intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 24: Vẽ trang trí: Tìm hiểu về chữ nét đều - Giáo án Mỹ thuật 4 - GV.Phạm Hồng Thái

Chia sẻ: Phạm Hồng Thái | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

130
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với nội dung của bài Vẽ trang trí: Tìm hiểu về chữ nét đều học sinh có thể tìm hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. HS tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 24: Vẽ trang trí: Tìm hiểu về chữ nét đều - Giáo án Mỹ thuật 4 - GV.Phạm Hồng Thái

  1. Giáo án Mỹ thuật 4 Bài 24 TÌM HIỂU KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU Vẽ trang trí I. MỤC TIÊU. Giúp học sinh: - Tìm hiểu kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó. - Tô được màu vào dòng chữ nét đều có sẵn. - Học sinh khá giỏi: Tô màu đều, rõ chữ. II. CHUẨN BỊ. Giáo viên: - Sách giáo khoa - sách giáo viên. Mỹ thuật 4. - Bản mẫu chữ nét thanh, nét đậm và chữ nét đều (để so sánh) - Một bảng gỗ hoặc bìa cứng có kẻ các ô vuông đều nhau t ạo thành hình ch ữ nhật, cạnh là 4 ô và 5 ô. - Cắt một số chữ nét thẳng, nét tròn, nét nghiêng theo t ỷ l ệ các ô vuông trong bảng. - Một số dòng chữ nét đều đẹp (cắt từ báo tạp chí) - Một dòng chữ nét đều ngắn chưa tô màu. - Bài tô dòng chữ nét đều của học sinh năm trước. Học sinh: - Sách giáo khoa. - Giấy vẽ, màu. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: (1’) Hát. 2. Bài cũ: (3’) Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: (27’) Vẽ trang trí: Tìm hiểu về kiểu chữ nét đều A) Giới thiệu bài: Giáo viên dùng các dòng chữ nét đều và bái vẽ của học sinh năm trước để giới thiệu cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung. B) Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY: HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - Giáo viên: Giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ - Học sinh quan sát nét thanh nét đậm. - Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý học sinh. - Học sinh trả lời + Em hãy tìm đâu là chữ nét đều? + Chữ nét đều có tất cả các nét + Chữ nét đều có khác với chữ nét thanh nét đậm? đều bằng nhau. + Chữ nét đều thường được dùng ở đâu? + Dùng in báo, in khẩu hiệu, in - Giáo viên: Bổ sung nhận xét. trang quảng cáo.
  2. + Chữ nét đều là chữ có tất cả các nét (thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn …) đều có độ dày bằng nhau. + Các dấu trong bộ chữ nét đều thường có độ dày bằng ½ - Học sinh chú ý lắng nghe. nét chữ (hình 3 trang 75 sách giáo khoa) + Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O … hẹp hơn là E, L, P, T … h ẹp nhất là chữ I. + Chữ nét đều có dáng khoẻ, chắc thường dùng trong khẩu hiệu, pano, áp phích quảng cáo. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ nét đều. - Giáo viên: yêu cầu học sinh quan sát hình 4, trang 75 sách giáo - Học sinh quan sát khoa để các em nhận biết cách kẻ chữ có nét thẳng, nét nghiêng, nét ngang. - Giáo viên: Giới thiệu cách sắp xếp dòng chữ: + Chiều dài và chiều cao của dòng chữ cần phải phù hợp - Học sinh chú ý quan sát. với khổ giấy. + Các nét chữ phải đều nhau. + Khoảng cách giữa các con chữ phải đều nhau. + Khoảng cách giữa các từ lớn hơn khoảng cách giữa các chữ phải đều nhau. + Màu của chữ và màu nền phải đối lập nhau để dòng chữ được rõ, dễ đọc. + Các chữ trong một dòng phải cùng kiểu chữ. Hoạt động 3: Thực hành. - Giáo viên: Cho Học sinh tô màu vào dòng chữ nét đều ở - Học sinh: Thực hành theo sự vở thực hành hoặc chuẩn bị một dòng chữ khác để cho hướng dẫn của giáo viên học sinh tô màu. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh suy nghĩ chọn màu tr ước khi tô. - Học sinh: Chọn màu + Nếu màu chữ sáng thì màu nền đậm hoặc ngược lại. + Tất cả chữ tô cùng một màu. + Tô màu đều, gọn trong từng chữ. - Học sinh chỉnh sửa lại chi tiết + Trang trí thêm cho dòng chữ thêm đẹp. hình ảnh, màu sắc và hoàn thành - Giáo viên: Yêu cầu học sinh kết thúc bài vẽ. bài tập. * Nếu còn thời gian, giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tìm đặt vào ô trống để thành tên màu: VÀNG CAM, XANH LAM. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Giáo viên: Chọn một số bài tô màu tốt và chưa tốt treo - Học sinh: Quan sát và lắng nghe lên bảng. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh cùng tham gia nhận xét về: - Học sinh: Thamgia nhận xét. + Cách tô màu chữ và màu nền.
  3. + Cách trang trí. - Giáo viên: Nhận xét chung tiết học. - Học sinh: Lắng nghe và tiếp thu + Biểu dương các học sinh tô màu dòng chữ đẹp và trang những ý kiến của giáo viên. trí đẹp. + Nhắc nhở các học sinh chưa đáp ứng được yêu c ầu của bài thực hành nên luyện tập nhiều hơn + Xếp loại tiết học 4. Củng cố: (3’) - Đánh giá, nhận xét. - Giáo dục học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ nét đều. 5. Dặn dò: (1’) - Học sinh chú ý quan sát quang cảnh trường học trong giờ ra chơi để chuẩn bị cho bài học sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2