit: ­Carôten:C40H56 (vàng) Xantôphyn C40 H56O2 (Vàng da cam) 1­Chiết rút sắc tố từ lá B1­ Lá tươi (khoảng 2­3 gam) cắt nhỏ cho vào cối sứ  (vứt bỏ  phần  gân lá).  B2­Nghiền các mẩu lá cùng với một ít dung môi (cồn hoặc axeton   80% đã chuẩn bị) đến nhuyễn (thành một thể đồng nhất).  B3­Thêm dung môi, rửa chày sứ, dùng đũa thuỷ tinh đổ dung dịch vào   ống nghiệm qua phễu lọc. Ta được dung dịch màu xanh lục. 2­Tách các sắc tố thành phần 1
  2. B1­ Lấy 1 lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình  chiết, lắc đều, rồi để yên . B2­ Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân  thành 2 lớp: B3­ Quan sát được hỗn hợp sắc tố từ lá có màu xanh lục và khi tách  được hai nhóm sắc tố riêng rẽ sẽ quan sát được nhóm diệp lục  (clorophyl) có màu xanh lục, nhóm carôtenôit có màu vàng. B4­Nhận xét: + Lớp dưới có màu vàng là màu của caroten hòa tan trong benzen. + Lớp trên có màu xanh lục lá màu của diệp lục hòa tan trong axetôn B5­Kết luận:  -Mỗi nhóm sắc tố có màu đặc trưng riêng  của mình.  ­ Nhóm diệp lục có màu xanh lục, nhóm carotenoit có màu vàng.  ­ Trong hỗn hợp sắc tố, màu lục của diệp lục lấn át màu vàng của carotenôit, vì clorophyl  chiếm tỷ lệ cao về hàm lượng.  ­ Sắc tố chỉ tan trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước.   IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­Vì sao phải tách chiết sắc tố bằng các dung môi hữu cơ? 2­Những lá cây có màu đỏ, màu tím có khả năng quang hợp được không? vì sao? 3­Hệ sắc tố quang hợp gồm mấy nhóm, là những nhóm nào? 4­Clorophin (diệp lục a, diệp lục b) khi tách khỏi phức hệ  sắc tố  chúng còn khả  năng hoạt   động quang hóa được hay không? 5­Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là: a­xanh lục và vàng b­xanh tím  và đỏ c­ vàng và xanh tím d­da cam và đỏ. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Clorophin (diệp lục a, diệp lục b) có tính  chất hoá học và vật lí nào để  chúng  có   vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp? a.  Clorophin không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ. Vì vậy khi  muốn tách clorophin ra khỏi lá, bắt buộc phải dùng một dung môi hữu cơ như: ête, cồn hay  axeton, … b.  Clorophin là este của axit dicacboxilic: C32H30ON4Mg(COOH)2 với hai loại rượu là  phyton: C20H39OH và metanol: CH3OH, nên công thức của clorophin có thể viết như sau: COOCH3 C32H30ON4Mg         COOC20H39 và khi tác dụng với bazơ sẽ xảy ra phản ứng xà phòng hoá  tạo thành muối clorophinat vẫn có  màu xanh. Ngược lại khi tác dụng với axit thì Mg bị H thay thế và hình thành một hợp chất kết tủa có  màu nâu pheophytin. Nếu cho pheophytin tiếp tục tác dụng với một kim loại khác thì kim loại này lại thay thế vị trí  của Mg và tạo thành một hợp chất cơ­kim (hữu cơ ­ kim loại) có màu xanh rất bền. c.  Sự mất màu của clorophin: Clorophin trong tế bào không bao giờ bị mất màu, trừ trường hợp bị phân huỷ trong quá trình  hoá già của cơ quan, cơ thể. Bởi vì clorophin nằm trong phức hệ cáu trúc chặt chẽ với protein  và lipoit. Nhưng dung dịch clorophin ngoài ánh sáng và trong môi trường có O2 thì sự mất màu  xảy ra do clorophin bị oxi hoá dưới tác dụng của ánh sáng: 2
  3. Clorophin + hv  => Clorophin* (trạng thái kích thích) Clorophin* + O2 > ClorophinO2 (trạng thái oxi hoá, mất màu). d.  Hiện tượng huỳnh quang và lân quang của clorophin Khi chiếu ánh sáng vào dung dịch sắc tố rút từ lá xanh và bằng phương pháp đo huỳnh quang,  lân quang, ta thấy dung dịch này có hiện tượng huỳnh quang và lân quang. Điều đó chứng tỏ  có hiện tượng truyền năng lượng giữa các phân tử clorophin và các loại sắc tố với nhau. Năng  lượng của các photon ánh sáng được clorophin hấp thụ đã kích thích các phân tử clorophin và  các dạng của các phân tử sắc tố đã truyền năng lượng cho nhau tạo nên hiện tượng huỳnh  quang và lân quang. (Huỳnh quang là hiện tượng phát sáng khi chiếu sáng vào sắc tố và sự  phát sáng này tắt ngay khi nguồn chiếu sáng tắt. Lân quang là hiện tượng phát sáng khi chiếu  sáng vào sắc tố và sự phát sáng này không tắt ngay khi nguồn sáng đã tắt). e. Quang phổ hấp thụ của clorophin Trong bước sóng ánh sáng nhìn thấy (400 nm ­ 700 nm), có hai vùng hấp thụ của clorophin:  vùng xanh tím (430 nm) và vùng đỏ (680nm). Màu xanh đặc trưng của clorophin và cũng là  màu xanh của lá cây chính là kết quả của sự hấp thụ hai vùng quang phổ xanh tím và đỏ này.  Vì phổ ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng) gồm các vùng ánh sáng: đỏ, da cam, vàng, lục,  lam, chàm, tím. Các sắc tố của lá cây hấp thụ các vùng ánh sáng ở đầu và cuối của phổ ánh  sáng nhìn thấy để lại ánh sáng vùng lục không hấp thụ (phản xạ hoặc xuyên qua). Ánh sáng  màu lục đập vào mắt ta khi ta nhìn vào lá cây và thấy lá cây có màu xanh lục (Hình 2).   f. Clorophin tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp Năng lượng tích luỹ được bởi clorophin khi hấp thụ ánh sáng được chuyển trực tiếp cho các  phản ứng quang hoá để quang phân li H2O giải phóng O2, H+ và electron và sau đó hình thành 2  sản phẩm vô cùng quan trọng của pha sáng là ATP và NADPH. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2