intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

494
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo "Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người" để biết cách đếm nhịp tim, đo huyết áp, thân nhiệt; đo được nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt của bản thân và bạn bè trong lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 21 - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

  1. BÀI 21 ­ THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ Ở NGƯỜI (Sinh học 11 cơ bản Tr 91) I­MỤC TIÊU ­Biết cách đếm nhịp tim, đo huyết áp, thân nhiệt.  ­Đo được nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt của bản thân và bạn bè trong lớp. II­CHUẨN BỊ ­Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ ­Nhiệt kế ­Đồng hồ bấm giây III­NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH   1­ Cách đếm nhịp tim: B1­đếm nhịp tim bằng 2 cách khác nhau: Cách 1: Đeo ống nghe tim phổi vào tai, đặt 1  Cách 2: Đếm nhịp tim thông qua bắt mạch cổ tay đầu ống nghe vào phía ngực trái và đếm nhịp  ấn ba ngón tay (ngón chỏ, ngón giữa và ngón đeo  tim trong 1 phút. nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) đếm số  lần mạch đập trong một phút. B2­ Ghi lại kết quả qua 3 lần đo đếm và lấy giá trị trung bình Kết quả: Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Cách 1: 75 80 75 77 Cách 2: 74 78 76 76 Nhận xét và kết luận:  ­Hai cách đo tuy khác nhau nhưng kết quả tương đồng nhau. ­ Nhịp tim trung bình ở người việt nam là 70­80 lần/phút đối với nam, 75­85 lần/phút đối  với nữ. ­Nhịp tim thay đổi theo độ tuổi, trạng thái của cơ thể (lao động hay nghỉ ngơi), tình trạng  sinh lí của cơ thể. 2­ Cách Đo Huyết Áp a­ Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ B1­Đo huyết áp: đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình của huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Quấn túi hơi quanh cánh tay,  sau đó, dùng bơm để bơm khí  vào túi hơi để tạo áp lực lên  động mạch. Khi túi hơi từ từ  xẹp xuống thì sử dụng ống  nghe để nghe tiếng dòng máu  chảy ngược qua động mạch.    Huyết áp được tính trên đồng  1
  2. hồ lúc nghe được hai tiếng  khác nhau. huyết áp kế đồng hồ Cách đo huyết áp B2­kết quả và nhận xét:  Lần 1 (mmHg) Lần 2(mmHg) Lần 3(mmHg) Trung bình(mmHg) Tối thiểu: 90 88 92 90 Tối đa:110 120 100 110 Nhận xét:­ Chênh lệch giữa huyết áp co tim và huyết áp giãn tim khoảng 40 mmHg.     ­ Người cao tuổi (trên 60 tuổi) huyết áp tăng trung bình khoảng  90 ­135 mmHg.     ­ Lao động chân tay, hoạt động thể thao và mọi cảm xúc đều làm tăng huyết áp,  huyết áp không lệ thuộc vào kích thước cơ thể. Kết luận: Huyết áp là một chỉ số sinh lí quan trọng của cơ thể, Huyết áp phản ánh  trạng thái sinh lí, tuổi tác, tình trạng bệnh tật ... b­Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử: B1­Tìm hiểu một số loại máy đo huyết áp kế điện tử ­Máy điện tử khác với máy cổ điển ở chỗ túi hơi được gắn liền với bộ phận điện tử, tự  động xử lý những dữ kiện và cho các con số lên màn hình nhỏ. Máy này còn cho biết thêm  nhịp tim. Có hai loại máy đo huyết áp điện tử, loại máy bơm bằng tay và loại máy bơm tự  động. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Máy đo huyết áp, loại điện tử tự động, bán  tự động, dưới đay là một vài loại: Máy dùng để đo huyết áp  Máy Đo Huyết Áp Cổ Tay  Máy đo huyết áp điện tử cổ tay điện tử tự động KP­ Rossmax ­ Mỹ sản xuất 6230 do Đức sản xuất UM­101A B2­ Đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử  2
  3. Người được đo ngồi, tay trái duỗi, nằm ngang với vị trí của tim. Tay áo được kéo lên gần  nách ­Quấn bao cao su bọc vải quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay. ­Với huyết áp kế bơm tự động: ấn núm công tắc, máy sẽ tự động bơm hơi vào làm bao cao  su bọc vải phồng lên và tự động xả khí. ­Khi việc đo hoàn thành máy sẽ báo giá trị huyết áp tối đa và tối thiểu. ­Với huyết áp kế bơm bằng tay: người đo tự bơm hơi vào bao cao su bọc vải.    Những lưu ý khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử ­Giữ nguyên tư thế của cơ thể và không nói chuyện khi đo. ­Khi thần kinh căng thẳng. ­Tránh xa nơi có trường điện từ mạnh. ­Kiểm tra các thông số máy, nguồn điện trước khi đo.  3­Cách đo nhiệt độ cơ thể B1­Tìm hieu một số loại nhiệt kế và máy đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế thuỷ ngân Nhiệt kế đầu  Máy đo nhiệt độ bằng  Nhiệt kế hồng ngoại  mềm không thấm  hồng ngoại với tia  đo tai và đo trán giúp  nước. Dùng để đo  laser chỉ điểm phát hiện nhiệt độ nhiệt độ tại mọi  vị trí cơ thể B2­Cách đo nhiệt độ cơ thể ­Đối với nhiệt kế thủy ngân: ­Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng trong 2 phút rồi lấy ra đọc kết quả -Đối với nhiệt kế điện tử  chỉ cần bật nút start rồi đưa vào vị trí đo: Loại ngậm miệng nên đặt ở dưới lưỡi. Loại đo  tai cần để vòi sâu vào trong tai, hơi chếch 45 độ (cách đặt dưới lưỡi chỉ nên áp dụng cho  trẻ 7­8 tuổi trở lên vì trẻ nhỏ hơn khó giữ yên nhiệt kế trong khoảng thời gian nhất định).  Loại quét trán thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương. IV­CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG  1­ Thế nào là chu kì tim? Trình bày các giai đoạn của chu kì tim? 2­ Thế  nào là huyết áp? Huyết áp tâm trương? Huyết áp tâm thu? Vị  trí đo huyết áp  ở  người? 3­ Tim to có phải là tim khỏe hay không? vì sao? 4­ Tim và mạch có quan hệ với nhau như thế nào? 5­Lượng máu chứa trong động mạch và lượng máu chứa trong tĩnh mạch: a­ Lượng máu chứa trong động mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong tĩnh mạch. b­ Lượng máu chứa trong động mạch ít hơn lượng máu chứa trong tĩnh mạch. c­Lượng máu chứa trong động mạch bằng lượng máu chứa trong tĩnh mạch. 3
  4. d­Lượng máu chứa trong động mạch gấp đôi lượng máu chứa trong tĩnh mạch. ?HỎI KHÓ ­ ĐÁP HAY  Những dấu hiệu nào là của bệnh tim? Sự xuất hiện hàng loạt các dấu hiệu như: đau ngực, khó thở, mệt mỏi vô cớ… cần  được theo dõi và đi khám ngay. Vì rất có thể bạn đang mang trong mình một căn bệnh nguy  hiểm: bệnh tim. Bệnh tim thường đi kèm 4 dấu hiệu cơ bản sau:   1. Tiêu hoá kém:  Nếu hệ tiêu hoá có sự thay đổi bất thường như thường xuyên bị  đầy hơi, khó tiêu, kèm theo cảm giác nóng ruột, bực bội, khó chịu, hãy nghĩ ngay tới những  vấn đề về tim.   Những rối loạn trong hoạt động của tim là nhuyên nhân làm cho khả năng tiêu hoá của dạ  dày giảm đi đáng kể.    2. Đau ngực: Đây là biểu hiện rõ nhất của căn bệnh nhồi máu cơ tim hoặc thiểu  năng mạch vành. Những cơn đau ngực bất chợt nhưng kéo dài xảy ra do cơ tim không được  cung cấp đủ máu bởi động mạch vành tim.   Triệu trứng đau ngực thường kèm với các hiện tượng: ­ Đau vùng giữa ngực hoặc đau bên ngực trái. ­ Cơn đau thường kéo dài khoảng 15 phút. Cảm giác đau nhói, hoặc đau râm ran, rất khó  chịu. ­ Cơn đau có thể lan ra cả vùng cánh tay, đặc biệt là tay trái.   3. Mệt mỏi:  Quá trình lưu thông máu qua tim gặp “trục trặc” đã ảnh hưởng trực  tiếp tới hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm  trọng làm tăng cảm giác mệt mỏi.   Kết quả là ngay cả khi không làm gì, bạn vẫn cảm thấy mệt. Mệt mỏi tăng lên kèm theo  cảm giác đau ngực, buồn nôn khi bạn vận động nhiều. Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh  suy tim.   4. Khó thở:  Sự rối loạn co bóp của tim ảnh hưởng tới phổi, gây ra khó thở. Đây còn  là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim.  Hiện tượng khó thở thường xuất  hiện về đêm, khi làm việc nặng, căng thẳng đầu óc hoặc khi nằm gối quá thấp. 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2